Một hoa hồng đỏ và một máy bay trực
thăng đồ chơi để lại tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam trong Ngày Cựu Chiến
Binh tại Washington 11/11/2015. REUTERS/Carlos Barria
Bức Tường Đá Đen tọa lạc ngay giữa
trung tâm thủ đô Washington là đài tưởng niệm các quân nhân Mỹ đã nằm xuống
trên chiến trường Việt Nam cách đây nhiều thập niên, tuy nhiên đài tưởng niệm
này dần dà đã được các cựu quân nhân Mỹ tham chiến tại Việt Nam và may mắn sống
sót trở về, coi như một “thánh địa”, nơi họ tụ tập về hàng năm để gặp lại anh
em đồng đội cũ, nhắc lại những kỷ niệm xưa và trải nghiệm lại những cảm xúc khi
đứng trước bức tường ghi tên gần 58.000 đồng đội của họ đã bỏ mình ở Việt Nam.
Nhiều cựu quân nhân Mỹ cảm thấy gắn
bó với Bức Tường tới mức họ mong muốn được an giấc ngàn thu tại nơi này. Không
được toại ý, giải pháp gần nhất là muốn tro của mình được mang tới rải, hoặc đặt
dưới chân Bức Tường.
Theo tờ Washington Post, đó là lời
trăn trối mà Gordon Castro đã để lại cho người anh, Leon Castro, trước khi
Gordon qua đời cách đây 6 năm. Leon đã làm theo ý em, ông làm lễ hỏa táng và giữ
tro trong một chiếc hộp inox có khắc tên em, ông dán huân chương Chiến Binh Bội
Tinh, huy hiệu cuả đơn vị bộ binh của Gordon và Sư đoàn 1 Thiết Kỵ lên hộp, đặt
tro của em trên ghế xe bên cạnh, rồi lái chiếc pickup từ Corpus Christi, bang
Texas, tới thẳng Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington. Ông tâm sự:
”
Trong mấy thập niên qua, nhiều cựu
quân nhân Mỹ cũng có chung ý nghĩ đó. Gần đây hơn, hiện tượng này xảy ra quá
thường xuyên, gây khó khăn cho Cơ quan quản lý các công viên quốc gia Hoa Kỳ,
National Park Service- Sở Công viên quốc gia- viết tắt là NPS.
NPS mới đây lên tiếng yêu cầu
khách đến thăm tượng đài đừng để lại tro cốt của thân nhân. Đây là chính sách của
NPS được áp dụng từ lâu, tuy nhiên gia đình của các quân nhân vẫn mang tro cốt
người thân đựng trong hộp hay bình, ngay cả hộp nhựa Tupperware, đến đặt trịnh
trọng tại Bức Tường Đá Đen.
Khoảng 70 bộ tro cốt, một số đựng
trong các hộp hoặc bình chứa, đã được để lại tại Bức Tường Đá Đen, bộ đầu tiên
được tìm thấy vào năm 1990, và bộ gần đây nhất, chỉ cách đây vài tuần. Trong 5
năm qua, có 31 bộ tro cốt đã được để lại tại Đài Tưởng niệm này, kể cả 5 trường
hợp trong năm 2017.
Báo Washington Post dẫn lời người
phát ngôn của Sở Công viên Quốc gia và các Đài tưởng niệm, Mike Litterst, nói rằng
trong mấy tháng gần đây vấn đề trở nên phức tạp, và vì thế Sở Công viên quốc
gia đang tìm cách khuyến khích mọi người hãy tuân thủ quy định này.
Có một số yếu tố khả dĩ có thể giải
thích vì sao số người mang tro cốt của thân nhân tới để lại ở đài tưởng niệm
chiến tranh Việt Nam lại tăng vọt.
Lý do thứ nhất là, nhiều cựu quân
nhân từng tham chiến tại Việt Nam giờ đã luống tuổi, có nhiều người trước khi
qua đời, mong muốn được “nằm xuống bên cạnh các chiến hữu” của mình. Lý do thứ
hai là vì năm nay, 2018, đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày xảy ra những biến cố có
tính bước ngoặt trong chiến tranh Việt Nam, như biến cố Tết Mậu Thân 1968, buổi
ra mắt bộ phim tài liệu về Chiến tranh Việt Nam của hai đạo diễn Ken Burns và
Lynn Novick vào mùa Thu vừa rồi, là những biến cố có thể gợi nhớ nhiều kỷ niệm
liên quan tới cuộc chiến.
Một cựu quân nhân Mỹ tại Bức Tường
Đá Đen vào Ngày Cựu Chiến Binh 25/5/2014
Sở Công viên quốc gia cho biết đã
thu thập được hơn 400.000 kỷ vật để lại tại Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt
Nam, các kỷ vật này đang lưu trữ trong kho để sau này mang ra triển lãm.
Tuy nhiên Đài Tưởng niệm lưu ý rằng
Sở Công viên quốc gia “không được trang bị để có thể lưu trữ tro cốt” của những
người đã khuất. Ông Litterst nói:
“Đây là một vấn đề vô cùng tế nhị.
Người dân đã tin tưởng chúng tôi và mang tro cốt của người thân tới đây. Chúng
tôi cần tìm ra một cách để giải quyết vấn đề với sự tôn trọng tối đa.”
Điều dứt khoát là tro cốt của người
quá cố sẽ không được lưu trữ trong kho tàng các kỷ vật một khi cơ sở trưng bày
kỷ vật thành hình trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét