Đất đai: nguồn gốc hưng vong của quốc gia
Đất đai là tài sản lớn nhất của một quốc gia. Đất
đai vừa là lãnh thổ không gian sinh tồn của người dân, vừa chứa đựng
tài nguyên trên bề mặt lẫn dưới lòng đất, nuôi dưỡng vạn vật, cung
cấp nguyên liệu khoáng sản để tạo ra văn minh loài người. Tất cả các
giá trị lớn nhất về vật chất,văn hóa, kiến trúc, tài sản hữu hình
đều gắn liền với đất đai. Do đó, đất đai có giá trị tích lũy ngày
một lớn hơn qua thời gian, chứa đựng toàn bộ lịch sử tiến hóa, phát
triển của xã hội loài người.
Việc sử dụng và khai thác tài nguyên quan trọng bậc
nhất của mọi quốc gia là đất đai rõ ràng là một điều then chốt cho
sự thịnh vượng của quốc gia đó. Một quốc gia biết sử dụng khoa học,
bảo vệ tài nguyên của mình tốt, nhất định sẽ phát triển hưng thịnh.
Còn những quốc gia sử dụng tài nguyên đất đai phí phạm, thiển cận
trong quản lý, hủy hoại tài nguyên của mình thì nhất định sẽ nghèo
đói, thất bại. Mọi thể chế, mọi quốc gia đều phải giải quyết bài
toàn quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai như một
điều kiện tiên quyết cho sự phát triển.
Ở Việt Nam, nguồn tài nguyên quí giá này được quản
lý, sử dụng, khai thác và bảo vệ bằng một rừng luật nhưng cực kỳ
phi khoa học, đi ngược lại mọi qui luật biện chứng khách quan và có
vô số những lỗ hổng mang tính hệ thống trong luật Đất đai – Bộ luật
chính yếu điều chỉnh mọi phạm vi liên quan đến vấn đề Đất đai. Thậm
chí, bộ luật này còn bị vô hiệu hóa bởi chính Hiến pháp và vô số
văn bản dưới luật như Nghị định hay Thông tư của Chính phủ và cả các
Bộ ngành không liên quan đến lĩnh vực này… một cách rất khôi hài.
Ví dụ, trong Điều 53, 54 Hiến Pháp Việt Nam 2013, dù
qua nhiều lần sửa đổi, nhưng câu “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý…” là một định
nghĩa mập mờ, phi khoa học, đánh tráo khái niệm trong vấn đề căn bản
là “sở hữu” – một trong những quyền cơ bản nhất của con người. Bị
trói chặt trong “cái lồng tư duy thể chế”, những ngôn từ xáo rỗng,
ngụy biện nhưng có hình tượng ví von được nhà cầm quyền sử dụng để
đánh bóng ngôn ngữ luật pháp thay vì cần rõ ràng và minh định.
Có lẽ không có một đất nước nào mà người dân –
“chủ sở hữu” được định danh trong Hiến Pháp – phải bỏ ra một gia tài
bằng cả đời chắt bóp, thậm chí nhiều đời ky cóp để “mua” một thứ
gọi là “quyền sử dụng đất” trên chính mảnh đất của mình.
“Quyền sử dụng” này có thể bị Nhà nước thu hồi bất
cứ lúc nào với bất kỳ lý do nào khi Quốc hội, Chính phủ hay Hội
đồng nhân dân tỉnh có nhu cầu lấy đất để phục vụ các dự án công
cộng, kinh tế xã hội hay quốc phòng… Quyền sở hữu về đất đai của
người dân bị vô hiệu hóa bằng một “chủ thể” mơ hồ có tên “Toàn dân”
tức là KHÔNG AI CẢ nhưng Nhà nước được quyền “đại diện và thống
nhất quản lý”.
Mưu mẹo của Odysseus với tên khổng lồ một mắt trong
Sử thi Odyssey đã được nhà cầm quyền Cộng sản bắt chước với sự gian
manh cao độ và nạn nhân ở đây là Nhân dân. Người dân không có quyền
định đoạt tài sản của mình mà chỉ có “quyền sử dụng”.
Nhà nước CS loại bỏ quyền sở hữu của người dân và
tránh bị ràng buộc trách nhiệm pháp lý với chủ sở hữu về tài sản
bằng trò lưu manh được hợp Hiến và hợp Pháp với những khái niệm bị
đánh tráo trong trò chơi con chữ. Nó cũng giống như câu nói để đời
của ông cựu chủ tịch Quốc hội VN Nguyễn Sinh Hùng khi nói rằng: Luật
do Quốc hội thông qua, mà Quốc hội là dân bầu, nên Luật sai là do dân.
Dân sai thì dân chịu chứ thắc mắc gì. Câu nói này thể hiện toàn bộ
sự lưu manh của quan chức CS cũng như toàn bộ chế độ chính trị ở VN.
Vụ "Vũ nhôm" là một trong hàng loạt ví dụ điển
hình về việc lợi dụng chức quyền để thao túng, biến đất chung thành tài sản
riêng. Ảnh: VTC
Điều này, chỉ làm lợi cho giới quan chức, các ban
ngành, nhóm lợi ích, thân hữu, các tư bản Đỏ sân sau của những quan
chức cấp cao trong hệ thống Đảng, Chính quyền, giới chức Quân đội,
Công an. Sự kiện vừa qua khi những sai phạm trong quản lý đất đai ở
Đà Nẵng trong vụ án liên quan đến Vũ Nhôm – một thượng tá công an của
Bộ Công An đã sử dụng “quyền lực đen” của Bộ Công an, thao túng chính
quyền Đà Nẵng, “mua như cướp” hầu hết những đất vàng công sản của
thành phố này, dễ dàng như người ta đi siêu thị với một cái visa card
đầy ắp tiền.
Người ta có thể thấy phần nào nội tình của thị
trường Bất động sản ở Việt Nam – một bức tranh “quần ngư tranh thực”
của những con cá mập được Đảng và Nhà nước nuôi béo bằng tài nguyên
quốc gia như thế nào. Vũ nhôm chỉ là một ví dụ trong hàng trăm ngàn
những “đại gia” Đỏ như Quyết FLC, Vượng Vinpearl, Thản “điếu cày”… đã làm
giàu từ sự lỏng lẻo, lũng loạn, tham nhũng và cực kỳ vô pháp luật
trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai nói riêng cũng như môi trường
pháp luật của thể chế Cộng sản nói chung.
Những kẻ nằm trong hệ thống quyền lực có thể dễ
dàng mua khống một tài sản quốc gia đáng giá ngàn tỷ đồng, cướp
đoạt trắng trợn hàng trăm ha rừng nguyên sinh làm của riêng nhưng không
hề hấn gì trong khi một người dân đói khát mà ăn trộm vài ổ bánh
có thể bị tù mọt gông. Xã hội Việt Nam ngày nay, giống như nước
Pháp thời Jean Valjean trong “Những người khốn khổ” của đại văn hào
Victor Hugo.
Mâu thuẫn về đất đai chủ yếu từ việc thu hồi đất
của người dân để phát triển các dự án kinh tế xã hội mà ở đây do
các công ty Bất động sản sân sau của các quan chức cấp tỉnh và trung
ương tiến hành. Họ thu hồi đất đai của người dân đã định cư lâu dài,
khai hoang từ nhiều đời trước bằng một cái giá mạt hạng để phù
phép thành những trung tâm thương mại, resort, chung cư cao cấp, đất nền
bán với giá bán lại gấp trăm ngàn lần.
Khiếu kiện liên quan tới đất đai chiếm hơn 80% tổng
số các mâu thuẫn xã hội dẫn đến kiện tụng, tố cáo và là nguyên
nhân hàng đầu cho mọi mâu thuẫn xã hội nhức nhối hiện nay. Vụ án
mạng mà những người nông dân khai khẩn đất hoang kinh tế mới ở Dak Lak
đã dùng súng bắn chết 3 người bảo vệ và hàng chục người bị thương
do bị dồn vào đường cùng khi chính quyền sở tại thông đồng tiếp tay
cho doanh nghiệp đến chiếm đất mà sau thời gian dài người dân khiếu
kiện không giải quyết theo trình tự pháp luật, đẩy người dân đến
phẫn uất bùng nổ. Án tử hình cho Đặng văn Hiến và những án tù
nặng nề cho những nông dân liên quan trong vụ án này của nhà cầm
quyền cho thấy một chế độ vừa vô pháp luật vừa phi nhân tính.
Vấn đề căn nguyên của mọi mâu thuẫn xã hội trong
lĩnh vực đất đai là sự mập mờ của Hiến pháp và Luật pháp, bị lợi
dụng bởi những tập đoàn tham nhũng có “ấn bài” của Đảng CSVN.
Vân Đồn, Quảng Ninh nằm trong khu vực cho thuê đất. Ảnh:
zing.vn
Chỉ riêng một nửa cán bộ tỉnh Dak Lak kê khai tài
sản đã cho biết 2000 ha rừng bị chiếm dụng không có giấy tờ là một
ví dụ nho nhỏ. Hàng ngàn mẫu rừng đầu nguồn các tỉnh biên giới như
Quảng Ninh, Hà Giang… bị chính quyền các tỉnh này cho Trung Quốc thuê
với thời hạn tới 99 năm là minh chứng về sự vô pháp luật của toàn
bộ hệ thống công quyền từ cấp tỉnh đến Trung ương.
Đây là những việc phản quốc, bán công thổ, phên dậu
quốc gia trắng trợn của Đảng CSVN mà cái giá phải trả sẽ cực kỳ
thảm khốc cho dân tộc Việt. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới cho
biết từ năm 2000 đến 2003, Việt Nam đã bị mất đến 6,38% lãnh thổ
tương đương 21.140 km2 so với diện tích lãnh thổ trước năm 2000 được xác
định bằng hiệp định biên giới Pháp – Thanh ký kết năm 1887. Một con
số và sự thực kinh hoàng mà cho đến nay rất ít người Việt được rõ.
Đất đai: nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước
CSVN
Năm 2016, thu ngân sách nhà nước (NSNN) là 1.101,38
ngàn tỷ đồng trong đó thu từ đất là 98.755 tỷ đồng, chiếm đến 8,96%
tổng thu NSNN.
Năm 2015, con số thu từ đất khoảng 50.000 tỷ đồng
chiếm khoảng 5,5% tổng thu NSNN và chiếm 1,1% GDP. Đây là năm giảm sâu
nguồn thu từ đất do thị trường bất động sản suy thoái vì ảnh hưởng
kinh tế suy trầm một thời gian dài.
Năm 2010, là thời kỳ “bong bóng” rực rỡ nhất của bất
động sản, nguồn thu từ đất là 67.767 tỷ đồng chiếm đến 11.21% NSNN
(tổng thu năm đó là 604.570 tỷ đồng).
Thời điểm năm 2002 trước khi Luật đất đai mới ban
hành thì nguồn thu của đất khoảng 5.486 tỷ đồng trong tổng số thu
NSNN là 123.860 tỷ chiếm khoảng 4.4%.
Có thể thấy, nguồn thu từ đất (thuế chuyển quyền
sử dụng đất, tiền thuê đất phi nông nghiệp, thuế đất nông nghiệp…) là
một nguồn thu quan trọng cho thể chế CSVN, chiếm tỷ trọng khoảng 10%
tổng thu ngân sách cho những năm gần đây.
Thị trường bất động sản Việt Nam có thể được coi là
một thị trường phi qui luật kinh tế vì mặt bằng giá cả vượt xa mặt
bằng thu nhập của người dân hàng trăm, ngàn lần, cũng như vượt xa mọi
nguyên tắc Cung - Cầu. Giá bất động sản ở những thành phố lớn như
thành Hồ và Hà Nội ngang ngửa với Paris, Tokyo hay London như một sự
chế nhạo các nguyên tắc kinh tế truyền thống. Lý do vì có quá nhiều
tiền đổ vào đây trong suốt một thời gian dài.
Tiền kiều hối, tiền tham nhũng, tiền tiết kiệm của
dân, tiền vốn vay ngân hàng... đổ vào khiến cho quả bóng BĐS lúc nào
cũng căng hơi và giá cả bị... thổi lên trời so với đại đa số người
dân lao động.
"Độc lập tự do - Nằm co vệ đường (vì mất nhà đất)".
Ảnh: Internet
Với thu nhập bình quân chỉ khoảng 220 USD/tháng của
người lao động Việt Nam, thấp hơn 10 lần so với khu vực trong khi mặt
bằng giá bất động sản ở Việt Nam thì cao gấp nhiều lần so với
Cambodia, Thailand, Laos, Philippines... khiến cho giấc mơ có một mái nhà
nhỏ bé của người lao động ngày trở lên xa xôi như ảo ảnh về một
thiên đường XHCN mà như ông Nguyễn Phú Trọng đã từng thốt lên “Không
biết đến hết thế kỷ này có Chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt
Nam chưa.”
Nhưng một thực tế là đội quân dân oan bị nhà cầm
quyền và những phe nhóm thân hữu cướp đoạt nhà cửa đất đai, đẩy họ
ra đường “màn trời chiếu đất”, trở thành những Đoàn Văn Vươn ở Hải
Phòng, Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình, Đặng Văn Hiến ở Đăk Lak... thì
ngày một nhiều hơn. Một giai cấp vô sản đông đảo thực sự được hình
thành từ đường lối quản trị quốc gia vừa vô nhân đạo vừa vô luật
pháp của Đảng CSVN trong lĩnh vực đất đai.
Nhưng sự bất công cùng cực đó thì làm cao thêm những
tòa dinh thự nguy nga hàng ngàn tỷ đồng như của ông tướng công an Trần
Kỳ Rơi ở Đak Lak, ông Phạm Sỹ Quí ở Yên Bái, ông Bùi Ngọc Phi ở Hải
Dương. Những ông tướng này nếu so về độ giàu có thì còn thua xa
những “bố già” của Đảng CSVN nhưng vì quen thói võ biền và sở thích
cung vua phủ chúa nên mới bị dân tình soi mói chứ những dinh thự ở
Pháp, Úc, Mỹ... của mấy vị Bộ Chính trị thì dân đen còn lâu mới
được dịp chiêm ngưỡng. Đúng thật là chẳng trách những vị quan phụ
mẫu sống trong những lâu đài đó, luôn thấy rằng “Nhìn tổng quát, đất
nước đã bao giờ được như thế này không?”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét