Lần đầu tiên nhóm từ “lợi ích nhóm” được nghe từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ông phát biểu kết thúc Hội nghị Trung ương 3 khóa XI ngày 10 Tháng 10, 2011. Trước đó 3 tháng, Nguyễn Tấn Dũng đã được Quốc hội CSVN bầu vào chức vụ thủ tướng lần thứ hai để tiếp tục toàn quyền quản lý và điều hành nền kinh tế. Năm 2011 cũng là năm mà quả đấm thép VINASHIN trở thành quả đấm bông gòn kéo theo thất thoát tài chính trên 4 tỷ Mỹ Kim, phủ bóng đen lên hoạt động đình đám của các tổng công ty còn lại.
Như thế “lợi ích nhóm” đã hiện diện từ rất lâu, đặc biệt
hoành hành như một hệ thống chân rết trong guồng máy cai trị mà ông Trọng dù biết
nhưng vẫn làm ngơ. Giờ đây nó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và được mô tả như
là nguyên nhân chính làm cản trở việc cứu vãn nền kinh tế đang ngày càng rơi
vào cơn suy thoái không lối thoát.
Bỏ qua những định nghĩa, những khái niệm khác nhau về “nhóm
lợi ích” và “lợi ích nhóm”, nói một cách dễ hiểu để ai cũng nhận thấy, lợi ích
nhóm là những nhóm người do chính cán bộ, những lãnh đạo cấp nhất trong bộ máy
chính quyền cộng sản lập ra nhằm chi phối nền kinh tế nhà nước hay các tập đoàn
kinh tế để hưởng lợi riêng.
Ngày nay ở Việt Nam lợi ích nhóm còn ảnh hưởng nặng nề trên
đường lối đảng, khuynh loát cả hệ thống chính trị đất nước. Đây là một mối dây
liên kết công khai với mục đích duy nhất là đồng tiền kiếm được bằng những thủ
đoạn bất chánh, dựa trên quyền lực chính trị của chế độ độc tài.
Như vậy, lợi ích nhóm chỉ có thể phát triển từ bộ máy đảng
vì nơi này mới có quyền lực tập trung vào tay một số ít người là lãnh đạo cao cấp
nhất. Thử hỏi người dân thường nghèo tiền, vất cả kiếm miếng ăn hàng ngày làm
sao có được quyền lực để khuynh đảo ai?
Nếu đặt câu hỏi lợi ích nhóm phát sinh từ đâu thì cũng không
có gì khó trả lời. Nó hình thành từ văn phòng trung ương đảng, văn phòng chủ tịch
nước, văn phòng thủ tướng và cuối cùng là văn phòng chủ tịch quốc hội. Đây có
thể gọi chính xác là văn phòng bộ tứ - là 4 bộ phận quyền lực nhất hiện nay, nắm
tất cả mọi giềng mối từ đảng tới chính quyền trong công tác tham mưu. Có thể
nói từ ngày bước chân vào cánh cửa kinh tế thị trường có định hướng, mọi loại
cán bộ cộng sản chợt thấy dòng tiền đầu tư đổ vào như tiền chùa. Lợi ích nhóm
sinh ra ngày càng lớn mạnh để xà xẻo, đục khoét, chia chác nhau những món tiền
béo bở này.
Để tỏ ra nắm được những khúc mắc cần giải quyết, ngày 23
tháng 1 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Phúc đã chủ tọa một hội nghị có tính cách nội
bộ bao gồm 4 văn phòng này. Trong buổi họp, ông Phúc yêu cầu “tham mưu phải vì
lợi ích chung, tuyệt đối tránh lợi ích nhóm, kiên quyết chống tham nhũng.”
Những gì ông Phúc nói có thể hiểu như ông muốn cán bộ tham
mưu trong 4 văn phòng tứ trụ này hai tay đừng có nhúng chàm. Vì ông Phúc cũng
thừa hiểu ngay từ thời ông còn là phó thủ tướng, đây là 4 đầu mối gây ra mọi
tai họa mà cho tới nhiệm kỳ này vẫn còn là tử huyệt của chế độ.
Lời yêu cầu rất lý tưởng của ông Phúc không biết có được các
quan tham mưu lưu tâm thực hiện hay không nhưng rõ ràng nó đi ngược lại thực tế.
Lợi ích nhóm từ lâu được chỉ ra là “lỗi hệ thống” như một chủ tịch quốc hội về
hưu mô tả, hay nói cách khác Bộ chính trị qua các thời kỳ không thể không làm
cái đầu tàu kéo theo toa tàu lợi ích nhóm sa vào những hành vị bất chánh nhất
trong kinh tế.
Trong thực tế những bàn tay tham mưu này làm sao không nhúng
chàm khi chính lãnh đạo tứ trụ sẽ lấy gì mà sống và tiếp đãi đàn em nếu không
được cung phụng lên. Với đồng lương rẻ mạt là 750 Mỹ kim/tháng cho các chức vụ
tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội làm sao họ tích lũy
được những cơ ngơi đồ sộ, những gia tài tính bằng bạc triệu Mỹ Kim mà không cần
che giấu ai.
Và những cán bộ cao cấp xin vào làm tham mưu cho các văn
phòng Tứ Trụ không phải là để hưởng chút danh thơm mà để hưởng lợi với đồng
lương thấp kém. Thấp kém nhưng bù lại tại đây họ dễ dàng cấu kết, tổ chức và tập
hợp những người có quyền lực trong mọi cấp, các tổ chức kinh tế trong và ngoài
chính quyền có cùng mục đích và lợi ích chung. Lợi ích nhóm ra đời như một hệ
thống mafia đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế mà mọi hoạt động của nhóm là tìm
cách ảnh hưởng lên mọi quyết định của chính quyền hay của đảng để mang lại lợi
lộc cho nhóm mình tối đa.
Chúng cùng nhau cộng sinh nên tỏ ra rất vững mạnh trong kết
cấu quyền và tiền. Do đó lời kêu gọi của ông Phúc vì lợi ích chung, tránh lợi
ích nhóm là ngụy biện theo kiểu nói lấy được và hoàn toàn mị dân. Vì chính đảng
cộng sản bao giờ cũng đặt lợi ích của riêng mình lên trên hết, điển hình là
Công Hàm do ông Phạm Văn Đồng ký công nhận quyết định hải phận 12 hải lý của
Trung Cộng “bao gồm các hải đảo ngoài khơi”.
Nhưng tại sao ông Phúc lại ra chỉ thị như vậy?
- Thứ nhất, ông Phúc muốn lấy lòng tổng bí thư Trọng khi bày
ra cái gọi là phối hợp 4 văn phòng Tứ Trụ để cùng hợp ca nhạc khúc “chống lợi
ích nhóm” trong lúc chiến dịch đốt lò đang lên cao điểm. Sự phụ họa này còn có
mục đích báo động cho vây cánh của Phúc nên lặn xuống trong thời gian này,
tránh trở thành củi của ông Trọng trong tương lai.
- Thứ hai, ông Phúc muốn chứng tỏ văn phòng thủ tướng rất
trong sạch và bản thân ông cũng không tì vết, ngoại trừ chuyện xa xưa khi còn là
phó thủ tướng được người anh em kết nghĩa là cha con “công chúa mía đường” tặng
nhà ở Mỹ. Sau các phiên tòa xử các vụ tham ô ở Tập đoàn dầu khí và các ngân
hàng liên quan đến người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, ông Phúc tỏ ra tự tin hơn
về sự trong sạch của mình.
- Thứ ba, ông Phúc muốn xây dựng một hình ảnh liên kết tốt đẹp
giữa 4 văn phòng nói trên để có thể vô hiệu hóa lợi ích nhóm và trở thành một
thủ tướng biết chống tham nhũng. Điều quan trọng hơn hết là tham vọng của Nguyễn
Xuân Phúc chuẩn bị cho ghế tổng bí thư mà hiện nay ông được coi là người sáng
giá nhất nếu ông Trọng có mệnh hệ gì.
Nhưng liệu ông Phúc có phúc với chiếc ghế tổng bí thư đảng
hay không khi cuộc chạy đua hãy còn có vẻ bất định đối với ứng cử viên khác?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét