Tin cho hay, “Mẹ Nấm” Nguyễn Ngọc
Như Quỳnh vừa bị tuyên án 10 năm tù trong phiên xử phúc thẩm hôm 30/11. Trong
khi đó, cô sinh viên Phương Uyên vừa có cuộc liên hoan chia tay với gia đình và
bạn thân để lên đường du học Mỹ.
“Kẻ ở, người đi” trong một ngữ cảnh
chính trị Việt Nam và quốc tế khó đoán trước được điều gì.
“Mẹ Nấm” ở lại
Một số người hy vọng chuyến đi của
TT Trump tới Đà Nẵng dự APEC sẽ giúp “Mẹ Nấm” được thả, kể cả đăng thư của con
gái của Mẹ Nấm gửi đệ nhất phu nhân, bà Melania Trump.
Bà Melania Trump ở lại thăm Vạn
Lý Trường Thành, cô cháu gái (con của Ivanka) hát tiếng Trung cho TBT Tập Cận
Bình nghe trên Youtube và được khen ngợi.
TT Trump tới APEC đã nói “các bạn
nên lo cho ngôi nhà của mình…” là đủ hiểu, nước Mỹ chán giúp tỵ nạn chính trị rồi.
Các bạn bắt thì cứ xử theo luật mình thích, nước Mỹ không can thiệp như trước nữa.
Vả lại, hàng ngàn người Việt lưu
trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ đang có nguy cơ bị trục xuất, nhất là tại
California.
VOA cho hay, các nhà lập pháp dân
cử liên bang, tiểu bang, và địa phương của tiểu bang này đã công khai lên án
chiến dịch truy quét, bắt giữ mạnh tay chưa từng có trước nay những người tị nạn
gốc Việt bị lệnh trục xuất của chính phủ Mỹ.
Họ cho rằng, chính quyền Trump có
thể dùng con bài bắt bớ này để mặc cả chính trị với Việt Nam theo kiểu “ông đưa
cái giò, bà thò chai rượu”, nhất là TT hiện có máu buôn bán.
Xin nói thêm, “Mẹ Nấm” bị xét xử
sau vài tuần khi APEC được cho là “thành công vang dội” cũng là nước cờ cao dù
BNG Mỹ lên tiếng “quan ngại sâu sắc” nhưng ông chủ Tillerson (BT) đang bị đồn
đoán là sắp mất việc.
Vụ việc “Mẹ Nấm” quá nhỏ so với tầm
toàn cầu của Trump đang hướng nội “chuyển việc về quê” thay vì “chuyển lửa dân
chủ, tự do và nhân quyền” mà Hoa Kỳ từng đi rao giảng khắp thế giới.
Trong bối cảnh như thế, thư của
con gái “Mẹ Nấm” gửi Melania bị cho vào “sọt rác” theo một nghĩa nào đó là bình
thường. Vụ này thì Hoa Kỳ có vẻ đã “ủn ngược”.
Phía VN tiếp tục dùng tù nhân
chính trị để mặc cả như đã từng làm là vô nghĩa, có khi Hoa Kỳ đang dùng tỵ nạn
VN để “phe phẩy” lại cũng nên.
Phương Uyên du học Mỹ
Về chuyện cô Phương Uyên một thời
trên mạng được tung hô như Bà Trưng, Bà Triệu, do hô khẩu hiệu “đả đảo…” đi Mỹ
là một cách hay.
Hiệu Minh Blog từng có bức thư
“Vài lời gửi cháu Phương Uyên” khuyên rất chân thành, thiết thực. Xin trích ra
đây một đoạn vì sợ bạn đọc FB không vào blog được.
“Nếu cháu chưa biết tiếng Anh thì
nên học để hiểu thêm thế giới bên ngoài. Cháu tìm hiểu kỹ hơn về những nhân vật
nổi tiếng như Martin Luther King, Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi, Lech Walesa
và nhiều người khác. Ngoài chuyện bản thân bị bắt bớ, tù đày, và bị giết hại,
những nhân vật này đều có bề dày văn hóa rất cao mới có khả năng dẫn dắt hàng
chục triệu người đi theo.
Cháu nên tìm đọc những cuốn sách
về Trò chơi quyền lực. Cuốn “The Power Game” của giáo sư trường Harvard là
Joseph S. Nye cũng đáng tham khảo. Ông từng là trợ lý đối ngoại thuộc bộ Quốc
phòng. Giáo sư Nye cũng quen thuộc với bạn đọc VietnamNet vì những trao đổi thẳng
thắn về hội nhập và phát triển.
Cuốn tiểu thuyết nói về một người
từng là giáo sư đại học Princeton được người bạn cũ giới thiệu ra làm cố vấn
cho cuộc đua chức Tổng thống Mỹ của ứng viên Wayne Kent. Ông này thắng cử và
giáo sư được đề bạt ngoại trưởng. Sống ở Washinton DC, giáo sư bỗng cảm thấy sự
ngột ngạt của cuộc sống chính trị bởi những trò bẩn thỉu, ai cũng muốn mục đích
riêng của mình.
Tự nhiên giáo sư bỗng nhớ thời êm
đềm ở Princeton cổ kính, một trong những Ivy League của Hoa Kỳ.
Những ngày qua với vài biến động
không đoán định trong nền chính trị nước nhà, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.
Nhưng không phải là quá ngạc nhiên đối với những người đã từng trải.
Trước chuyến đi của chủ tịch
Trương Tấn Sang tới Trung Quốc, nhà văn – blogger Phạm Viết Đào và cả Trương
Duy Nhất bị bắt.
Nhưng trước chuyến đi Hoa Kỳ,
phiên tòa xử Lê Quốc Quân được hoãn vô thời hạn. Sau chuyến ông Sang về, cháu
Phương Uyên “bỗng” hưởng án treo.
Còn khá nhiều động thái khác, dựa
trên quan hệ giữa các quốc gia để lãnh đạo hành xử. Chưa kể giữa các lãnh đạo với
nhau, không khác vị giáo sư Princeton, đều rơi vào vòng xoáy của quyền hành nhiều
trò bẩn đánh dưới thắt lưng.
Một khi các nhà chính trị chơi
trò quyền lực thì số phận của người dân quá nhỏ bé, đôi khi bị nhấc lên hạ xuống
như một quân cờ. Các cường quốc coi các nước nhỏ như những con tốt thí để họ
làm việc khác lợi hơn cho nước họ.
Bao giờ tạm hiểu những trò chơi
đó thì sẽ rõ tại sao, 3 tháng trước, cháu vừa bị phạt tù nặng 6 năm, nay bỗng
thành án treo và được về nhà ngủ ôm mẹ.”
Chuyện ông Trịnh Vĩnh Bình đòi kiện
CP VN hơn 1 tỷ đô do quá khứ một số người chơi trò quyền lực và thế hệ tương
lai trả giá đắt là một ví dụ tầm quốc gia.
Khi biết về Power Game (trò chơi
quyền lực) thì sẽ hiểu tại sao người bị tù, người được du học Mỹ, bởi trong mỗi
thời điểm con bài nào mới là quan trọng đối với nhà cái.
Chuyện “kẻ ở người đi” sẽ còn tiếp
diễn, nhưng trong tương lai không chỉ có hướng từ Việt Nam sang Mỹ. Stay tuned.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét