Ngày 26-12, VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố Trịnh
Xuân Thanh và 22 đồng phạm, liên quan đến vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà
nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt
Nam (PVC).
Cùng với Đinh La Thăng - quan chức cao cấp nhất bị bắt và
truy tố trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng, Trịnh Xuân Thanh có thể
phải đối diện với bản án tử hình. Trước đó bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh (57 tuổi, nguyên giám đốc
Agribank Bến Thành) nhận bản án tù chung thân về tội Tham ô tài sản, Nhận hối lộ
và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Trước đó, VKS đề nghị tòa tuyên phạt Oanh mức án tử hình tuy
nhiên bà Oanh đã thoát án tử hình nhờ Theo HĐXX, hành vi phạm tội của Oanh đáng
lẽ phải áp dụng hình phạt cao nhất như quan điểm của VKS. Tuy nhiên, phần lớn hậu
quả của vụ án có khả năng thu hồi ngoài ra bà Oanh có hơn 30 năm làm đản viên
và cống hiến cho ngân hàng, được tặng thưởng huân chương… nên áp dụng nhiều
tình tiết có lợi giảm cho thoát án tử hình.
Trong trường hợp của ông Nguyễn Xuân Sơn, cũng đã có 30 tuổi
đảng nhưng rốt cuộc vẫn phải nhận án tử hình. Ông Sơn không có điều kiện để thu
hồi lại khoản tiền chi ra để chăm sóc khách hàng, lãnh đạp được cho là lên đến
hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên ông Sơn đã không khai danh tính của những lãnh đạo
đã nhận tiền từ ngân hàng vì “nếu khai cụ thể không ảnh hưởng đến ai, không ảnh
hưởng đến môi trường chung bị cáo sẽ nói, tuy nhiên không thể kể hết được.” Có
lẽ chính vì vậy mà ông Sơn phải chịu bản án tử hình.
Chỉ với lời nhắn “Những ai có nhận tiền chăm sóc KH của bị
cáo cũng như các bị cáo khác hãy bình tâm suy nghĩ 1 cách thấu đáo hoàn trả số
tiền coi là hành vi vi phạm pháp luật để cho tâm hồn thanh thản và hưởng khoan
hồng.” thì chẳng ai dại gì mang tiền đi trả lại, chẳng khác nào “ lạy ông tôi ở
bụi này.”
Ông Đinh La Thăng, 29 năm tuổi đảng, phạm vào tội “Cố ý làm
trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định
tại Khoản 3 Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999. Quá trình điều tra, ông Thằng thừa
nhận có sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện dự án Nhà Máy Nhiệt Điện Thái
Bình 2 với tư cách là người đứng đầu. Như vậy ông Thăng đã có thái độ thành khẩn
và cơ hội được giảm án nhờ tình tiết có lợi.
Trái lại Trịnh Xuân Thanh dường như không còn có cơ hội nào
để được giảm án vì ông đã không những không tạo ra được các tình tiết giảm nhẹ,
mà còn tạo ra những lỗi tày đình cần xem xét để áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc..
Thứ nhất, ngày 6 tháng 9 năm 2016, ông Thanh đã gửi đơn xin
ra khỏi Đảng đến báo Thanh niên và blog Người Buôn Gió với lý do ra khỏi Đảng
là "không còn tin vào sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư”. Ông Thanh đã
tự loại mình ra khỏi hàng ngũ đảng viên vốn luôn được Đảng ưu ái “ dương cao,
đánh khẽ” chưa kể đến “ tội khi quân ” khi công khai tỏ thái độ nghi ngờ tài
lãnh đạo của ông Tổng Bí Thư đang tại vị.
Thứ hai, ông Thanh đã ngang nhiên vượt biên trước mũi lực lượng
công an biên phòng và an ninh hùng hậu để sang đến tận Đức xin được tỵ nạn
chính trị gây khó khăn, làm cản trở cho quá trình điều tra. Buộc nhà cầm quyền
Việt nam phải thực hiện hạ sách bắt cóc ông Thanh từ Đức mang về Việt nam bất
chấp hậu quả về ngoại giao và kinh tế cho đất nước.
Thứ ba, sau khi bị đưa về chịu tội , trong quá trình điều
tra ông Trịnh Xuân Thanh không khai báo thành khẩn, lại còn quanh co, chối tội.
Nếu bị khép án tử hình, phía Việt nam sẽ không giao trả Trịnh
Xuân Thanh lại theo như yêu cầu của phía Đức vì án tử hình không còn được áp dụng
ở Đức nữa. Nếu trao trả lại là đã mở con đường sống cho ông Thanh và là điều
ông Trọng không muốn dành cho kẻ dám vuốt râu hùm.
Một khi bị ông Thanh khép án tử hình, thì mối quan hệ Việt –
Đức sẽ trở nên căng thẳng hơn và khó có cơ hội cứu vãn và hồ sơ nhân quyền của
Việt nam sẽ lại càng thêm đen tối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét