Trung Quốc là không thể ngăn cản. Ở Biển Đông, Bắc Kinh đang
sử dụng ngoại giao cứng và mềm để hăm dọa các nước châu Á khác dám thách thức ý
định của quốc gia này trong việc biến vùng biển giàu tài nguyên và quan trọng về
mặt vận tải hàng hải thành ao nhà của nó.
Đó là một thách thức trực tiếp đối với sự bá chủ thế giới của
Mỹ, một nguy cơ đối với hòa bình và sự thịnh vượng của khu vực, và một rủi ro địa
chính trị lớn đối với các nhà đầu tư trong các thị trường tài chính trong khu vực.
Tuyên bố của Bắc Kinh ở Biển Đông không phải là điều mới mẻ.
Cái mới là sức mạnh của Bắc Kinh trong việc khẳng định những tuyên bố đó và quyết
tâm kiểm soát toàn bộ vùng biển này.
"Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu khẳng định
yêu sách của mình một cách mạnh mẽ hơn và hiện đang sẵn sàng để nắm quyền kiểm
soát biển,", Ely Ratner viết trong số báo ra ngày 07/7/2017 của The
Diplomat. "Nếu thành công, Trung Quốc sẽ gây ra một cú sốc lớn đối với ảnh
hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực, nghiêng về sự cân bằng quyền lực trên khắp châu
Á về phía Trung Quốc".
Để ngăn chặn sự thay đổi địa chính trị quan trọng này xảy
ra, Mỹ và các đồng minh châu Á của họ đã tập luyện quân sự trong khu vực. Nhưng
điều này vẫn chưa đủ để chặn đứng tham vọng của Trung Quốc.
Diễn đàn An ninh Đông Nam Á Shangri-la, Singapore 2017
"Sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ và các liên minh vẫn tiếp
tục ngăn cản Trung Quốc không cho quốc gia cộng sản này bắt đầu một cuộc đối đầu
quân sự với Hoa Kỳ, nhưng họ đã không hạn chế sự leo thang của Trung Quốc
", Ratner cho biết. Thay vào đó, sự lo ngại rủi ro cuả Hoa Kỳ đã cho phép
Trung Quốc đạt tới tình trạng toàn quyền kiểm soát Biển Đông."
Sau đó, liên minh của Trung Quốc cũng đáng quan ngại.
"Chúng ta cũng nên tính đến mối quan hệ gần gũi đã phát triển trong nhiều
thập kỷ qua giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên", Stathis Giannikos thuộc Viện
Pushkin ở Athens, nói. "Triều Tiên là một trong những con bài của Trung Quốc."
Tuy nhiên, theo Ratner, có một cách để Mỹ ngăn chặn Trung Quốc,
bằng cách tuyên bố công khai rằng Washington sẽ giúp các nước như Philippines
trong việc bảo vệ các tuyên bố của họ ở Biển Đông.
"Cần có ngoại giao với việc ngăn chặn sự bành trướng của
Bắc Kinh ở Biển Đông bằng cách cảnh báo Trung Quốc rằng nếu quốc gia này tiếp tục,
Hoa Kỳ sẽ từ bỏ sự trung lập của mình và giúp các nước trong khu vực bảo vệ các
tuyên bố của họ", ông nói. "Washington nên làm rõ rằng nó có thể chịu
đựng một bế tắc khó chịu ở châu Á - nhưng không phải với sự bành trướng của
Trung Quốc."
Điều đó có thể thuyết phục Tổng thống Philippines Rodrigo
Duterte đưa ra một chính sách ngoại giao khác của Philipin, trong trường hợp có
ai đó vẫn đang trông đợi.
Trong khi đó, các nhà đầu tư nên theo dõi chặt chẽ thị trường
chứng khoán trong khu vực, vốn đã kém hiệu quả hơn so với Chỉ số Thị trường của
MSCI.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét