Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Làm sao chống lại nạn quấy rối tình dục?


Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES



Đại học Kent, Anh Quốc
Chiến dịch hashtag #MeToo (Cả tôi nữa) xuất hiện sau khi rộ lên các cáo buộc Harvey Weinstein tấn công tình dục, qua đó thu hút hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới lên tiếng về việc họ đã từng bị tấn công tình dục và bị ngược đãi ở nơi làm việc và những nơi khác.
Thay đổi cách nhìn nhận
Quấy rối tình dục không phải là hiện tượng mới mẻ và đối với những ai nghiên cứu về vấn đề này thì mức độ phản ứng đối với chiến dịch #MeToo là không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi về mặt văn hóa trong cách chúng ta suy nghĩ và bàn về chủ đề mà trước đây từng được coi là cấm kỵ hoặc không thể tránh khỏi. Nghiên cứu trong vòng bốn thập niên qua đã liên tục cho thấy rằng quấy rối tình dục là một vấn đề rất phổ biến đối với nữ giới.



Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionThành viên đại diện cho Pháp trong Nghị viện Âu châu, bà Eva Joly, giơ tấm biển ghi 'Me Too' trong cuộc tranh luận về quấy rối tình dục

Họ dễ bị quấy rối hơn nhiều so với nam giới. Họ cũng nhận thức rõ ràng hơn về tình trạng quấy rối tình dục và xem đó là một vấn đề nghiêm trọng hơn so với nam giới. Phụ nữ trẻ là những người có nguy cơ bị quấy rối cao nhất.
Để hiểu quấy rối tình dục là như thế nào, điều quan trọng là chúng ta nhận thức được những hình thức quấy rối mà các nạn nhân đã trải qua nằm trên các mức thang về bạo lực tình dục. Nó đi từ những cư xử vô hại - hoặc đi kèm lời nói hoặc không - cho đến những tiếp xúc cơ thể không mong muốn và cuối cùng là tấn công tình dục và hãm hiếp.
Các hình thức quấy rối
Hình thức quấy rối được mọi người biết đến nhiều nhất là "có đi có lại" - tức là một người có, hoặc được cho là có, chức quyền đòi hỏi sự đáp ứng từ một người ít quyền lực hơn để đổi lại là sự thăng tiến trong công việc hoặc nếu không đáp ứng thì sẽ bị đe dọa trả thù (chẳng hạn như trong tai tiếng của Weinstein). Tuy nhiên những trường hợp này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (chỉ khoảng từ 3% đến 16%). Tấn công tình dục và hiếp dâm nơi công sở thậm chí còn chiếm tỷ lệ thấp hơn (từ 1% đến 6%).

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionDiễn viên thắng giải Oscar, Kevin Spacey nói ông đang phải tìm cách điều trị sau khi đối diện với các cáco buộc có hành vi không đứng đắn từ một loạt những người đàn ông khác

Hình thức quấy rối tình dục thường gặp nhất gồm có những lời nói không được hoan nghênh, những lời đề nghị hò hẹn liên tục và không đứng đắn, bình luận về hình dáng và những hành vi, chẳng hạn như nhìn chòng chọc, huýt gió và những cử chỉ gợi ý thường từ những người có địa vị và quyền lực tương đương với nạn nhân (khoảng 55% số trường hợp trình báo).
Nếu chỉ dựa vào những báo cáo quấy rối tình dục chính thức, ta sẽ không thể thấy hết mức độ phổ biến thật sự của tình trạng này.
Nếu xét trên thang bậc mức độ các hành động thì dường như những hành vi ở cấp độ thấp thường xuyên xảy ra hơn nhưng lại ít bị mọi người nhìn nhận là quấy rối tình dục hơn. Dù sao đi nữa, điều quan trọng là cần phải thừa nhận chúng nếu chúng ta muốn hiểu đầy đủ về mức độ của tình trạng của quấy rối tình dục ở nơi làm việc, tác động đầy đủ của nó đối với những ai từng bị quấy rối và làm sao để đấu tranh với nó.
Hơn nữa, thường là những hành vi ở cấp độ thấp lặp đi lặp lại sẽ tạo ra một môi trường làm việc độc hại cũng như gây ra hậu quả tiêu cực đối với sức khoẻ tâm lý của nạn nhân, bao gồm trầm cảm, lo lắng và Hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của nạn nhân, khiến họ vắng mặt thường xuyên và đánh mất cơ hội.
Các biện pháp đối phó
Các nghiên cứu tâm lý cho thấy phụ nữ nhiều khả năng sẽ sử dụng một loạt các biện pháp để đối phó với quấy rối tình dục tùy thuộc vào bối cảnh và sự nghiêm trọng của hành vi. Các biện pháp đối phó trải rộng từ cự tuyệt, tránh mặt kẻ biến thái, cho đến nói cho bạn bè, họ hàng và đồng nghiệp nghe và cuối cùng là đối diện trực tiếp và chính thức tố cáo.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHollywood chấn động trước các cáo buộc mà nhiều phụ nữ đưa ra, theo đó nói họ đã bị Harvey Weinstein quấy rối hoặc tấn công tình duc, điều mà ông này bác bỏ

Mặc dù né tránh là cách được thường được sử dụng, cách này ít có khả năng thành công hơn đối mặt trực tiếp với kẻ biến thái trong việc chặn đứng sự quấy rối. Tuy nhiên, do nỗi lo sợ và nguy cơ bị trả thù nếu đối đầu trực tiếp, rất ít có khả năng các nạn nhân chọn cách làm này. Đi tố cáo cũng gặp những trở ngại như vậy.
Thật vậy, nghiên cứu đã chỉ ra rằng môi trường của công ty và mức độ dễ dãi là những yếu tố có sức nặng nhất để dự đoán mức độ quấy rối tình dục. Môi trường công ty dễ dãi đến mức nào quyết định mức độ rủi ro đối với nạn nhân khi trình báo, khả năng kẻ quấy rối sẽ bị trừng phạt cũng như lời tố cáo của nạn nhân sẽ được công ty và các đồng nghiệp tiếp nhận đến đâu.
Một mẫu số chung trong tất cả các cáo buộc nhằm vào Weinstein là hành động của ông ta đều được mọi người biết và những người khác trong công ty đều đồng lõa với ông ta.
Do đó nạn nhân sẽ trở nên mạo hiểm và gặp nhiều khó khăn khi đi tố cáo. Đó là lý do tại sao tỷ lệ tố cáo chính thức là rất thấp.
Nếu chúng ta xem xét tác động của môi trường làm việc dễ dãi (nhiều người gọi các cáo buộc nhằm vào Weinstein là 'bí mật mà ai cũng biết'), thì mọi việc sẽ rõ ràng tại sao các nạn nhân phải mất nhiều thời gian hơn để đi tố cáo và cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh khi có nạn nhân khác cũng ra mặt tố cáo.
Kkó mà nhận ra
Quấy rối tình dục có thể dễ dàng nhận ra đối với người này nhưng lại mất nhiều thời gian để người khác có thể nhận ra và phản ứng - đó là lý do tại sao các hành vi quấy rối lại xảo quyệt đến vậy. Đối với một số người thì hành động nào đó là có thể chấp nhận được trong khi đối với người khác thì không. Sự phân biệt đôi khi không rạch ròi khiến nó trở thành một chủ đề khó giải quyết.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Các nạn nhân cần phải cảm thấy an toàn khi lên tiếng về các hành vi quấy rối vốn thường bắt đầu ở mức độ dường như vô hại. Điều này bao gồm khả năng có thể nói rằng bạn không thấy điều đó có gì là buồn cười, có khả năng nói rằng bạn không muốn bị yêu cầu làm những gì bạn không muốn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cần cảm thấy được ủng hộ nếu bạn lên tiếng cho mọi người biết và được bảo vệ trước các hành động trả thù có khả năng xảy ra.
Chúng ta có nghĩa vụ phải khiến nơi làm việc trở thành môi trường an toàn để nuôi dưỡng phẩm giá con người. Quyền được làm việc một cách có phẩm giá là nhân quyền. Các chương trình huấn luyện hiện có về quấy rối tình dục và các tòa án độc lập có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại quấy rối tình dục, tuy nhiên văn hóa công ty nơi chúng ta làm việc cũng có tầm quan trọng không kém. Chúng ta cần phải tôn trọng và lắng nghe lẫn nhau.
Truyền thông xã hội có thể đem đến mạng lưới ủng hộ, là nơi mọi người ở khắp nơi có thể chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Và những chiến dịch như #MeToo khiến người ta cảm thấy tự do hơn, tự tin hơn để lên tiếng trước tình trạng phân biệt giới tính và bạo lực tình dục. Nó cũng đem lại cơ hội để lắng nghe, để học hỏi và để đồng cảm với những người bị ảnh hưởng bởi tình trạng đó.
Afroditi Pina là giảng viên cao cấp chuyên ngành tâm lý học tại Đạihọc Kent. Bài gốc đã đăng trên trang The Conversation, và được đăng lại trên trang BC theo giấy phép Creative Commons.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét