Đại sứ Mỹ tại Việt Nam thường lên tiếng phản ứng trước các bản án dành cho những nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam |
Vào tháng 1 năm 2017, khi Donald Trump nhậm nhức, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt
nam Ted Osius, Đại sứ chuyên nghiệp, không phải từ chức mà sẽ đảm nhiệm
chức vụ cho đến khi hết nhiệm kỳ 3 năm làm đại sứ tại Việt nam. Đáng lẽ
đến tháng 11 năm nay thì mới tròn 3 năm nhiệm kỳ đại sứ của ngài Ted
Osius tại Việt nam, thì ngày 26 tháng 7 Tổng thống Trump đã có thông cáo
báo chí bổ nhiệm Đại sứ mới thay thế ngài Ted Osius.
Cũng trong ngày 26 tháng 7 này, ngài Ted Osius đã ra thông cáo báo chí về việc chính quyền Việt nam kết án bà Trần Thị Nga 9 năm tù và 5 năm quản chế vì tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự Việt Nam.
Trong thông cáo có “ kêu gọi Việt Nam thả bà Trần Thị Nga và tất cả các tù nhân lương tâm khác...
Chúng tôi cũng thúc giục chính phủ Việt Nam đảm bảo rằng các hành động
và đạo luật của họ, trong đó có Bộ luật Hình sự, nhất quán với các điều
khoản về nhân quyền trong Hiến pháp của Việt Nam cũng như các nghĩa vụ
và cam kết quốc tế của Việt Nam.”
Tuyên bố này được ngài Đại sứ đăng trên trang Facebook Page mang tên
Ambassador Ted Osius chỉ sau một ngày đã nhận được 5.500 likes, 1.052
lượt chia sẻ và hơn 2200 lời bình luận. Sau đó một ngày ông cũng đăng
thông cáo báo chí tiếp theo về việc Tổng thống Trump đã bổ nhiệm một Đại
sứ mới là ngài Daniel J. Kritenbrink, cũng là một Đại sứ chuyên
nghiệp.
Rút ván
Ngay khi tuyên bố về bà Trần Thị Nga được đăng tải, lập tức có ngay một
bài “phản biện” lại Ngài Đại sứ Hoa Kỳ còn đang tại vị ở Việt nam dưới
tên Thu Hằng Trần, chị gái của bà Trần Thị Nga. Nhiều người có tư tưởng
tiến bộ vẫn bán tín bán nghi không biết đây có phải là sản phẩm thật của
bà Thu Hằng Trần thật hay không hay là sản phẩm của dư luận viên chuyên
nghiệp.
Với những lời lẽ rất hợp chủ trương buộc tội những người bất đồng chính
kiến và chính phủ phương Tây khi động đến nhân quyền, bà Thu Hằng Trần
quy chụp cho thế lực bên ngoài mua chuộc, dụ dỗ làm hư hỏng tư tưởng của
người trong nước, chỉ trích nước ngoài can thiệp vào chuyện nội bộ của
Việt nam bằng những từ ngữ xúc phạm, và hạ thấp người người khác.
Điều đáng sợ là đã có cản ngàn lượt chia sẻ, đồng tình với ý kiến của bà
Thu Hằng Trần, mấy ngàn lượt yêu thích và hàng trăm lời bình luận khích
lệ, khen ngợi, cổ vũ hết lòng. Thừa thắng xông lên, bà Thu Hằng Trần đã
đăng nguyên văn bài viết lên trang Facebook, ngay bên dưới tuyên bố của
ngài Đại sứ về bà Trần thị Nga.
Trong số hàng ngàn lời bình luận ở cả hai thông cáo báo chí của ngài Đại
sứ và của chính phủ Hoa kỳ là vô số những lời lẽ cảu đám kền kền làm
cho những người tử tế phải cảm thấy vô cùng xấu hổ cũng như sốc nặng
trước việc "chị gái đấu tố em ruột", điều mà những tưởng chỉ có thể xảy
ra ở thời cải cách ruộng đất mông muội từ thế kỷ trước.
Họ miệt thị cá nhân ngài Đại sứ, gia đình ngài và cả chính phủ Mỹ, phủ
định hoàn toàn những nỗ lực ngoại giao mà ngài Đại sứ và cộng sự đã làm
cho Việt nam trong 3 năm qua. Nổi bật có lẽ phải là chuyến đi của ông
Trọng đến Toà Bạch Ốc để lãnh đạo cao nhất và duy nhất của một đảng cộng
sản có cơ hội ngồi ở Phòng Bầu dục; hay chuyến đi của Tổng Thống Obama
đến Việt nam cùng với món quà gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho
Việt nam, và mới đây là chuyến đi của ông thủ tướng kiến tạo Nguyễn Xuân
Phúc đến Hoa Ky để gặp Tổng Thống Trump. Đó là chưa kể đến những nỗ lực
giúp đỡ Việt nam về kinh tế, văn hoá, giáo dục cho giới trẻ, bình đẳng
cho giới LBGT...
Thông cáo báo chí của Nhà Trắng về việc bổ nhiệm đại sứ mới được đưa ra
cùng ngày 26 tháng 7 thế nhưng những người cực đoan và lực lượng dư luận
viên hùng hậu của Việt nam lại đắc thắng cho rằng ngài đã bị trừng phạt
vì dám lên tiếng xen vào chuyện nhân quyền và nội bộ của Việt Nam.
Những lời mạ lỵ được viết bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh vẫn được hiển
thị trên trang Fan Page của ngài Đại sứ lên án cá nhân ngài Đại sứ lẫn
chính phủ Hoa kỳ không biết vì về nhân quyền. Thế nhưng chính những lời
nói được hiển thị dù là lời rủa xả, chửi bới điên cuồng là minh chứng rõ
ràng cho sự tôn trọng tự do ngôn luận, tự do biểu đạt mà không một tờ
báo nào ở Việt nam dám làm. Đó là những quyền tự do cơ bản của của luật
nhân quyền quốc tế mà Việt nam đã ký công nhận.
Cầu đâu để qua sông!
Người nước ngoài sẽ nghĩ gì khi họ đọc những lời này của người Việt? Còn
chính phủ Việt nam vẫn coi như không biết gì. Có lẽ rồi người phát ngôn
Bộ Ngoại Giao lại sẽ tuyên bố không đồng tình việc người Mỹ can thiệp
vào nội bộ Việt nam và lặp lại nguyên si ý kiến của bà Thu Hằng Trần và
lực lượng dư luận viên chuyên nghiệp lẫn những người không biết được gì
khác hơn ngoài những gì báo và đài của đảng đã đăng tải, dĩ nhiên sẽ
bằng lởi lẽ ngoại giao, chứ không lẽ lại đăng đàn công khai chửi Mỹ như
cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm nhân một ngày 30 tháng 4 năm nọ.
Hơn 200 tàu chiến của bạn vàng đang rình rập ở ngoài biển Đông, ngăn
không cho Việt nam khoan dầu ở Bãi Tư Chính ngoài khơi Vũng tàu. Ngày 26
tháng 7 Ngài Ted Osius đã có cuộc gặp với Bộ trưởn Bộ Quốc phòng Ngô
Xuân Lịch. Sau cuộc gặp, ngài Đại sứ đã cho hay trên trang Fan Page rằng
“ có thể tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng Hoa Kỳ-Việt
Nam và mở rộng hợp tác về cứu trợ nhân đạo và ứng phó thảm
họa, di sản chiến tranh, an ninh hàng hải, và các hoạt động
gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.”
Việt nam lúc này đang phải ve vãn Hoa Kỳ thông qua ngài Ted Osius và cả
đại sứ mới sau này để nhận được sự hậu thuận từ Washington, thế nhưng
câu trả lời vẫn còn treo đó. Hoa Kỳ chẳng còn mặn mà gì cho lắm với thái
độ đu dây và các hành động vi phạm nhân quyền trắng trợn hết lần này
đến lần khác.
Những lời lẽ của bà Thu Hằng Trần và những người cùng tư tưởng trên mạng
xã hội phổ biến nhất thế giới, do một công dân của “ đế quốc Mỹ” tạo
ra, nhằm thoả mãn nhu cầu tự do biểu đạt, tự do ngôn luận của mấy mươi
triệu người Việt nam đã, đang và sẽ “làm tổn hại đất nước” về mặt ngoại
giao rất lớn mà không thể nào cứu vớt được khi chính quyền Việt nam vẫn
im hơi lặng tiếng mà không lên tiếng “dạy dỗ con dân” ít ra rằng cũng
đừng có mà “ chưa qua cầu đã lo rút ván".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét