Tổng
thống Barack Obama phát biểu sau vụ xả súng ở trường Cao đẳng Cộng đồng
Umpqua ở bang Oregon, tại phòng họp báo của Tòa Bạch Ốc, ngày 1 tháng
10, 2015.
05.10.2015
WASHINGTON—Vụ xả súng tại một trường
đại học ở bang Oregon tuần trước khiến 10 người thiệt mạng lại khơi lên
một vấn đề phân cực về mặt chính trị: bạo lực súng ống ở Mỹ và cần phải
làm gì để ứng phó với tình trạng này.
"Bây giờ tôi không biết mình cảm thấy thế nào nữa," Sara, một sinh viên tại trường Cao đẳng Cộng đồng Umpqua, nói. "Tôi thấy kinh hãi. Tôi không muốn quay trở lại đó trong một thời gian dài."
Cảm giác bàng hoàng và đau buồn dâng trào ở Oregon vài tháng sau khi một vụ xả súng hàng loạt làm chết người tại một nhà thờ ở bang South Carolina và gần ba năm sau một vụ thảm sát tại một trường tiểu học ở bang Connecticut.
Mỗi một thảm kịch đều khơi lên những cuộc tranh luận gay gắt ở Quốc hội Mỹ. Nhưng luật của Mỹ nhằm giảm thiểu tỉ lệ tử vong vì súng ống, cao nhất trong số những nước phát triển, đã bị cản trở trong nhiều năm qua.
"Chúng ta đã trở nên trơ đối với tình trạng này," Tổng thống Barack Obama phát biểu hôm thứ Năm với sự tức giận hiện rõ. "Đây là một lựa chọn chính trị mà chúng ta đưa ra để cho phép điều này xảy ra mỗi vài tháng ở Mỹ. Chúng ta có trách nhiệm tập thể phải giải trình cho những gia đình mất người thân vì chúng ta không có hành động nào cả."
Những người đang tranh cử kế nhiệm ông Obama đang lên tiếng.
"Tôi biết có một cách để có những biện pháp kiểm soát súng hợp lý giúp ngăn chặn bạo lực, ngăn chặn súng ống rơi vào tay người xấu và cứu được mạng ngược," ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Hillary Clinton nói.
Những ứng cử viên của Đảng Cộng hòa tỏ ra ít nhiệt tình hơn đối với biện pháp pháp lý.
"Trước khi chúng ta bắt đầu kêu gọi đưa ra thêm luật, tôi nghĩ chúng ta cần xem xét lý do vì sao chúng ta không thi hành những luật mà chúng ta đã có," ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Carly Fiorina nói.
Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Jeb Bush gây xôn xao với một phát biểu về những thách thức của việc lãnh đạo nói chung, nhưng lại bị nhiều người xem là thiếu nhạy cảm đối với bi kịch ở Oregon.
"Lúc nào cũng có chuyện xảy ra. Luôn có khủng hoảng," ông Bush nói. "Và luôn có sự bốc đồng muốn làm một điều gì đó, và đó không hẳn là điều đúng đắn phải làm."
Vào năm 2013, một dự luật rà soát người mua súng chặt chẽ hơn đã bị những nghị sĩ bảo vệ quyền sở hữu súng chặn lại tại Thượng viện. Quốc hội do Đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát hiện giờ thậm chí còn có ít người sẵn sàng cân nhắc luật kiểm soát súng hơn.
Nhưng Tổng thống không nản lòng.
"Điều này sẽ không thay đổi cho đến khi chính trị thay đổi và hành vi những quan chức dân cử thay đổi," ông Obama nói. "Và vì thế điều chính yếu mà tôi sẽ làm là nói về điều này một cách thường xuyên."
Lãnh đạo phe Dân chủ trong Hạ viện Nancy Pelosi đang kêu gọi thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra tình trạng bạo lực súng ống và đề xuất những giải pháp pháp lý. Trong khi đó, nhóm vận động hành lang ủng hộ quyền sở hữu súng lớn nhất của Mỹ, Hiệp hội Súng Quốc gia, chưa lên tiếng bình luận chính thức về thảm kịch ở Oregon hoặc về cơn bão lửa chính trị mà tổ chức này nhen nhóm.
http://www.voatiengviet.com/content/vu-xa-sung-o-oregon-khoi-len-tranh-luan-ve-bao-luc-sung-ong/2991116.html
"Bây giờ tôi không biết mình cảm thấy thế nào nữa," Sara, một sinh viên tại trường Cao đẳng Cộng đồng Umpqua, nói. "Tôi thấy kinh hãi. Tôi không muốn quay trở lại đó trong một thời gian dài."
Cảm giác bàng hoàng và đau buồn dâng trào ở Oregon vài tháng sau khi một vụ xả súng hàng loạt làm chết người tại một nhà thờ ở bang South Carolina và gần ba năm sau một vụ thảm sát tại một trường tiểu học ở bang Connecticut.
Mỗi một thảm kịch đều khơi lên những cuộc tranh luận gay gắt ở Quốc hội Mỹ. Nhưng luật của Mỹ nhằm giảm thiểu tỉ lệ tử vong vì súng ống, cao nhất trong số những nước phát triển, đã bị cản trở trong nhiều năm qua.
"Chúng ta đã trở nên trơ đối với tình trạng này," Tổng thống Barack Obama phát biểu hôm thứ Năm với sự tức giận hiện rõ. "Đây là một lựa chọn chính trị mà chúng ta đưa ra để cho phép điều này xảy ra mỗi vài tháng ở Mỹ. Chúng ta có trách nhiệm tập thể phải giải trình cho những gia đình mất người thân vì chúng ta không có hành động nào cả."
Những người đang tranh cử kế nhiệm ông Obama đang lên tiếng.
"Tôi biết có một cách để có những biện pháp kiểm soát súng hợp lý giúp ngăn chặn bạo lực, ngăn chặn súng ống rơi vào tay người xấu và cứu được mạng ngược," ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Hillary Clinton nói.
Những ứng cử viên của Đảng Cộng hòa tỏ ra ít nhiệt tình hơn đối với biện pháp pháp lý.
"Trước khi chúng ta bắt đầu kêu gọi đưa ra thêm luật, tôi nghĩ chúng ta cần xem xét lý do vì sao chúng ta không thi hành những luật mà chúng ta đã có," ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Carly Fiorina nói.
Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Jeb Bush gây xôn xao với một phát biểu về những thách thức của việc lãnh đạo nói chung, nhưng lại bị nhiều người xem là thiếu nhạy cảm đối với bi kịch ở Oregon.
"Lúc nào cũng có chuyện xảy ra. Luôn có khủng hoảng," ông Bush nói. "Và luôn có sự bốc đồng muốn làm một điều gì đó, và đó không hẳn là điều đúng đắn phải làm."
Vào năm 2013, một dự luật rà soát người mua súng chặt chẽ hơn đã bị những nghị sĩ bảo vệ quyền sở hữu súng chặn lại tại Thượng viện. Quốc hội do Đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát hiện giờ thậm chí còn có ít người sẵn sàng cân nhắc luật kiểm soát súng hơn.
Nhưng Tổng thống không nản lòng.
"Điều này sẽ không thay đổi cho đến khi chính trị thay đổi và hành vi những quan chức dân cử thay đổi," ông Obama nói. "Và vì thế điều chính yếu mà tôi sẽ làm là nói về điều này một cách thường xuyên."
Lãnh đạo phe Dân chủ trong Hạ viện Nancy Pelosi đang kêu gọi thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra tình trạng bạo lực súng ống và đề xuất những giải pháp pháp lý. Trong khi đó, nhóm vận động hành lang ủng hộ quyền sở hữu súng lớn nhất của Mỹ, Hiệp hội Súng Quốc gia, chưa lên tiếng bình luận chính thức về thảm kịch ở Oregon hoặc về cơn bão lửa chính trị mà tổ chức này nhen nhóm.
http://www.voatiengviet.com/content/vu-xa-sung-o-oregon-khoi-len-tranh-luan-ve-bao-luc-sung-ong/2991116.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét