Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Cuộc cách mạng Nga 1917


Cách Mạng Và Hành Động - Nghiêm xuân Hồng

Cuộc cách mạng Nga 1917

Nhiều sử gia thường vẫn so sánh cuộc cách mạng Nga 1917 với cuộc cách mạng Pháp 1789, để tìm hiểu những điểm tương tự cùng những trạng thái khác biệt. Sự so sánh là điều cần thiết, vì cả hai đều là những cuộc cách mạng lớn lao gây ảnh hưởng sâu rộng, và hơn nữa, cuộc cách mạng 1789 đã có những ảnh hưởng trực tiếp đối với sự phôi thai của cách mạng Nga. Vì chúng ta đều biết rằng cuộc cách mạng 1917 được tiến hành dưới chiêu bài của lý thuyết mác-xít, và Marx đã một phần xây dựng quan niệm cách mạng của mình trên sự nghiên cứu cuộc cách mạng 1789, nhất là nghiên cứu về Paris Công xã.

Điểm tương tự đầu tiên là cả hai cuộc cách mạng đều nhằm phá hủy một mục tiêu tương tự: đó là nền đế chế tập trung của giòng giõi Bourbons và của Sa hoàng. Nhưng từ 1780 tới 1917, hơn một thế kỷ đã trôi qua, và trong thời gian đó, nhiều nước đã chảy qua cầu. Trong thế kỷ XIX, Pháp đã trải thêm hai cuộc cách mạng nữa (1830, 1848), và cả hai đều muốn tiến tới một chế độ dân chủ phổ biến hơn, tuy vẫn còn hàm chứa tính chất cách mạng tư sản dân quyền. Rồi tới 1871, Pháp lại trải qua một thời khởi loạn nữa của Paris Công xã: tuy ngắn ngủi hơn, cuộc khởi loạn công xã này lại có sắc thái ác liệt hơn dưới thời Quốc ước hội nghị. Tuy nhiên biến chuyển tại Pháp tất nhiên phải gieo vang dội vào Âu châu và Nga. Nhưng đồng thời, còn có những biến chuyển khác ớ Âu châu. Trong suốt thế kỷ XIX, các nước tiên tiến Âu châu mỗi ngày một trưởng thành trên đường kỹ nghệ hoá. Do đó, một giai cấp mới đã xuất hiện đông đảo (giai cấp thợ thuyền), và gây thành những mâu thuẫn sâu rộng hơn như dưới thế kỷ XVIII.

Marx đã hô hào cổ võ thợ thuyền, đem lại cho giai cấp đó một ý thức về vai trò lịch sử cũng như sự cần thiết đấu tranh giai cấp. Khuynh hướng quốc tế hoá sự tranh đấu cách mạng đã bắt đầu, đồng thời, tầng lớp nông dân của thế kỷ XIX cũng đầy đủ ý thức hơn lớp dân cày nô lệ của thế kỷ trước. Cho nên, cuộc cách mạng 1917, tuy noi theo vết xe 1789, nhưng đã phối hợp thêm với trào lưu mới để đi xa hơn nữa. Nó mang nặng sắc thái một cuộc cách mạng lãnh đạo bởi công nhân, nông dân, binh sĩ, và đề cao rõ rệt giai cấp đấu tranh. Nó không ngừng lại ở giai đoạn tư sản dân quyền tượng trưng bởi Chính phủ Kerensky, mà tiến tới vô sản chuyên chính, tượng trưng bởi chính quyền Sô viết của những người Bolsevich, đó tức là cuộc cách mạng 1789, nếu phái Marat, Enragés và Hébertistes đã thắng trận và thiết lập chính quyền của lớp dân nghèo. Lenine, người lãnh đạo cách mạng 1917, đã lưỡng lự rất nhiều trước ngã ba: ngừng lại ở giai đoạn tư sản dân quyền để phát triển một nền kỳ nghệ tư bản, hay tiến thẳng tới vô sản chuyên chính. Mãi về sau, Lenine mới quyết định đốt giai đoạn cách mạng.

Một điểm tương tự thứ hai: cũng như cách mạng 1789, cuộc cách mạng 1917 đã phôi thai theo một lịch trình rất dài, và trong lịch trình đó, những phần tử tiền phong đều là tư sản trí thức, tiểu tư sản, cùng một số ít quý tộc hoặc sĩ quan. Còn đại đa số quần chúng lúc ban đầu, đều chỉ là thụ động. Năm 1825, cuộc khởi loạn đầu tiên là do một số quý tộc và sĩ quan võ trang khởi loạn. Sau khi bị thất bại, phong trào lại tắt ngấm. Từ 1830 đến 1870, chỉ có những tư tưởng gia và văn nghệ sĩ khua chiêng gióng trống, từ 1870 đến 1878, phát sinh phong trào của những nhà trí thức "đi vào quần chúng" để cảnh tỉnh quần chúng. Nhưng cuộc cảnh tỉnh cùng gây ít kết quả, vì dám dân cày vẫn triền miên trong thái độ thụ động cố hữu từ mấy thế kỷ. Cực chẳng đã, các tay trí thức phải chuyển hướng, đề cao sự khủng bố cá nhân làm chiến lược căn bản. Họ vác bom, vác súng để thủ tiêu những yếu nhân của chế độ Nga hoàng. Một đợt khủng bố không tiền khoáng hậu đã mở đầu vào 1878 và kéo dài tới 1905. Có hàng ngàn vụ khủng bố mưu sát. Từ 1905 trở đi, mới có sự tham dự tích cực của thợ thuyền do những cuộc đình công. Tới 1917, từ tháng 2 đến tháng 10, thợ thuyền và binh sĩ đã tham dự đông đảo. Tuy nhiên, đa số phần tử lãnh đạo vẫn là những tay trí thức hoặc tiểu tư sản.

A. Nhận định về tâm hồn dân Nga

Cho nên, muốn am hiểu cách mạng Nga sô, và trước khi trình bầy về lịch trình biện chứng của nó, thiết tưởng cần nhận định qua về một vài khía cạnh tâm hồn của dân tộc Nga. Nếu cuộc cách mạng vô sản đầu tiên đã xảy ra ở một nước khác, như Đức, Pháp hay Ý, chắc rằng những trạng thái của cách mạng dễ nhận định hơn. Vì người Nga thực ra, không giống như người Đức, nhất là không như người Pháp và Ý. Tâm hồn người Pháp và Ý là tâm hồn dân la tinh, sáng sủa và hợp lý, ít có những trạng thái trái ngược nên dễ nhận định hơn. Đành rằng tiềm thức của người dân nào cũng có những trạng thái phi thường hoặc trái ngược, nhưng tương đối, tính chất các dân tộc khác vẫn còn dễ nhận xét. Trái lại, người dân Nga sinh sống trên một khoảng đất bao la nửa Âu, nửa Á, đầy sa mạc băng tuyết hoặc cánh đồng cỏ mịt mù, đầy những ngọn núi trùng trùng điệp điệp nên tâm hồn họ thường không có mực thước nào hết. Dù đi về tả hay về hữu, đi lên hoặc đi xuống, người dân Nga dễ đi tới chỗ cực đoan. Họ có thể trở thành một vị thánh, hay có thể trở nên một tên sát nhân. Đặc chất của họ là: cực đoan và trái ngược. Chỉ riêng trong một người, đã có những trạng thái trái ngược lẫn nhau, và trạng thái nào cũng có thể đi tới cực đoan được. Một phóng viên Pháp bị tù đày tại Nga sô năm 1945 lúc trở về nước đã viết rằng: "Khi giao tiếp với người Nga, ta đừng nên ngạc nhiên là một điều gì hết! Vì mọi sự trái ngược đều có thể xảy ra. Tâm hồn họ là thế. Họ có thể buổi sáng ôm một người hôn hít, nhưng tới buổi trưa, họ có thể giết người ấy. Rồi buổi tối, họ sẽ hối hận ôm thây người chết khóc lóc và cầu Chúa cho người chết được sống lại. Và mỗi việc làm kể trên của họ đều là thành thực cả".

Tâm hồn cố hữu của người dân Nga là một tâm hồn hết sức tín ngưỡng. Do tín ngưỡng, tiềm thức của họ hay có khuynh hướng thèm khát sự thống khổ. Đối với họ, tưởng chừng như đau khổ có thể cứu chuộc và làm thánh sạch con người! Đó là một khuynh hướng mà sau đây, ta sẽ nhận thấy trong tâm hồn của nhiều phần tử cách mạng Nga, nhất là các phần tử lý tưởng như những lãnh tụ của phong trào "Đi vào dân chúng". Tuy nhiên, mặc dầu đầy tín ngưỡng cố hữu, người Nga vẫn dễ dàng đi tới tâm trạng trái ngược, tức là noi theo vô thần chủ nghĩa để trở thành những phần tử tiền phong của cách mạng. Một tay anh hùng cách mạng, Kaliayev, trước khi xách trái bom đi ném quận công Serge, đã dừng lại trước một tượng Chúa bầy bán hè phố, lấy tay làm dấu thánh giá. Khi ném bom rồi, bị bắt đưa lên đoạn đầu đài, Kaliavey lại từ chối không chịu nhận lỗi rửa tội của vị tu sĩ! Cho nên, khi đọc những tiểu thuyết của Dostoievsky, độc giả ngoại quốc thường lấy làm lạ trước những nhân vật như Raskolnikov, Kirilov...Vì mặc dầu là một sát nhân, Raskolnikov vẫn còn giữ được tâm hồn của một kẻ đầy thánh hạnh. Độc giả ngoại quốc, lúc mới đọc, thường cho rằng những nhân vật đó là quái đản huyễn hoặc, không phản chiếu mực thước trung bình của tâm hồn Nga. Nhưng trái lại, người dân Nga là thế. Đành rằng không phải người nào cũng cực đoan và trái ngược như những nhân vật của Dostoievsky, nhưng trên đại cương, họ đều cực đoan và trái ngược. Jean Rounnault có ghi thêm rằng: "Kể cũng hơi khó phân tích tâm hồn người Nga. Bởi với đa số dân chúng, khí hậu tâm hồn của họ gồm những trạng thái sau đây: hào hiệp, niềm nở và thắm thiết hồn nhiên một cách trẻ con, đầy sinh lực, nhiều sức khỏe, nhiều điên cuồng. Tính chất cao thượng thường trộn lẫn với những tính chất xấu xa ghê gớm. Nên người dân Nga thường ở trên hoặc dưới kích thước trung bình của nhân loại. Họ có ý thức về quyền lực, về bác ái, nhưng họ không có ý thức về công lý. Nhất là họ thích say sưa, và sự say sưa đó không có giới hạn nào. Say sưa về rượu vodka, say sưa về cao vọng, say sưa quyền lực, say sưa với lòng khiêm nhượng và tự hạ mình! Có lẽ điểm quyến rũ của dân tộc Nga nằm ở trong khả năng say sưa. Và mỗi người Nga là một thi sĩ không biết mình là thi sĩ. Cần ghi thêm rằng vì sinh trưởng trên một khoảng đất biên địa nửa Âu, nửa Á, tâm hồn người dân Nga thường bị chia sẻ trước ảnh hưởng của Âu châu: nửa muốn chống đối, nửa bị quyến rũ bởi Âu châu. Tuy nhiên, trong đáy lòng dân tộc, người dân Nga vẫn thầm nuôi một cao vọng khủng khiếp: cao vọng muốn đem lại một thông điệp lớn lao cho nhân loại và trở thành một dân tộc cứu thế.

Trong những tiểu thuyết của Dostoievsky hoặc Tolstoi, nhiều nhân vật, mỗi khi nói tới nước Nga và dân tộc Nga, đều bộc lộ một niềm cảm động chân thành sâu đậm đối với nước non đồng chủng, đồng thời đều triệt để tin tưởng rằng rồi đây, dân tộc Nga sẽ mang lại một Phúc âm mới mẻ cho nhân loại. Một phần do những cao vọng thầm kín đó, phần do kích thước quá khổ (kích thước hạ nhân hay kích thước siêu nhân) của tâm hồn người dân Nga, nên sau này, trên khoảng đất bao la ấy, mới có thể nẩy nở một chế độ tàn bạo khủng khiếp như chế độ Sô viết của Staline. Đứng trên tâm lý mà xét, có lẽ tâm trạng Staline cũng có đôi chút tương tự với tâm trạng của nhân vật sát nhân Raskolnikov, nghĩa là muốn làm một cuộc thí nghiệm để đẩy bản năng bạo tàn cùng ý chí quyền lực của con người tới một cực độ không thể vượt xa hơn nữa. Camus từng nói rằng đặc điểm của người dân Nga là ở chỗ họ càng suy tư bao nhiêu, họ lại càng bị khích động bấy nhiêu. Cho nên, những ý kiến trừu tượng, đối với một người dân khác, thường chỉ là những ý kiến vu vơ, nhưng đem du nhập tâm hồn người Nga, ý kiến trừu tượng đó sẽ biến thành thực tại cụ thể. Sau rốt, cũng cần nhận định rằng đa số dân Nga đều ít có năng khiếu đối với kỹ thuật máy móc, và không ưa thích cho lắm.

B. Nguyên nhân

Đối với cuộc cách mạng 1917, thiết tưởng không cần trình bầy dài giòng về những nguyên nhân, vì mọi người đều biết rõ những nguyên nhân đó. Trên đại thể, chế độ Nga hoàng cũng là một chế độ phong kiến, gồm một tầng lớp quý tộc đè nén và bóc lột những dân cày nô lệ. Nhưng khác với tình trạng Pháp của thế kỷ XVIII, nước Nga thời tiền cách mạng không có một tầng lớp tu sĩ bóc lột nặng nề dân chúng. Dân Nga phần lớn cũng theo đạo Cơ đốc, nhưng Giáo hội là một tổ chức khác biệt không phụ thuộc vào La Mã. Mức độ tổ chức, chặt chẽ giữa các hàng giáo phẩm cũng thua kém đối với Giáo hội La Mã, sự thâu gom những của cải cũng ít, nên sự bóc lột ít nặng nề.

Nhưng trái lại, sự bóc lột bởi hoàng tộc Nga hoàng cùng quý tộc lại sâu dầy hơn ở nước Pháp thời trước. Một quý tộc bậc trung tại nước Nga hồi đó cũng sống cuộc đời rất vương giả. Và tài sản của quý tộc thường được ước lượng theo nhân số của bọn dân cày nô lệ. Tỷ dụ như người ta thường nói: ông hầu tước X, có một tài sản 10.000 nô lệ. Sự bóc lột nặng nề có lẽ là do mực độ chậm tiến của người dân Nga cùng lòng tín ngưỡng sâu dầy của họ đối với Thượng đế: một khi Thượng đế đã an bài như vậy, chắc là phải đúng, và chúng ta nên phục tòng là hơn. Cần nói thêm rằng, dưới thời Nga hoàng, đế quốc Nga gồm rất nhiều chủng tộc: ngoài dân Nga, còn có tới hơn 20 chủng tộc khác, có phong tục và ngôn ngữ khác nhau. Phần lớn đều khá lạc hậu. Chính sách của Nga hoàng là muốn đồng hoá họ. Nên các Nga hoàng đã nhiều lần ra lệnh buộc các chủng tộc phải học tiếng Nga tại nhà trường, hoặc dùng tiếng Nga trong công văn để dần dần tập trung quyền hành. Các biện pháp ấy đã gây nhiều công phẫn. Nên trong cuộc cách mạng Nga, có nhiều phần tử thuộc chủng tộc khác tham dự. So với cuộc cách mạng 1789, cách mạng Nga đã phải đặt vấn đề chủng tộc trên một phạm vi lớn lao hơn nhiều. Và sau khi cách mạng thành công, chính quyền cách mạng đã đặt riêng một bộ, gọi là bộ coi về các vấn đề chủng tộc, do Staline lúc đó làm uỷ viên nhân dân.

C. Diễn trình biện chứng của cách mạng

Cũng như phần lớn các cuộc đại cách mạng khác, cách mạng Nga đã được tiếp diễn trên một lịch trình dài non một thế kỷ, và gồm nhiều đợt tấn công. Mỗi đợt tấn công đều có những đặc tính của nó, về thành phần cơ cấu, về chiến lược chiến thuật hoặc mục tiêu cách mạng. Đồng thời, có sự chuẩn bị lâu dài trên tổ chức thực tế, cũng như về những trào lưu tư tưởng.

1) 1825: Phong trào Décabristes

Cuộc tấn công đầu tiên là sự khởi loạn của một phong trào, sau được mệnh danh là bọn Décabristes. Phong trào này được chuẩn bị từ 1820, và khởi loạn vào tháng 12-1825. Họ võ trang khởi loạn. Phong trào gồm một số quý tộc và sĩ quan. Người cầm đầu tên là Pestel. Không có dân chúng. Phong trào được phôi thai một phần do cuộc xâm lăng của Napoléon vào những năm 1809-1810: mùa đông giá lạnh của xứ Nga cùng tài ba của tướng Kutuzov đã đánh tan đạo quân bách chiến bách thẳng của Napoléon. Vì đẩy lui được Napoléon, nên binh sĩ cùng sĩ quan Nga chợt nhận thấy rằng họ cũng là những tay anh hùng. Nhưng khi giặc yên rồi, họ trở về quê, lại thấy mình bị bóc lột. Nhất là trong khi tranh chiến, đi đánh nhau ở nước, họ đã được ra khỏi khuôn khổ của chế độ Nga hoàng, và nhận thấy tại các nước khác, người dân không đến nỗi bị bóc lột như tại nước họ. Đồng thời, binh sĩ của Napoléon, khi xâm nhập lãnh thổ Nga, cũng gieo rắc những tư tưởng tự do bình đẳng trong óc người Nga. Do đó, một số sĩ quan đã muốn ra tay lật đổ chế độ. Về phía quý tộc, có một số quý tộc có lý tưởng nhân đạo, muốn thực sự giải phóng cho dân Nga. Họ cũng tương tự như Mirabeau, hoặc những quý tộc Pháp đã liên minh với thứ dân, và trong đêm 4-8-1790, đã khước từ những quyền của quý tộc... Cho nên, phong trào Décabristes là một phong trào rất lý tưởng, lý tưởng đến nỗi ngây thơ. Họ nói trước khi khởi loạn: "Có lẽ chúng mình sẽ chết, nhưng chết đẹp đẽ". Đó là quan niệm "không thành công thì thành nhân" của những con người cách mạng trong buổi đầu có quá nhiều lý tưởng. Họ cùng đưa ra một chương trình cách mạng: truất bỏ quyền hành của quý tộc, tổ chức nền tảng quốc gia theo một kiễu mẫu dân chủ toàn diện, bỏ đế chế, tổ chức một Liên bang gồm các chủng tộc trong đó, các địa phương đều có quyền tự trị rộng rãi v.v... Họ đã khởi nghĩa ở kinh đô Saint-Pétersbourg, nhưng bị thảm bại. Tháng chạp 1825, những khẩu thần công của Nga hoàng đã làm tan tác đám quân khởi nghĩa. Những kẻ sống sót đều bị đi Siberie, có 5 người bị treo cổ!

2) Từ 1830 trở đi: Tư tưởng Pháp-Đức đột nhập - Hư vô chủ nghĩa

Tới năm 1830, ảnh hưởng văn hóa Pháp xâm nhập vào nước Nga. Những tư tưởng gia cách mạng như phái Encyclopédistes, những tiểu thuyết Pháp, những sách truyền bá xã hội chủ nghĩa Pháp như kiểu Saint Simon, Fourier đều được thịnh hành tại Nga. Do đó, người dân Nga, nhất là lớp tư sản trí thức, đều tiêm nhiễm tư tưởng của cách mạng 1789 cũng như tư tưởng xã hội chủ nghĩa theo kiểu Pháp. Văn hoá Pháp thịnh hành đến nỗi nhiều người Nga thường hay nói chuyện với nhau bằng tiếing Pháp, coi đó là một sự biểu lộ văn hoá. Tuy nhiên, trên dải đất Nga, có rất ít người Pháp. Trừ một số ít sang kinh doanh buôn bán, hoặc những cô gái quý tộc Pháp bị sa sút phải sang ngồi dậy trẻ em tại các gia đình quý tộc Nga.

Tới 1840, khi người dân Nga đã có ít nhiều ý thức cách mạng do ảnh hưởng văn hoá Pháp, thì nền tư tưởng Đức (nhất là Schelling, Hégel) lại tràn vào mạnh mẽ. Tư tưởng Đức làm át hẳn tư tưởng Pháp. Thực ra, từ những thế kỷ trước, dân Nga vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của dân Đức. Trường Đại học đầu tiên lập tại nước Nga là Đại học Moscou, lập vào 1750 bởi những người Đức, và có nhiều môn dậy bằng tiếng Đức. Hơn nữa, đã từ mấy thế kỷ trước, dân Đức sang đất Nga rất nhiều để làm nghề hoặc kinh doanh buôn bán. Cho nên, khi tư tưởng của Hégel và thơ của Schelling tràn vào, người trí thức Nga đã say mê hết sức, khiến quên cả tư tưởng Pháp. Họ say mê triết học Hégel đến nỗi có người mang cả bộ Luận lý của Hégel để cố dịch thành thơ. Lúc ban đầu, phái trí thức đều coi triết thuyết Hégel như một thứ chân lý thiên khải! (?). Nhưng chết một nỗi là trên phương diện xã hội, triết thuyết Hégel đã đi tới một kết luận bảo thủ trái với hoài vọng cách mạng của phái trí thức Nga. Vì thuyết của Hégel đã nêu cao tiêu ngữ: "Tất cả những gì có thật, đều có lý". Trong những sự kiện có thật, có cả chế độ xã hội đương thời. Nếu chế độ xã hội đương thời là có thật, tin theo Hégel, nó tất nhiên phải có lý. Đã nhận là có lý, làm sao có thể đánh đổ được chế độ ấy! Cho nên, kết luận suy diễn ở thuyết Hégel, phái trí thức Nga dần dần mới nhận thấy sự trái ngược với hoài bão cách mạng. Họ đâm ra ngấn ngơ. Nhưng vì chót mang trong người bầu nhiệt huyết muốn giải phóng cho dân chúng, nên phái trí thức Nga đã dần dần bước từ quan niệm lý trí độc tôn của Hégel tới một chủ nghĩa trái ngược: đó là hư vô chủ nghĩa. Từ 1840 cho đến 1870, trào lưu hư vô chủ nghĩa phôi thai và lan tràn. Nó sẽ trở thành nguyên nhân sâu xa của những phong trào cách mạng tiếp theo. Hầu hết các tay trí thức thời đó đều trải qua giai đoạn biến chuyển nói trên, từ Hégel đến hư vô chủ nghĩa. Lúc đó, những tư tưởng gia Nga tiền phong của cách mạng khá nhiều, nhưng thiết tưởng chỉ cần kể tới mấy tay cự phách sau đây:

Biélinski: Sinh vào cuối thế kỷ 18, và chết vào 1848, tức là năm mà Marx tung ra bản tuyên ngôn của đảng cộng sản. Một trong những tư tưởng gia có nhiều ảnh hưởng từ 1840 đến 1850. Vốn có đầu óc cách mạng, Biélinski trước kia chịu ảnh hưởng của nền tư tưởng cách mạng Pháp. Tới khi đọc Hégel, ông cũng tưởng chừng như tìm thấy chân lý: "Bây giờ tôi mới hiểu rằng không có gì là tình cờ và ngẫu nhiên hết. Tôi đã giã từ tư tưởng Pháp". Từ đó, ông gần như chuyển sang sự chấp nhận chế độ xã hội đương thời, và chấp nhận một cách thành thực?" Trong một thời gian, ông ép mình chấp nhận cái thế giới trước mắt, và ông tự an ủi cho rằng có lẽ những đau khổ của con người rồi đây sẽ trở thành cái vinh quang của nó. Nhưng chỉ được một thời gian! Dần dần, tâm hồn hào hiệp của ông lại không chịu nổi những cảnh lượng đè nén bóc lột dưới chế độ Nga hoàng, có lẽ ông chỉ có thể chịu nổi những đau khổ của riêng mình, còn như đứng trước đau khổ của kẻ khác, ông vẫn thấy bất nhẫn. Ồng từng viết: "Tôi không muốn cái thứ hạnh phúc đơn độc của riêng tôi, một khi tôi còn thấy trước mắt những đồng chủng bị đau khổ". Rồi từ đó, ông lại từ bỏ quan niệm của Hégel để trở lại tâm trạng nổi loạn trước kia. Nhưng lần này, sự nổi loạn đi xa hơn nữa, và ông bắt đầu đặt nền tảng của hư vô chủ nghĩa. Ỏng viết: "Cá nhân con người không thể nào thừa nhận lịch sừ trên diễn trình tự nhiên của nó. Từ nay trở đi, sự phủ nhận hết thẩy thực tại sẽ là phương châm của tôi. Và những vị anh hùng tôi hằng sùng kính đều là những người đã từng đả phá chế độ cũ: Luther, những tư tưởng gia Bách khoa Pháp, những tay cách mạng khủng bố, và Byron trong cuốn Cain". Lời Biélinski, hư vô chủ nghĩa bắt đầu được gieo rắc trong lớp trí thức Nga thời đó.

Herzen và Pisarey: Tiếp theo Biélinski, Herzen và Pisarey đã phát triển thêm hư vô chủ nghĩa. Họ đem lại cho hư vô chủ nghĩa một sắc thái vô thần, và đồng thời làm sâu rộng thái độ khẳng định trước kia của Biélinski. Tới lúc đó (1850-1880), nền tư tưởng duy vật của Buchner, cùng thuyết tiến hoá của Darwin đã du nhập nước Nga. Giới thanh niên đều dần dần chấp nhận quan niệm vô thần. Những ai không chịu công nhận Darwin, hoặc còn muốn nói tới tính chất bất tử của linh hồn đều bị coi là kẻ phản bội. Herzen vả Pisarey đã nhuốm thêm cho hư vô chủ nghĩa một mầu sắc hoàn toàn khoa học thực nghiệm. Rồi từ những cứ điểm đó, họ tiến tới thái độ khước từ hết thẩy: khước từ mọi truyền thống tư tưởng, mọi luân lý, khước từ các tôn giáo, triết học, các quan niệm thẩm mỹ, họ khước từ cả đến những tập quán cùng sự lịch thiệp trong việc giao tế xã hội, vì cho rằng tất cả những thứ đó đều trái với lý trí và khoa học. Tóm lại, ở giai đoạn này, hư vô chủ nghĩa thường được thâu tóm trong thái độ khước từ có tính cách hoàn toàn vị kỷ. Sự xiển dương lòng vị kỷ cá nhân, cũng như sự khước từ luân lý, khiến có lần Pisarey đã đặt lên vấn đề gay cấn như sau: người ta có quyền giết bố mẹ không? Và Pisarey trả lời: tại sao không, nếu quả thực tôi mong muốn điều đó (?!) - Tuy nhiên, với Herzen và Pisarev, hư vô chủ nghĩa còn ở trên hình diện lý trí, và phải đợi tới những người sau như Bakounine, chủ nghĩa đó mới được chuyền sang xã hội và hành động.

Bakounine: Bakounine là người đầu tiên đã du nhập hư vô chủ nghĩa sang lãnh vực hành động. Ông cũng là người đầu tiên đã mang lại cho thái độ hư vô một tác phong trắng trợn trong sự tranh đấu chính trị. Trước kia, Bakounine cũng say mê tư tưởng Hégel, và trong một thời gian, nhận thái độ bảo thủ. Nhưng sau đó, ông ly khai với Hégel và bước sang hư vô chủ nghĩa. Ông đã đào sâu chủ nghĩa đó bằng cách đề xướng tính chất tự do của con người. Mộng tưởng lớn lao của ông là thực hiện một thứ giáo hội đại đồng và thực sự dân chủ của nền tự do con người. Tự do đã trở thành tôn giáo của ông. Đối với ông, chỉ cần có tự do, còn luân lý không đáng kể, ông cho rằng lịch sử loài người chỉ có hai trạng thái, hai nguyên động lực: tự do và sự đè nén bóc lột. Tự do được tượng trưng bởi cách mạng, còn đè nén bóc lột được tượng trưng bởi bộ máy nhà nước. Hai trạng thái đó không sao có thể điều hoà được, và mỗi bên đều phải tranh đấu đến cùng để tiêu diệt bên kia. Ông từng viết: "Nhà nước tức là tội ác. Dù bé nhỏ và hiền lành đến đâu, bộ máy nhà nước vẫn giữ ngyên tính chất tội ác ấy". (trích dẫn bởi Camus trong L'homme révolté, trang 197).

Cho nên, cách mạng tượng trưng cho trạng thái hoàn thiện. Muốn làm cho Thiện chiến thẳng, cần phải tranh đấu quyết liệt, không thương xót, không cần luân lý. Trong cuộc tranh đấu này, phải tiêu diệt hết thảy những vết tích cũ của xã hội, ông cho rằng: "Sự đam mê hủy diệt là một sự đam mê đầy sáng tạo". Khi nghiên cứu về cuộc cách mạng Pháp 1848, ông hết lời ca ngại sức huỷ diệt của cách mạng, và coi sự hủy diệt như một cuộc dạ hội liên hoan. Tóm lại, cách mạng là một trạng thái liên hoan đầy hy vọng, và nhiệm vụ của chiến sĩ là phải xô đổ xã hội cũ vào giữa sự hỗn mang của một cơn hồng thủy. Do lòng chiêm ngưỡng sự huỷ diệt, ông thường xưng tụng một số lãnh tụ cách mạng Nga thời trước, nửa làm cách mạng nửa ăn cưóp như Stenka Razine hoặc Pougatchev. Vì những người đó đã tranh đấu quyết liệt, mà không cần tới một chủ nghĩa gì hết, cốt nhằm đạt tới một lý tưởng tự do thuần tuý. Bakounine từng viết: "Một cuộc sống đầy giông tố, đó là điền cần thiết cho chúng ta. Rồi thiết lập một thế giới mới, một thế giới không luật lệ, một thế giới tự do". Cũng do những câu đó mà sau này, nhiều người coi Bakounine như chủ trương vô chính phủ.

Tuy nhiên, cũng như nhiều lãnh tụ Nga khác, những ý kiến của Bakounine vẫn hàm chứa mâu thuẫn. Tuy coi nhà nước là hiện thàn của tội ác, và cho rằng thế giới tương lai phải là một thế giới không luật lệ, Bakounine lại chủ trương rằng muốn xây dựng tương lai, phải có một tổ chức độc tài. Xã hội chủ nghĩa của ông là một thứ xã hội chủ nghĩa có nhiều tỉnh cách chuyên chế. Vào 1861, khi dự thảo quy chế của Hội Huynh đệ Quốc tế, ông quy định rằng cá nhân phải phục tùng tuyệt đối Ban chấp hành trung ương. Ít nhất là trong thời gian hành động. Đối với nước Nga, ông thường hô hào cần có một chính quyền độc tài và mạnh cho một nước Nga giải phóng. Vì ông nghĩ rằng đối với loài người, chỉ có sự sợ hãi là động lực đem lại nhiều hiệu quả hơn hốt... Những điểm trên đây của Bakounine sẽ ảnh lurỏng nhiều tới quan niệm của Lenine về bộ máy nhà nước, và ảnh hưởng cả đến Staline trong sự thành lập một độc tài chế không hạn định trên thời gian. Trong cuốn tiểu thuyết "Les possé Jés", có lẽ Dostoievsky đã nhìn vào Bakounine khi mô tả nhân vật Chigalev. Vì cũng như Bakounine, Chigalev là một tư tưởng gia say mê tự do đến điên cuồng. Nhưng sau khi suy tư rất lâu, Chigalev di đến một kết luận rất tuyệt vọng. Chigalev cho rằng muốn xây dựng thiên đường nhân loại, không có cách nào khác là phải thiết lập chế độ độc tài vô hạn định: "Lấy xuất phát điểm ở tự do vô hạn định, tôi đã đi tới độc tài vô hạn định". "Đó là con đường ngắn nhất để thực hiện tự do. Rồi đây, chỉ còn một phần mười nhân loại sẽ được phép có cá tính và được sử dụng quyền hành. Thiểu số đó sẽ có một uy quyền không giới hạn đối với chín phần mười kia, còn đa số này sẽ dần bị lột hết cá tính, trở thành như một đàn cừu. Họ sẽ trở lại trạng thái thơ ngây vui sướng của người thời cổ sừ, nhưng ngay ở nơi thiên đường đó, họ vẫn phải làm việc!". Chigalev cho rằng chín phần mười nhân loại đó, tuy phải làm theo mệnh lệnh, nhưng họ thường sung sướng. Trái lại, thiểu số một phần mười kia, tuy có cá tính và danh vọng, nhưng họ lại đau khổ vì phải gánh trách nhiệm hành hạ đầy ải kẻ khác! Tóm lại, nhân loại của Chigalev chĩ gồm hai hạng: một hạng thống trị có cái sung sướng là thoả mãn được ý chí quyền lực của mình, nhưng họ sẽ là hạng người đau khố vì phải đầy ải kẻ khác, còn như đa số, tuy phải tuân lệnh và bị đầy ải, nhưng trái lại, họ không bị bắt buộc phải hành hạ kẻ khác! Cho nên, viễn tượng xã hội của Chigalev quả thực là tuyệt vọng, vì nó gồm hai hạng người (đao phủ và tội nhân) đều cùng tuyệt vọng cả. Có thể kết luận rằng Bakounine là nhà tư tưởng gia đã linh cảm được phần nào cuộc diễn tiến sau này của nước Nga dưới chế độ Staline.

Netchaiev, Tkatchev: Tới 1806, trong giới trí thức Nga thấy xuất hiện một nhân vật đặc biệt: Netchaiev. Cuộc đời của Netchaiev rất ngắn, vì xuất hiện năm 1866, ông đã chết trong ngục tối vào 1882. Trong khoảng 16 năm ấy, Netchaiev ngồi tù mất 12 năm. Tuy nhiên, Netchaiev đã để lại một vết xe không thể xoá mờ trong trào lưu cách mạng Nga. Thực ra, trên đường hành động, vì thời gian ngắn ngủi, nên Netchaiev cũng không gây được nhiều thành tích. Song tác phong của ông đã đưa tới một quan niệm hành động có ảnh hưởng nhiều tới người Bolsevich sau này. Đó là một tác phong hành động sắt đá và hoàn toàn phi luân lý. So với Netchaiev, Bakounine chỉ mới phi luân lý trên lý thuyết. Trái lại, Netchaiev đã áp dụng quan niệm đó vào đời sống và hành động. Trong lúc các phần tử cách mạng còn triền miên trong tư tưởng hoặc sa lầy trong tình cảm. Netchaiev đã chủ trương hành động và tiêu diệt tình cảm. Trong các tiểu tổ ông hoạt động, Netchaiev đều đặt thành quy luật: người chiến sĩ cách mạng phải tự coi như đã lãnh sẵn án tử tù. Họ không có quyền có một đời sống cá nhàn, không thể có một liên hệ tình cảm, không yêu một vật gì hoặc một ai hết. Người chiến sĩ phải trút bỏ hết tên tuổi của mình. Tất cả đời sống phải tập trung vào sự đam mê duy nhất: cách mạng. Để bù lại những hy sinh ấy, ngưởi chiến sĩ lãnh đạo phải có, tất cả quyền năng hành động. Họ có quyền dùng bạo lực và dối trá. Kẻ lãnh đạo còn có quyền coi người khác như những vật dụng, và coi những đảng viên dưới quyền mình như một thứ vốn liếng có thể mang tiêu xài. Những chủ trương trên đây, có lẽ trong lịch sử các tay lãnh đạo đều thường nghĩ như thế cả, nhưng duy có Netchaiev là dám nói ra. Netchaiev còn cho rằng người lãnh đạo có quyền khủng bố kẻ rụt rè, và lường gạt kẻ dễ tin. Muốn chặt cầu của bọn do dự, phải đẩy họ vào một tình trạng bất khả vãn hồi, tỷ dụ như giết người. Còn đối với dân chúng, mặc sức muốn dối trá sao cũng được, miễn có lợi cho cách mạng! Netchaiev từng chủ trương rằng muốn cho cách mạng chóng chín mùi, cần phải xúi đẩy chế độ Nga hoàng tới sự hà hiếp bóc lột hơn nữa. Còn về việc ám sát, Netchaiev không chủ trương ám sát những phần tử địch bị dân chúng ghét hơn hết, vì phải để những phần tử đó làm tăng gia sự bóc lột!

Những tác phong sắt đá của Netchaiev còn đi xa hơn nữa. Từ trước tới đây, người ta chỉ dám nói tới việc dùng bạo lực và dối trá đối với kẻ địch hoặc dân chúng. Riêng Netchaiev đã dám mang sử dụng bạo lực và dối trá ngay đối với những đồng chí của mình. Nếu cần tố cáo hoặc hy sinh một đồng chí, hoặc cần tự tay giết một đồng chí để có lợi cho cách mạng, người chiến sĩ cũng không được ngần ngại. Cho nên, Netchaiev đã chặt đứt hết các tình cảm: tình gia đình, trai gái, tình bạn, và ngay cả đến tình chiến hữu.

Qua quãng đòi ngắn ngủi của ông, Netchaiev đã lạnh lùng áp dụng những chủ trương nói trên. Quen biết với Bakounine ở Genève, Netchaiev được Bakounine phái về nước vào 1866. Lúc đó, ở ngoại quốc, chưa hề có một tổ chức cách mạng. Nhưng về tới nước, Netchaiev liền hội họp một số tiểu tổ, tự giới thiệu là đặc phải viên của Liên hiệp Cách mạng Âu châu. Rồi Netchaiev tổ chức một đảng, mệnh danh là đảng "Cái búa", viết lấy quy chế. Ông cũng nói gạt rằng Liên hiệp Cách mạng Âu châu là một tổ chức rất mạnh, có phương tiện tài chính vô giới hạn. Đảng hoạt động được ít lâu, thì Ivanov, một sinh viên hoạt động cùng tiểu tổ, tỏ ý hoài nghi rằng chưa chắc đã có một tổ chức trung ương, và có lẽ Netchaiev đã bịa đặt điều đó để tự gán cho mình vai trò lãnh tụ mà thôi. Netchaiev liền quyết định giết Ivanov. Ồng nêu vấn đề trong tiểu tổ. Có kẻ chất vấn: "Chúng mình có quyền gì để giết một đồng chí?" - Netchaiev trả lời: "Đây không phải là quyền mà là nhiệm vụ". Sau đó, Netchaiev giết Ivanov, rồi trốn ra ngoại quốc. Nhưng bị dẫn độ, và kết án 25 năm tù. Netchaiev chết trong ngục. Ồng quả là người đầu tiên đã mở đường cho quan niệm hành động sau này của phe bolsevích. Cuộc mưu sát Ivanov đã gây nhiều giao động trong hàng ngũ, khiến cho Dostoievsky đã dùng đề tài ấy viết cuốn tiểu thuyết "Les Possédés" mô tả nhân vật Verkhovensky giết Kirillov...

Tkatchev là một đồng chí gần gũi với Netchaiev, và có những quan niệm tương tự. Tuy nhiên, Tkatchev thường lưu tâm hơn tới vấn đề tố chức đảng, cùng kỹ thuật cướp chính quyền. Ông cũng là kẻ thù của luân lý và nghệ thuật.

Trên phương diện tổ chức đảng, ông là người đầu tiên đề xướng việc tổ chức thành những tiểu tổ ít người, có tính cách hoàn toàn bí mật, và các tiểu tổ chỉ có liên lạc với cấp trên mà thôi. Ở cấp trên, Tkatchev chủ trương tập trung quyền hành trong tay một thiểu số lãnh đạo. Sau này, Lenine đã lấy của Tkatchev những ý kiến trên để thiết lập guồng máy đảng: bí mật tuyệt đối, lựa chọn kỹ càng các đảng viên, huấn luyện thành những tay cách mạng chuyên nghiệp.

Cần ghi thêm rằng Tkatchev là người đã đề nghị tiêu diệt tất cả những người Nga quá 25 tuổi, cho rằng những thế hệ đó quá cằn cỗi không lãnh hội nổi những tư tưởng mới.

Trên đây là những tư tưởng gia cự phách, hoặc những tay hành động cừ khôi đã mở đường cho cách mạng trong thời gian 1830-1875. Đồng thời với những người đó, còn có bao nhiêu văn nghệ sĩ khác đã cổ xuý và truyền bá tư tưởng cách mạng: Pouchkine, Gogol, Tourguéniev, Dostoievsky, Tolstoi, Gorki... Tuy nhiên, thời gian đó chỉ là thời chuẩn bị tư tưởng cách mạng. Chưa có hành động thực sự, hoặc ít có hành động. Phải từ 1875 trở đi, tư tưởng cách mạng mới chín mùi, và những đợt tấn công mới liên tiếp mở màn.

3) Xã hội cách mạng đảng và chiến lược khủng bố - tâm trạng tuẫn đạo của các phần tử khủng bố

Vào năm 1875, các phần tử cách mạng đều chuẩn bị bị bước vào hành động. Hầu hết các nhóm lúc bấy giờ đều chịu ảnh hưởng của hư vô chủ nghĩa, và tuyệt đối phủ nhận chế độ cũ. Tuy nhiên, khi bước vào hành động, các nhóm liền bắt đầu có những sắc thái và khuynh hướng khác biệt. Từ 1870, đã thấy phôi thai một phong trào của giới trí thức, mệnh danh là phong trào "Đi vào dân chúng". Các phần tử cách mạng trí thức đều rời bỏ gia đình, nghề nghiệp, địa vị, đi về những thôn quê hoặc xóm thợ để truyền bá tư tưởng mới. Họ bắt đầu bằng những công tác xã hội để thừa dịp tuyên truyền cách mạng. Nhưng sau một thời gian hoạt động, họ nhận thấy khó thể lay chuyền được tâm trạng thụ động cố hữu của người dân Nga, nhất là người dân quê. Do đó, một nhóm người, lấy tên là nhóm "Ý Dân", đã chuyên sang chiến lược khác: chiến lược khủng bố. Từ đó trở đi, trong gần 30 năm trời, các phần tử cách mạng ấy đã cầm bom và súng để tiêu diệt những tay sai đắc lực của chế độ Nga hoàng. Họ đã nhiều lần tổ chức việc ám sát Nga hoàng. Nhóm "Ỷ Dân" dần dần chuyền thành một tổ chức đảng -đảng Xã hội Cách mạng, và cho tới 1917, Xã hội Cách mạng đảng còn đóng một vai trò quan hệ trên chính trường nước Nga.

Chỉnh sách khủng bố bắt đầu vào năm 1878. Năm đó, có một vụ án lớn xét xử 193 người của phong trào "Đi vào dân chúng". Sau vụ án, một cô gái trẻ tuổi, Vera Zassoulitch, đảng viên của nhóm "Ý Dân", đã trả thù bằng cách bắn chết viên đại tướng Trépov, thống đốc thành Saint Pétersbourg. Bị đưa ra toà án, Véra Zassoulitch lại được các vị bồi thẩm tha bổng.

Hành động của nàng đã mở màn cho một thời kỳ liên tiếp đầy khủng bố cùng sự tàn sát trả thù của địch. Cũng vào năm ấy, một đảng viên khác của nhóm "Ý Dân" đã lưu hành một cuốn sách nhan đề là "Mạng đổi mạng", để chính thức hoá chính sách khủng bố. Nga hoàng Alexandre II đã lập tức trả lời bằng sự thiết lập một tổ chức công an đặc biệt (Okhrana) để diệt trừ bọn cách mạng khủng bố. Trong thời gian đó, trên nhiều nước Âu châu (Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha) cũng phát hiện những trào lưu khủng bố. Tới 1881, nhóm "Ý Dân" thành công trong vụ ám sát Alexandre II. Nhưng thủ phạm, Téliabov, cùng các đồng chí đều bị treo cổ. Rồi từ đó cho đến 1905, xảy ra tới hàng ngàn vụ khủng bố. Nguyên trong năm 1892, đã có tới mấy trăm vụ. Đến năm 1905, trước khi cách mạng bột phát, một phần tử cách mạng, Kaliayev, đã ném một trái bom giết chết quận công Serge. Những năm 1892-1905 là những năm cao trào nhất của chính sách khủng bố.

Ngày nay, các sử gia đều công nhận rằng các phần tử khủng bố trên đây đều là những con người rất đặc biệt của trào lưu cách mạng Nga. Họ đều là đảng viên Xã hội Cách mạng, đều là những tay trí thức trẻ tuổi, và chịu ảnh hưởng của hư vô chủ nghĩa. Phần lớn thường chấp nhận quan niệm vỏ thần. Tuy nhiên, có một vài phần tử (Kaliayev) trong thâm tâm còn tin ở Thượng đế, nhưng bề ngoài, họ vẫn không chấp nhận những lễ nghi của Giáo hội... Song toàn thể đều có một đặc điểm chung: họ đi vào khủng bố với tâm trạng những kẻ tuẫn đạo. Họ dùng bạo lực, nhưng họ không giống Netchaiev. Vì trong khi Netchaiev chủ trương rằng: "Mọi phương tiện đều tốt, miễn đạt tới cứu cánh", thì những phần tử khủng bố của đảng Xã hội Cách mạng lại quan niệm khác biệt. Họ dùng bạo lực, vì bạo lực là cần thiết để thực hiện công lý xã hội, nhưng trong thâm tâm, họ vẫn cho rằng dùng bạo lực là một trọng tội. Họ cũng khác với những người Bolsevich sau này, vì người Bolsevich thường giống Netchaiev và Tkatchev. Tóm lại, họ là những con người lý tưởng, cao thượng, kính trọng sinh mạng kẻ khác, và trên lương tâm không muốn chấp nhận sự chém giết khủng bố. Nhưng họ đã lựa chọn sự chém giết khủng bố, vì họ nghĩ rằng chỉ còn một con đường đó mới có thể đạp đổ chế độ Nga hoàng. Họ coi khủng bố như một hành động vì công lý, và những tay sai của Nga hoàng đều là kẻ có tội. Nhưng mỗi khi ám sát xong một người, họ lại nghĩ rằng chính họ cũng là kẻ phạm tội. Mặc dầu việc khủng bố là một hành động công lý. Để rửa sạch trọng tội của mình, họ thấy cần phải trả giá, nghĩa là phải chết. Chết để đem đời mình bù lại sinh mạng của kẻ bị ám sát. Cho nên, mỗi khi giết người xong, họ thường chịu hoặc mong mỏi cái chết. Chết để rửa sạch tội đối với lương tâm! Tâm trạng chia sẻ giầy vò ấy lại càng đau đớn hơn nữa, vì họ là những con người vô thần. Họ không còn mong gì sau này, sẽ có một sự phán xét cuối cùng của Thượng đế để minh oan cho họ. Họ đành chọn cái chết để minh oan trước lương tâm mình, và minh oan với hậu thế lịch sử. Hầu hết các tay anh hùng ấy, khi ra trước toà án, đều nhận cải chết, và thường chí kêu gọi đến hậu thế và lịch sử, không hề kêu gọi đến Thượng đế. Tính cách siêu nhiên của họ chỉ nằm trong lương tâm và lịch sử. Cần ghi rằng tâm trạng nói trên không phải là tâm trạng lẻ loi của một hai người, mà là tâm trạng chung của toàn thể. Cho nên, họ có lần mệnh danh đảng của họ là một tổ chức hiệp sĩ huynh đệ. Do tâm trạng tuẫn đạo ấy, nên Camus đã mệnh danh họ là những Đấng cứu thế bạo tàn (!)

Để minh chứng tâm trạng trên đây, chỉ cần đơn cử một vài tỷ dụ. Năm 1881, Jéliabov là người đứng chủ mưu tổ chức vụ ám sát Alexandre II. Chàng chính là người chủ mưu, nhưng do một sự tình cờ, chàng lại bị bắt 48 giờ trước vụ ám sát. Tuy nhiên, các đồng chí của chàng vẫn thi hành mệnh lệnh, và Nga hoàng đã bị ám sát. Các đồng chí đều bị bắt và đưa ra treo cổ. Đáng tẽ Jeliabov có thể tránh tội ấy, vì bị bắt trước vụ mưu sát. Nhưng chàng đã tự ý xin được treo cổ với các đồng chí. Một phần tử khác Savinkov nhận được lệnh phải đặt mìn làm đổ một chuyến tầu của Đô đốc Doubassov. Nhưng Savinkov đã phản đối, vì cho rằng việc giết mìn xe lửa sẽ làm chết lây nhiều kẻ vô tội. Kaliayey vác bom đi ném quận công Serge. Nhưng lần đầu tiên, quận công Serge ngồi xe ngựa eó hai đứa trẻ ngồi cạnh. Kaliayev không ném trái bom, vì sợ hai đứa trẻ bị chết lây. Chàng đợi mấy ngày sau, lúc quận công đi xe một mình, chàng mới ném bom giết Serge. Bị bắt ngồi trong tù, chàng viết nhật ký: "Từ lúc trái bom nổ, tôi không hề có ý muốn tiếp tục cuộc sống nữa, dù là bằng cách nào"... Cần ghi thêm rằng những người trên đây không bao giờ chịu nhận mình là kẻ sát nhân, vì họ đã lấy cái chết của họ để bù lại cái chết của kẻ kia và rửa tội rồi... Có thể nói rằng những phần tử cách mạng thời đó đã sống tới cực độ tâm trạng cao cả nhưng chia sẻ của con người nổi loạn, muốn dùng bạo lực để sảng tỏ công lý, nhưng lại thấy mình phạm tội do bạo lực. Tâm trạng của họ nhắc nhở tới tâm trạng của Saint-Just, Danton. Tuy không nói rõ ra, nhưng Saint-Just và Danton đều có tâm trạng tương tự. Có lẽ vì thế, mà Saint-Just và Danton đã gần như chờ đợi cái chết: có lẽ họ cũng cho rằng chỉ có cải chết của họ mới trả giá cho những hành động công lý mà trước kia họ đã làm khi quyết nghị đưa kẻ khác lên đoạn đầu đài... Cũng cần nói trước ngay rằng những phần tử cách mạng lý tưởng trên đây (đảng Xã hội Cách mạng) sẽ không phải là những người chiến thắng sau này vào 1917. Vì những kẻ tuẫn đạo thường chỉ là người đặt nền móng cho Giáo hội mới. Họ không bao giờ được nắm quyền trong Giáo hội. Họ là linh hồn, nền tảng, họ là lý do cùng minh chứng. Nhưng quyền hành sẽ về tay kẻ khác thâu lượm, về những kẻ thủ từ ngồi giữ đền chùa của Giáo hội cách mạng, những lãnh tụ khôn ngoan lọc lừa, biết quý mạng mình hơn mạng kẻ khác... 

4) Sự phôi thai của phong trào xã hội dân chủ có khuynh hướng mác-xít - các lãnh tụ Bolsevich và Mensevich

Từ 1875 đến 1905, có thế nói rằng chỉ có đảng Xã hội Cách mạng là hoạt động tích cực hơn cả, do hàng ngàn vụ khủng bố. Nhưng vào khoảng 1880, chủ nghĩa mác xít, phát sinh từ Đức, đã dần dần du nhập nước Nga. Nhiều phần tử cách mạng bắt đầu chịu ảnh hưởng. Phái trí thức cách mạng Nga trước kia vốn chịu ảnh hưởng của xã hội chủ nghĩa Pháp theo kiểu Saint Simon, Fourier. Nay lại thêm xã hội chủ nghĩa của Marx! Hai khuynh hướng ấy pha trộn lẫn nhau để cấu thành một phong trào được mệnh danh là: phong trào xã hội dân chủ. Phong trào phôi thai từ khoảng 1885, nhưng mãi đến những năm cuối thế kỷ XIX, mới kết tập thành đảng Xã hội Dân chủ. Riêng trên phương diện chiến lược, khuynh hướng hội dân chủ đã khác biệt với đảng Xã hội Cách mạng. Vì họ không chủ trương khủng bố cá nhân, muốn chú trọng tuyên truyền và tổ chức quần chúng. Vào khoảng 1895, để tránh sự khủng bố và tù đầy trong nước, một số lãnh tụ xã hội dân chủ đã xuất ngoại. Họ thường cư trú tại mấy kinh đô: Paris, Londres, Genève, Bruxelles. Lúc đó, đảng Xã hội dân chủ tại nước Đức và nước Áo cũng đã khá mạnh, nhưng các tay lãnh tụ Nga không lấy căn cứ điểm ở Berlin hoặc Vienne, vì có lẽ ở hai tĩnh đó có nhiều tổ chức mật vụ của Nga hoàng Trong các tay lãnh tụ xã hội dân chủ xuất ngoại lúc đó, ta phải kề tới: Plékhanov, Martov, Lenine. Được ít lâu sau, có thêm những người như: Kamenev, Zinoviev, Vera Zassoulitch và Axelrod. Tới 1902, có thêm Trotsky xuất ngoại. Mấy người đó đã họp thành một ban biên tập xuất bản một tờ báo lấy tên là "Tia Sáng" (Iskra). Bằng báo chí hoặc bằng những buổi diễn thuyết tố chức tại những nơi có nhiều người Nga xuất ngoại, họ truyền bá tư tưởng cách mạng. Đồng thời, liên lạc với trong nước để lưu hành các sách báo... Trong nhóm trên đây, có Vera Zassoulitch trước kia vốn là đảng viên của Xã hội cách mạng đảng (người đã ám sát viên thống đốc Trépov), nhưng lúc đó đã xuất ngoại và hợp tác với những phần tử cách mạng mác xít. Trong số những người còn lại, Plékhanov là tay lý thuyết gia mác xít kỳ cựu hơn cả, vì ông là người đầu tiên đã truyền bả chủ nghĩa mác xít trong giới cách mạng Nga. Axelrod là một phần tử đã hoạt động nhiều trong đảng Xã hội dân chủ của Đức. Martov sau này sẽ cầm đầu phái Mensevich. Còn Kamenev, Zinoviev, Boukharine sẽ trở thành những cộng sự viên đắc lực của Lenine. Trong thời gian tiền cách mang, Staline chỉ hoạt động trong nước và không hề xuất ngoại. Riêng về Lenine và Trotskv, thiết tưởng cần nhận định rõ rệt hơn, vì họ là đệ nhất vĩ nhân của cuộc cách mạng 1917:

Lenine: sinh vào khoảng 1870, và chết vào 1924. Người ta thường coi Lenine như vị tị tổ của cách mạng Nga, và là tay lý thuyết gia cùng chiến lược gia đã biết mang áp dụng chủ nghĩa mác xít vào cách mạng. Ỏng có viết nhiều sách về triết học, về cách mạng. Nhưng thực ra, tư tưởng triết học của ông không có gì đặc sắc. Điểm đặc sắc nhất của ông nằm trong những quan niệm chiến lược, hành động hoặc tổ chức đảng được trình bầy trong mấy cuốn: "Những căn bệnh ấu trĩ của phong trào cộng sản", "Chúng ta làm gi?", "Nhà nước và cách mạng". Vốn là người Nga lai ít chút máu Do thái, tâm trạng Lenine chỉ gồm một niềm căm hờn sâu độc đối với chế độ Nga hoàng. Người anh ruột của Lenine bị xử tử vì tội đồng loã trong một cuộc âm mưu ám sát Nga hoàng, nên Lenine sớm rẽ vào con đường cách mạng, và bị đi đày ba năm tại Sibérie. Sau đó, ông xuất ngoại... Lenine vốn là tín đồ của chủ nghĩa mác xít, nên nhiều người thường lầm tưởng rằng ông chỉ chịu ảnh hưởng của Marx và Engels. Nhưng xét kỹ, nền tư tưởng Marx-Engels chỉ thấm nhuần một phần cá tính Lenine. Vì thấy tư tưởng mác xít là một xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu giải phóng và có tính chất khoa học, nên Lenine đã bị quyến rũ, nhất là trong lúc ban đầu. Tuy nhiên, trong thâm tâm, ông thường bận tâm nhiều về số mệnh lớp dân cày nô lệ của nước Nga hơn là tầng lớp thợ thuyền vô sản. Có thể nói rằng tâm hồn của ông là tâm hồn một người dân Nga thuần tuý, với tất cả kích thước quá độ của nó: cách mạng cực đoan, đam mẽ và gan dạ, ông là một người vừa thực tiễn lại vừa có tâm hồn thần bí, có trí tưởng tượng dồi dào nhưng cũng có tầm mắt rất bén sắc và thực tế. Khi đã nhằm một mục tiêu, ông như người say mê muốn thực hiện đến cùng mục tiêu đó. Lời phê bình của Joseph de Maistre: "Nếu ta đem một sở thích của người Nga chôn vùi trong một thành trì kiên cố, sở thích đó sẽ làm nổ tung thành trì", có thể áp dụng vào Lenine. Cho nên, trên đường hành động, ông rất ít có thắc mắc lương tâm... Vốn là một tâm hồn Nga thuần tuý, nên giữa nhiều khúc quanh của cao trào cách mạng, ông là người thường trực cảnn thấy những nguyên vọng bàng bạc của dân chúng Nga. Trái lại, đối với những khía cạnh tâm hồn của người Tày phương, ông rất hay lầm lẫn. Đồng thời, cũng như nhiều người dân Nga, Lenine có cao vọng muốn mang lại một thứ Phúc âm mới cho nhân loại.

Ngoài Marx và Engels, ông còn chịu ảnh hưởng của phái cách mạng Jacobins Pháp. Quan niệm hành động của Lenine một phần noi theo kiểu mẫu của người Jacobins. Ngay từ 1903, ông đã tuyên bố muốn xây dựng một chủ nghĩa Jacobins theo kiểu Nga. Ỏng chủ trương một đường lối cứng rắn không thoả hiệp, một quan niệm tổ chức chặt chẽ và bí mật của những người cách mạng chuyên nghiệp. Nhưng ông vượt xa hơn phái Jacobins Pháp, vì người Jacobins còn tin ở đạo đức và Thượng đế, trong khi chủ nghĩa của Lenine có tính cách vô thần và đạt tới mực độ phi luân lý. Tuy nhiên, trong Lenine, ảnh hưởng Jacobins cũng không phải là ảnh hưởng quyết định. Trên hành động và chiến thuật, Lenine có lẽ đã chịu nhiều ảnh hưởng hơn hết của Netchaiev, Tkatchev và Bakounine, nhất là Bakounine, Vì những người này đều là những tâm hồn Nga, có nhiều khía cạnh rất đồng điệu với tâm hồn Lenine. Một phần khá lớn trong quan niệm hành động của Lenine đều lấy ở Netchaiev, Tkatchev như đã phác lược ở trên. Riêng về quan niệm xây dựng chính quyền cách mạng, Lenine đã gần như hoàn toàn lấy ở Bakounine. Trước kia, chính Bakounine là người chủ trương thành lập một chính quyền độc tài cùng những ủy ban cho công nhân và dân cày, và nhất là phải chia ruộng cho dân cày. Nên vào tháng 10-1917, Lenine đã tung ra những khẩu hiệu tương tự: "Sô viết, ruộng đất và hoà bình". Ngoài ra, Lenine còn chịu ảnh hưởng của Clausewitz trên phương diện quân sự. Clausewitz vốn là một danh tướng nước Phổ, sau bỏ sang giúp Nga hoàng vào thời tranh chiến với Napoléon.

Trong khi xuất ngoại, vốn quan tâm về vấn đề dân cày, Lenine đã nghiên cứu nhiều về những vụ nổi loạn của dân cày, nhất là vụ nổi loạn của nông dân Đức vào thế kỷ XVI, cầm đầu bởi Thomas Munzer. Vụ nổi loạn đó đã thất bại, vì Thomas Munzer thiếu kỹ thuật quân sự. Lenine cũng thâm cảm thấy rõ rệt trình độ quá chậm tiến của lớp nông dân Nga. Do đó, ông nẩy ra ý kiến phải bổ xung bằng một qui mô tổ chức chặt chẽ có tính cách quân sự, khiến người dân cày có thể chiến thắng. Nên Lenine đã khảo cứu nhiều về Clausewitz. Và chiến lược cách mạng sau này tại Nga sô sẽ căn cứ nhiều vào Hồng quân. Cũng vì thế mà Lenine đã mang tầng lớp binh sĩ, thêm vào nông dân và thợ thuyền làm nòng cốt cho cách mạng.

Trên phương diện chiến lược cách mạng, cần ghi rõ rằng trong những năm tiền cách mạng, Lenine rất do dự trước vấn đề không biết có nên đốt giai đoạn đề tiến thẳng tới cách mạng vô sản, hay nên ngừng lại một thời gian ở cách mạng tư sản dân quyền để chờ đợi sự phát triển của kỹ nghệ? Vì trên lý thuyết, Marx và Engels đã dậy rằng chỉ tại những nước tiền tiến về kỹ nghệ, tầng lớp thợ thuyền mới đông đảo và đủ ý thức đế hoàn thành cách mạng vô sản. Trái lại, nước Nga vốn là một nước chậm tiến về kỹ nghệ cũng như nông nghiệp, và điều đó, Lenine ý thức hơn ai hết. Chinh ông đã từng viết: "Vấn đề ruộng đất tại nước Nga đã đặt cho các tầng lớp xã hội bài toán cần giải quyết: phải tiêu diệt những vết tích của thời nô lệ phong kiến, thay đổi lại những hình thức tư hữu điền địa, dọn đường cho một chế độ tư bản đề khuếch trương những năng lực sản xuất, và do đó, mở đường cho cuộc tranh đấu giai cấp có tính cách tự do và công khai". Ngay cho đến tháng 2-1917, khi cách mạng đã bùng nổ lại Nga, Lenine lúc đó ở Thuỵ Sĩ vẫn còn cho rằng đó là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền. Nên ngày 26-3-1917, trong bức thư ngỏ giã từ thợ thuyền Thuỵ Sĩ, Lenine viết: "Nước Nga là một nước nông nghiệp, và là một nước chậm tiến nhất tại Âu châu, nên xă hội chủ nghĩa không thể chiến thắng ngay được tại đó. Tuy nhiên, tính chất nông nghiệp của nền kinh tế Nga, cùng những khoảnh ruộng đất bao la của bọn quý tộc, có thể nhóm khởi một cuộc cách mạng tư sản dân quyền hết sức rộng lớn, và làm cho cuộc cách mạng Nga trở thánh màn giáo đầu cho cách mạng xã hội chủ nghĩa".

Đến đầu tháng 4, Lenine bỏ Thuỵ Sĩ về Nga. Nhưng từ tháng 4 đến tháng 10-1917, nhận thấy chính quyền cách mạng tư sản quá yếu ớt hỗn độn, lại chứng kiến sự tham dự tích cực của tầng lớp thợ thuyền, Lenine đã chuyển hướng, quyết định thực hiện ngay một cuộc cách mạng thứ hai có tính cách vô sản.

Trotsky: Trotsky là một người Do thái gốc Nga. Bị đày đến Sibérie hai lần, và hai lần vượt ngục. Xuất ngoại và gặp Lénine năm 1902, ông kém Lénine 10 tuổi. Trong thời gian xuất ngoại, đi khắp các nước Âu châu và sang cả Mỹ. Năm 1905, trở về Nga, được bầu làm chủ tịch Uỷ ban Sô viết thợ thuyền của thành Pétrograd, tức là Cơ quan chỉ huy cách mạng. Năm 1917, cũng được bầu làm chủ tịch Uỷ ban Sô viết Pétrograd. Cò thề nói Trotsky là tay cừ khôi và có công lao nhất trong cách mạng, sau Lénine. Nhưng khác với Lénine, ông ít có tâm hồn Nga, và thấm nhuần nhiều tính chất Tây phương. Đương đi học, bỏ ngang theo cách mạng, say mê chủ nghĩa mác xít. Từ đó, ông tìm kiếm học hỏi lấy và hành động. Nhưng sở học của ông thường thu gọn trong tư tưởng mác xít. Trong khi nền tư tưởng ấy chỉ thấm nhuần được một phần cá tính Lénine, nó đã ăn sâu trong tâm não của Trotsky. Ông chỉ biết có chủ nghĩa mác xít, và từ trước đến sau, vẫn bênh vực lập trường đó trên những quan niệm rất chính thống. Vì là mác xít, chính thống, nên bao giờ ông cũng nhằm vào giai cấp thợ thuyền, chủ trương dùng giai cấp đó để thực thi cách mạng thường trực, không những cho nước Nga, và cho toàn thế giới. Viết hay, nói rất giỏi, làm việc quả quyết và mau lẹ, giữ vững sài gòn lối, nhận xét tinh tế và nhanh chóng về thời cuộc, ông đóng một vai trò rất quan hệ trong các giai đoạn cách mạng. Vốn không phải là một nhà quân sự, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, trí thông minh cùng sự gan dạ đã khiến ông dùng binh rất giỏi và đánh bại những vụ khởi loạn của các tướng lãnh Nga hoàng. Từ 1918 đến 1921, ông dẹp yên nước Nga. Tóm lại, đứng trên phương diện chủ nghĩa, có lẽ chỉ có Trotsky là chính thống mác xít hơn hết. Những người khác như Lénine và Staline chỉ dùng chủ nghĩa mác xít một cách và víu và nhiều khi mâu thuẫn...

Trên phương diện tâm lý, Trotsky là một tay trí thức có pha ít nhiều nông dân tính. Người thẳng thắn, quả quyết, tuy cương nghị nhưng còn nhân đạo tính. Một người có lý tưởng. Vì ông là người nhiệt huyết và lý tưởng, nên ông chỉ có thể làm một chiến sĩ cách mạng rất lợi hại. Nhưng về chính trị, ông lại ít năng khiếu, cho nên, khi cách mạng chưa thành hoặc gặp khó khăn, vai trò của Trotsky rất trội. Tới khi cách mạng thành rồi và tình thế tương dối vững chắc, cách mạng đã chuyển sang chính trị, và vai trò của ông bị lu mờ dần, để rốt cuộc tới 1927, bị Staline trục xuất ra nước ngoài 2.Vì ông là con người lý tưởng, nên ông thường am hiểu cải tốt trong con người, không am hiểu cái xấu trong con người, ông dễ tin người và ít đa nghi. Cách mạng là một công cuộc trong đó, cần huy động nhiều tới những lương năng tốt của con người. Trong khi chính trị thường sử dụng tới những góc cạnh xấu xa, quắt quéo, đen tối trong con người! Trái lại, Staline là người không biết khai thác những điều tốt của con người, nhưng rất giỏi trong sự khai thác những khía cạnh xấu xí của người. Nên trong giai đoạn cách mạng, Staline chỉ đóng những vai trò ở hậu trường. Tới giai đoạn chính trị, Staline đã chiến thắng, và thực ra, cũng ít gặp sức đề kháng của phải đối lập... Nếu xét cho kỹ những nguyên nhân chia rẽ giữa Trotsky - Staline, có lẽ sự khác biệt về đường lối chỉ có một phần, còn một phần là do những đố kỵ trên cá tính và tâm hồn. Trotsky tuy là người dân Nga nhưng nhiều Tây phương tính, thẳng thắn và nhân đạo. Trong khi Staline, tuy là người Géorgien, nhưng cũng có thứ tâm hồn cực đoan, mông lung, man rợ, quắt quéo của một thứ người Nga pha trộn tính chất Á châu.

Cần ghi thêm rằng vì chính thống mác xít, nên Trotsky bao giờ cũng chủ trương quốc tế chủ nghĩa triệt để. Ông cho rằng các biên giới quốc gia cần phải xoá bỏ để tiến tới một liên bang vô sản. Năm 1914, khi chiến tranh xảy ra, Đảng Xã hội dân chủ Đức đã rời bỏ quốc tế chủ nghĩa để trở lại lập trường dân tộc và chủ chiến. Trotsky đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích các lãnh tụ Đức. Đem so sánh, quốc tế chủ nghĩa của Lénine cũng không được vững chắc bằng Trotsky, vì trong con người Lénine, còn có nhiều tính chất dân tộc.

Trong những năm cuối thế kỷ XIX và chớm sang thế kỷ XX, phái mác xít ở ngoại quốc vẫn hoạt động đều bằng báo chí và diễn thuyết. Đồng thời, vẫn liên lạc với trong nước. Ở quốc nội, những phần tử mác xít cũng kết hợp để tuyên truyền và tổ chức quần chúng. Tuy nhiên, trong những năm đó, sự hoạt động của phái mác xít còn lẻ tẻ và ít vang dội. Trái lại, sự hoạt động của đảng Xã hội cách mạng vẫn giữ ưu thế trên sân khấu cách mạng, do sự tổ chức liên tiếp hàng trăm vụ khủng bố. Lúc đó, phong trào Xã hội dân chủ (tức là mác xít) cũng chưa có sự chia rẽ chính kiến. Nhóm Tia Sáng vẫn hoạt động, do sự cộng tác giữa Lénine và Martov, Plékhanov. Nhưng dần dần, Lénine tiến tới một lập trường cứng rắn không muốn thoả hiệp. Ông đôi khi phê bình Martov là người nhiều khả năng trí tuệ, nhưng tinh tình mềm yếu, thiếu cương quyết. Còn đối với Plékhanov, Lénine thường coi như một lý thuyết gia có tiếng tăm, nhưng lỗi thời, và không có khả năng hành động.

Tới 1903 có một cuộc khoáng đại hội nghị của đảng Xã hội dân chủ nhóm họp tại Bruxelles. Nhưng vi có sự phá hoại của mật vụ Nga hoàng, hội nghị đảng phải chuyển sang Londres. Tại hội nghị này, đã xảy ra sự chia rẽ chính kiến rõ rệt. Phe Lénine chủ trương bất hợp tác với những phần tử cách mạng tư sản, muốn xây dựng một chủ nghĩa Jacobins vô sản. Phái Martov chủ trương hoà hoãn, có ý muốn thoả hiệp với khuynh hướng cách mạng tư sản dân quyền. Hai bên đả kích nhau kịch liệt, nhưng phái Lénine được đa số hơn. Từ đó, phái Lénine được mệnh danh là phái Bolsevich (đa số). Phái Martov được mệnh danh là Mensevich (thiểu số). Chủ nghĩa Jacobins của Lénine muốn tiến tới một tổ chức tập quyền, và đề cao vai trò lãnh đạo của vô sản trong cách mạng. Lúc đó, Trotsky còn đứng giữa, không theo phái nào. Ông mới có 23 tuổi, và ngạc nhiên đau đớn trước sự xung đột chính kiến. Ít lâu sau, Lénine đi xa hơn nữa, đề nghị khai trừ Vera Zassoulitch và Axelrod ra khỏi ban biên tập Tia Sáng, vì cho rằng sau này, những phần tử đó sẽ lảm cản trở cách mạng vì quá nhiều tình cảm. Đảng Xã hội dân chủ trải qua cơn khủng khoảng đầu tiên vào năm đó.

5) Cách mạng xảy non 1905

Nhưng cũng từ năm 1903, tình trạng nước Nga bắt đầu biến chuyển. Nhiều cuộc đình công, hoặc nổi loạn của dân cày đã xảy ra liên tiếp. Các trường đại học cũng sôi nổi. Những phần tử cách mạng tư sản dân quyền nhảy ra hoạt động hăng hái. Tới năm 1905, chiến tranh Nga Nhật bùng nổ. Sự thảm bại của nước Nga khiến tình thế ngả nghiêng hơn. Ngày chủ nhật 9-1-1905, thợ thuyền tại thành Saint-Pétersbourg (ức Pétrograd) đã họp chừng 100.000 người di biểu tình. Họ mang cờ cùng tượng Chúa đi diễu phố, đòi hỏi những quyền tự do và sự triệu tập một Qnòc hội lập hiến. Nhưng Nga hoàng đã truyền quân lính xả súng bắn vào đảm biểu tình, làm mấy trăm người chết, cả nước Nga đều xúc động. Ở ngoại quốc, khi hay tin đó, Trotsky sốt ruột lẻn về nước trước tiên, bằng một tờ thông hành giả. Tuy nhiên, vì e ngại phản ứng của dân chúng. Nga hoàng Nicolas II đã chịu cho triệu tập một Quốc hội Tư vấn lấy tên là Douma. Lẽ dĩ nhiên là trong Quốc hội đó, hầu hết đều là những đại biểu đại điền chủ, quý tộc và tư bản.

Tới tháng 10-1905, cuộc tổng đình công xảy ra. Mở đầu bằng cuộc đình công của thợ in tại Moscou, rồi lan dần ra toàn quốc. Chưa bây giờ tại nước Nga lại có một cuộc đình công lớn như vậy, khiến mọi sinh hoạt đều bị ngưng trệ. Cuộc tổng đình công kéo dài từ ngày 10-10 đến 17-10, thì Nga hoàng đành nhượng bộ. Một bản tuyên ngôn lập hiến được tung ra ngày đó. Song sự nhượng bộ cũng chỉ là một kế hoãn binh của Nga hoàng. Tuy nhiên, các phần tử cách mạng, nhất là lớp thợ thuyền đã lợi dụng cơ hội bầu ngay Uỷ ban Sô viết thành Pétrograd để lãnh đạo cách mạng. Cứ 500 người thợ lại có một đại biểu. Nhưng trong Uỷ ban Sô viết này, đa số thuộc về phái Xã hội cách mạng và Mensevich hoặc những phần tử không mầu sắc. Phái Bolsevich bị thiểu số. Vị chủ tịch đầu tiên là một luật sư trẻ tuổi - Khroustalev. Trotsky lúc đó có chân trong Uỷ ban. Sau khi Khroustalev bị bắt, Trotsky được bầu làm chủ tịch. Uỷ ban Sô viết đã xuất bản một tờ báo lấy tên Natchalo, phát hành tới nửa triệu số, rồi tháng 11-1905, Lénine mới về đến Pétrograd. Ông không tham dự trực tiếp vào Uỷ ban Sô viết, nhưng ngầm chỉ huy những phần tử Bolsevich đứng ở trong Uỷ ban. Uỷ ban Sô viết hoạt động được 52 ngày. Tới 3-12-1905, Nga hoàng dem quân đội vây trụ sở của Uỷ ban Sô viết, và tất cả các đại biểu đều bị bắt. Riêng Lénine và Martov trốn được sang Phần Lan. Trong tháng 12-1905, Moscou cũng lập Sô viết thợ thuyền. Khi Nga hoàng gửi quân tới, hai bên có xung đột ngoài phổ trong một tuần lễ. Nhưng Uỷ ban Sô viết Moscou cũng thất trận.

Cuộc cách mạng xảy non của tháng 10-1905 và sự thắng lợi nhất thời của tầng lớp thợ thuyền đã khiến Trotsky càng tin tưởng ở vai trò của tầng lớp công nhân. Do đó, Trotsky phát triển thêm thuyết cách mạng thường trực do công nhân lãnh đạo. Tới ngày 19-9-1906, vụ án Uỷ ban Sô viết được đem ra xét xử. Các bị cáo đều có luật sư tận lực bào chữa. Trong vụ án, Trotsky đã diễn thuyết rất dài, biện minh về quyền nổi loạn của dân chúng và thuyết cách mạng thường trực. Rốt cuộc, tất cả đều bị kết án lưu đày, nhưng miễn khổ sai.

Trên con đường lưu đày tới Sibirie, Trotsky lại vượt ngục, trốn sang Phần Lan, rồi sang kinh thành Vienne. Lénine và Martov vẫn ở Phần Lan. Tháng 4-1906, phái Bolsevich và Mensevich mở một cuộc hội nghị chung ở Stockholm để tính chuyện thống nhất đảng, nhưng không thành. Sau đó, họ chuyển sang Londres, rồi về sau đi Geneve. Ở trong nước, Nga hoàng đã thừa thế tìm mọi cách tiêu diệt cách mạng. Nhưng đảng Xã hội cách mạng vẫn tiếp tục hoạt động và khủng bố dữ dội. Năm 1906, họ tổ chức 983 vụ mưu sát lớn, và năm 1907, 71 vụ mưu sát. Các phần tử cách mạng tư sản dân quyền cũng tìm cách hoạt động. Năm 1907, có cuộc bầu lại Quốc hội Douma, nhiệm kỳ hai. Một số phần tử cách mạng tư sản dân quyền đã lọt vào Quốc hội hoạt động. Năm 1908, Trotsky xuất bản tờ Sự thật 3 ở thành Vienne. Năm 1910, đảng Xã hội cách mạng trải qua một cơn khủng khoảng do vụ Azev. Azey là trưởng ban ám sát của Xã hội cách mạng đảng trong mười mấy năm trời. Nhưng tới 1909, mới thấy phát giác rằng Azey đi tay đôi. Y vừa tổ chức những vụ mưu sát cho đảng, lại vừa lấy tiền của mật vụ Nga hoàng để chi điểm các đồng chí. Vụ Azey đã gây nhiều hoang mang cho các đảng viên Xã hội cách mạng, khiến sự hoạt động của đảng bị kém sút trong một thời gian. Từ 1905 tới 1914, bị thất trận với nước Nhật, Nga hoàng đã xúc tiến việc kỹ nghệ hoá. Thành Pétrograd đã trở nên một trung tâm kỹ nghệ, và tầng lớp thợ thuyền ngày một đông đảo. Vì đã rút kinh nghiệm do cuộc cách mạng 1905, thợ thuyền Pétrograd sẽ trở thành một nguồn động lực chính trong cuộc cách mạng 1917. (còn tiếp)


Nghiêm Xuân Hồng (1920-2000)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét