Được thành lập trên cơ sở của tổ chức tiền thân là Hội
Quốc Liên. Tên gọi “Liên Hiệp Quốc” (United Nations) được Tổng thống Mỹ
Franklin Roosevelt sáng tạo ra và được chính thức lựa chọn vào ngày 1 tháng 1
năm 1942 khi 26 quốc gia thông qua Hiến chương Đại Tây Dương, cam kết thúc đẩy
những nỗ lực chiến tranh chống lại chủ nghĩa phát xít. Vào năm 1944, đại diện của
các cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc gặp tại Dumbarton Oaks (Mỹ) để soạn
thảo những bản kiến nghị cho sự ra đời của tổ chức mới này. Vào năm 1945, 51 quốc
gia nhóm họp tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc ở San Francisco để đàm phán về những
quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Liên Hiệp
Quốc chính thức được thành lập, với trụ sở chính đóng ở thành phố New York. Hiện
nay, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, bao gồm phần lớn các quốc gia được thế
giới công nhận. Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc từ ngày 20/9/1977.
Liên Hiệp Quốc có ba mục tiêu chính: gìn giữ hòa bình thế giới, thúc đẩy
những mối quan hệ thân thiết giữa các quốc gia, hợp tác quốc tế để giải quyết
các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa và con người song song với việc
thúc đẩy tôn trọng nhân quyền và quyền tự do thiết yếu. Liên Hiệp Quốc có sáu
cơ quan chính, bao gồm: Đại Hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội,
Ban Thư kí, Tòa án Quốc tế vì Công lý và
Hội đồng Quản thác.
Ngoài ra, Liên Hiệp Quốc còn có những tổ chức chuyên trách khác, tiêu
biểu như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ Chức Y tế Thế
giới (WHO), Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO), Tổ chức Văn hóa, Khoa học và
Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Cao Ủy
Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn (UNHCR), Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
(UNDP), hay Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP)…. Nhân vật đại diện
tiêu biểu nhất của Liên Hiệp Quốc là Tổng Thư ký, vị trí hiện đang được đảm nhiệm bởi ông Ban
Ki-moon người Hàn Quốc.
Nơi duy nhất tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nhóm họp là
Đại Hội đồng. Tại đây, đại diện của các quốc gia thành viên nhóm họp mỗi năm để
bàn luận những vấn đề của thế giới. Đại Hội đồng có thể thảo luận bất kỳ những
vấn đề nào mà nó lựa chọn, thông qua các vấn đề quan trọng khi có 2/3 số thành
viên đồng thuận, giúp bầu chọn thành viên của các cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc,
và bỏ phiếu cho vấn đề ngân sách.
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc năm 2000, 189
quốc gia thành viên nhất trí thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ và cam kết đạt được
tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) vào năm 2015. Đây là sự đồng thuận
chưa từng có của các nhà lãnh đạo trên thế giới về những thách thức quan trọng
toàn cầu trong thế kỷ 21 cũng như cam kết chung về việc giải quyết những thách
thức này. Các mục tiêu này bao gồm:
Chấm dứt đói nghèo
Phổ cập giáo dục toàn cầu
Bình đẳng giới
Sức khỏe cho trẻ em
Sức khỏe cho bà mẹ
Chống lại HIV/AIDS
Cân bằng môi trường
Hợp tác toàn cầu
của tổ chức này. Mặc dù vậy ảnh hưởng của Đại Hội đồng đối với chính trị
quốc tế không thực sự lớn. Phần lớn công việc của Đại Hội đồng được thực hiện ở
sáu ủy ban:
Ủy ban 1: những vấn đề liên
quan đến giải giáp vũ khí, sử dụng không gian vũ trụ và các vấn đề về an ninh
và chính trị;
Ủy ban 2: các vấn đề về kinh
tế và tài chính;
Ủy ban 3: các vấn đề về xã hội,
nhân đạo, và văn hóa;
Ủy ban 4: các vấn đề thuộc địa
Ủy ban 5: các vấn đề về quản
trị và ngân sách
Ủy ban 6: các vấn đề pháp lý
Ngoài Đại Hội đồng, Hội đồng Bảo an là cơ quan quan trọng nhất của Liên
Hiệp Quốc, đặc biệt là trong việc thực hiện những mục tiêu chính của tổ chức
này. Cơ quan này luôn sẵn sàng nhóm họp bất cứ lúc nào khi hòa bình và an ninh
thế giới bị đe dọa. Hội đồng Bảo an có 15 thành viên, trong đó 5 thành viên thường
trực (Pháp, Trung Quốc, Mỹ, Anh, và Nga), và 10 thành viên không thường trực được
bầu theo nhiệm kỳ 2 năm từ các nhóm quốc gia thuộc các khu: Châu Phi, Châu Á,
Đông Âu, Mỹ Latinh, Tây Âu, và Châu Đại Dương. Nhóm 5 thành viên thường trực có
quyền phủ quyết các quyết định của Hội đồng Bảo an.
Trong vòng nửa thế kỷ qua, Liên Hiệp Quốc đã có một lịch sử thăng trầm.
Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Liên Hiệp Quốc không giữ được vai trò chủ đạo
trong việc gìn giữ hoà bình và an ninh thế giới bởi việc sử dụng thường xuyên
quyền phủ quyết của các cường quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo
an. Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc đã theo dõi và ủng hộ quá trình phi thực dân hóa,
từ đó làm tăng nhanh chóng số lượng các nước thành viên của tổ chức này trong
những năm 1950 và 1960. Liên Hiệp Quốc cũng đã phát triển được vai trò gìn giữ
hòa bình nhằm ngăn chặn việc các cường quốc can thiệp vào các cuộc xung đột vốn
có thể phát triển thành các cuộc đối đầu trực tiếp giữa các cường quốc với
nhau.
Các Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc
– Trygve Lie, Na Uy, nhậm chức ngày 2/2/1946
– Dag Hammarskjold, Thụy Điển, nhậm chức ngày 10/4/1953
– U Thant, Mianma, nhậm chức ngày 3/11/1961
– Kurt Waldheim, Áo, nhậm chức ngày 22/12/1971
– Javier Perez De Cuillar, Pê-ru, nhậm chức ngày 15/12/1981
– Boutros Boutros Ghali, Ai Cập, nhậm chức ngày 1/1/1992
– Kofi Annan, Ghana, nhậm chức ngày 1/1/1997
– Ban Ki-moon, Hàn Quốc, nhậm chức ngày 1/1/2007
Từ 1988 đến 1992 là giai đoạn Liên Hiệp Quốc hoạt động khá thành công,
mặc dù thành công đó là một kết quả trực tiếp của việc Chiến tranh Lạnh kết
thúc. Việc đe dọa sử dụng quyền phủ quyết của các cường quốc không còn tạo ra sự
bế tắc hay những nhượng bộ không có hiệu lực. Liên Hiệp Quốc trở nên được biết
đến nhiều nhất, đặc biệt ở Mỹ, sau cuộc Chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1991 khi
thông qua thành công quyết định chống lại Iraq xâm lược và sát nhập Kuwait.
Thành công này đã được phát triển thêm bởi một loạt các nổ lực trung gian hòa
giải có vẻ như thành công của Liên Hiệp Quốc từ năm 1988 đến 1990 liên quan đến
các cuộc xung đột khu vực kéo dài như chiến tranh Iran – Iraq, xung đột ở
Afghanistan, Campuchia, Namibia, và El Salvador. Chuỗi thành công này đã tạo
nên uy tín tạm thời cho Liên Hiệp Quốc, đáp ứng được sự mong đợi của cái mà Tổng
thống Mỹ George H. Bush gọi là một “trật tự thế giới mới”. Theo đó, thế giới sẽ
được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế, và hòa bình sẽ được gìn giữ bởi một tổ
chức Liên Hiệp Quốc vững mạnh và ngày càng giành được niềm tin từ công chúng.
Chỉ trong một vài năm, con số các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên
Hiệp Quốc đã tăng gấp đôi, gần đến 20, và chi tiêu cho hoạt động này tăng gấp bốn
lần, đạt đến 4 tỷ đô la Mỹ, và số binh lính gìn giữ hòa bình được triển khai
trên toàn thế giới tăng vọt lên 80.000 người. Cho tới năm 1993, hàng chục ngàn
lính mũ nồi xanh đã giúp cứu vãn và duy trì hòa bình ở nhiều khu vực trải dài từ
Kuwait và Somalia cho tới Bosnia và khu vực Hồ Lớn ở Trung Phi.
Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài tháng sau khi nhận chức, Chính quyền
Clinton đã biến Liên Hiệp Quốc trở thành một tổ chức thất bại. Một chiến dịch
quân sự không được tổ chức tốt ở Mogadishu, thủ đô của Somalia đã làm cho 18
lĩnh Mỹ tử trận. Mặc dù chiến dịch quân sự này được tổ chức bởi một mình quân đội
Mỹ và không liên quan đến Liên Hiệp Quốc nhưng Tổng thống Clinton và Quốc hội Mỹ
đã chỉ trích kịch liệt vai trò của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc lúc bấy giờ là
Boutros Boutros-Ghali. Sự thất bại của Lực lượng Gìn giữ Hòa bình của Liên Hiệp
Quốc ở Bosnia cũng góp phần làm tăng thêm sự thất vọng của Mỹ đối với tổ chức
này.
Theo đó, chính sách của Mỹ đối với Liên Hiệp Quốc đã có 2 sự thay đổi lớn.
Thứ nhất, vào tháng 5 năm 1994, chính quyền Clinton đã áp dụng những quy tắc mới
hạn chế việc Mỹ ủng hộ các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Thứ
hai, Quốc hội Mỹ ngày càng lưỡng lự trong việc đóng góp cho những khoản chi phí
ngày càng cao của các chiến dịch gìn giữ hoà bình lớn của Liên Hiệp Quốc, đặc
biệt khi Washington chịu trách nhiệm chi trả tới 31% tổng những chi phí đó.
Thay vì đóng góp đầy đủ cho Liên Hiệp Quốc, Quốc hội Mỹ đã trì hoãn và chỉ chi
trả một phần nhỏ. Vì vậy, số nợ của Mỹ đối với Liên Hiệp Quốc ngày càng tăng
cao trong những năm 1990. Vào năm 1999, Quốc hội Mỹ cuối cùng cũng đồng ý bắt đầu
chi trả khoản nợ của mình. Điều này phản ánh sự thất bại của Liên Hiệp Quốc
trong việc nối dài sự thành công của mình trong giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh.
Có ba lý do chính giải thích cho sự đi xuống của Liên Hiệp Quốc trong
những năm 1990s. Thứ nhất, các hình thức chiến tranh đã thay đổi. Hiến chương
Liên Hiệp Quốc được xây dựng dựa trên nguyên tắc chủ quyền và không can thiệp
vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia. Liên Hiệp Quốc đã không thể phản ứng lại
một cách có hiệu quả đối với các cuộc xung đột vũ trang không được xác định rõ
là xung đột quốc tế hay nội chiến. Thứ hai, mặc dù Chiến tranh Lạnh đã kết
thúc, Liên Hiệp Quốc chỉ có thể vận hành có hiệu quả nếu như nhận được sự ủng hộ
của các thành viên, đặc biệt là nhóm năm nước thành viên thường trực của Hội đồng
Bảo an. Liên Hiệp Quốc không có lực lượng quân đội riêng, và vì thế phụ thuộc
vào các quốc gia thành viên trong việc đóng góp lực lượng theo kiến nghị của Tổng
Thư ký. Liên Hiệp Quốc phản ứng rất chậm đối với các cuộc khủng hoảng và không
thể can thiệp ở những khu vực được xem là thuộc phạm vi ảnh hưởng của của năm
nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Thứ ba, Liên Hiệp Quốc được chi trả
bởi các nước thành viên, đặc biệt là nhóm năm nước thành viên thường trực Hội đồng
Bảo an. Điều này giúp cho các nước này có thể sử dụng sức mạnh tài chính để đạt
được lợi ích quốc gia của mình ở trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc.
Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều cuộc bàn luận về việc làm thế
nào để cải cách Liên Hiệp Quốc. Vào tháng 4 năm 2005, Tổng Thư ký Kofi Annan đã
đưa ra bản kiến nghị về cải tổ Liên Hiệp Quốc, kêu gọi gia tăng số thành viên Hội
đồng Bảo an từ 15 lên 25, và thành lập một Hội đồng Nhân đạo mới. Bản kiến nghị
của Annan cũng kêu gọi gia tăng số thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an từ
5 lên 7 để phản ánh sự chuyển đổi cán cân quyền lực trong nền chính trị thế giới
những năm qua. Nhiều nhà bình luận cho rằng Nhật Bản, Đức và Ấn Độ xứng đáng có
vị trí cao hơn trong Hội đồng Bảo an. Ngoài ra, tranh luận cũng nổ ra quanh việc
liệu có nên và làm cách nào để cung cấp thêm cho Liên Hiệp Quốc các công cụ tài
chính và quân sự để phản ứng lại những cuộc khủng hoảng thuộc phạm vi xử lý của
tổ chức này. Nếu không được cải tổ, Liên Hiệp Quốc sẽ tiếp tục khó có thể đáp ứng
được kỳ vọng của công chúng và các quốc gia. Nếu vậy đây sẽ là điều không đáng
trông đợi vì Liên Hiệp Quốc hiện vẫn có thể coi là tổ chức quốc tế duy nhất đảm
nhiệm sứ mạng quản trị toàn cầu.
http://nghiencuuquocte.net/2015/10/17/lien-hiep-quoc-united-nations/#more-10610
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét