Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

10256 - Giai đoạn 3 ‘đốt lò’ và hiện tượng ‘ruồi’ chết treo (Phần 2)



Xem lại Phần 1: http://www.vietnamthoibao.org/2018/12/vntb-giai-oan-3-ot-lo-va-hien-tuong.html

Nếu vào năm 2019 và những năm sau đó xác nhận chính thức một làn sóng số đông quan chức tham nhũng tự sát ở Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng sẽ phải cám ơn Tập Cận Bình đã đưa ông lên hình ảnh ‘Người Cầm Lưỡi Hái Vĩ Đại’.

Bởi rất nhiều kinh nghiệm rất phong phú đã có từ chiến dịch ‘đả hổ diệt ruồi’ của Tập Cận Bình ở Trung Quốc, khởi động từ năm 2012 và khiến hiện ra hiệu ứng chết chóc từ năm 2013. ‘Kinh nghiệm quan chức tự sát’ ở Trung Quốc là như thế nào?



Một tổ chức là Trung tâm thông tin nhân quyền dân chủ Trung Quốc tại Hồng Kông đã thống kê trong năm 2015, số quan chức chết do tự sát là 1500 người; năm 2016 tăng lên 1700 người.

Về phương thức tự sát, nhảy lầu và treo cổ là những cách được lựa chọn nhiều nhất; địa điểm thường là nơi làm việc, nhà riêng, khách sạn hoặc ra ngoại ô.

Cần chú ý điểm tương hợp là ở Việt Nam cũng đã xuất hiện phương thức nhảy lầu và đặc biệt là treo cổ.

Đối với nhiều vụ tự sát của quan chức ở Trung Quốc, mặc dù trong thông báo được phía chính quyền đưa ra để giải thích nguyên nhân quan chức tự sát luôn nói là “do áp lực quá nhiều” hoặc “do chứng trầm cảm”, nhưng những lý do này không thể khiến công chúng tin cậy.

Chẳng hạn vào ngày 9/7/2014, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân thành phố Hiếu Cảm, tỉnh Hồ Bắc, Lý Hải Hoa ngã từ phòng làm việc xuống và tử vong tại chỗ. Trùng hợp là, trong ngày hôm đó, Ủy ban kiểm tra kỷ luật tỉnh Hồ Bắc sẽ dẫn ông Lý Hải Hoa đi để điều tra. Sau khi ông Lý nhảy lầu chết, Cục Công an thành phố Hiếu Cảm lên tiếng xác nhận, tại hiện trường ông có để lại di thư nói “bản thân mắc nhiều bệnh, thường xuyên cảm thấy khó chịu, nên chỉ có thể tự giải thoát”.

Nhưng trong dân chúng lại có nhiều đồn đoán được truyền tai nhau về nguyên do quan chức tự sát như “sợ tội tự sát”, “giết người diệt khẩu” và “nhân quả báo ứng”.

Trong dân chúng cũng đưa ra nhiều đồn đoán: “Đối với cái chết của những quan chức này, trên bề mặt dường như lấy cái chết để trốn tránh tội, nhưng nguyên nhân đằng sau có thể là vì để bảo vệ những tham quan có chức vị cao hơn; hoặc là bị thế lực có quyền thế cao hơn bức ép; hoặc là bị diệt khẩu, v.v”.

Một nhà bình luận thời sự ở Trung Quốc là Hoành Hà cũng đưa ra phân tích về phong trào quan chức Trung Quốc tự sát, nguyên nhân bên trong chủ yếu cũng có thể do tự sát hoặc là do người khác ép buộc phải chết. Nếu nói là tự sát, nguyên nhân có thể nói là do áp lực chính trị lớn, ví dụ như bị điều tra, nhưng tình huống như thế không nhiều. Nguyên nhân tự sát như thế này vào thời Cách mạng Văn hóa có nhiều, bởi vì đa số là bị oan, nên trong tâm khó có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, hiện nay đa số quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đều biết rõ bản thân mình có tội.

Một nguyên nhân nữa có thể là do chịu tội thay người khác. Các phe phái trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc được hình thành chủ yếu là sự kết hợp nhóm lợi ích, do đó quan chức không thể nào vì lợi ích mà đi tự sát để bảo vệ người khác. Vì vậy, nếu như tự sát vì chịu tội thay người khác, có thể là do bị lấy tính mạng của người nhà hoặc tiền đồ con cái ra uy hiếp, nên bắt buộc phải đi tự sát…

Có một quy định tương đồng giữa Luật Hình sự Trung Quốc và Luật Hình sự Việt Nam: “Trong trường hợp nghi phạm đã chết, cơ quan tư pháp phải ngừng quá trình điều tra trách nhiệm đối với người này, khóa tài liệu điều tra và hủy bỏ tiến trình xét xử”.

Điều đó có nghĩa là cái chết của những người này sẽ chấm dứt các cáo buộc tham nhũng đối với họ, bảo vệ những người xung quanh và gia đình vẫn được sở hữu tài sản, cho dù chúng có nguồn gốc bất chính. Một số quan chức Trung Quốc bị nghi dính chàm đã nói trong thư tuyệt mệnh của mình rằng họ muốn chính quyền “tha thứ cho gia đình” của họ.

Theo kinh nghiệm ở Trung Quốc, các vụ việc tham nhũng trong nội bộ chính quyền Trung Quốc đều do Ủy ban Điều tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) xử lý. Các quan chức bị cáo buộc thường bị biệt giam để điều tra trước khi được bàn giao cho các cơ quan công tố. Công tố viên sau đó hỗ trợ công tác điều tra và ban hành cáo trạng. Tuy nhiên, “song quy” là một cơ chế nghiêm trị kỷ luật nội bộ, vì vậy chúng thường được bí mật thực hiện. Không có một luật lệ cụ thể nào quy định về thời gian tối đa để tiến hành “song quy”.

Đã rất phổ biến triết lý này ở Trung Quốc: ‘đã bị CCDI bắt giam thì không thể không có tội, mà chỉ là tội nặng hay nhẹ’.

“Là những con người cứng rắn và hay chèn ép người dân, chính họ lại rất sợ những hình thức đối xử nghiêm khắc mà các cấp trên của họ thi hành” - một luật sư tỉnh Chiết Giang là ông Yuan Yulai phân tích về tâm lý chung của giới quan tham Trung Quốc.

(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét