(Viện Nghiên Cứu Tài Nguyên Biển Đông)
Ngày 20-11-2017, Giáo Sư Tiến Sĩ Bùi Hiền, 83 tuổi, tung ra một cuốn sách “Cải Tiến Tiếng Việt” xử dụng tiếng Việt Mới.
Một loại tiếng Việt Hán hoá, phiên âm theo tiếng Tàu Bắc Kinh (tổng hợp gồm đơn âm Quan Thoại và Bạch Thoại). Nói cho dễ hiểu hơn, đây là một kiểu chữ Tàu áp dụng riêng cho người Việt Nam vào những thập niên sắp tới, phiên âm từ tiếng Tàu, nhằm địa phương hoá ngôn ngữ, tương tự như tiếng Tàu Quảng Đông, Hồ Nam, Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông… trong thời gian Tự Trị trước khi sáp nhập.
Quyển sách dầy 2000 trang, ông nói là do ông mất đúng 20 năm để biên soạn được Bộ Giáo Dục Cộng Sản Việt Nam cho xuất bản.
Tại Việt Nam, rải một tờ truyền đơn A4, quảng cáo dầu cù là hay thuốc xổ cao đơn hoàn tán cũng phải xin phép công an.
Huống gì một công trình cải đổi từ tiếng Việt chuyển sang tiếng Tàu. Nếu không được sự uỷ nhiệm của Đảng, bà cố nội của ông Bùi Hiền cũng không dám làm điều nầy.
Đây là một chiến dịch quy mô được phát động có kế hoạch, có âm mưu, có chiến lược, phổ biến rộng rãi để chuẩn bị tư tưởng người Việt nhằm tránh sự ngỡ ngàng một ngày kia không xa lắm, tiếng Việt sẽ bị xoá bỏ hẳn hòi.
Người ta tạo ra một thứ tiếng Tàu riêng cho từng vùng, từng khu vực, mục đích đánh lừa một dân tộc trước khi tiêu diệt ngôn ngữ của dân tộc đó, đồng hoá dân tộc đó một cách êm thắm do người bản xứ lãnh đạo, chỉ huy và thực thi phương thức sát nhập trong thời hạn 60 năm bắt đầu năm 2020, hoàn tất vào năm 2080.
Lúc đó, Việt Nam chỉ còn là một tỉnh lỵ.
Ông Bùi Hiền nói láo, Đảng cũng nói lộn luôn!
“Bộ Chữ Cải Tiến Tiếng Việt” nầy hoàn toàn do “Cục Ngôn Ngữ Trung Quốc” mà cục trưởng là Giáo Sư Từ Hướng Hòa (con trai thứ ba của Thống Chế Từ Hướng Tiền) soạn thảo xong vào tháng 3 năm 1998, thời kỳ Giang Trạch Dân làm tổng bí thư (1989-2002).
Bây giờ đã đến lúc ra lệnh Nhà Nước Việt Nam có bổn phận thi hành nhiệm vụ hướng dẫn người Việt đi từ từ vào con đường đồng hoá cũng như hội nhập vào xã hội của “Trung Quốc” một cách “dịu dàng” ôn hòa, tự nguyện dâng hiến đất nước của mình trở thành một tỉnh lỵ của “Trung Quốc”!
Uông Dương (cháu nội Uông Tinh Vệ, tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Nam Kinh (1940-1944), về sau bắt tay với Nhật rồi hợp tác với Mao Trạch Đông.
Người kế nhiệm Uông Tinh Vệ là Tưởng Giới Thạch. Người con trai út của Uông Tinh Vệ là Uông Triệu Quang, làm cận vệ cho Mao Trạch Đông hồi 17 tuổi, đến năm 40 tuổi giữ chức “cục trưởng Cục Bảo Vệ Mao Chủ Tịch”.
Đứa con trai trưởng của Uông Triệu Quang là Uông Dương, đệ tử ruột Tập Cận Bình, ủy viên Thường Vụ Bộ Chính Trị, phó thủ tướng Quốc Vụ Viện và kiêm luôn 5 chức vụ:
1- Tổ trưởng Tổ Công Tác Điều Phối Tân Cương
2- Tỗ trưởng Tổ Công Tác Điều Phối Tây Tạng
3- Tổ trưởng Tổ Công Tác Điều Phối Nội Mông
4- Tổ trưởng Tổ Công Tác Điều Phối Đài Loan
5- Tổ trường Tổ Công Tác Điều Phối Việt Nam. Nói cách khác, Uông Dương là “Chủ Nhiệm Đô Hộ Phủ” có thẩm quyển tuyệt đối về vận mệnh các quốc gia vừa nêu trên.
Cách đây 1 năm, lúc 16 giờ chiều, ngày 12-1-2017, tại Sảnh Đường Nhân Dân Bắc Kinh, ông Nguyễn Phú Trọng đã ký “15 Hiệp Ước” có tính cách lệ thuộc và thần phục Bắc Kinh.
Nhưng Hiệp Ước thứ 16 thì không ký trên văn bản mà ký bằng miệng, tức “ thoả hiệp ngầm”.
Đó là văn kiện “Cải Tiến Mẫu Tự Tiếng Việt” thành âm điệu tiếng “Trung Quốc“ do Uông Dương trao tận tay ông Nguyễn Phú Trọng.
Theo chỉ thị của “Trung Quốc”, Bộ Giáo Dục Cộng Sản Việt Nam sẽ dạy “tiếng Việt Hán Hoá“ nầy cho bậc tiểu học vào năm 2023, bậc trung học phổ thông vào năm 2026 và bậc đại học vào năm 2030!
Năm 1969, Chu Ân Lai thông báo với Lê Duẩn là “Trung Quốc“ đang có kế hoạch “bang giao” với Hoa Kỳ, yêu cầu VN hãy ở “thế thủ”, dùng giải pháp chính trị hơn là quân sự, không nên liên tục “tấn công” miền Nam.
Tháng 3-1970, Lê Duẩn sang yết kiến Mao Trạch Đông tại Hồ Nam (quê hương của Mao).
Trong cuộc gặp gỡ nầy, Mao Trạch Đông hỏi rất xỏ lá: ”Có phải trong lịch sử, người Việt Nam từng đánh bại quân nhà Nguyên Mông Cổ?”.
Lê Duẩn khiêm tốn đáp: “Dạ, thưa phải” .
Mao Trạch Đông: “Đó là chuyện ngày xưa. Còn chuyện ngày nay và ngày sau thì tôi muốn di dân 500 triệu người Trung Quốc của tôi định cư toàn vùng Đông Nam Á và Việt Nam là bàn đạp trong chiến dịch di dân của người Trung Quốc, đồng chí nghĩ sao?”
Lê Duẩn trả lời; “Đồng chí chủ tịch muốn gì cũng được, miễn là đừng đẩy Việt Nam vào đường cùng: Bằng pháo binh, thiết giáp và hỏa tiễn”.
Mao Trạch Đông hỏi tiếp: “Muốn xử dụng Việt Nam làm bàn đạp tiến xuống Đông Nam Á, không áp dụng chiến tranh thì chỉ còn một cách duy nhất là hai nước phải “hợp tác” với nhau thôi.”
Ý nghĩa của hai chữ “hợp tác”, Lê Duẩn hiểu hết chứ! Hiểu mà không thi hành là dựa vào lưng Nga Sô.
Vì vậy, ngày 17-2-1979, Đặng Tiễu Bình chỉ thị Đại Tướng Dương Đắc Chí và Đại Tướng Hứa Thế Hữu chỉ huy 600 ngàn quân, 400 thiết giáp, 2200 khẫu đại pháo 122 ly tràn qua biên giới tàn phá 6 tỉnh lỵ miền Bắc “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Và Đặng Tiểu Bình nóng mặt, gấp rút cho thực hiện chính sách “Tứ Đại Canh Tân” .
Lê Duẩn chết ngày 10-7-1986 (79 tuổi). Nguyễn Văn Linh lên thay thế chức tổng bí thư từ ngày 18-12-1986 đến ngày 28-6-1991, Nguyễn Văn Linh triệt để “hợp tác” với Bắc Kinh qua “thoả hiệp ngầm” ký tại Thành Đô (Tứ Xuyên) ngày 4-9-1990, trong đó có 10 điều khoản kê khai rõ ràng:
1- Sáp nhập đất liền (dư luận nghĩ sai là Việt Nam nhượng đất, nhượng lãnh hải. Sự thật sát nhập dần dần)
2. Sáp nhập biển
3- Sáp nhập kinh tế
4- Sáp nhập quốc phòng
5- Sáp nhập an ninh
6- Sáp nhập gián điệp
7- Sáp nhập tình báo
8- Sáp nhập di dân
9- Sáp nhập văn hoá
10- Trước khi sáp nhập sẽ có thời hạn 17 năm sáp nhập ngôn ngữ
Năm 42, Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú hạ lệnh Thống Tướng Mã Viện thống lảnh 20 ngàn quân sang xâm lăng Việt Nam.
Giao chiến lâu ngày, quân Hai Bà Trưng thiếu trang bị và kinh nghiệm không chống cự nổi đạo quân thiện chiến của Mã Viện.
Sau khi chiến thắng Hai Bà Trưng, Mã Viện xử chém 1/3 dân số Việt Nam và tru di tam tộc các dòng họ Trưng, Thi, Đô, Lá, Thiều, Ngọc ….
Cho nên, Việt Nam không còn những dòng họ nầy.. Mã Viện tâu lên vua Lưu Tú ( người sáng lập nhà Đông Hán ) rằng :
“Việt Nam có luật lệ riêng, có phong tục riêng, có tiếng nói khác với nhà Hán, muốn đồng hoá chúng nó thì phải xoá ngôn ngữ chúng nó”.
Nhưng một mặt người Việt “đánh du kích chiến” ròng rã hàng trăm năm, đến năm 939 Ngô Quyền tuyên bố độc lập.
Một mặt, giả vờ hợp tác với các thái thú Tàu, học chữ Hán, viết chữ Hán, nhưng khi nói chuyện thì nói bằng tiếng nói của nước mình. Không ai dám gọi là tiếng “Nam = An Nam” đọc trại thành tiếng “Nôm”…
Kiên trì giữ vững phong tục, luật lệ, tiếng nói của dân tộc mình nên Việt Nam là quốc gia độc nhất trong 100 Việt (Bách Việt) không bị Tàu đồng hoá, trường tồn trên 4000 năm nay.
Nhà văn hoá Phạm Quỳnh, trước khi bị Cộng Sản xử đập đầu bằng búa tạ cùng với ông Ngô Đình Khô (anh ruột Tổng Thống Ngô Đình Diệm), Ngô Đình Huân (con trai của ông Ngô Đình Khôi) tại rừng Hắc Thú (Huế) tháng 8 năm 1945, để lại câu nói lịch sử:
“Tiếng Việt còn, nước ta còn. Tiếng Việt mất, nước ta sẽ không còn”.
Văn hào Voltaire cũng có nói: “Tổ quốc chính là điểm mà trái tim chúng ta buộc vào”.
Tiếng nói bị xoá mất, dân tộc sẽ mất theo!
Bởi vì, tiếng nói làm nên con người.
Con người dựng thành tổ quốc.
Ngôn ngữ không còn, con người biến thành nô lệ và tổ quốc sẽ bị diệt vong, bị xoá tên trên bản đồ thế giới, trái tim vỡ nát, nước mắt sẽ chảy thành sông, vì: “Nước đi mãi không về cùng non” (Tản Đà).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét