Luật Bảo vệ bí mật nhà nước' đã được thông qua, và trong lời chia sẻ của tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Quốc hội cho biết, phạm vi bí mật nhà nước quy định cụ thể những thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong từng lĩnh vực phải là những thông tin quan trọng, chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Cụ thể, điều 7 Luật bảo vệ bí mật nhà nước quy định phạm vi bí mật nhà nước như, trong lĩnh vực chính trị thì Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại; Thông tin về hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Thông tin có tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, xã hội.
Trong lĩnh vực kinh tế thì gồm thông tin về tài chính, ngân hàng; phương án, kế hoạch thu, đổi tiền, phát hành tiền.
Trong lĩnh vực lao động, xã hội thì có chiến lược, kế hoạch, đề án về cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội.
Trong những lĩnh vực hoạch định nêu trên, đều tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của nhà nước Việt Nam, cụ thể là chủ thể người dân - nhân dân lao động là tác động mạnh mẽ nhất. Sở dĩ phải nhấn mạnh điều này, bởi việc bao trùm các yếu tố gây tác động đến an sinh xã hội, kinh tế quốc gia giờ đây đã khiến cho dân chủ và thực hành dân chủ qua nguyên tắc 'dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra' bị khóa chặt.
Người dân sẽ không thể góp ý, phản biện, thậm chí phản đối với 1 chính sách kinh tế có tác động đến chính họ và con cháu họ khi mà nó là danh mục bí mật nhà nước, cũng như sẽ không biết gì về nguồn tiền liên quan đến bảo hiểm xã hội hay sự tích lũy đồng tiền trong lĩnh vực phát hành tiền.
Báo chí - vốn là kênh phản ánh sinh động các tác động sâu sắc của đời sống xã hội - kinh tế thông qua việc chuyển tải các chủ trương, đường lối, thì từ nay sẽ nhạt dần bởi các chính sách - chủ trương vĩ mô đó đều bị cấm.
Hãy để ý khái niệm, 'nếu lộ lọt có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia', nhưng thế nào là gây nguy hại (ở cấp, mức độ nào) và 'lợi ích quốc gia' là gì lại là những khái niệm vô cùng mơ hồ, mặt dù giới quan chức Nhà nước cam kết sẽ 'chặt chẽ hóa thủ tục và khái niệm'.
Luật bảo vệ bí mật nhà nước cùng với một vài bộ luật khác đã hợp thành một hệ thống công cụ luật pháp ngăn cản quyền làm chủ cơ bản của người dân. Trong đó, 'dân biết và dân kiểm tra' bị khóa bởi 'Luật bảo vệ bí mật nhà nước', 'Dân bàn' bị khóa ởi Luật an ninh mạng; 'dân làm' bị khóa bởi các điều luật mơ hồ liên quan đến an ninh quốc gia trong Luật Hình sự. Nhưng đó chưa phải là sự di hại duy nhất, bởi khi Luật bảo vệ bí mật nhà nước vào đời sống, nó càng khếch tán sự hủ hóa bên trong nhà nước, bởi trước đó không ít các quan tham hoặc nhóm lợi ích đã lợi dụng yếu tố 'Mật' để trao đổi quyền tiền cho nhau.
Theo Facebooker Trương Châu Hữu Danh cho biết, sự kiện Thủ Thiêm, đáng lẽ ra phải được giải quyết từ năm 2015, khi 'Thanh tra Chính phủ phát hiện sai phạm động trời', tuy nhiên, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh lúc đó đã ký ngay văn bản mật dừng thanh tra theo nguyện vọng của TPHCM. Văn bản mật này đã giúp các bên qua mặt Thủ tướng. Và tất cả các cuộc thanh tra khác khi tạm hoãn đều xin ý kiến và báo cáo Thủ Tướng chính phủ - trừ Thủ Thiêm. Hay câu chuyện liên quan đến yếu tố 'Mật' đã giúp Tướng Phan Văn Vĩnh đạt được mục đích cá nhân của mình khi HĐXX đã không công bố bản án sơ thẩm trên cổng thông tin điện tử của tòa án. 'Mật' cũng giúp cho Phan Văn Anh Vũ thu lợi cá nhân, đặc biệt là mặt đất đai tại Tp. Đà Nẵng, dưới sự văn bản 'mật'.
Tất cả những yếu tố 'mật' trên đã phá nát quốc gia, và gián tiếp đẩy hàng ngàn số phận rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, tất nhiên - lúc này chưa có Luật bảo vệ Bí mật nhà nước. Giờ đây, khi Luật bảo vệ bí mật nhà nước ra đời, nó đẩy nhanh hơn sự tích tụ lợi ích nhóm nhân danh quyền lực nhà nước, đặc biệt là liên quan đến những chủ trương kinh tế gây tranh cãi như đặc khu kinh tế, hay sự cạn kiệt của ngân khố quốc gia. Từ nay người dân sẽ không còn nhận biết được các thông tin như thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và trả nợ hay ngân sách chỉ còn 45.000 tỷ đồng, không có tiền để chi tiêu, thậm chí là 324.000 tỷ đồng Chính phủ vay Bảo hiểm xã hội đã được chuyển thành Trái phiếu Chính phủ,... Đồng nghĩa, người dân hoàn toàn bị động trước sự tiêu cực của nền kinh tế - chính trị - xã hội nước nhà, trong khi một bộ phận không nhỏ lãnh đạo trong nước lại được tiếp cận, sẵn sàng sẵn sàng cao chạy xa bay khi gặp biến cố...
Và Luật này cũng đồng thời tăng cường tính độc quyền và quyết định về sự tồn vong dân tộc của nhóm người mang tên: Bộ Chính trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét