Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

10487 - Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ vỡ quỹ theo cách nào? (Phần 2)



Tính khả tín của chính phủ Việt Nam rất thấp!


Cần nhắc lại, vào cuối tháng 2/2017, Bộ Tài chính đã công bố việc Chính phủ vay BHXH số tiền 324.000 tỷ đồng và toàn bộ số này đã được chuyển thành trái phiếu, nâng tổng số tiền BHXH cho ngân sách nhà nước vay dưới dạng trái phiếu là 369,5 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 84,94% tổng quỹ BHXH cho vay (hơn 435 nghìn tỷ đồng) - biến Chính phủ trở thành con nợ lớn nhất của nguồn quỹ an sinh này.

Vào thời điểm trên, trang mạng trithucvn.net dẫn một đánh giá của Betsy Graseck - chuyên gia phân tích tài chính cao cấp của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley - cho biết việc tiền bảo hiểm được chuyển qua trái phiếu kho bạc cho chính phủ vay không phải là điều lạ trên thế giới. Tại Mỹ, Quỹ Uỷ thác An sinh Xã hội, chủ yếu do người dân Mỹ đóng vào để hưởng hưu trí, sở hữu phần lớn nợ của chính phủ Mỹ. Số tiền người được hưởng đóng góp đang diễn ra chỉ chiếm chưa tới 3,05% nguồn quỹ, nên tiền nhàn rỗi được chuyển qua trái phiếu kho bạc, chính quyền vay và trả lãi. Tuy nhiên, các khoản vay nợ của chính phủ Mỹ do Quốc hội giám sát rất chặt chẽ, do Bộ Tài chính quản lý, nên từ quản lý đầu tư đến chi tiêu đầu tư đều được thực hiện rất minh bạch. Các khoản nợ là an toàn do năng lực trả nợ của chính phủ được kiểm soát. Ngoài ra, trái phiếu của chính phủ Mỹ được bảo vệ tránh khỏi lạm phát, gọi tắt là TIPS (Treasury inflation-protected securities).

Tuy nhiên, đối với Việt Nam, việc chuyển tiền thành trái phiếu để chính phủ vay được cho là rủi ro khá lớn khi tính khả tín trong các khoản đầu tư của chính phủ rất thấp, trong khi có nguy cơ lớn đồng VND mất giá do lạm phát.

Với việc lạm phát đang tăng nhanh, đồng tiền VND mất giá, cộng “tiền sử” đầu tư thất thoát thua lỗ như hiện nay, thì lời khẳng định của đại diện Bộ Tài chính rằng quỹ BHXH vẫn an toàn khi chuyển 324.000 tỷ thành trái phiếu vì bản chất đều cho Chính phủ vay, nên hiểu “an toàn” theo nghĩa đã rõ “con nợ” là ai, chứ không phải khả năng trả nợ hay các khoản đầu tư, quản lý nguồn vốn được đảm bảo minh bạch.

Trang trithucvn.net đã đặt một dấu hỏi lớn: Liệu có xảy ra bi kịch rằng người dân Việt sau này sẽ phải gánh thuế phí cao hơn nữa để trả giúp gần 400 nghìn tỷ đồng do chính phủ vay mượn từ tiền bảo hiểm hay không?...

Từ ‘nhận nợ 22 ngàn tỷ đồng’ đến ‘giấy lộn’

   Tính khả tín của trái phiếu chính phủ sẽ chỉ là... giấy lộn?

Đến tháng Năm năm 2018 và trong một kỳ họp Quốc hội vào, đã có thêm một bằng chứng về ‘tính khả tín rất thấp của chính phủ’.

Vào thời điểm trên, trong khi Ngân Hàng Nhà Nước một lần nữa phát động chủ trương kèm phương án “huy động 500 tấn vàng trong dân,” thì bộ trưởng “Bộ Thắt Cổ” (một hỗn danh của Bộ Tài Chính được dân gian đặt) - ông Đinh Tiến Dũng - cũng “kiến tạo” một giải pháp “lấy mỡ nó rán nó:” phát hành trái phiếu chính phủ nhận nợ 22 ngàn tỷ đồng với Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam, thay vì phải có trách nhiệm trả lãi và nợ bằng tiền mặt.

Đã quá rõ là trong bối cảnh ngân sách cạn kiệt, một nguy cơ đang lớn dần và có thể biến thành thảm họa là Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Tài Chính có thể “nhìm trộm” vào Quỹ BHXH và Quỹ Bảo Hiểm Y Tế, như đã lăm le 500 tấn vàng cất giấu trong dân.

Không giống như con số 500 tấn vàng quá khó để cắp về, hai thứ quỹ BHXH và Bảo Hiểm Y Tế - những quỹ an sinh lấy từ gần 1/3 quỹ lương của hơn 75 triệu người - lại luôn chực chờ dưới bàn tay sẵn sàng tung hứng trò ảo thuật của nhà nước.

Nhưng khi nêu phương án phát hành trái phiếu chính phủ nhận nợ 22 ngàn tỷ đồng với Quỹ BHXH Việt Nam, thay vì phải có trách nhiệm trả lãi và nợ bằng tiền mặt, Bộ Trưởng Tài Chính Đinh Tiến Dũng lại cho rằng “trong dự toán Ngân Sách Nhà Nước năm 2016-2017 chưa bố trí để xử lý khoản nợ trên, với nguyên nhân hàng năm Quỹ BHXH đều có kết dư, nếu ngân sách chuyển 22.090 tỷ đồng vào thì quỹ cũng sử dụng để mua trái phiếu chính phủ.”

Song về thực chất, căn bệnh ung thư di căn của bội chi ngân sách đã khiến “Bộ Thắt Cổ” không những phải ra sức “bóp dân” mà còn phải dè sẻn từng khoản chi.

Đó cũng là bối cảnh mà chi ngân sách đã phải dùng đến hơn 70% cho mục chi thường xuyên - chủ yếu là chi lương cho đội ngũ công chức viên chức lên đến gần 3 triệu người, với ít nhất 30% trong số đó bị coi là “không làm gì cả những vẫn đều đều lãnh lương, và không những không giảm qua “tinh giản biên chế” mà còn phình to thêm đến 58.000 người.

Theo chiến thuật “Lấy mỡ nó rán nó” - một cách gọi của Thống Đốc Nguyễn Văn Bình và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng khi tìm cách “huy động 500 tấn vàng trong dân” vào năm 2011, nếu vụ “phát hành trái phiếu 22.000 tỷ đồng” thành công, sẽ khiến ngân sách nuôi đảng và chính phủ được vay tiền thực của Quỹ BHXH, tức từ hàng triệu người đóng bảo hiểm này, nhưng đến khi trả lãi và nợ thì Bộ Tài Chính lại chỉ trả bằng… giấy.

Hoặc có thể gọi bằng từ “giấy lộn.”

Trong thực tế, “trái phiếu chính phủ” chỉ còn đôi chút giá trị ở trong nước, với điều kiện khi phát hành trái phiếu này, chính phủ phải “vừa ép vừa ấn” để các ngân hàng, doanh nghiệp và người đóng bảo hiểm xã hội phải nhận “giấy lộn.”

(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét