Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

Chiến lược Hoa Kỳ tại Việt Nam đang mờ nhạt?

Đối với Việt Nam thì sao?

Khi Tổng thống Donald Trump công bố chính sách an ninh mới, nó gặp nhiều chỉ trích từ một số quốc gia lớn, trong đó có Trung Quốc và Nga. 

Chiến lược an ninh mới liệu có đem lại những giá trị mà Việt Nam cần có trong thời gian tới? Và liệu sự ảnh hưởng đó có tạo ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Việt Nam, như ảnh hưởng từng có của TPP đến với Việt Nam. NSS 2017 có vẻ không dành nhiều sự quan tâm đối với Đông Nam Á, dù NSS đề cập đến Thái hay Philippines như là “đồng minh quan trọng”, trong khi Việt Nam hay Singapore nằm trong diện “tăng cường về mặt an ninh và đối tác kinh tế”. So với NSS của những năm trước đó, thì NSS năm nay, khu vực Đông Nam Á được chú ý một cách “mờ nhạt” hơn. 



Li Jie Sheng, một nhà phân tích kinh tế chính trị Đông Nam Á trong một bài viết trên The Diplomat vào cuối tháng 12/2017 đã chia sẻ rằng, NSS tạm thời làm xoa dịu nỗi lo lắng của các nước Đông Nam Á đối với sự vắng mặt của Hoa Kỳ, khi nước này rút ra khỏi hiệp định TPP.

Tuy nhiên, hy vọng sẽ không bị tắt khi trước đó, Tổng thống Hoa Kỳ đã thực hiện chuyến thăm đến Việt Nam, Phippines nhân dịp APEC - gợi mở những tia hy vọng liên quan đến sự hiện diện tiếp tục và mạnh mẽ của Hoa Kỳ tại vùng Đông Nam Á.

Giáo sư Carlyle Thayer trong một chia sẻ liên quan đến tính phù hợp của NSS với Việt Nam, đã cho biết, chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ xem Việt Nam là một “đối tác có thể làm việc được trong các vấn đề an ninh khu vực”. Đặc biệt, trước đó đã có sự hiện diện liên quan đến các chuyến thăm và tuyên bố giữa hai nước vào tháng 5 và tháng 11. 

Cũng như học giả Li Jie Sheng, ông Carlyle Thayer trong một chia sẻ quan điểm gần đây về NSS cũng đề cập rõ việc, Hoa Kỳ sẽ tăng gấp đôi cam kết của mình đối với các đồng minh và các đối tác được như là hành động ưu tiên hàng đầu của mình ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. NSS cũng nhắc đến Việt Nam cùng với Indonesia, Malaysia và Singapore (theo thứ tự đó) như là chuỗi gắn liền với “an ninh ngày càng tăng và là các đối tác kinh tế của Hoa Kỳ.”

Về vấn đề thương mại? Sự mất cân bằng thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ đã được giải quyết trước khi NSS được thông qua, với thỏa thuận - Việt Nam sẽ tiến hành đàm phán hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, cũng như các tuyên bố mua hàng tỷ đô la Hoa Kỳ liên quan đến phụ kiện và bảo dưỡng máy bay, cải tiến thị trường và gia tăng tiếp cận đầu tư cho các công ty Hoa Kỳ. 

Những nhận định này phù hợp với chia sẻ của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vào ngày 29/12, khi cho hay, kinh tế vẫn là lĩnh vực VN coi là trọng tâm, là động lực để thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ, nhấn mạnh việc triển khai các thỏa thuận hai bên đã đạt được. Trong đó, vị Thứ trưởng này đề cập đến thỏa thuận 20 tỷ đô và cho đây là một “nhiệm vụ rất cấp bách”.

“Nhiệm vụ rất cấp bách là phải triển khai thỏa thuận trị giá trên 20 tỷ USD đã đạt được trong hai chuyến thăm cấp cao và Việt Nam cũng phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh đầu tư hấp dẫn hơn với các doanh nghiệp của Hoa Kỳ”, ông nói.

Vấn đề tiếp theo mà cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ đều quan tâm là tự do hàng hải Biển Đông hay những biện pháp làm giảm thiểu các tác động của sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp này. 

Cần nhấn mạnh, sự trỗi dậy này ngày càng phức tạp và đối với Việt Nam là một sự lo ngại nghiêm trọng. Vừa qua, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã công khai về hoạt động xây dựng trái phép nhằm gia tăng hiện diện quân sự ở khu vực Biển Đông, đồng thời cho rằng động thái mở rộng phi pháp này là “hợp lý”. Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn có kế hoạch đưa nhà máy điện hạt nhân nổi ra Hoàng Sa, sẽ đi vào hoạt động trước năm 2020. Các động thái này được cho là “giúp Trung Quốc đẩy mạnh kế hoạch quân sự hóa những đảo chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Tự lực cánh sinh là chính?

Trở về với NSS, chiến lược an ninh mới của Hoa Kỳ coi Biển Đông như một khu vực tiềm năng về mặt tranh chấp ảnh hưởng, nhưng rõ ràng, theo Giáo sư Carlyle Thayer, nó nằm dưới danh sách ưu tiên là Triều Tiên với chương trình cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, cũng như vấn đề khủng bố quốc tế. Và theo đó, Biển Đông trong thời gian tới sẽ phụ thuộc nhiều hơn về sự xử sự có hiệu quả giữa Bắc Kinh và ASEAN (Bộ quy tắc ứng xử).

Một điểm đáng lưu ý là theo ông Carlyle Thayer, Hoa Kỳ sẽ “không có khả năng phản ứng với việc gia tăng quân đội TQ trong hiện đại hóa đảo nhân tạo”, cũng như sẽ “không ủng hộ bất kỳ sự thúc đẩy mạnh mẽ nào chống lại hành vi của Trung Quốc”. Dù rằng, NSS ghi nhận “tiền đồn quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đe dọa chủ quyền của các quốc gia khác, phá hoại ổn định khu vực”, cũng như nhấn mạnh ưu tiên cam kết của Hoa Kỳ liên quan đến tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ và trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế.

Quân sự hóa đảo nhân tạo trên vùng biển Đông là mục tiêu đang được đẩy mạnh của Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Hiểu theo nghĩa này là Hoa Kỳ sẽ “sẵn sàng đóng vai trò lãnh đạo trong một phản ứng chung nhằm duy trì trật tự khu vực dựa trên sự tôn trọng chủ quyền và độc lập các nước”. Quan điểm này có thể giúp Việt Nam “tạm thời yên tâm” trước sự trỗi dậy ngày càng tăng của Bắc Kinh, nhưng dù sao nó cũng là một cam kết mờ nhạt của Hoa Kỳ. 

Trong một sự kiện có liên quan, nhân dịp 73 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, lần đầu tiên tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam diễn tập bắn tên lửa sau khi được đưa vào biên chế. Đợt diễn tập này được đánh giá là “lớn nhất” và “lời tuyên cáo hùng hồn trên Biển Đông” từ trước đến nay, với sự tham gia của các lực lượng như tên lửa bờ (đây cũng là đợt diễn tập đầu tiên tên lửa bờ của hệ thống Redut bắn đạn thật), tàu mặt nước,… trong tăng cường bảo vệ chủ quyền trên biển.

Như vậy, năm 2018 sẽ là năm cực kỳ khó khăn đối với Việt Nam cả về nền kinh tế, lẫn tăng cường chủ quyền biển đảo trước một Trung Quốc đang thế lên, và một Hoa Kỳ đang tạm thời vắng mặt tại vùng Đông Nam Ấ để tập trung vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét