VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG KHUNG CẢNH THẾ GIỚI
VỪA TRÌNH BÀY
TÂY PHƯƠNG HOÁ
LÀ MỘT SỰ KIỆN KHÔNG TỪ CHỐI ĐƯỢC
Trên đây chúng ta đã phải suy luận dông dài về trường hợp của Ấn Độ. Bởi vì, công
cuộc phát triển dân tộc bằng cách Tây phương hóa là một công cuộc liên hệ đến sự sống còn của dân tộc. Và,
mặc dầu đầy khích động, nhưng
sẽ đòi hỏi nhiều cố gắng liên tục trong nhiều năm, ở mọi người, và đòi hỏi nhiều hy sinh nặng nề ở mọi
tầng lớp nhân dân.
Cố gắng liên tục sẽ làm cho dân chúng mệt mỏi, hy sinh nặng
nề sẽ gây phẫn nộ cho dân chúng. Trong hoàn cảnh đó nếu người lãnh đạo không quả quyết tin vào công
cuộc phát triển, nếu toàn dân không tin rằng công cuộc phát triển là con đường sống duy nhất của dân tộc, thì
công cuộc phát triển không sao thực hiện đƣợc.
Vì vậy cho nên, một điều vô cùng thiết yếu là sự tin tưởng rằng, công cuộc phát triển dân
tộc chúng ta bằng cách Tây phương
hóa là một sự kiện lịch sử dĩ nhiên, không thể tránh được và ngoài công cuộc phát triển ấy ra,
dân tộc chúng ta không còn một lối thoát thứ hai. Một sự tin tưởng tuyệt đối như vậy chỉ có thể có được khi nào các trường hợp đều được xem xét một cách không thiếu sót để cho
các nghi vấn đều được giải
đáp. Và khi các điều kiện trên đã thỏa mãn đầy đủ rồi, thì tất cả mọi người Việt Nam chúng ta đều phải quả
quyết tin rằng, chúng ta cần phải dốc hết nỗ lực để thực hiện công cuộc phát
triển dân tộc, bằng cách Tây phương
hóa xã hội chúng ta, một cách toàn diện mà không do dự.
Thật sự ra, công cuộc Tây phương hóa xã hội chúng ta đã tự nó bắt đầu thực hiện từ ngày người Pháp bước chân lên đất này. Chúng ta chỉ cần nhìn
quanh chúng ta: nhà ở cũng kiến trúc theo kỹ thuật và kiểu mẫu Tây phương, giải trí cũng tổ chức theo
Tây phương, thức ăn cũng nấu
theo Tây phương.
Phần lớn các cử động trong đời sống của chúng ta đều rập khuôn
theo Tây phương. Nhìn lại
chính con người của chúng ta,
dù chúng ta ở thành thị hay thôn quê, chúng ta thấy rằng tất cả con người chúng ta đều Tây phương hóa từ đầu tới chân: tóc hớt theo
Tây phương, áo và quần cắt theo
lối Tây phương, may bằng những
cái máy do Tây phương sáng
chế, giây nịt và giày là sản phẩm của Tây phương. Đi ra, chúng ta dùng xe đạp của Tây phương hay xe hơi của Tây phương. Vì vậy cho nên, những người còn ngồi nhà mà nói là phải giữ
lại phong tục Việt Nam để bảo vệ quốc hồn quốc túy là những người tự dối mình.
Nếu đã như
thế thì, trên kia chúng ta còn đặt thành vấn đề sự cần thiết của công cuộc Tây
phương hóa, có phải là một
hành động thừa không? Thừa, mà cũng không thừa. Thừa đối với những người vẫn chưa chịu nhận rằng, dầu họ không có muốn Tây
phương hóa và họ có chủ trương bảo cựu đến mức độ nào đi nữa,
thì chính con người của họ
cũng đã Tây phương hóa đi
rồi. Không thừa, đối với chúng ta, là những người mong muốn thực hiện được công cuộc phát triển dân tộc bằng cách Tây phương hóa toàn diện. Công cuộc Tây phương hóa xã hội chúng ta mà ngày nay
chúng ta mục kích những hiện tượng,
như trên đã kể, là một công
cuộc Tây phương hóa bắt buộc,
dẫn dắt đến tình trạng tan rã của xã hội chúng ta.
Xã hội chúng ta bị Tây phương hóa, chớ không phải tự ý Tây phương hóa. Vì vậy mà cuộc Tây phương hóa đã được thực
hiện một cách không đường hướng, không mục đích và chỉ lên đến
một mức độ thấp kém. Cũng vì vậy mà chúng ta không chủ động được công cuộc Tây phương hóa đã qua của chúng ta, và không có thể
dẫn dắt nó vào một chiều hướng
và đến một mức độ có ích cho công cuộc phát triển dân tộc.
Trái lại công cuộc Tây phương hóa mà chúng ta phải thực hiện cho dân tộc là một công cuộc Tây
phương hóa tự ý muốn, đo đó,
có đường hướng và có mục đích. Chúng ta sẽ chủ động
cuộc Tây phương hóa này và sẽ
đưa nó đến một mức độ đủ cao
để xã hội chúng ta tìm được
những tiêu chuẩn giá trị mới khả dĩ tạo cho nó một trạng thái điều hòa mới.
Như thế
nào là Tây phƣơng hóa có đường
hướng? Dưới đây chúng ta sẽ chứng minh rằng, trên
phương diện dân tộc, một công
cuộc Tây phương hóa chỉ hữu
hiệu khi nào được thực hiện
toàn diện và đạt đến mức độ đủ cao.
Như thế nào là Tây phương hóa toàn diện? Trong số các nhà
lãnh đạo các quốc gia bị Tây phương
tấn công, những người có thái
độ đóng cửa bảo vệ giá trị cũ, như
ở Trung Hoa và ở Việt Nam, cũng như những
người có thái độ mở cửa để
đón văn minh Tây phương như ở Nga và ở Nhật, tất cả đều sớm nhận
định rằng sở dĩ Tây phương
thắng thế là, trước tiên, nhờ
ở kỹ thuật võ trang và kỹ thuật tổ
chức.
Và giữa hai thái độ cực đoan như chúng ta đã phân tích trên đây phần đông
lại lựa chọn một thái độ dung hòa và khôn ngoan nhất. Thái độ nửa chừng dựa trên
lý luận sau đây: Tây phương hóa có giới hạn. Chúng ta chiến bại vì vũ khí của
chúng ta kém về độ tinh xảo và quân đội chúng ta thua về tổ chức. Vậy, để chống
lại địch thủ một cách hiệu quả và lâm thời thắng địch thủ, chúng ta chỉ cần
học, một là kỹ thuật sử dụng vũ khí tối tân, lúc đầu mua của chính những quốc
gia Tây phương, sau học kỹ
thuật để chế tạo lấy; hai là kỹ thuật tổ chức quân đội theo Tây phương.
Với hai khí giới đó chúng ta có thể hy vọng thắng địch để
bảo vệ được các tiêu chuẩn
giá trị truyền thống của xã hội của chúng ta. Như thế có nghĩa là chúng ta chỉ cần canh tân quân trang và cải tổ
quân đội là đủ, mọi cơ cấu khác trong xã hội vẫn giữ nguyên vẹn. Nhưng, lịch sử của các quốc gia đã áp
dụng thái độ đó trong hành động lại chứng minh rằng, sự thật thì các sự kiện đã
xảy ra không như những người lãnh đạo của các quốc gia ấy dự
định.
Sau khi đã quyết định canh tân quân trang và cải tổ quân đội
các nhà lãnh đạo nói trên một mặt gởi người xuất dương du
học các nước Tây phương để hấp thụ kỹ thuật mới, một
mặt mướn người chuyên viên Tây phương đến tại xứ để vừa huấn luyện người, vừa để xây cất các xưởng chế tạo vũ khí. Vì sao người Tây phương lại đến nhận lãnh trách nhiệm chế tạo
các vũ khí đó và vì sao các cường
quốc Tây phương nhận đào tạo
các chuyên viên ngoại quốc như vậy,
mặc dù họ vẫn biết, cũng như
mọi người đều biết, rằng làm
như vậy là họ sẽ trao cho
địch thủ những khí giới đang bảo đảm ưu thế của họ?
Có nhiều lý do khiến cho người Tây phương,
cũng như những cá nhân của
các quốc gia khác, đã hành động như
vậy. Trước hết là vì bị quyền
lợi vật chất quyến rũ. Thứ hai giữa các cường quốc trong nội bộ xã hội Tây phương cũng có nhiều mâu thuẫn chính trị khiến cho mỗi cường quốc, trong một cuộc tranh giành ảnh hưởng ác liệt, sẵn sàng tìm đồng minh
cho mình ở những quốc gia ngoài xã hội Tây phương.
Và sau hết, trong thời kỳ đi chinh phục thế giới, kỹ thuật
Tây phương đã đạt đến một trình
độ rất cao và tạo cho người
Tây phương một sự hãnh diện
và tự tin mãnh liệt cho đến nỗi, nếu không phải vì lợi và vì ngoại giao, thì họ
cũng không ngần ngại mà hành động như họ đã làm.
Dầu sao, như
chúng ta sẽ thấy sau này, những lý do trên là những yếu tố thuận lợi, mà toàn
bộ tạo thành cơ hội giúp cho các dân tộc ngoài xã hội Tây phương thực hiện công cuộc phát triển của
mình.
TÂY PHƯƠNG HOÁ CÓ GIỚI HẠN NHẤT ĐỊNH THẤT BẠI
Trở lại vấn đề canh tân quân trang và cải tổ quân đội. Sau
giai đoạn thi hành các biện pháp nói trên một thời gian, các nhà lãnh đạo thu lượm được một kết quả mong muốn: quân đội, võ trang
bằng vũ khí của Tây phương và
tổ chức theo lối của họ, đã trở thành một lực lượng làm cho ngoại quốc phải kính nể. Nhưng, cũng chẳng bao lâu sau đó, sang giai đoạn
thứ hai, chính các nhà lãnh đạo đó lại nhận thấy thêm rằng, nếu muốn duy trì
cái lực lƣợng quí báu vừa mới tạo được
thì việc huấn luyện chuyên viên, chỉ giới hạn trong lãnh vực quân sự, lại không
đủ. Đi sâu vào một chút, lại tìm ra là tinh xảo của vũ khí Tây phương bắt nguồn từ các phát minh của khoa
học Tây phương, và, ngoại trừ
mọi vấn đề tổ chức vật chất, sức mạnh tinh thần của quân đội Tây phương lại do tư tưởng cá nhân của mỗi người chiến binh và tư tưởng cá nhân lại
do hoàn cảnh xã hội tạo ra.
Như vậy,
muốn nuôi dưỡng một lực lượng quân sự, đã được canh tân, lại phải đặt vấn đề hấp thụ
học vấn Tây phương và như thế, là phải canh tân nền giáo
dục. Và muốn gieo cho người
chiến binh một sức mạnh tinh thần như của người chiến
binh Tây phương, lại phải tạo cho họ hoàn cảnh xã hội tương tự, nghĩa là phải cải tạo xã
hội. Mà cải tạo xã hội thì phải thay thế các giá trị tiêu chuẩn cũ. Như vậy thì, rốt cuộc lại, phải bỏ
giá trị tiêu chuẩn cũ, điều mà các nhà lãnh đạo đang nói đây không dự định làm
và cũng không muốn làm, vì sở dĩ các nhà lãnh đạo này chủ trương canh tân quân đội là với mục đích bảo
vệ các giá trị truyền thống của xã hội của họ.
Ngoài ra, sự canh tân quân đội lại đương nhiên mang đến một hậu quả khác mà các
nhà lãnh đạo cũng không ngờ. Những ngƣời muốn học về tổ chức quân đội theo Tây
phương, trước tiên phải học ngôn ngữ Tây phương để đọc sách về kỹ thuật tổ
chức quân đội của Tây phương.
Nhưng khi đọc được ngôn ngữ của Tây phƣơng rồi, thì không
làm thế nào cấm họ đọc các sách khác của Tây phương trong những lĩnh vực khác: chính trị, văn hóa, hay xã hội. Do
đó, và vì đã sẵn trong đầu sự cảm phục chính đáng đối với Tây phương trong lĩnh vực quân sự, những người này tự nhiên nẩy ra sự cảm phục
Tây phương trong lĩnh vực xã
hội và chính trị.
Và họ sớm nhận thức rằng sức mạnh của quân đội Tây phương cũng như tính cách tinh xảo của vũ khí Tây phương là những kết quả đương nhiên, trong lĩnh vực quân sự
của tổ chức xã hội và chính trị của Tây phương. Như vậy, họ
tin rằng không thể nào có được
một quân đội hùng mạnh theo mới mà không có một tổ chức xã hội và chính trị
theo mới. Và chính những người
này sẽ biến thành những cái mầm của cuộc cách mạng chính trị và xã hội sau này.
Các sự kiện trên đây lại giải nghĩa cho chúng ta thấy vì sao mà ở một nước Thổ Nhĩ Kỳ, và nhiều nước khác ở Cận Đông, chính quân đội
lại hướng dẫn các cuộc cách
mạng chính trị và xã hội trong đầu thế kỷ hai mươi.
Trở lại vấn đề canh tân quân đội trên đây, sau khi đã canh
tân quân đội, trong giai đoạn thứ nhất đến giai đoạn thứ hai, các nhà lãnh đạo
sẽ đứng vào một tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu họ tiếp tục cuộc canh tân quân đội, thì bắt buộc họ
phải đi đến chỗ cải tạo xã hội. Đó là điều họ không thể làm được, bởi vì mục đích của họ khi canh tân
quân đội là để bảo vệ các giá trị tiêu chuẩn cũ. Nhưng nếu họ ngưng lại cuộc canh tân quân đội, thì việc bảo
vệ các giá trị tiêu chuẩn cũ, cũng sẽ không thực hiện được đối với sự tấn công của Tây phương. Hơn nữa, một cuộc duy tân, một khi đã manh nha, tự nó
sẽ tạo ra trong cơ thể của xã hội, bắt đầu duy tân, những lực lượng càng ngày càng bành trướng để phát triển cuộc duy tân.
Nếu những lực lượng
ấy được hướng dẫn sẽ đưa đến một cuộc duy tân có mục đích, nếu
không, cuộc duy tân sẽ hỗn loạn. Nếu các nhà lãnh đạo lại dùng bạo quyền, như đã xảy ra ở Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ
hồi đầu thế kỷ hai mươi, để
hoặc là bãi bỏ công cuộc theo mới hoặc là ngưng cuộc canh tân trong những giới hạn họ muốn, mặc dù họ vẫn biết rằng
hành động như vậy vẫn không
cho phép họ bảo vệ các giá trị tiêu chuẩn cũ, thì lực lượng cách mạng, lãnh đạo do những người ở trong quân đội đã hấp thụ được, chẳng những kỹ thuật quân sự
mới, mà lại thêm những tư tưởng chính trị và xã hội mới, sẽ nổi
lên lật đổ các nhà lãnh đạo này.
CÔNG CUỘC TÂY PHƯƠNG HOÁ NHẤT ĐỊNH PHẢI TOÀN DIỆN
Tóm lại, nếu đóng cửa không đón tiếp văn minh Tây phương, thì, vì kém kỹ thuật, sẽ bị
Tây phương chiến bại, và biến
thành thuộc địa hay bán thuộc địa. Sau khi chiến bại rồi sẽ bị Tây phương hóa nhưng công cuộc Tây phương hóa sẽ không được hướng dẫn và sẽ đưa
đến những kết quả thảm hại mà chúng ta biết. Nếu muốn Tây phương hóa có giới hạn để bảo vệ các giá trị
cũ thì, một là công cuộc bảo vệ sẽ không thực hiện được và quốc gia sẽ lâm vào tình trạng của
các nước đóng cửa không tiếp
đón kỹ thuật Tây phương. Hai
là sẽ tạo hoàn cảnh cho một cuộc cách mạng nội bộ để đưa đến một cuộc Tây phương hóa toàn diện.
Như vậy
thì, đằng nào rồi những sự kiện lịch sử cũng sẽ đưa đến một cuộc Tây phương hóa toàn diện. Nếu đã thế thì thượng sách không phải là nên tự ý
Tây phương hóa toàn diện hay
sao?
Có như vậy
một mặt chúng ta sẽ có thể rút ngắn thời gian, một mặt chúng ta mới có thể chủ động được công cuộc Tây phương hóa đế cho những chấn động, mà chắc
chắn một công cuộc như vậy sẽ
gây ra cho xã hội ta, không có thể phá hoại xã hội ta, như trong trường hợp một cuộc Tây phương
hóa không hướng dẫn.
Tóm lại, một công cuộc Tây phương hóa chỉ hữu hiệu khi nào chúng ta được tự ý thực hiện nó và thực hiện toàn
diện, nghĩa là trên lĩnh vực quân sự, chính trị, xã hội và theo đó là kinh tế
và văn hóa. Nếu ta tự ý Tây phương hóa, thì chúng ta chủ động được công cuộc
Tây phương hóa của chúng ta và chúng ta sẽ bảo vệ được độc lập và xã hội, nhưng nhiều giá trị tiêu chuẩn phải được đổi mới.
Nếu chúng ta không tự ý Tây phương hóa thì rồi cũng bị Tây phương hóa. Nhưng cuộc Tây phương hóa sẽ không được hướng dẫn, không đường
lối và không mục đích. Sở dĩ sự kiện phải diễn tiến theo cơ thức như đã phân tích trên đây là bởi vì
một nền văn minh là một toàn bộ quân bình, gồm có các tiêu chuẩn giá trị, có
hiệu lực trong các lĩnh vực.
Nếu chúng ta thâu nhận những thực hiện của Tây phương trong một lĩnh vực nào đó thì
sớm hay muộn những thực hiện đó cũng lần lần kéo đến và bắt buộc chúng ta thâu nhận
những thực hiện của Tây phương
trong một lĩnh vực khác có liên hệ. Một mặt khác, nếu chúng ta đã thâu nhận
những kỹ thuật trong một lĩnh vực thì lần lần chúng ta sẽ thâu nhận những
nguyên tắc khoa học, đã làm căn bản cho sự phát minh ra các kỹ thuật đó.
Và nếu chúng ta thâu nhận các nguyên tắc khoa học, thì chúng
ta lại đi đền chỗ thâu nhận lối suy luận đã tạo ra các nguyên tắc khoa học.
Nghĩa là cơ thức của sự Tây phương
hóa đi từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng, và từ cương vị thấp đến cương
vị cao, từ lĩnh vực cụ thể đến lĩnh vực trừu tượng. Và sự diễn biến, tự nhiên sẽ đến không có gì ngăn trở được. Bởi vì những yếu tố, mà toàn bộ
hợp thành một trạng thái thăng bằng, trong một nền văn minh, không thể tách rời
ra được. Sự sống, của từng
yếu tố, tùy thuộc sự có mặt của các yếu tố khác. Nếu chúng ta nhận yếu tố kỹ
thuật quân sự, sớm muộn gì chúng ta cũng phải nhận yếu tố khoa học, bởi vì, mỗi yếu tố, không thể sống
một mình được, tất sẽ tự gây
lại trạng thái thăng bằng từ đó nó đã phát sinh, và trong đó nó có thể sống
mạnh.
Trong sự liên lạc giữa hai văn minh, một việc này lại mang
đến một việc khác và tuần tự sẽ mang đến hết toàn bộ văn minh mới. Ví dụ, nếu
chúng ta mặc vải dệt ở các nhà máy Tây phương, thì chẳng bao lâu chúng ta lại nhập cảng những nhà máy tương tự để dệt vải theo Tây phương tại xứ ta. Lần lần, chúng ta
lại sản xuất các nhà máy tại chỗ, và, chừng đó người nông dân của chúng ta lại bỏ đồng ruộng
để lên làm việc tại các nhà máy, và lúc bấy giờ, ngoài giờ làm việc họ lại
thích các lối giải trí của Tây phương,
và lần lần đầu óc của họ cũng nghĩ theo Tây phương, và cuối cùng, họ sẽ Tây phương hóa, từ vật chất lẫn tinh thần. Đó là một định luật xã hội
nghiêm khắc.
NHƯ THẾ NÀO LÀ TÂY PHƯƠNG HOÁ ĐẾN MỨC ĐỘ ĐỦ CAO.
Bài học của nước
Nga
Trong lĩnh vực này lịch sử của nước Nga là một bài học vô cùng quí báu. Nước Nga ở phía Đông Âu châu. Đối
với Âu châu, nƣớc Nga là một tiền đồn, mỗi khi các bộ lạc du mục Mông Cổ và
Hung-nô ở các đồng hoang phía Đông Bắc Á châu xua quân đánh phá các dân tộc đã
định cư trên hai đại lục Âu,
Á. Vị trí địa dư ấy, đã dẫn
dắt đến các sự kiện lịch sử quan trọng sau đây.
Quan trọng đến nỗi, sau mấy ngàn năm biến cố khuynh đảo, nó
vẫn còn chi phối nặng nề các nguyên tắc ngoại giao giữa Nga và các cường quốc Âu Mỹ. Và đây là một ví
dụ, hết sức sáng tỏ, để chứng minh rằng, trong đời sống của một dân tộc, một
thời gian mấy thế kỷ hay mấy ngàn năm vẫn chưa thấm vào đâu. Và cuộc cách mạng Sô Viết của nước Nga lại làm cho các sự kiện này trở
thành một bằng cớ hết sức đích xác để chứng minh rằng dĩ vãng của một dân tộc do
hoàn cảnh địa dư và sự kiện
lịch sử tạo thành, không có thể san bằng được dù là bằng một cuộc cách mạng vô cùng táo bạo, để xây dựng tương lai.
Ngay từ thế kỷ thứ X, nước Nga đã có những sự liên lạc thường xuyên và chặt chẽ với đế quốc La Mã; khi đế quốc này chỉ còn
ảnh hưởng ở phía Đông Địa
Trung Hải và đặt kinh đô tại Constantinople, phía Bắc nước Hy Lạp. Gia Tô giáo cũng đã chia làm hai phái, Tây phái, Giáo chủ ở tại La
Mã và Đông phái, Giáo chủ ở tại Constantinople, chống báng nhau vì nhiều điểm
về hành giáo và nghi lễ.
Nước Nga,
vì liên lạc với Constantinople nên ngả theo Gia Tô Đông phái, trong khi các nước Âu châu đều được Tây phái La Mã truyền giáo. Sự kiện này
vừa là cái mầm chia rẽ giữa nước
Nga và các nước Âu châu, lại
vừa là một di sản tinh thần chung cho hai bên. Vì vậy mà trong lịch sử bang
giao giữa Nga và Âu châu, tùy theo hoàn cảnh, có lúc thì sự kiện trên có hiệu
lực như là một cái mầm chia rẽ,
có lúc lại có hiệu lực là một di sản tinh thần chung.
Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIII, tính cách di sản tinh
thần chung lấn thế, nên sự mậu dịch rất thịnh hành giữa hai bên. Và nhiều cuộc
hôn nhân chính trị, một yếu tố vô cùng quan trọng trong thời quân chủ, đã xảy
ra giữa giòng vua Nga và các giòng vua Anh Pháp. Nếu tình trạng này kéo dài
thì, mặc dầu những điểm dị đồng giữa hai phái Gia Tô, di sản tinh thần chung có
lẽ đã thắt chặt các nƣớc Âu châu và nước Nga lại làm thành một khối, và lịch sử đã có nhiều sự thay đổi
lớn lao.
Nhưng sau
đó, vào thế kỷ thứ XIII, các bộ lạc Mông Cổ, dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn và các vị vua kế tiếp đã đưa quân đánh chiếm gần hết Châu Á và một phần lớn Âu châu, lập thành
một đế quốc gồm các nƣớc Đông Âu ngày nay (Ba Lan, Hung Gia Lợi, Ru-ma-ni,
Bulgarie) cả nước Nga, hết
trung bộ Châu Á, nội Mông Cổ, Tây Tạng và hết nước Tàu. Sự đế quốc Mông Cổ thống trị nước Nga trên 150 năm, ngày nay, vẫn còn lưu lại nhiều di tích vật chất và
nhất là một sự kiện mà hậu quả lịch sử vô cùng lớn lao trong nhiều thế kỷ: sự
thống trị của Mông Cổ đã cắt đứt hết các dây liên lạc nối liền nước Nga với khối văn minh Tây phương đang phát triển.
Trong khi nước
Nga bị xâm chiếm, và, nhờ vị trí tiền đồn của nước Nga mà các nước
khác ở Tây Âu đã thoát sự đô hộ của Mông Cổ, thì các nước này, chẳng những không có lúc nào tìm cách
cứu viện một đồng minh cùng chung một di sản tinh thần, ngược lại, đã lợi dụng hoàn cảnh suy vong của
Nga, để cắt xén và chiếm nhiều phần đất thuộc lãnh thổ Nga.
Trong những lúc đó, chính là tính cách mầm chia rẽ đã thắng
tính cách di sản tinh thần chung của sự kiện mà chúng ta vừa nêu lên ở trên. Và
sau khi đế quốc Mông Cổ tan rã, nước
Nga thâu hồi độc lập, thì từ đó sự bang giao giữa Nga và các nước Tây Âu lúc nào cũng mang dấu vết cay
đắng của thời kỳ vừa qua.
Do đó, lịch sử của cuộc bang giao giữa hai bên chỉ là một
cuộc chiến đấu không ngừng, kéo dài cho tới ngày nay, lúc thì Tây Âu chiến
thắng, lúc thì Nga chiến thắng, và chúng ta đang sống vào một thời kỳ mà Nga đang
chiến thắng Tây Âu. Luôn luôn, Tây Âu
nắm phần thắng những lúc nào mà kỹ thuật của họ tiến bộ hơn của Nga. Nhưng yếu tố dân đông và đất rộng của
Nga, lần nào, cũng cứu Nga thoát khỏi một sự chiến bại hoàn toàn.
Sau đó, các nhà lãnh đạo Nga lại tìm cách thâu thập các kỹ
thuật mới và khi hai bên đã ngang nhau trên phương diện kỹ thuật thì yếu tố dân đông lại đưa phần thắng cho Nga. Thời gian qua, kỹ
thuật của Tây phương lại tiến
bộ hơn trước và đồng thời
mang thắng lợi về cho Tây phuơng.
Tấn tuồng lại cứ như thế mà
tiếp tục diễn tiến, qua nhiều thế kỷ, lúc bên này được bên kia thua, và lúc bên kia được bên này thua.
Thâu thập kỹ thuật.
Lúc đầu sự thâu nhập kỹ thuật Tây phương không khó khăn, bởi vì sự cách biệt
giữa hai nền kỹ thuật chỉ nằm trong một vài phát minh được xem như là những bí mật quan trọng. Kỹ thuật chưa tiến bộ nhiều, phương pháp nghiên cứu chưa có qui củ, các phát minh còn thô sơ và
rời rạc, thỉnh thoảng tình cờ mới tìm được một phát minh mới. Và quốc gia nào nắm được một phát minh mới, tuy thô sơ nhưng hiếm có đó, thì đã nắm được trong tay một sức mạnh vô địch
làm nghiêng hẳn cán cân lực lượng
về phía mình.
Ở Trung Hoa, thời đại nhà Đường, vào thế kỷ thứ VII, sự tình cờ đã đưa đến cho Đƣờng Thế Dân một phát minh,
ngày nay chúng ta xem là thông thường,
nhưng đã làm đảo lộn thế giới
lúc bấy giờ: yên ngựa có chân đứng. Trước đó, người cưỡi ngựa chỉ ngồi trên ngựa, hai
chân buông lỏng, vì vậy mà thăng bằng không vững và kỵ binh chỉ là một phương tiện vận tải.
Với phát minh mới, người ngồi trên lưng
ngựa vững như dính liền với
thú và kỵ binh trở thành một khí giới tấn công vô cùng sắc bén và dũng mãnh.
Chỉ nhờ có hai sợi dây da thô sơ buộc vào yên ngựa, nhưng lại có một tầm quan trọng rộng lớn
không ngờ, mà nhà Đường, đã
chuyển thế lâm nguy của Trung Hoa lúc bấy giờ, đang sống dưới sự đe dọa xâm lăng thường xuyên của các dân tộc du mục Trung Á,
thành một thế chiến thắng.
Và nhà Đường
chẳng những đã đánh bại các dân tộc xâm lăng, giữ vững độc lập cho Trung Hoa,
lại còn chinh phục ngược lại
các lãnh thổ của họ, lập thành một đế quốc hùng cường mà nền văn minh đã chói sáng khắp thế
giới lúc bấy giờ trong hơn ba thế kỷ. Tất cả những thành tựu đó chỉ nhờ cặp chân
đứng yên ngựa. Hơn thế nữa, cặp chân đứng yên ngựa, sau khi đã chấn hưng Trung Hoa đến cực độ, lại còn
mãnh lực xoay chiều luồng sóng chinh phục, lúc đó đang chảy từ Tây sang Đông,
thành một luồng sóng chinh phục từ Đông sang Tây. Các dân tộc du mục Trung Á
sau khi bị Trung Hoa chinh
phục và đồng thời thâu thập được
phát minh mới, nguyên nhân chínhyếu của sức mạnh của nhà Đường, đã quay lại chinh phục các dân tộc
láng giềng ở phía Tây và lần
hồi làn sóng chinh phục lại chuyển từ Đông sang Tây. Phát minh chân đứng yên
ngựa cũng theo làn sóng đó mà đi từ Đông sang Tây.
Cuối thế kỷ VII cặp chân đứng yên ngựa đã nhập vào xã hội
Hồi Giáo, và nhờ nó mà xã hội này đã chinh phục gần hết các phần đất bao quanh
Địa Trung Hải. Ví dụ trên kia cho ta thấy vai trò vô cùng quan trọng của kỹ
thuật trong đời sống của các dân tộc. Lịch sử, trong thời kỳ khoa học chưa phôi thai, còn nhiều trƣờng hợp
như vậy: làm chủ được một phát minh kỹ thuật mới có
nghĩa là làm bá chủ một vùng. Nhưng,
cũng chính ký ức những trường
hợp như vậy đã làm cho những
nhà lãnh đạo các quốc gia ngoài xã hội Tây phương, sau này, như
chúng ta đã thấy, lầm tưởng
rằng, chỉ thâu nhận được kỹ
thuật mới của Tây phương là
đủ bảo vệ nền văn minh cũ. Họ lầm bởi vì, sau khi khoa học đã phát triển sự
nghiên cứu đã có qui củ, sự tìm tòi đã có phương pháp, các phát minh không còn rời rạc nữa và trở thành một toàn
bộ di sản của một nền văn minh. Cho nên, như chúng ta đã biết, nếu chúng ta thâu thập một kỹ thuật Tây phương thì chúng ta phải thâu thập hết
toàn bộ kỹ thuật Tây phương.
Trở lại vấn đề cuộc chiến đấu giữa Nga Sô và các cường quốc Tây phương, chúng ta hiểu rõ vì sao, lúc đầu, sự
thâu thập kỹ thuật Tây phương
không khó đối với Nga. Nhưng
về sau, từ lúc khoa học đã bắt đầu phôi thai, các phát minh kỹ thuật càng phức
tạp hơn, và sự thâu thập càng khó khăn hơn. Chúng ta thấy rõ sự tiến triển của
cường độ khó khăn, khi chúng
ta ý thức rằng lúc đầu sự thâu thập một kỹ thuật mới có thể thực hiện được một cách âm thầm, sau các chiến
trận hoặc trong những cuộc trao đổi thương mãi. Nhưng về
sau, có lúc chính đại đế Pierre nước
Nga đã phải đích thân hai lần cải trang sang viếng các nước Âu Châu cùng với một đội binh chuyên
viên để thâu thập kỹ thuật Tây phương.
Và sau đó đã bắt đầu kêu gọi đến kỹ thuật gia Tây phương bằng những lợi lộc hấp dẫn.
THÂU THẬP KHẢ NĂNG SÁNG TẠO KỸ THUẬT.
Sự thâu thập càng ngày càng khó khăn này là một lý do khả dĩ
giải thích một phần vì sao mà trong cuộc chiến đấu với Tây phương, Nga nhiều lần bị kỹ thuật của Tây phương lấn áp.
Lý do thứ hai dưới
đây, có tính cách trừu tượng
hơn nhưng lại minh biện hơn.
Trong việc thâu thập kỹ thuật, Nga vẫn theo các nếp cũ, cho
nên vẫn tìm cách thâu thập các kỹ thuật, chớ không bao giờ tìm cách thâu thập
khả năng của lý trí, khả dĩ sáng tạo được kỹ thuật. Do đó, một khi Nga vừa chế ngự được một mớ kỹ thuật, thì óc sáng tạo của
Tây phương đã đẻ ra những kỹ
thuật mới, tinh xảo hơn. Thành ra lối thâu thập cũ nếu có thể áp dụng ở thời kỳ
tiền khoa học, thì vào thời kỳ khoa học chỉ vừa đủ để cho những người áp dụng chạy theo đuôi Tây phương.
Nguyên do ở chỗ trước kia các phát minh kỹ thuật là một sự tình cờ, thỉnh thoảng mới
nẩy ra lúc thì nơi này lúc thì nơi khác. Nhưng từ ngày xã hội Tây phương đã chế ngự được
khoa học, phương pháp hóa sự
nghiên cứu, qui củ hóa sự tìm tòi thì các cuộc phát minh trở thành liên tục và
biến thành một thế độc quyền của những ai chế ngự được khả năng sáng tạo khoa học. Vì vậy mà
vấn đề thâu thập kỹ thuật trước
kia đơn sơ và ở vào trình độ bắt chước,
sau khi khoa học đã phát triển, phải được đƣa lên đến trình độ chế ngự khả năng sáng tạo khoa học.
Phải như
vậy, nếu những người thâu
thập kỹ thuật Tây phương
không muốn lúc nào cũng chỉ chạy theo đuôi Tây phương và lúc nào cũng bị kỹ thuật Tây phương chi phối. Nghĩa là công cuộc
Tây phương hóa chỉ hữu hiệu
khi nào được thực hiện đúng
đến mức độ đủ cao. Đó là bài học mà nước Nga, sau nhiều thế kỷ kinh nghiệm và bằng một giá rất đắt, đã
thâu thập được. Và đó là một bài học vô giá cho các nước ở trong tình trạng phải Tây phương hóa để bảo vệ sự sinh tồn của
mình. Chính nước Nga đã áp
dụng ngay bài học đó trong cuộc cách mạng 1917.Và chung qui cuộc cách mạng 1917
của Nga chỉ là một cuộc Tây phương
hóa toàn diện và tự đặt cho mục đích phải đến mức độ đủ cao. Nghĩa là phải làm
thế nào khắc phục được khả năng
sáng tạo khoa học của Tây phương.
Cuộc Tây phương
hóa ở Nga đã toàn diện, nhưng
cuộc Tây phương hóa của Nga
đã đến mức độ đủ cao chưa? Thời
gian còn sớm quá nên chúng ta chưa
có thể trả lời quả quyết được. Tuy nhiên, sự sáng tạo các hỏa
tiễn liên lục địa, các vệ tinh và hành tinh nhân tạo, các phi thuyền không
gian, và nhiều phát minh khác trong mọi lĩnh vực, tuy không kích thích dư luận đại chúng, nhưng vẫn không kém phần quan trọng trên địa
hạt khoa học, vượt hẳn khả
năng sáng tạo của nhiều quốc gia Tây phương, là những triệu chứng cho chúng ta đoán rằng Nga đã thành công.
Tuy nhiên, hãy còn sớm quá để chúng ta trả lời một cách dứt khoát. Ví dụ dưới đây lại thêm phần rõ rệt về tính
cách tối quan trọng của mức độ đủ cao của công cuộc Tây phương hóa.
Trường hợp của Nhật
Cái hay phi thường
của các nhà lãnh đạo Nhật thời Minh Trị lúc bị Tây phương tấn công, là, mặc dầu không có cái
kinh nghiệm chiến đấu trong mấy thế kỷ chống Tây phương như Nga, lại nhìn thấy ngay sự cần thiết của một công cuộc Tây phương hóa toàn diện. Nhưng có lẽ quan niệm về cao độ của công
cuộc Tây phương hóa không được rõ rệt lắm cho nên đến ngày
nay, mặc dầu công cuộc Tây phương
hóa của Nhật đã thành tựu một cách không ai phủ nhận được, sự chế ngự khả năng sáng tạo khoa học
của Nhật chưa có dịp xuất lộ
một cách rõ rệt như của Nga.
Trái lại một vài trường hợp lịch sử chứng minh rằng người Nhật trong công cuộc Tây phương hóa toàn diện, chưa
đạt đến mức độ đủ cao. Lúc khởi đầu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương giữa Nhật và Mỹ, các phi công Mỹ đều
khiếp sợ thành tích, tốc độ tầm hoạt động, sự dễ lái, hỏa lực và sức chịu đựng
của loại phi cơ khu trục của Nhật gọi là Zéro. Và các cường quốc đều xem khu trục cơ của Nhật là
một thực hiện bậc nhất trong thế giới của khoa học hàng không Nhật.
Nhưng sau
hai năm chiến tranh, trọng khi Mỹ lần lần cho xuất hiện những loại phi cơ vượt hẳn loại phi cơ Zéro về mọi
mặt; thì Tổng Tham Mưu Nhật và
kỹ thuật hàng không Nhật vẫn
không sáng chế được một loại
phi cơ nào hơn loại Zéro được.
Do đó sự làm chủ không phận lọt vào tay Mỹ và chiến thắng cuối cùng về Mỹ như chúng ta đều biết. Có thể nhiều
yếu tố đã ảnh hưởng cùng một
lúc để đưa đến sự kiện trên.
Nhưng một điều chắc chắn là
trong số các yếu tố đó, có sự kiện là cuộc Tây phương hóa của Nhật, mặc dù đã kết quả rất
tốt đẹp, vẫn chưa đi đến chỗ
chế ngự một cách đầy đủ khả năng sáng tạo khoa học của Tây phương.
Trong thời bình, mặc dầu những bí mật của quốc phòng vẫn được mỗi quốc gia giữ gìn kỹ lưỡng, các tin tức khoa học vẫn được trao đổi giữa các cường quốc tiến bộ, hoặc bằng lối
trao đổi văn hóa thông thường,
hoặc bằng lối tình báo bí mật. Do đó, sự chênh lệch giữa các nước về kỹ thuật không đến đỗi to tát lắm. Nhưng trong thời kỳ chiến tranh, cố nhiên là những luồng giao
hoán đều gián đoạn và mỗi nước
phải sống với cái vốn sáng tạo riêng của mình. Lúc bấy giờ, nếu trình độ chế
ngự khả năng sáng tạo khoa học của nước mình chưa đủ cao
thì kỹ thuật sẽ sút kém và ảnh hưởng
nặng nề đến chiến cuộc. Trường
hợp trên đây của Nhật xác nhận hai điểm:
Tây phương hóa đến mức độ đủ cao.
1 -Tính cách thiết yếu của sự đạt đến mức độ đủ cao của công
cuộc Tây phương hóa.
2. Đạt đến mức độ đủ cao của công cuộc Tây phương hóa là một điều vô cùng khó khăn.
Nếu chúng ta không đạt đến mức độ đủ cao trong công cuộc Tây
phương hóa thì chính là mục
đích của công cuộc Tây phương
hóa chúng ta không đạt đƣợc. Nghĩa là những kết quả của một công cuộc Tây phương hóa không đủ cao, sẽ không
giúp cho chúng ta bảo vệ được
sự tồn tại của dân tộc, lý do chính, vì đó mà chúng ta nhận định rằng công cuộc
Tây phương hóa là cần thiết.
Nước Nhật, trong công cuộc
Tây phương hóa của họ, đã đạt
đƣợc nhiều kết quả mà, chẳng những chúng ta và các nước cùng đang theo đuổi công cuộc Tây phương hóa, đều thán phục, mà đến các
nước Âu Mỹ cũng ngợi khen.
Thế mà, trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu quyết
định sự thắng bại của dân tộc, thì kỹ thuật của họ vẫn chƣa sánh kịp với kỹ
thuật Tây phương. Xem thế đủ
biết rằng, việc chế ngự được
khả năng sáng tạo khoa học không phải là việc dễ làm. Nếu chúng ta đã quan niệm
rằng sự đạt đến mức độ đó là thiết yếu, thì việc đạt được vẫn còn là một việc vô cùng khó khăn.
Nay nếu chúng ta không đặt vấn đề ấy là cần thiết, thì chắc chắn là không bao
giờ chúng ta chế ngự được khả
năng sáng tạo khoa học của Tây phương.
Và như thế là chúng ta đã đầu
hàng trƣớc khi ra trận.
Tất cả các điều trình bày trên kia lại càng xác nhận quan
điểm cho rằng, công cuộc Tây phương
hóa toàn diện và việc đạt được
đến mức độ đủ cao là thiết yếu cho sự sống còn của dân tộc chúng ta. Và bởi vì
một công cuộc Tây phương hóa như vậy sẽ vô
cùng khó khăn và đòi hỏi ở toàn dân những nỗ lực lớn lao và những hy sinh nặng
nề, thì nếu không phải chính chúng ta chủ trương và lãnh đạo lấy, thì chắc chắn rằng không làm thế nào chúng ta
có thể thực hiện được công
cuộc Tây phương hóa của chúng
ta.
ĐỘC LẬP ĐỂ TÂY PHƯƠNG HOÁ.
Sau khi đã phân tích như vậy rồi, chúng ta mới nhận thấy rằng chủ trương của một số nhà cách mạng trước đây, đề nghị nên hợp tác với
Pháp để duy tân Việt Nam, là một chủ trương sai lầm. Sai lầm vì những người ấy đã không phân tích vấn đề thấu đến tâm, nên tưởng rằng người ngoại quốc có thể trách nhiệm một công cuộc Tây phương hóa như chúng ta đã trình bày ở trên.
Thật sự, trong thời kỳ người Pháp ở đây, chúng ta đã có một cuộc Tây phương hóa. Nhưng chính vì sự thống trị của người Pháp ở đây, nên cuộc Tây phương hóa đó không làm sao được hướng dẫn theo
một chiều hướng có ích lợi
cho dân tộc. Vì vậy cho nên, đã mang đến những hậu quả vô cùng tai hại, mà
chúng ta đều biết.
Như thế,
điều kiện tiên quyết và thiết yếu để thực hiện cho được công cuộc Tây phương hóa là phải độc lập. Có độc lập chúng
ta mới chủ động được vận mạng
của chúng ta và lãnh đạo được
công cuộc Tây phương hóa, mà
sự thành hay bại quyết định tương
lai của chúng ta trong mấy thế kỷ sắp tới đây. Theo đó thì, những nhà cách mạng
đã chủ trương hợp tác với
Pháp đã đi sai đường lối. Chủ
trương của họ chỉ có thể dung
nạp với tác dụng của một chiến thuật giai đoạn, để có thể đỡ khổ cho dân chúng.
Chính chủ trương của những
nhà cách mạng chống Pháp một cách cực đoan là một chủ trương đúng.
Vì vậy mà như
chúng ta đã biết, và như
chúng ta sẽ phân tích chi tiết hơn sau này, các nhà lãnh đạo Việt Nam theo đường lối Cộng Sản, đã hành động
đúng hoàn cảnh khi họ tự qui tụ dưới
lá cờ Cộng Sản của Nga Sô trong giai đoạn chiến đấu giành độc lập. Nhưng độc lập không phải là mục đích,
mà chỉ là một điều kiện khẩn thiết, như chúng ta vừa thấy trên đây, để có thể thực hiện được cuộc phát triển dân tộc.
Và khi bước
sang giai đoạn phát triển dân tộc, sự tự qui tụ dưới lá cờ Cộng Sản còn có phải là một hành
động lợi ích cho dân tộc không? Sau này chúng ta sẽ trả lời với chi tiết câu
hỏi đã nêu lên. Bây giờ ta chỉ nên biết rằng mặc dầu sự tự qui tụ dưới lá cờ Cộng Sản, đã đưa đến nhiều kết quả trong công
cuộc chiến đấu giành độc lập. Nhưng
không phải vì những thành tích ấy mà có thể quả quyết rằng nếu muốn đạt đến những
thành tích khả quan tương tự
trong giai đoạn phát triển, chúng ta lại cần phải qui tụ dưới lá cờ Cộng Sản, như nhiều người đã nghĩ. Hoàn cảnh đã thay đổi
và vấn đề đã thay đổi, thì giải pháp không thể giữ như cũ được.
Tây phương hóa và bản chất dân tộc.
Trong phạm vi vấn đề Tây phương hóa, chúng ta còn phải trả lời một câu hỏi. Nếu chúng ta phải thực
hiện cuộc Tây phương hóa toàn
diện và đến mức độ đủ cao như
trên đã nói thì liệu bản chất của dân tộc chúng ta có còn tồn tại nữa không? Và,
nếu sau cuộc Tây phương hóa
mà bản chất của dân tộc đã mất, thì công cuộc Tây phương hóa có còn đáng để chúng ta theo đuổi để thực hiện với tất cả sự gian
lao và hy sinh của toàn dân chăng?
Và đã như vậy thì chúng ta thực hiện công cuộc Tây phương hóa để bảo vệ cái gì? Trước hết chúng ta nên nhận xét các
sự kiện đã xảy ra nếu chúng ta không tự ý Tây phương hóa. Như chúng
ta đã thấy, nếu chúng ta không tự ý Tây phương hóa, thì trước
hết chúng ta sẽ mất độc lập và sẽ mất chủ quyền định đoạt vận mạng của dân tộc
chúng ta.
Sau đó, cuộc Tây phương hóa vẫn sẽ thực hiện đối với chúng ta, nhưng không phải chúng ta lãnh đạo và hướng
dẫn. Một cuộc Tây phương hóa
không được hướng dẫn sẽ mang đến sự tan rã của xã hội
chúng ta. Và nếu thật sự một cuộc Tây phương hóa tự ý và có lãnh đạo không làm tan rã xã hội, lại có thê làm
mất bản chất của dân tộc, thì chúng ta có thề quả quyết rằng một cuộc Tây phương hóa bắt buộc và không hướng
dẫn, làm tan rã xã hội, chắc chắn sẽ làm mất mười lần hơn bản chất dân tộc của chúng ta. Như vậy giữa hai thái độ tự ý Tây phương hóa và bắt buộc Tây phƣơng
hóa, không còn có thể do dự nữa.
Làm thế nào cũng phải lựa thái độ tự ý Tây phương hóa, dù mà, vì cuộc Tây phương hóa đó mà bản tính dân tộc của
chúng ta có bị mất. Nếu thật sự có mất, ít ra chúng ta cũng còn bảo vệ được độc lập chủ quyền, sự toàn vẹn
của xã hội. Nhưng chúng ta sẽ
chứng minh dưới đây rằng,
không có gì có thể cho chúng ta quả quyết là công cuộc Tây phương hóa, như chúng ta chủ trương,
sẽ đưa đến sự mất bản chất
dân tộc.
Trước hết
chúng ta cần phải tìm hiểu một công cuộc Tây phương hóa toàn diện đòi hỏi ở chúng ta những thực hiện gì. Sau đó
chúng ta cũng tìm hiểu một công cuộc Tây phương hóa đến mức độ đủ cao đòi hỏi ở chúng ta những thực hiện gì? Dựa
trên đó chúng ta sẽ có đủ tài liệu để trả lời câu hỏi nêu lên ở đầu chương này.
Cơ thức Tây phương hóa
Như đã
trình bày trên đây, nguồn gốc của một cuộc Tây phương hóa tự ý, trước tiên hết, là ý chí muốn thâu thập kỹ
thuật tổ chức quân đội và kỹ thuật võ trang quân đội. Thường thường thì các nhà lãnh đạo, chủ trương thâu thập các kỹ thuật trên, đều có ý định muốn ngừng lại sau giai
đoạn đó.
Nhưng mà
như thế là phủ nhận một định
luật xã hội không làm sao tránh được:
khi hai nền văn minh gặp nhau, liền tháo chốt cho một giòng sự kiện tuần tự
diễn tiến theo một cơ thức nhất định. Và với tất cả nỗ lực và phương tiện có thể vận dụng được, thì ngay ở giai đoạn này, các nhà lãnh
đạo, đã bắt đầu công cuộc Tây phương
hóa cũng không còn có thể ngưng
lại được nữa.
Công cuộc Tây phương
hóa sẽ thực hiện với họ hay là không có họ.
Theo một cơ thức nhất định, sau lĩnh vực quân sự, làn sóng Tây
phương hóa sẽ làm tràn đến
lĩnh vực cơ cấu chính trị. ít khi mà lĩnh vực cơ cấu chính trị được Tây phương hóa một cách êm ái, trừ ra khi nào chính các nhà lãnh đạo đã ý
thức được rõ rệt vấn đề tự ý
Tây phương hóa, như ở nước Nhật.
Thường thường thì sau nhiều cuộc chánh biến,
các cơ cấu chính trị của chế độ cũ, nhường chỗ cho những cơ cấu chính trị theo kiểu Tây phương. Ví dụ chế độ quân chủ chuyên chế nhường chỗ cho một chế độ quân chủ lập
hiến theo kiểu Anh hay một chế độ cộng hòa theo kiểu Pháp, hoặc một chế độ Tổng
Thống chế theo kiểu Mỹ. Bởi
vì lĩnh vực chính trị là một lĩnh vực chi phối tất cả đời sống của quốc gia,
cho nên sức kháng cự lại làn sóng Tây phương hóa thường mạnh
nhất ở lĩnh vực này, và công cuộc Tây phương hóa cũng đẫm máu nhiều nhất ở lĩnh vực này.
Nhưng sau
đó, từ lĩnh vực cơ cấu chính trị sang lĩnh vực giáo dục và sản xuất kinh tế thì
công việc lại trở nên dễ dàng và như
không còn gặp trở lực nữa.
Bắt đầu từ đây, công cuộc Tây phương hóa lại bước sang một giai đoạn mới. Từ trước chủ trương Tây phương hóa chưa hoàn
toàn thắng lợi và phải nhiều cam go lắm mới lọt vào được nội thành của xã hội bị tấn công. Nhưng từ đây, chủ trương đã chiếm đƣợc thành rồi, sang giai
đoạn mới, công cuộc Tây phương
hóa toàn diện sẽ không gặp những trở lực do chủ trương thủ cựu dựng lên nữa.
Sự thành tựu hay không của công cuộc Tây phương hóa, từ lúc này, chỉ còn tùy thuộc ở quan
niệm một công cuộc Tây phương
hóa đến mức hay không đến mức của người lãnh đạo. Tây phương hóa sâu và rộng, hay là thất bại và sụp đổ.
Giai đoạn mới này lại còn có một đặc điểm khác. Từ trước tới đây chủ trương Tây phương hóa chỉ liên quan đến số người lãnh đạo. Chủ trương
Tây phương hóa cũng họ mà
chống đối cũng họ. Nhưng từ
đây trở đi, vân đề Tây phương
hóa, đã ngã ngũ ở trong giới của họ, mới bắt đầu lan ra đại chúng.
Và cuối cùng thì sự thành công hay thất bại của công cuộc Tây
phương hóa lại ở chỗ sự Tây
phương hóa có thật sự lan
rộng và ăn sâu đến đại chúng không? Nếu sự Tây phương hóa có lan rộng và ăn sâu đến đại
chúng thì, trong một thời giai ngắn hay dài, tùy theo những biện pháp áp dụng
để thực hiện công cuộc Tây phương
hóa, sự Tây phương hóa sẽ ăn
rễ ở quần chúng.
Và ngược
lại những sinh lực phát sinh từ quần chúng đã bắt đầu Tây phương hóa, lại hợp thành một hậu thuẫn vừa
củng cố vừa thúc đẩy công cuộc Tây phương hóa.
Trái lại, nếu sự Tây phương hóa không lan rộng và ăn sâu đến đại chúng thì, trong một thời
gian ngắn, quần chúng sẽ ly khai với nhóm người lãnh đạo, và xã hội sẽ rơi vào một tình trạng phân ly rất là nguy
hiểm cho sự tiến bộ của cộng đồng.
Một bên, một thiểu số Tây phương hoá, một bên, khối đại đa số vẫn sống theo các giá trị tiêu
chuẩn cũ. Sự cách biệt sẽ rất trầm trọng giữa hai bên, và công việc lãnh đạo
không thể thi hành được, giữa
hai khối người không sử dụng
cùng một lối suy tưởng và
không cùng tôn trọng những giá trị tiêu chuẩn chung. Trong trường hợp đó, sự nắm chính quyền của nhóm người, đã ly khai với đại chúng, là
một hiện trạng bất thường chỉ
duy trì được bằng những biện
pháp cảnh sát cứng rắn. Tình thế đã chín mùi cho một cuộc cách mạng. Cách mạng
sẽ bùng nổ, khi nào khối quần chúng được một lãnh tụ qui tụ bằng uy tín cá nhân, hay được một đảng phái qui tụ bằng một đường lối, hay nữa, khi nào có một
cuộc ngoại xâm. Xem thế chúng ta nhận thấy rõ tất cả các nguy hại nếu công cuộc
Tây phương hóa thất bại trong
giai đoạn này và đồng thời cũng ý thức tính cách thiết yếu của một sự thành
công.
Tây phương hóa nửa chừng.
Bây giờ chúng ta trở lại các giai đoạn tiến triển của công
cuộc Tây phương hóa. Những công
cuộc Tây phương hóa, phân nửa
thất bại, của các quốc gia ở Cận Đông giúp cho chúng ta một bản kê khai, khá
đầy đủ, về sự tiến triển của công cuộc Tây phương hóa trong từng giai đoạn. Nhờ
đó chúng ta được biết chắc
chắn các sự kiện dưới đây.
Từ lúc chủ trương
Tây phương hóa đã lọt vào
thành nội cơ cấu chính trị của một quốc gia rồi, thì từ đó sự lan tràn sang
lĩnh vực giáo dục và kinh tế không gặp khó khăn nữa. Từ hai lĩnh vực này, công
cuộc Tây phương hóa mới bắt
đầu ăn sâu và lan rộng vào đại chúng. Ở nhiều quốc gia Cận Đông ý chí Tây phương hóa đến mức này là mãn hạn, vì
sự kém khả năng huy động quần chúng của chính quyền Trung ương.
Trong trường
hợp đó, công cuộc Tây phương
hóa sẽ bắt đầu thất bại và sẽ mang đến những hậu quả không tốt, như chúng ta đã thấy trên kia. Cũng
nhờ ở những sự thất bại, nhận thấy ở trên, mà chúng ta được biết rằng trong các lĩnh vực của đời
sống quốc gia, thì lĩnh vực đời sống thông thường, mà ngày nay chúng ta quen gọi là lĩnh vực xã hội và lĩnh vực
văn hóa, là hai lĩnh vực có sức kháng cự nhiều nhất đối với sự Tây phương hóa, sau lĩnh vực tín ngưỡng mà chúng ta sẽ bàn đến, một
cách riêng biệt, sau này.
Sở dĩ như
vậy, là vì hai lý do. Trước
hết sự Tây phương hóa càng đi
sâu vào những lĩnh vực liên quan đến số đông người, sức kháng cự càng mạnh, bắt nguồn ở sức thụ động của quần
chúng. Lý do thứ hai là, sức kháng cự càng mạnh khi đụng đến các lĩnh vực liên
quan đến những di sản tinh thần của dân tộc. Nếu hai lý do trên lại có cơ hội
gặp nhau ở một lĩnh vực thì sức kháng cự lại còn mãnh liệt hơn nữa: Ví dụ như lĩnh vực tín ngƣỡng và tôn giáo.
Cho đến ngày nay, chưa có một cuộc Tây phương
hóa nào, kể cả hai cuộc Tây phương
hóa thành công nhất của Nga Sô và của Nhật, đã vượt qua được lĩnh
vực tôn giáo. Sự kiện này giải thích vì sao mà thế giới hiện nay, mặc dầu ở dưới sự chi phối hoàn toàn của kỹ thuật
Tây phương, vẫn chia ra làm
nhiều khu vực văn hóa và tôn giáo rõ rệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét