Phần II (C)
PHÁT TRIỂN
DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
Nước Việt
Nam, theo truyền thống văn hóa, nằm trong xã hội Trung Hoa và chịu ảnh hưởng
văn hóa của Tàu. Về phương diện tôn giáo, Phật giáo và Lão giáo đã
ăn sâu vào đại chúng. Nhưng, cũng như ở Trung
Hoa, sự phủ nhận đời sống hiện tại của hai giáo lý này đã được
luân lý xã hội của Khổng Mạnh quân bình. Nhờ đó mà có thể nói rằng quần chúng
Việt Nam sẵn sàng tham gia một công cuộc phát triển dân tộc. Nếu có trở lực,
thì chắc chắn trở lực không phải ở chỗ tiềm thức của dân tộc quá thiên về các
giáo lý phủ nhận đời sống, nhưng mà ở chỗ xã hội chúng ta bị tan rã, nên
các tín hiệu tập hợp không còn, dù là các tín hiệu tập hợp lấy trong giáo điều
của luân lý Khổng Mạnh.
Sau thời kỳ Pháp thuộc, và sau một
công cuộc Tây phương hóa không có lãnh đạo, một thiểu số đáng kể đã theo Thiên
Chúa giáo. Theo sự kiện phân tích trên đây thiểu số tín đồ Thiên Chúa giáo, sẽ
đóng góp một sự tham gia tích cực vào công cuộc phát triển dân tộc. Bởi vì, trước
hết, ảnh hưởng quân bình của luân lý Khổng Mạnh đã chế bớt rất nhiều xu
hướng trốn tránh cuộc đời của những tín đồ Phật giáo. Lẽ thứ
hai là ngay trong Phật giáo cũng có hai thái độ. Thái độ xuất thế, để tìm sự
cứu rỗi cho bản thân, không phải trong đời sống này mà cho đời sồng bên kia thế
giới. Thái độ nhập thế, để tìm cách cứu độ chúng sanh ngay trong cõi đời này.
Tuy nhiên suy nghiệm theo lời nguyện
của các vị Bồ Tát, hiện thân của thái độ nhập thế, thì mục đích của sự nhập thế
này, không phải làm để giúp cho chúng sanh giải quyết các vẩn đề vật chất ngay
trong đời sống này, nhưng mà để độ chúng sanh khỏi kiếp luân hồi,
nghĩa là để thoát khỏi cuộc đời này. Như thế thì ngay trong thái độ
nhập thế đã hàm một hậu ý xuất thế. Sự kiện này làm bộc lộ một cách rõ rệt mâu
thuẫn nội tâm, về đời sống, mà chúng ta đã nói ở một đoạn trên. Nhưng
dù sao thái độ nhập thế đã là một thái độ công nhận đời sống hơn là thái độ
xuất thế. Và do đó, trong công cuộc phát triển dân tộc, thái độ nhập thế của
các vị Bồ Tát sẽ thích hợp với nhu cầu quốc gia hơn. Nhưng sự
kém sống mạnh, có thể dẫn dắt đến một sự tham gia thiếu tích cực vào công cuộc
phát triển dân tộc, của các tín đồ Phật giáo, vẫn nằm ở mâu thuẫn nguyên lai,
phủ nhận đời sống hiện tại, của giáo lý nhà Phật.
HAI CƠ HỘI
PHÁT TRIỂN
Trong các giai đoạn trên chúng ta
nhiều lần nói đến hai cơ hội phát triển cho các quốc gia thuộc xã hội Đông Á. Dưới
đây chúng ta sẽ tìm xem:
* Như thế nào
là một cơ hội phát triển.
* Và hoàn cảnh nào tạo ra cơ hội
phát triển.
Xét lại lịch sử các cuộc phát triển
dân tộc bằng cách Tây phương hóa đã thành công như
trường hợp của Nhật, của Nga, đã phân nửa thành công như
của Thổ Nhĩ Kỳ, sở dĩ các công cuộc đó thực hiện được là vì
có một sự đồng thời hiếm có của hai loại sự kiện. Loại thứ nhất, liên hệ đến
tình trạng nội bộ của mỗi quốc gia, có thể gọi là sự kiện chủ quan. Loại thứ hai,
liên hệ đến hoàn cảnh bên ngoài, do tình trạng chính trị của thế giới lúc bấy
giờ tạo ra, và có thể gọi là sự kiện khách quan.
Trong số các sự kiện chủ quan, các đoạn
trên đây đã cho chúng ta thấy rằng có hai sự kiện quan hệ nhất. Trước
hết là sự có mặt, trong những giờ phút nghiêm trọng, và tại các giềng mối của
bộ máy quốc gia, của những lãnh đạo, đủ sáng suốt, để nhận thức sự cần thiết
của công cuộc Tây phương hóa để phát triển dân tộc. Điều thứ hai
là dân chúng có một tâm trạng sẵn sàng hưởng ứng công cuộc Tây phương
hóa do người lãnh đạo đề xướng.
Các điều kiện khách quan lại thuộc
về một loại cụ thể hơn. Như chúng ta đã thấy trên đây, công cuộc Tây
phương hóa đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật, vì, chính trọng tâm của
công cuộc Tây phương hóa là hấp thụ những kỹ thuật và khoa học Tây phương.
Nhưng ngoài kỹ thuật ra, công cuộc Tây phương hóa
còn đòi hỏi rất nhiều vốn để xây dựng các kỹ nghệ căn bản làm cơ sở phát triển cho
các kỹ nghệ sản xuất, rất nhiều vốn để trang bị các cơ sở chính trị, quân sự,
văn hóa và xã hội, trong khi các lợi tức của quốc gia chưa thỏa
mãn đƣợc nhu cầu của dân tộc. Kỹ thuật phải hoàn toàn ở ngoài đưa
vào, đại đa số vốn phải ở ngoài đưa vào. Điều kiện khách
quan được thỏa mãn, khi nào tình hình chính trị thế giới tạo một
hoàn cảnh thuận tiện để cho kỹ thuật và vốn đƣợc đưa vào để
giúp cho công cuộc Tây phương hóa. Như vậy
thì, cơ hội đối với các nước đang tìm phát triển, như
chúng ta ngày nay, là khi nào hoàn cảnh bên ngoài, thuận tiện đế cho kỹ thuật
và vốn được đưa vào. Nắm đƣợc cơ hội hay không là do hai
điều kiện nội bộ, như trên vừa kể ra.
CƠ HỘI THỨ
NHẤT
Vào khoảng các năm 30 của thế kỷ 19,
sự phát triển và bành trướng của cường quốc
Âu châu đã lên đến một mức độ tối cao. Trong nội bộ, những phát minh mới về
khoa học và kỹ thuật đã tạo cho các quốc gia trong xã hội Tây phương
một sự tự tin dũng mãnh. Tín ngưỡng Gia Tô giáo đã hướng
dẫn công cuộc chinh phục thế giới của văn minh Tây phương trong
năm thế kỷ vừa qua. Sau đó, nhiều phát minh của khoa học lại tạo cho xã hội Tây
phương một sinh lực mới, có phần dồi dào hơn sinh lực cũ do tín
ngưỡng đã hun đúc trong nhiều thế kỷ.
Trên phương diện
thực tế, những thực hiện kỹ nghệ và kỹ thuật đã đặt trong tay các cường
quốc Tây phương những khí giới chiến đấu có một sức mạnh chưa
bao giờ thấy. Dưới sự thúc đẩy của các sự kiện trên, và, sau khi củng cố địa
vị ở đại lục Ấn Độ và các quần đảo Nam Dương và Phi Luật Tân, bao
vây các quốc gia thuộc xã hội Đông Á, các cường quốc
Tây phương bắt đầu tấn công ngay vào các quốc gia này.
Năm 1842 người Anh gây
chiến tranh Nha Phiến ở Trung Hoa và mở màn cho một cuộc tổng tấn công vào xã
hội Đông Á. Sự dùng võ lực để mở hải cảng Uraga của Nhật năm 1853 của Đại tá
Hải quân Mỹ Perry và cuộc pháo kích Đà Nẵng năm 1856 của chiến thuyền Catinat
của Pháp đều là những sự kiện đồng thời và do một nguyên nhân sanh ra. Đứng trước
mới nguy cơ chung, các quốc gia, thuộc xã hội Đông Á, có những phản ứng tự vệ khác
nhau, như chúng ta đã biết.
Nguy cơ tuy lớn lao thật, nhưng,
đồng thời, lại là một cơ hội để Tây phương hóa, phát triển dân
tộc. Bởi vì, sự bành trướng mạnh mẽ của hai Đế quốc Anh và Pháp,
vừa là một nguồn mâu thuẫn giữa, một bên, hai đế quốc lớn, một bên, các quốc gia
khác ở Tây phương. Thêm vào đó, nước Mỹ, vừa chấn chỉnh
xong nội bộ quốc gia, cũng bắt đầu gấm ghé thực hiện ý định có mặt ở Thái Bình
Dương.
MÂU THUẪN
TẠO CƠ HỘI
Tất cả các mâu thuẫn chằng chịt đó
là cơ hội cho các quốc gia bị tấn công, để Tây phương hóa,
phát triển dân tộc và bảo vệ chủ quyền của mình. Những mâu thuẫn trên đã tạo ra
một hoàn cảnh chính trị thế giới, làm cho công cuộc xâm lăng, chiếm đóng thật
sự trở thành một việc vô cùng khó khăn, và vạn bất đắc dĩ. Nếu bây giờ, sự lãnh
đạo quốc gia được phần nào sáng suốt và hàng ngũ xã hội được
bền chặt, thì, đương nhiên các mâu thuẫn trên đã trở thành những đồng minh, giúp
cho các nước bị tấn công, bảo tồn sự độc lập của mình.
Hơn thế nữa, các mâu thuẫn trên,
nghĩa là sự tranh giành ảnh hưởng giữa các đế quốc,
sẽ mang lại kỹ thuật và vốn tư bản, để cho các nƣớc bị tấn công thực hiện
công cuộc phát triển dân tộc của mình. Cơ hội đã như vậy đó,
nhƣng, trong các quốc gia bị tấn công, chỉ có Nhật Bản là có đủ điều kiện chủ
quan để nắm cơ hội do các điều kiện khách quan đưa đến.
Sự thành công của các nhà lãnh đạo Nhật Bản như thế
nào, tất cả chúng ta đều biết.
Điều kiện chủ quan của quốc gia
Trung Hoa, lúc bấy giờ, không có, bởi vì, người cầm
quyền lại thuộc một dân tộc ngoại lai, mà ngƣời Trung Hoa oán ghét. Chẳng những
thế, với thời gian, lịch sử còn chứng minh sự thiếu sáng suốt của các nhà lãnh
đạo Mãn Thanh lúc bấy giờ. Tuy nhiên, những mâu thuẫn nội bộ giữa các cường
quốc Tây phương cũng đã, đương nhiên, bảo vệ độc
lập, ít ra, trên danh từ, cho Trung Hoa và tránh cho quốc gia này một sự thống
trị trực tiếp như Việt Nam. Nhưng Trung Hoa cũng đã bỏ lỡ
cơ hội thứ nhất để phát triển.
Hoàn cảnh nội bộ của Việt Nam lại
càng bi đát hơn nữa. Sau một cuộc nội chiến, tàn khốc và tiêu hao, kéo dài từ
năm 1620 đến năm 1802, nhà Nguyễn vừa thống nhất quốc gia được
bốn mươi năm, thì họa xâm lăng Tây phương lại
ồ ạt kéo đến. Những điều kiện chủ quan, như trên đã
trình bày, quốc gia Việt Nam hoàn toàn không có. Nhân tâm còn ly tán, chính trị
của nhà Nguyễn không thâu phục được lòng dân, nội loạn
không lúc nào dứt. Các nhà lãnh đạo của chúng ta, lại không kịp thời nhận thức
vấn đề của dân tộc, trong một giai đoạn quyết liệt. Các tài liệu lịch sử về sự
lãnh đạo quốc gia, trong thời kỳ này còn giữ lại, không thấy đề cập đến vấn đề
Tây phương hóa. Nhiều nhân vật có để lại những bản sớ, nói về tính
cách cần thiết của sự thu thập kỹ thuật Tây phương, nhưng
không thấy đề cập đến một công cuộc Tây phương hóa,
như người Nhật quan niệm lúc bấy giờ.
Chính những chương
trình do ông Nguyễn Trường Tộ đề nghị mặc dù có những kiến thức
rất tiến bộ và sáng suốt, cũng vẫn là một chủ trương cải
cách nhút nhát. Nếu có mang ra mà thi hành, thì có lẽ, cũng chỉ dẫn dắt đến một
cuộc Tây phương hóa thất bại mà thôi, vì điều kiện chủ quan hoàn toàn không
rõ rệt và rất sơ sài. Hơn nữa, các tài liệu lịch sử, trong giai đoạn quyết liệt
này, không thấy có ý thức gì về các mâu thuẫn giữa các cường quốc
Tây phương. Trong khi đó, chính các mâu thuẫn này là lợi khí sắc bén
nhất, trong cơ hội đưa đến cho chúng ta.
Vì thế cho nên, ví dầu mà chương
trình của Nguyễn Trường Tộ có đem ra thực hiện, thì tính cách
ấu trĩ của thuật ngoại giao của chúng ta, lúc bấy giờ, cũng không cho phép chúng
ta thực hiện được công cuộc phát triển dân tộc. Xem thế, chúng ta càng nhận
thấy kiến thức hẹp hòi của các nhà lãnh đạo lúc bấy giờ, và quan niệm chưa
trưởng thành của họ về việc lãnh đạo quốc gia.
Các sự kiện trên càng làm bộc
lộ rõ rệt quan niệm, Việt Nam là một thuộc quốc đối với Trung Hoa, của các nhà
lãnh đạo lúc bấy giờ. Sự thiếu sót về ngoại giao trên đây, do một quan niệm
thấp và hẹp về ý thức độc lập, là nguyên nhân chính làm cho chúng ta không lợi
dụng đƣợc các mâu thuẫn, giữa các cường quốc Tây phương,
để bảo vệ độc lập và chủ quyền cho dân tộc. Trong khi đó Thái Lan, lúc bấy giờ
là Xiêm, mặc dầu không thực hiện được cuộc phát triển dân
tộc nhưng ít ra, cũng cứu vãn được độc
lập bằng cách khai thác các mâu thuẫn giữa các cường
quốc.
Cơ hội thứ nhất đã lỡ, hậu quả của
sự lỡ cơ hội tai hại như thế nào, dân tộc chúng ta đã ghi vào xương
máu bài học kinh nghiệm đắt giá đó. Nhưng, giá hết sức cao mà
chúng ta đã phải trả, để mua kinh nghiệm lỡ cơ hội lần thứ nhất, có đủ để làm cho
các nhà lãnh đạo, đương thời của chúng ta, nhận thức sự cần thiết
phải vận dụng hết nổ lực để nắm cho được cơ
hội thứ hai, đang đến với chúng ta, để phát triển dân tộc không? Cơ hội thứ
nhất đến ngay vào lúc những mâu thuẫn giữa các quốc gia Tây phương
đi vào một giai đoạn rất gây cấn. Sự tranh giành ảnh hưởng đã
đến một trình độ hết sức căng thẳng giữa các đế quốc Anh, Pháp, Đức và Nga. Các
yếu tố quân bình, trong khung cảnh chính trị cổ truyền của Âu
châu, được mang áp dụng giữa các cường quốc
đi chinh phục. Hòa ước Bắc Kinh, ký kết năm 1861 giữa Trung Hoa
và các cường quốc chiến thắng, là một tài liệu thừa nhận sự phân chia
nước Tàu làm nhiều vùng ảnh hưởng giữa
các đế quốc. Nhưng, đồng thời và trước hết, đó là một tài liệu
chứng tỏ sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc
Tây phương.
Tuy nhiên, với sự biến chuyển của
tình hình chính trị, các mâu thuẫn có thể tạm thời dẹp một bên bằng những thỏa
hiệp. Đối với các quốc gia bị Tây phương tấn công, đó là lúc
mà cơ hội mất. Riêng đối với Việt Nam thì cơ hội đã mất, ngay khi chủ quyền đã
mất.
CƠ HỘI THỨ
HAI
Gần một thế kỷ sau, mâu thuẫn nội bộ
giữa các cường quốc Tây phương lại bộc phát lên một
cách dữ dội và dẫn dắt đến hai cuộc thế giới chiến tranh mà chúng ta đều biết.
Chiến tranh chưa chấm dứt, sự tranh chấp, giữa hai quốc gia đã
chiến thắng trong trận thế chiến thứ hai, nay lãnh đạo hai khối chính trị trên
thế giới, đã tạo ra cho các quốc gia bị Tây phương xâm
chiếm một cơ hội duy nhất để tranh giành độc lập và phát triển dân tộc.
Sự tranh chấp giữa Nga Sô và khối
Tây phương ngày nay, là hiện trạng của một cuộc tranh đấu không
ngừng đã diễn ra từ hơn bốn trăm năm nay. Lúc gay cấn đến xảy ra chiến
tranh, lúc ngấm ngầm, khi bên này thắng, bên kia thua, cuộc tranh đấu không bao
giờ ngừng vì những lý do mà chúng ta đã tìm hiểu trong nhiều đoạn ở trên.
Sở dĩ mà ngày nay, cuộc tranh chấp
trở thành vĩ đại và bao trùm hết thế giới và mọi lĩnh vực của đời sống, là vì,
như chúng ta đã thấy trong các chương đầu
của tập này, lúc mở màn cho giai đoạn hiện tại, vị trí của hai bên như
sau đây: Tây phương, lúc bấy giờ, chiếm gần hết thế giới. Thuộc
địa của những đế quốc Tây phương nằm khắp năm đại lục. Lực lượng
quân sự của Tây phương đóng giữ các vị trí chiến lược hiểm
trở trên địa cầu. Chiến thuyền của Tây phương tung hoành, rẽ
sóng bốn biển. Lưới kinh tế của Tây phương bủa vây thế giới.
Đối với một địch thủ, nắm trong tay
một lực lượng kinh khủng như vậy, nếu Nga Sô tiếp tục
chiến đấu theo quan niệm cổ truyền, và đóng khung nỗ lực của mình trong giới hạn
lãnh thổ Nga, thì chắc chắn đã nắm phần bại về mình, ngay từ lúc chưa
ra quân. Bởi vì, một chiến lược như thế có nghĩa là Nga
Sô sẽ bị Tây phương siết chết trong một vòng vây không lối thoát.
Các nhà lãnh đạo Nga Sô, ngay khi
cách mạng tháng Mười ở Mạc Tư Khoa chưa bùng nổ,
đã đủ sáng suốt để nhận thức rằng, muốn tiếp tục công cuộc chiến đấu của dân
tộc một cách thắng lợi, điều kiện tiên quyết, là phải đưa chiến
lược lên một lãnh vực bao trùm khắp thế giới, bởi vì địch thủ
đã áp dụng một chiến lược bao quát như vậy.
Ngày nay cuộc chiến đấu vĩ đại vượt lên cả không gian, và
lăm le thâu gồm vào vòng chiến lược các hành
tinh của Thái Dương hệ, cũng vì lẽ, không một địch thủ nào muốn để cho bên
kia bao vây mình.
Trở lại lúc đầu giai đoạn hiện tại
của cuộc chiến đấu giữa Nga Sô và Tây phương, sở dĩ Nga Sô, lúc
bấy giờ, quan niệm và thực hiện được một chiến lược
minh mông, như nói trên, là nhờ ở những điều kiện dưới đây:
MÂU THUẪN
NỘI BỘ
Trước hết
những mâu thuẫn nội bộ giữa các đế quốc Tây phương lúc
nào cũng có. Chính những mâu thuẫn này, trong những giai đoạn khủng hoảng, đã
gây ra hai cuộc thế giới chiến tranh vừa qua. Thuyết Các-mác Lê-nin lúc nào
cũng nhắc đến các mâu thuẫn này và xem đó là đặc tính của xã hội tư
bản. Và theo thuyết ấy, chính các mâu thuẫn đó sẽ đƣư xã hội
tư bản đến chỗ chết. Nếu chúng ta đồng ý với thuyết trên, về sự
có mặt của các mâu thuẫn nội bộ nói đây trong xã hội tư bản, thì,
chúng ta lại nên thêm rằng, những mâu thuẫn nội bộ tương tự
sẽ có, không cứ gì trong xã hội tư bản, mà, bất cứ trong xã
hội nào gồm nhiều phần tử mà quyền lợi bất đồng.
Ngày nay, chúng ta đang mục kích
nhiều mâu thuẫn nội bộ trong khối Cộng Sản. Nhưng lý
do, phát sinh những mâu thuẫn này, cũng tương tự và đương
nhiên, như những lý do, phát sinh những mâu thuẫn, đang nói trên kia,
trong xã hội Tây phương. Tuy nhiên, sự kiện, các mâu thuẫn này,
có phải hay không phải là đặc tính của xã hội tư bản,
không quan hệ. Điều quan hệ là sự có mặt của các mâu thuẫn ấy.
NỘI TUYẾN
Điều kiện thứ hai là trong thời kỳ,
cuối thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19, xã hội Tây phương trải
qua một cuộc khủng hoảng vô cùng trầm trọng, do chính các phát minh khoa học và
kỹ nghệ gây ra. Các phát minh khoa học và kỹ nghệ là những lực lượng
sản xuất mới, đã được đưa vào và áp dụng, một cách quá đột ngột, trong
một xã hội chưa sẵn sàng để đón nó, vì các cơ cấu vẫn còn giữ một lối tổ
chức, theo nề nếp cũ, của một xã hội thủ công nghiệp. Bất cứ xã hội nào, trong
hoàn cảnh đó, cũng bị một cuộc khủng hoảng như vậy.
Sự kiện này đã mang đến sự ly khai
giữa các quần chúng và các nhà lãnh đạo trong xã hội Tây phương,
vì những hậu quả mà chúng ta không cần biết chi tiết ở đây, của các phát minh
nói trên. Cuộc khủng hoảng trầm trọng đến nỗi, tất cả tầng lớp xã hội đều bị
ảnh hƣởng của cuộc chấn động. Và nhiều nhà triết học đã phải nghĩ đến một cuộc
cải cách xã hội toàn diện, để cho các cơ cấu ăn khớp với những lực lượng
sản xuất mới. Trong số đó, Engels, và Karl Marx là danh tiếng hơn cả.
Như vậy,
chúng ta thấy rõ rằng, lý thuyết Các-Mác, trước tiên
là một phương thuốc do một số người Tây phương
đề nghị, để chữa bệnh cho xã hội Tây phương, trong một cơn khủng
hoảng.
Vì lý do nào mà thuyết ấy trở thành
căn bản tư tưởng chiến đấu của Nga Sô, một quốc gia đang
dấn thân vào một cuộc chiến đấu sống chết với Tây phương? Trước
hết các nhà lãnh đạo Cộng Sản nhận thức rằng tình trạng của xã hội Tây phương,
lúc bấy giờ, sẽ là tình trạng, có lẽ, dưới một hình thức còn trầm
trọng hơn, của xã hội họ, một khi, trong khuôn khổ công cuộc Tây phương
hóa mà họ đang chủ trương, họ sẽ đưa vào xã
hội Nga Sô các lực lượng sản xuất mới, vừa nói trên kia.
Như thế thì,
thái độ hợp lý không phải là thâu nhận ngay, và trước cả
Tây phương, những tư tưởng và phương
pháp xây dựng một xã hội thích hợp với các lực lượng sản
xuất mới do khoa học phát minh sao? Bởi vì, như thế,
thì Nga sẽ chắc chắn đi trước và thắng Tây phương.
Trên đây là một lý do xây dựng cho
xã hội Nga Sô. Nhưng còn một lý do khác, thuộc lãnh vực chiến thuật, trong cuộc
chiến đấu với Tây phương. Lý do nào đã nặng hơn? Điều đó khó mà
biết được. Chỉ biết rằng cả hai lý do đều có, nếu chúng ta nhận xét
ở các diễn biến, tiếp theo sau, của cuộc chiến đấu.
Đang lúc xã hội Tây phương
có sự rạn nứt giữa cấp lãnh đạo và quần chúng, tạo ra một tình trạng thuận lợi
để cho cách mạng bùng nổ, thì bất cứ ngƣời nào chủ trương một
lý thuyết, mang nhiều hứa hẹn tương lai cho đời sống của
quần chúng Tây phương, chắc chắn sẽ được quần chúng Tây phương
hưởng ứng. Nếu người chủ trương
là Nga Sô thì, quần chúng Tây phương, một khi đã hưởng
ứng, sẽ biến thành một khối đồng minh vô giá của Nga Sô ở ngay trong
lòng kẻ địch của họ. Thật là một mưu tính thâm và cao.
Do hai lý do vừa kể trên, thuyết Cộng
Sản, một sản phẩm của Tây phương, đã đương
nhiên biến thành một lợi khí trong tay của Nga Sô, để đánh lại Tây phương
trên hai mặt, trong và ngoài. Thuyết Cộng Sản có thích nghi cho một xã hội kỹ
nghệ hóa hay không? Chúng ta khó trả lời câu hỏi này mà khỏi lọt vào một cuộc
luận chiến trường kỳ vô tận, cũng như mỗi khi chúng ta đặt
cuộc tranh luận vào lĩnh vực triết lý. Nhưng một điều mà chúng
ta có thể làm được, với những thực tế của lịch sử làm căn bản là xem xã hội
Tây phương đã vượt qua những giai đoạn nào, sau khi đã từ
chối thuyết Cộng Sản.
Dầu sao, tính toán chiến thuật của
các nhà lãnh đạo Nga Sô, như trên đây đã trình bày, thật sự, đã mang
đến cho họ, những kết quả ngoài sự mong mỏi. Sau khi Nga Sô đã tuyên bố tự nhận
mình là thành trì của thuyết Các-mác, là quốc gia lãnh đạo cuộc cách mạng xây
dựng xã hội Cộng Sản, tất cả các đảng Cộng Sản, ở các quốc gia Tây phương,
đương nhiên biến thành những đồng minh chiến đấu của
Nga Sô. Hơn thế nữa, quần chúng Tây phương, đang chống đối với
các thiểu số lãnh đạo của mình, cũng hướng về Nga Sô như
hướng về một ngƣời giải phóng. Do đó, nước Nga,
với những vũ khí vật chất và trong thời kỳ cực thịnh của họ về kỹ thuật, chưa
bao giờ đã gây được trong xã hội Tây phương những chấn động kinh khủng,
như lúc bấy giờ, với một
vũ khí tinh thần và trong một thời kỳ kém hẳn Tây phương về
kỹ thuật và khoa học.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Tây phương
đã đủ già tay ấn để dẫn dắt xã hội Tây phương vượt
qua được các cơn sóng gió. Sự phát triển, vẫn hùng mạnh trong xã
hội Tây phương hiện nay, chứng minh rằng xã hội này, đã vượt
qua cơn khủng hoảng và đã xây dựng được những cơ cấu xã hội
thích nghi với các lực lượng sản xuất mới, mà không cần phải áp dụng
phương thuốc Cộng Sản.
Như vậy,
chúng ta không cần phải thảo luận về tính cách, thích nghi hay không, của một
xã hội Cộng Sản đối với các lực lượng sản xuất kỹ nghệ và
đối với một khoa học kỹ thuật tiến bộ. Chúng ta chỉ cần nhận xét rằng, trong
thực tế, đã có một hình thức xã hội khác thích nghi, một cách hữu hiệu, với các
lực lượng đó. Và chính từ lúc Tây phương đã
tìm được các phương thuốc xã hội, khác hơn những phương
thuốc Cộng Sản, để chữa cơn khủng hoảng nội bộ của mình, thì từ lúc
đó, thuyết Cộng Sản đã thấy hấp lực của mình, ngày càng suy giảm đối với quần
chúng Tây phương.
Đấy là nguyên do chính của sự khủng
hoảng nội bộ của các đảng Cộng Sản Tây phương hiện nay. Thuyết
Cộng Sản không còn lý do tồn tại nữa, trong một xã hội đã được
lành mạnh hóa, và đã được cải tạo theo một chiều hướng
thích nghi với các lực lƣợng sản xuất đã gây ra cuộc khủng hoảng. Và ngày nay,
điều này rất đỗi quan hệ cho chúng ta, sự bang giao giữa Nga Sô và các cường
quốc Tây phương không còn đặt trên lĩnh vực lý thuyết nữa, như
trước đây ba mươi năm. Sự bang giao này chỉ là một sự bang
giao thông thường đặt trên những mâu thuẫn của các cường quốc
với nhau.
HỢP TUNG
Bây giờ chúng ta đến điều kiện thứ
ba đã giúp cho Nga Sô thành công trong việc quan niệm và áp dụng một chiến lược
thế giới để đương đầu với khối Tây phương đang ngự trị hoàn
cầu. Chính vì Tây phương đã chiếm gần hết thế giới, nên khắp thế
giới, chỗ nào Tây phương cũng có kẻ thù. Vì thế cho nên, hợp tung
tất cả kẻ thù của Tây phương vào trong một mặt trận, bao phủ địa cầu
sẽ tăng cường hiệu quả của chiến lược của
các nhà lãnh đạo Nga Sô.
Một mặt khác, các lãnh tụ các quốc
gia bị xâm chiếm, sau nhiều năm chiến đấu vô hiệu quả, và nhiều phen thất bại
đau đớn, cũng đã lần lần nhận thấy rằng muốn chiến thắng một kẻ thù, mà nanh
vuốt bao trùm khắp thế giới, thì một cuộc chiến đấu, giới hạn trong khuôn khổ
một quốc gia, không làm sao đưa đến kết quả được.
Vì lý do này, mà lời kêu gọi Đồng Minh của Nga Sô để chống kẻ thù chung, là Tây
phương, được rất nhiều nhà lãnh đạo quốc gia hưởng
ứng, một cách thành thật và nồng nhiệt.
Hầu hết các nhà lãnh đạo các quốc
gia bị Tây phương xâm chiếm đều qui tụ dưới lá cờ
Cộng Sản của Nga Sô. Chỉ có một số nhà lãnh đạo sáng suốt, đã soi thấu thâm ý
chiến lược của Nga Sô, mới từ chối lời kêu gọi đồng minh của Nga.
Trong số này, có Gandhi và Nehru của Ấn Độ.
Chúng ta vừa thấy, do đường
ngõ nào, mà lý tưởng tranh đấu Cộng Sản đã chuyển từ Nga Sô sang các quốc gia
đã bị thuộc địa hóa, nhất là các thuộc địa ở Á châu. Bởi vì trong số các thuộc
địa, các quốc gia này là những quốc gia đã có một nền văn minh cổ truyền, một
cơ cấu xã hội vững chãi, khả dĩ huy động một sức đề kháng đáng kế, đối với Tây
phương. Vì vậy mà Cộng Sản quốc tế đặc biệt chú trọng đến Á Châu.
Chúng ta cũng vừa thấy cơ thức, theo
đó, lý tưởng tranh đấu Cộng Sản, mà mục đích nguyên thủy là một cuộc
cách mạng xã hội tại Tây phương, để xây dựng một trật tự mới thích hợp
với các lực lượng sản xuất do những phát minh khoa học tạo ra, sang Nga, đã
biến thành một lợi khí vừa để lũng đoạn nội bộ Tây phương vừa
để phát triển dân tộc, và sang Á Đông, biến thành một lợi khí tranh đấu để giải
phóng các dân tộc bị đế quốc thống trị.
Khác với các tác phẩm của Các-Mác,
các tác phẩm của Lê-nin đề cập nhiều đến các thuộc địa của đế quốc, nhất là các
thuộc địa Á châu, vì những lý do trên đây. Sự đồng minh giữa các nhà lãnh đạo
Nga Sô và các nhà lãnh đạo Á Đông, không vì sự khác biệt giữa hai mục đích, mỗi
bên đang riêng theo đuổi, mà kém chặt chẽ và kém hiệu quả. Bởi vì lý do phát
sinh và tồn tại của sự liên kết là chống Tây phương, kẻ
thù chung.
Các nhà lãnh đạo Á Đông còn bị lôi
cuốn vào cuộc đồng minh bởi một lý do thứ hai. Lý thuyết Các-Mác đem đến cho các nhà lãnh đạo này một kiểu mẫu xã hội tiền chế mệnh danh
là một xã hội thích nghi với lực lượng sản xuất mới do khoa
học đẻ ra. Chính vì lý do này, một phần mà các nhà lãnh đạo Nga Sô đã thâu nhận
một lý thuyết Tây phương làm một lý thuyết tranh đấu cho dân tộc
Nga.
Trên kia chúng ta đã nêu câu hỏi:
kiếu mẫu xã hội tiền chế đó có thật thích nghi với các lực lượng
mới không? Và chúng ta đã từ chối không trả lời, chỉ nhận xét rằng, trong thực
tế, đã có một hình thức xã hội khác thích nghi, một cách hiệu quả, với các lực lượng
đó. Hình thức nào thích nghi hơn? Còn lâu lắm các sử gia mới trả lời được.
Chỉ biết rằng hình thức xã hội Cộng Sản không thể giữ độc quyền tổ chức nhân loại.
Và chỉ biết rằng hình thức xã hội Cộng Sản chưa hoàn
thành và còn trong thời kỳ mò mẫm xây dựng. Trái lại, hình thức xã hội Tây phương
cải tạo, đã thành hình và đang phát triển hùng mạnh. Cũng trong phạm vi này, một
nhận xét khác rất quan hệ cho chúng ta vì nó làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Các
quốc gia, đã và đang, tìm phát triển dân tộc bằng cách Tây phương
hóa, trong đó có cả Nga Sô, và Trung Cộng, đều, đã và đang nỗ lực thâu thập kỹ
thuật Tây phương.
Như thế
thì, trong lĩnh vực kỹ thuật tổ chức xã hội, cũng như trong
tất cả mọi lĩnh vực kỹ thuật, nếu cần phải học hỏi, thì đương nhiên
là nên học hỏi trực tiếp với Tây phương, hơn là học hỏi với
những người, đã và đang học hỏi với Tây phương. Như
thế, ngoài sự từ chối không làm học trò hạng nhì, chắc chắn chúng ta còn tránh
được nhiều lỗi lầm của người học trò hạng nhất,
ví dụ như “cái nhảy vượt bậc” và “phong trào nhân dân công xã”
của các nhà lãnh đạo Trung Cộng.
Với thời gian qua, và nhờ ánh sáng
của những sự kiện lịch sử đã xảy ra, từ lúc mới chớm nở cuộc Đồng Minh, giữa
Nga Sô và các quốc gia bị thuộc địa hóa, đến ngày nay, chúng ta có thể có hai
nhận xét căn bản, có ảnh hưởng nhiều đến đường lối
của dân tộc sau này.
HAI NHẬN
XÉT
Trước hết,
mục đích giải phóng dân tộc, và hoàn cảnh bi đát của các phong trào kháng chiến
quốc gia lúc bấy giờ, có thể để thuyết minh cho sự liên kết với Nga Sô của các
lãnh tụ Á Đông. Mạnh hơn nữa, chúng ta có thể quả quyết rằng con đƣờng liên kết
với các lãnh tụ Nga Sô, lúc bấy giờ, là con đƣờng có nhiều bảo đảm trong giai
đoạn tranh giành độc lập cho dân tộc. Nhưng, chúng ta cũng không
nên quên rằng, có nhiều nhà lãnh đạo, nhìn thấu thâm ý chiến lược
của Nga Sô, như Gandhi và Nehru, đã từ chối sự liên kết trên, nhưng
vẫn đạt đến kết quả giải phóng dân tộc của họ. Và, một chủ trương
đã đúng trong một giai đoạn, không phải vì đó, mà sẽ đúng trong tất cả các giai
đoạn. Nghĩa là, sau khi độc lập đã khôi phục, dân tộc chuyển sang giai đoạn
phát triển, bằng cách Tây phương hóa toàn diện, chính sách Cộng Sản,
nghĩa là đường lối và phương pháp Cộng Sản có còn
thích hợp không?
Nếu có những nước, như
Nga Sô, đã thực hiện được công cuộc phát triển bằng đường
lối Cộng Sản, thì cũng có những nước, như
Nhật Bản, thực hiện được công cuộc phát triển, với một trình độ
không kém, bằng một đường lối không Cộng Sản. Chúng ta, sau này,
sẽ bàn đến sự thích nghi hay không của đường lối Cộng Sản trong
giai đoạn phát triển dân tộc của chúng ta. Nay chỉ cần ghi nhớ một điểm là, ít
ra cũng có một đƣờng lối khác để phát triển dân tộc, không kém hiệu quả hơn đường
lối Cộng Sản.
Có thể có người nói
rằng, nếu Việt Nam không theo đường lối Cộng Sản thì
Trung Cộng đã không giúp cho phương tiện để chiến thắng ở
Điện Biên Phủ. Về sự viện trợ của ngoại quốc, chúng ta sẽ đề cập đến một cách
chi tiết dưới đây. Nay, giải đáp thắc mắc trên đây chúng ta
có thể nói rằng thời kỳ Điện Biên Phủ vẫn còn nằm trong giai đoạn đấu tranh
giành độc lập. Vả lại Trung Cộng giúp khí giới, kỹ thuật và phương
tiện cho Việt Nam chiến thắng vì Trung Cộng thân Việt Nam hơn là bài Mỹ hay là bài
Mỹ hơn thân Việt Nam? Và khi viện trợ như vậy, Trung Cộng xem Việt
Nam là một đồng chí Cộng Sản hay là một phần đất cũ xưa kia,
và nay sắp sửa được gồm thâu vào lãnh thổ của họ?
Nhận xét căn bản thứ hai là như
sau đây. Trong cuộc đồng minh giữa Nga Sô và các quốc gia Á Đông bị Tây phương
thống trị, Nga Sô theo đuổi trước hết và trên hết mục đích phát triển dân
tộc của mình. Trong khi đó các quốc gia Á Đông lại theo đuổi trước
hết và trên hết mục đích giải phóng dân tộc thoát khỏi
ách để quốc thực dân. Sự khác biệt mục đích này đã đưa đến
hai hậu quả đương nhiên.
Khi nào có những biến cố xảy ra cho
các đảng Cộng Sản bạn, làm cho những đảng này cần sự giúp đỡ sẽ không đến. Trường
hợp này đã xảy ra rất nhiều lần, và thái độ của Staline đối với đảng Cộng Sản
Trung Hoa trong thời kỳ bỉ cực là rõ rệt hơn cả. Bởi thế cho nên, mặc dầu có
một cuộc liên minh, quốc tế và trên lý tưởng vì kẻ
thù chung, nhưng quyền lợi của dân tộc là trên hết. Điều này chúng ta nên
khắc sâu vào tâm não.
Hậu quả thứ hai là, khi nào một bên
đã đạt được mục đích rồi, thì sự đồng minh không còn lý
do tồn tại nữa, trừ ra nếu có những lý do chính trị do hoàn cảnh đương
thời tạo nên. Ngày nay, Nga đã đạt được mục đích phát triển
dân tộc, thì lý do của cuộc đồng minh, đối với Nga, đã giảm giá đi rất nhiều.
Nếu Nga còn thấy cần đồng minh nữa, thì cũng chỉ vì cuộc chiến đấu cổ truyền
với Tây phương vẫn tiếp tục, chớ không phải vì một lý tưởng.
Ngày nào cuộc tranh đấu này đi vào một thời kỳ êm dịu, như chúng
ta sẽ thấy dưới đây, thì lý do đồng minh, đối với Nga sẽ không
còn nữa.
Những sự kiện trên đây giải thích
một phần rất lớn, vừa những mâu thuẫn xảy ra giữa Nga và các đảng Cộng Sản Á
châu, vừa những sự xung đột giữa Nga và Trung Cộng. Như vậy là chúng
ta đã xét qua ba điều kiện đã giúp cho Nga Sô chuyển cuộc tranh đấu cổ truyền
với Tây phương trong phạm vi quốc gia, thành một cuộc tranh đấu vĩ đại,
trong đó Nga Sô đã huy động được, vừa lớp người bất
mãn trong nội bộ của Tây phương, vừa kẻ thù khắp thế
giới, của Tây phương để nỗ lực đánh bại Tây phương. Và
Tây phương suýt bị đánh bại thật.
Nếu trong trận đại chiến thử hai vừa
qua, mà Nga Sô, vì một lẽ gì đứng được ngoài
cuộc chiến tranh, thì ngày nay cuộc diện thế giới đã chuyển theo một chiều khác vô
cùng thắng lợi cho Nga Sô. Đại chiến thứ hai cũng như đại
chiến thứ nhất, trước tiên, là cuộc chiến tranh giữa các cường
quốc Tây phương, để thanh toán những mâu thuẫn nội bộ với nhau. Lúc đầu
của cuộc đại chiến, Nga Sô đã vận dụng nỗ lực để đứng ngoài chiến trận. Đó là
một thái độ khôn ngoan nhất, vì nếu đê hai phe, đồng minh và trục, tiêu diệt
lực lượng lẫn nhau đến kiệt quệ, thì sau đó, với lực lượng
nguyên vẹn của mình, Nga Sô sẽ nắm bá quyền Âu châu và ngày nay Tây phương
sẽ yếu thế hơn nhiều.
Vì vậy mà, đứng về quan điểm Tây phương,
theo đó, Nga là một kẻ thù cổ truyền, sự tấn công, vào đất Nga của Đức Quốc Xã,
là một hành động hợp lý. Và phe đồng minh liên kết với Nga là một hành động phản
lịch sử, chỉ do những nhu cầu nhất thời về chính trị quyết định. Và chắc chắn
là, sau này trong lịch sử tranh đấu giữa Nga và Tây phương, hành
động của Đức Quốc Xã sẽ được ghi nhớ là một công trạng đối với Tây phương.
Bởi vì chính là nhờ ở sự tấn công Nga, làm cho Nga phải tiêu hao lực lượng
nên sau khi chiến tranh chấm dứt, sự quân bình giữa Tây phương và
Nga mới còn được như ngày nay. Đi sâu vào hơn một chút nữa, mặc
dù Nga đã tiêu hao lực lượng rất nhiều, áp lực của Nga có thể, đối
với Tây phương, sau khi chiến tranh chấm dút, còn mạnh mẽ hơn nhiều, nếu
Tây phương chưa phát minh và chế ngự được
nguyên tử năng.
Sự phát minh này đã đưa
kỹ thuật của Tây phương lên một trình độ vượt hẳn
kỹ thuật của Nga Sô. Và chính vì sự chênh lệch đó mà Nga Sô đã phải giảm hạ áp
lực thật sự của mình đi rất nhiều. Chỉ sau đó nhiều năm, khi, nhờ sự đóng góp kỹ
thuật của Đức, Nga bắt kịp Tây phương về nguyên tử năng,
thì lúc bấy giờ, áp lực của Nga mới trở thành mạnh mẽ và đi đến
thế quân bình ngày nay. Và nhờ khoảng thời gian mấy năm đó, mà các cường
quốc Tây Âu mới băng bó các vết thương chiến tranh, hưng
vượng lại được và phát triển theo một đà mới, như
chúng ta đã thấy ngày nay.
CƠ HỘI
Đối với
các quốc gia bị Tây phương thống trị, các biến cố xảy ra đã tạo
nên một cơ hội hiếm có không ngờ. Giả sử mà mâu thuẫn nội bộ giữa các quốc gia
Tây phương không gay cấn đến nỗi xảy ra chiến tranh, thì Nga Sô sẽ
không lợi dụng cơ hội mà tăng cường ảnh hưởng
của mình được. Đã như thế thì các thuộc địa sẽ chưa
được giải thoát. Giả sử mà chiến tranh có xảy ra thật, nhưng
các cường quốc Tây phương đều nhận thức, theo
như Đức, rằng chính Nga mới là kẻ thù chính tông và kịp thời thỏa hiệp
Đức, để quay tất cả lực lượng về đánh Nga, như nhiều
lần Đức đã đề nghị, thì kết quả cũng sẽ tương tự như
trường hợp trên.
Giả sử mà sau đại chiến thứ hai, các
cường quốc Tây phương chưa
phát minh được nguyên tử năng, thì áp lực và ảnh hưởng của
Nga đã lan tràn khắp Tây Âu. Thế lực của Nga trên thế giới lấn át thế
lực của Tây phương. Tây phương sẽ thâu hẹp vòng kiểm soát. của họ lại
nơi khu vực Bắc Mỹ và một vài nơi khác trên thế giới, nhƣưÚc châu
và Nam Phi, thì các thuộc địa sẽ rơi từ vòng thống trị của Tây phương
sang vòng thống trị của Nga Sô. Công cuộc giải thoát dân tộc chưa
chắc đã thực hiện được, công cuộc phát triển thì quả quyết là xa vời hơn nữa.
Đằng này, các biến cố đã thật sự xảy
ra đều không nằm vào một trong ba trường hợp trên. Nga không bị
dồn vào một thế yếu quá, mà cũng không lấn áp được địch
thủ. Tây phương không chế ngự được địch thủ, nhưng
cũng không bị địch thủ chế ngự. Chính sự thể hai bên đồng sức và kình chống
nhau đó đã tạo ra cho chúng ta, nghĩa là cho các quốc gia bị thống trị, hoặc các
quốc gia đang tìm phát triển, cơ hội duy nhất từ một thế kỷ, để phục hồi độc
lập và phát triển dân tộc.
Vì cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và
Tây phương dừng vào một giai đoạn quyết liệt, bên nào cũng nỗ lực
tìm đồng minh, cho nên một mặt Tây phương lần hồi trả độc lập
lại cho các nước bị trị, giúp đỡ phương tiện
phát triển bằng Liên Hiệp Quốc, bằng kế hoạch Colombo, bằng viện trợ trực tiếp,
v.v…
Một mặt khác cũng với mục đích tìm
đồng minh, Nga đã giúp đỡ các cuộc chiến tranh giải phóng và cũng giúp đỡ phương
tiện phát triển cho nhiều quốc gia. Từ hai mươi năm
nay, từ ngày đại chiến thứ hai chấm dứt, chính trị thế giới
giữa hai khối, Tự Do và Cộng Sản, đều do các sự kiện trên đây
quyết định. Sự viện trợ cho các cường quốc Tây Âu theo kế
hoạch Marshall, sự phục hưng
Tây Đức và Nhật Bản, sự viện trợ cho các quốc gia vừa độc lập, tất cả đều nằm
trong một kế hoạch hoàn cầu của Tây phương để liên kết các đồng
minh, trong một chiến lược vĩ đại bao vây Nga Sô.
Đối lại, sự giúp đỡ cho Trung Hoa
phát triển, sự viện trợ cho các quốc gia chống Mỹ như
Cuba, tất cả đều nằm trong một chiến lược
hoàn cầu của Nga Sô để phá vòng vây. Cho đến các phát minh về không gian cũng được
dùng vào việc liên kết đồng minh trong cuộc chiến đấu vĩ đại giữa Tây phương
và Nga Sô. Đối với các quốc gia, trước kia
đã bị bán thuộc địa hóa, hay bị thuộc địa hóa, các sự kiện trên thật không phải
là một cơ hội hiếm có, vô cùng quí báu hay sao?
Tự nhiên độc lập được
phục hồi và tự nhiên được viện trợ để phát triển. Cho đến ngày
nay, bao nhiêu quốc gia đã nắm được cơ hội để phát triển?
Chúng ta chỉ thấy có Trung Hoa. Việt Nam nắm được cơ hội
chưa? Việt Nam chúng ta trong hai mươi năm
nay, chẳng những chưa lợi dụng được mâu
thuẫn nói trên đây, giữa Tây phương và Nga Sô, để phát
triển dân tộc, lại còn bị lọt vào cái vòng mâu thuẫn đó.
Do đó, chẳng những chúng ta không phát
triển được, lại còn bị tiêu hao nhân lực và tài lực đến một mức độ
rất đáng lo ngại. Nếu lần này, các nhà lãnh đạo dân tộc lại làm sẩy cơ hội thứ
hai này nữa, thì dựa theo kinh nghiệm thất bại lần trước,
chúng ta cũng có thể đoán được hoàn cảnh nào đang chờ đợi dân tộc chúng
ta. Và trách nhiệm thất bại, mà thế hệ chúng ta phải mang, đối với các thế hệ
sau này, sẽ vô bờ bến. Một cơ hội hiếm có như vậy, lại
đã kéo dài trong hai mươi năm, mà chúng ta chưa nắm được.
Các nhà lãnh đạo dân tộc hiện nay,
xem thế cũng phải lấy làm khiếp đảm và tự khiển trách đến cực độ. Nếu chúng ta
lại còn lỡ cơ hội nữa, thì các nhà lãnh đạo hiện nay sẽ mang nặng, đối với dân
tộc, một lỗi lầm không có gì tha thứ được. Các nhà lãnh đạo,
phía Nam và phía Bắc, của chúng ta đã nhận thức tình trạng, vô cùng nguy ngập
và khẩn cấp cho chúng ta, như trên đây đã trình bày chưa?
Nếu chúng ta, căn cứ trên các biển cố xảy ra từ hai mươi năm nay,
và nhất là từ mười năm nay, chúng ta phải thú nhận rằng chưa
có một triệu chứng gì bảo đảm cho chúng ta rằng, nguy cơ đang đe dọa dân tộc đã
được các nhà lãnh đạo, phía Nam và phía Bắc, ý thức.
Chúng ta sống ở phía Nam, nên trong
hai mươi năm vừa qua, có mấy dịp nhận thấy rằng các nhà lãnh đạo,
liên tục kế tiếp nhau thọ lãnh trách nhiệm về vận mạng của quốc gia, chưa
có lúc nào tỏ ra nhìn thấy vấn đề căn bản mà dân tộc cần phải giải quyết trong
giai đoạn này. Đã không nhìn thấy vấn đề căn bản, thì cố nhiên là không nhìn thấy
tình trạng vô cùng nguy ngập đang đe dọa dân tộc. Đối với các nhà lãnh đạo phía
Bắc, nghiên cứu các sáng tác về chính trị cũng như các
hành động chính trị của họ, chúng ta công nhận rằng, nhờ sự nghiệp nghiên cứu
các thực tế lịch sử của Cộng Sản quốc tế, vấn đề căn bản của dân tộc có thể đã
được họ nhìn thấy rõ hơn.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Nga Sô
đã sử dụng thuyết Cộng Sản như là một lợi khí để chiến đấu với Tây phương,
như chúng ta đã nhận thức trong các trang trên đây và chính Mao
Trạch Đông đã viết câu sau đây về thuyết Cộng Sản. “Sở dĩ chúng ta nghiên cứu
thuyết Các-Mác không phải vì luận điệu tốt đẹp của nó, cũng không phải vì
nó chứa đựng một phép thần diệu để trừ ma quỉ. Nó không đẹp, nó cũng
không thần diệu. Nó chỉ ích lợi. Có nhiều người cho
nó là thần dược trừ bá chứng. Chính những người này đã
xem thuyết Các-Mác là một giáo lý. Phải nói cho những người này
hiểu rằng giáo lý của họ không có ích lợi bằng phân bón. Phân bón còn làm giàu
ruộng đất, giáo lý không làm được việc đó.”
Nghĩa là các lãnh tụ tối cao của
khối Cộng Sản đều xem thuyết Cộng Sản là một phương tiện.
Họ chế ngự phương tiện tinh thần đó – do Tây phương phát
minh ra – cũng như những phương tiện vật chất khác của Tây phương.
Ngược lại, các sáng tác chính trị của các nhà lãnh đạo phía Bắc,
lại chứng tỏ rằng, những người lãnh đạo này còn đang say mê thuyết Cộng
Sản và đương nhiên tôn nó lên hàng một chân lý. Đưa một phương
tiện chiến đấu của người lên làm một chân lý của mình, là mặc nhiên
hạ mình xuống thấp hơn một bậc đối với các lãnh tụ Cộng Sản quốc tế và tự biến
mình thành một thứ nô lệ trí thức để cho người sử dụng.
Vì vậy cho nên, trong nhiều hành động
chính trị của các nhà lãnh đạo phía Bắc, lý thuyết Cộng Sản được
để lên trên quyền lợi của dân tộc, điều ấy chứng tỏ rằng, trong lĩnh vực ngoại
giao giữa các quốc gia, họ tin rằng một sự đồng minh về lý thuyết có thể đặt
trên quyền lợi của dân tộc. Do các lý lẽ trên đây chúng ta có thể quả quyết
rằng các nhà lãnh đạo phía Bắc vẫn chưa nhận thức nguy cơ đang
đe dọa dân tộc và những ngày đen tối của chúng ta vẫn còn tiếp tục.
Cơ hội thứ hai đã mất chưa? Ngày nay
chúng ta đã lỡ cơ hội thứ hai để phát triển dân tộc chưa? Như
ta đã thấy cơ hội nói trên được tạo ra do những mâu thuẫn phát sinh từ
một cuộc tranh đấu giữa Tây phương và Nga Sô. Vậy cơ hội sẽ mất trong hai
trường hợp:
1.- Mâu thuẫn vẫn còn, nhưng
chiến lược hai bên đều thay đổi, cho nên sự liên kết đồng minh không
cần thiết nữa.
2.- Mâu thuẫn không còn.
Trong cuộc tranh đấu hiện nay giữa
Tây phương và Nga Sô, Tây phương do Mỹ lãnh đạo về
quân sự và Anh, Mỹ lãnh đạo về đường lối. Trên phương
diện quân sự, chiến lược của Mỹ không phải là một chiến lược
tấn công, nhưng là một chiến lược phản công kịp thời
bằng võ khí nguyên tử, ngay vào các trung tâm chiến lược của Nga
Sô. Do đó, và bởi vì lúc đầu của giai đoạn hiện tại của cuộc tranh đấu, tầm
hoạt động của phi cơ, phi đạn đều có giới hạn cho nên Mỹ cần một số căn cứ chiến
lược bao quanh Nga Sô từ Âu sang Á. Đó cũng là nguyên nhân của công
cuộc Mỹ viện trợ các nước không phải là Tây phương.
Nơi nào Mỹ đóng căn cứ là nơi đó Mỹ viện trợ. Sau đó khi bộ máy viện trợ đã
thành và chạy đều, nhiều sự kiện chính trị hay kinh tế chiến lược
khác cũng thành những lý do viện trợ.
Để phá vòng vây của Mỹ, Nga cũng
viện trợ cho các quốc gia đó, để cho sự cần thiết đối với Mỹ kém đi thì các quốc
gia liên hệ có thể từ chối không cho Mỹ đặt căn cứ trên lãnh thổ mình. Đồng
thời Nga Sô nỗ lực chế các loại phi đạn có tầm hoạt động xa để bắn tới các
trung tâm chiến lược của Mỹ. Các quốc gia tốt số đó, được hai
bên ưu đãi và nếu ý thức được vấn đề căn bản của
mình, thì dùng viện trợ đó để phát triển dân tộc. Vì Mỹ có căn cứ ở gần Nga Sô,
mà Nga Sô không có căn cứ ở gần Mỹ cho nên Nga Sô mới dồn hết nỗ lực kỹ thuật
và kỹ nghệ của mình vào việc sáng chế các phi đạn liên lục địa và đã tiến bộ
hơn Mỹ về điểm này. Và, đương nhiên, tiến bộ hơn Mỹ về không gian phi
hành, bởi vì ngành này phải dùng loại phi đạn trường xạ
trình. Mỹ ỷ lại vào các căn cứ đã có gần Nga Sô, nên không chú trọng đến các
phi đạn trường xạ trình. Tuy nhiên bởi vì sự tuyên truyền của Nga Sô,
nên các căn cứ quân sự của Mỹ, ở các nơi trên thế giới, gây ra nhiều thất bại về
chính trị, ví dụ, như ở Nhật, khi Tổng Thống Eisenhower sắp sửa
sang viếng Đông Kinh năm 1960.
Cân nhắc kỹ, cái lợi quân sự không
bù cái hại về chính trị, cho nên Mỹ lại xoay sang chiến lược thay
thế các căn cứ cố định trên đất liền, bằng những căn cứ phóng hỏa tiễn trung xạ
trình, lưu động: Các tiềm thủy đĩnh nguyên tử. Trên phƣơng diện quân
sự, sự thay đổi chiến lược này, có nghĩa như là Mỹ
đã tăng gia được tầm hoạt động của các phi đạn và không cần các căn cứ quân
sự chung quanh Nga nữa.
Căn cứ không cần đặt, thì viện trợ
sẽ rút. Khi nào số tiềm thủy đĩnh nguyên tử của Mỹ lên đến số lượng
đủ dùng để thay thế các căn cứ trên lục địa, thì viện trợ Mỹ sẽ chấm dứt.
Và cơ hội phát triển của các nước nghèo sẽ bớt đi nhiều. Công cuộc rút này
đã bắt đầu thi hành ở nhiều nơi. Tuy nhiên, nếu trường hợp
này xảy ra, mâu thuẫn Nga Sô - Tây phương vẫn còn, và các nước
nhỏ mặc dầu phát triển có khó khăn, nhưng vẫn còn có hy vọng
phát triển và độc lập không đến nỗi bị đe dọa.
Đường lối của
Tây phương, trong công cuộc chiến đấu với Nga Sô, do Anh, Mỹ lãnh
đạo. Căn bản chính yếu của đường lối này, càng ngày càng bộc lộ rõ rệt.
Các nhà lãnh đạo Tây phương nhận thức hai điều. Trước
hết lý do chính, vì đó mà Nga Sô đã dốc hết nhân lực và tài lực
của mình vào công cuộc chiến đấu vĩ đại với Tây phương, là
ý chí của Nga Sô để thực hiện công cuộc phát triển dân tộc. Điều thứ hai là Nga
Sô đã thực hiện được công cuộc phát triển dân tộc và nay trở thành một cường
quốc mà sức mạnh và năng lực đáng được kính nể.
ĐƯỜNG LỐI
CỦA TÂY PHƯƠNG
Tất cả đường lối
của Tây phương trong cuộc chiến đấu với Nga Sô đã được xây
dựng từ trên hai nhận xét căn bản. Như chúng ta đã thấy, trong một
giai đoạn trên đây bàn về nước Nga, nước Nga
và Tây phương có một di sản tinh thần chung: Đạo Gia Tô. Nhưng
Tây phương theo Gia Tô Tây phái, Giáo chủ ở tại La Mã; Nga Sô theo
Gia Tô Đông phái, Giáo chủ lúc đầu ở Hy Lạp. Và hai nền văn minh Tây phương
và Nga do đó có nhiều điểm giống nhau.
Nhưng vì
một sự kiện lịch sử, mà chúng ta đã biết, di sản tinh thần chung, có thời kỳ,
có hiệu lực là một yếu tố liên hợp giữa hai bên, lại có thời
kỳ, có hiệu lực là một mầm chia rẽ. Mặc dù phải võ trang đến cực độ và thủ thế
với nhau từng hành động và từng lời nói, đường lối
của Tây phương hiện nay đối với Nga Sô là, kêu gọi đến tính cách liên
hiệp của di sản tinh thần chung, mục đích đưa Nga
trở về với xã hội Tây phương và khối người cùng
một nền văn minh.
Tất cả nỗ lực ngoại giao của Tây phương
đều hướng về mục đích trên, từ những hành động nhỏ nhặt, của từng
cá nhân, đến những trao đổi văn hóa và những hiệp ước thương
mại hay quân sự, giữa Nga Sô và các quốc gia Tây phương. Ví
dụ, không phải tình cờ mà người Anh đặt tên cho vệ tinh đầu tiên sắp bắn
lên quĩ đạo là “Britnik”. Nhưng mà là cố ý tỏ lòng thán phục những vệ
tinh “Spoutnik của Nga. “Brit” là British (của người Anh),
“nik” để nhắc rằng những vệ tinh của loài người bắn
lên không gian trước hết là của Nga Sô.
Ngụ ý của sự lựa chọn trên, là để
thỏa mãn lòng tự ái của Nga Sô lâu nay vẫn bị Tây phương xem
là thấp kém, và nhắc nhở Nga Sô rằng Nga Sô và Tây phương đều cùng
chung một nền văn minh. Không phải tình cờ mà ông Paul Reynaud cựu Thủ tướng
Pháp, trong cuộc thăm viếng nước Nga đã long trọng tuyên bố với Thủ tướng
Krutchev: “Nếu các ông tiếp tục viện trợ cho nước Tàu,
trong vài mươi năm nữa, một tỷ dân Trung Hoa sẽ đè bẹp các ông và Âu
châu.”
Những sự hoan nghinh và tiếp rước
nồng hậu các phi hành gia Nga, ở các kinh đô Tây phương,
cũng hàm cùng một ý nghĩa. Những sự trao đổi về văn hóa và khoa học, trong hội
nghị quốc tế, hay những cuộc viếng thăm của những phái đoàn văn nghệ của hai
bên đều là những hành động có tính toán, chuẩn bị dư luận của
hai bên, để dẫn dắt lần lần quần chúng của hai bên đến chỗ thông cảm với nhau.
Báo chí Tây phương
không ngớt ca ngợi những thành tích khoa học và xã hội của Nga Sô và luôn luôn
nhắc nhở đến những thời kỳ mà sự liên lạc giữa các nước Nga
và Tây phương rất là thân hữu. Tất cả các hành động trên, trong tất cả
các lĩnh vực, đều dọn đường để cho Nga Sô trở về với xã hội Tây phương.
Cuối cùng và quan hệ hơn hết, là những nỗ lực để phát huy di sản tinh thần
chung.
Sau khi đã ly khai với nhau trong
nhiều thế kỷ, giáo chủ Gia Tô Tây phái ở Roma là Giáo Hoàng Gioan XXIII đã mời
và tiếp kiến các vị giáo chủ Tin Lành và các vị giáo chủ Gia Tô Đông phái. Các
báo chí Tây phương đều hết sức hoan nghinh những cuộc tiếp xúc trên, để chuẩn
bị cho công cuộc thống nhất Gia Tô giáo. Sự tổ chức Công Đồng Vatican I tiếp
tục chính sách trên và thích hợp với một đường lối
chính trị của Tây phương. Vì vậy cho nên, sau khi Gioan XXIII đã
từ trần, thì dĩ nhiên Phao Lô VI sẽ tiếp tục chính sách trên và tổ chức Công
Đồng Vatican II, trong đó, các giáo chủ các phái Gia Tô, ngoài Tây phái, đều được
mời tham dự với tư cách là quan sát viên.
Xem thế, chúng ta nhận thấy một cách
rõ rệt, xuyên qua không khí phức tạp và rối rắm, của sự bang giao giữa hai khối,
những nét chính yếu của đường lối Tây phương đối
với Nga Sô.
Ngô Đình
Nhu (1910-1963)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét