Phát biểu của đại diện VN trước Đại hội đồng LHQ kỳ này cho thấy rõ ràng VN “cô đơn” hơn bao giờ hết. Ý kiến của VN không ai (muốn) nghe. Nhìn hội trường trống không, người đại diện VN phải có can đảm lắm mới đọc hết bài diễn văn. Công việc “vận động dư luận thế giới” ủng hộ cho VN về các vấn đề chủ quyền biển đảo xem ra khó còn hơn lên trời.
Lỗi do đại diện VN hay do thể chế chính trị? Theo tôi, lỗi là do thể chế chính trị.
Từ khi khối CS quốc tế sụp đổ, VN cùng với ba nước TQ, Cuba và Bắc Hàn là những nước cộng sản cuối cùng còn sót lại. Đặc điểm chung của các thể chế ở đây là gì? Đó là những chế độ độc tài-đảng quyền-công an trị.
Riêng TQ và VN còn có quan hệ “hữu cơ” giữa hai đảng Cộng sản, kiểu thần tử-chư hầu. TQ làm cái gì thì VN rập khuôn làm cái đó. Đại diện VN không dám nói đến tên Trung Quốc, khi đề cập đến các vấn đề đe dọa an ninh hàng hải ở Biển Đông cũng như các việc vi phạm luật quốc tế của TQ trong hải phận Kinh tế độc quyền của VN.
VN thường xuyên bị các cơ quan nhân quyền thuộc LHQ lên án, vì các lý do chà đạp các quyền tự do cơ bản của người dân. VN đứng (gần) đội sổ về “tự do ngôn luận” trong danh sách các quốc gia. Pháp luật VN tùy tiện, ý chí đảng cao hơn hiến pháp. Tất cả những hành vi mà người dân thể hiện, ngay cả ở lời nói, hay chỉ mới manh nha trong tư tưởng, đều bị án tù nặng nề. Các quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp, tự do biểu tình, tự do có chính kiến… đều có qui định trong hiến pháp VN. Nhưng việc thực thi các quyền này đều bị trừng phạt.
Hội trường LHQ trống trơn, vì các nước tẩy chay VN hay vì ý kiến của VN không quan trọng? Hay vì cá nhân Phạm bình Minh “có vấn đề”?
Theo tôi lý do VN bị tẩy chay là hợp lý hơn hết.
VN là một quốc gia “lớn” trong khu vực về “tầm vóc”, về “dân số”. VN đã từng đánh thắng 4 “đế quốc sừng sỏ” Pháp, Nhật, Mỹ, và TQ. Dân số VN gần 100 triệu người. Tiếng nói của VN về vấn đề an ninh hàng hải trong Biển Đông là đáng quan tâm.
VN bị thế giới tự do tẩy chay là chuyện đương nhiên. Từ 75 đến nay là vậy. Bây giờ VN còn bị phe “đồng minh” là các quốc gia độc tài Á châu, Phi châu… quay lưng. Đơn thuần vì các quốc gia này ủng hộ TQ.
Vấn đề chủ quyền biển đảo VN là một hồ sơ dày cộm. Nếu chỉ nói từ tháng 7 đến nay, khu vực Tư Chính bị tàu bè TQ xâm lấn. VN có thể sử dụng nhiều phương tiện pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, ở khu vực Tư Chính.
Nếu VN kiện theo phương pháp của Phi (như ý kiến của đa số học giả VN), sử dụng “thủ tục bắt buộc” Mục VIII UNCLOS để kiện TQ. Nếu may mắn, VN có được một phán quyết y chang phán quyết 11-7-2016. TQ không nhìn nhận thẩm quyền của tòa. TQ không tham gia đồng thời không nhìn nhận phán quyết.
VN cũng có thể (không kiện TQ) nhưng cũng đạt được kết quả là bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Bằng những phương cách riêng của cá nhân tôi. Những ý kiến của tôi luôn “ngược dòng chính” và “ngoại lệ” trước đám đông “lên đồng tập thể”.
“Ngoại lệ” và “ngược dòng chính”, vì muốn thực thi các ý kiến này, VN phải “dân chủ hóa” chế độ. VN phải có bộ mặt “coi được” để giành sự ủng hộ của thế giới tự do.
Thứ nhứt vận động Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc LHQ nhìn nhận hồ sơ thềm lục địa mở rộng của VN (nộp chung với Mã lai).
Muốn làm việc này VN phải vận động các nước trong ủy ban thềm lục địa. Tức là các quốc gia thành viên UNCLOS.
Thứ hai, vận động Đại hội đồng LHQ yêu cầu Tòa công lý quốc tế cho ý kiến tư vấn về hiệu quả phán quyết 11-7-2016 có hiệu lực trên vùng biến EEZ của VN.
Muốn vậy VN phải vận động tất cả các nước, nhứt là các quốc gia tự do dân chủ Mỹ, Châu Âu, Nhật, v.v…
VN cũng có thể vận động tương tự để Tòa Án quốc tế về luật biển (ITLOS) ra ý kiến tư vấn.
VN cũng có thể hợp tác với Mã lai yêu cầu Tòa PCA (ITLOS hay ICJ) “giải thích nội dung” phán quyết 11-7-2016. Nội dung phán quyết ở các điều “giải thích và cách áp dụng luật” có hiệu lực áp dụng trong vùng biển của VN và Mã lai hay không?
Tóm lại, không chỉ ở vấn đề chủ quyền biển đảo cần thiết VN dân chủ hóa chế độ. Nhưng vấn đề bức thiết hơn, như phát triển bền vững, VN vẫn phải dân chủ hóa chế độ để không luôn bị coi là “quốc gia khởi nghiệp”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét