Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

16407 - Khai thác chung với Trung Quốc ở Biển Đông - Hiểm họa và lợi ích



Tiến triển nào trong hoạt động hợp tác ở vùng biển tranh chấp chỉ diễn ra nếu Trung Quốc chấp nhận thỏa hiệp với các quốc gia yêu sách khác bằng cách công nhận phán quyết ngày 12/7/2016 dựa trên công ước UNCLOS khi Philippines là bên thắng kiện.

ẢNH GIÀN KHOAN.JPG

Ít tuần sau chuyến thăm Trung Quốc lần thứ năm, Tổng thống Philippines Rodrigo Roa Duterte tuyên bố rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề nghị Philippines thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông nếu Philippines gác lại phán quyết dựa trên Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốc năm 2016 (UNCLOS), theo đó vô hiệu hóa yêu sách lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo Tổng thống Duterte, người đồng cấp Trung Quốc đã khuyên ông "gác lại phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế La Hay – gác lại yêu sách của Philippines để kết nối với các công ty Trung Quốc, họ thực sự muốn khai thác. Nếu như vậy, chúng tôi sẽ để các bạn nắm 60%, chỉ 40% sẽ là của công ty Trung Quốc".
Tổng thống Duterte không cho biết ông có chấp nhận lời đề nghị có vẻ chân thành và hào phóng của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc thăm dò khai thác chung ở Biển Đông hay không. Tuy nhiên, Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio cho hay sự can thiệp kịp thời của Ngoại trưởng Teodoro Locsin, Jr. đã ngăn cản Tổng thống Duterte đưa ra "tuyên bố đơn phương" gác lại Phán quyết có lợi cho Philippines. Theo Thẩm phán Carpio, việc Ngoại trưởng Locsin, Jr làm rõ Philippines sẽ không bỏ qua hoặc gác lại phán quyết trước khi Trung Quốc có thể chấp nhận tuyên bố của Tổng thống Duterte ngăn Philippines khỏi bị ràng buộc bởi tuyên bố đơn phương của người đứng đầu chính phủ Philippines. Sự cố này cho thấy mối hiểm họa của việc chấp nhận hoàn toàn "Con ngựa thành Trojan" của Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông - cùng khai thác tài nguyên ở vùng biển tranh chấp.
Một trong những cách tiếp cận phổ biến nhất chưa được thực hiện trong tranh chấp Biển Đông là các quốc gia yêu sách đối với (một phần hoặc toàn bộ) Biển Đông cùng nhau thăm dò khai thác tài nguyên ở vùng biển này. Tuy nhiên, triển vọng khai thác chung gặp trở ngại do sự ngờ vực lẫn nhau giữa các quốc gia. Quyết tâm của các quốc gia có yêu sách ở Biển Đông (đặc biệt là Trung Quốc) trong việc sử dụng vũ lực và gây sức ép để khẳng định yêu sách làm suy yếu mọi triển vọng về tăng cường lòng tin và sự hợp tác trong việc chia sẻ nguồn tài nguyên. Tình hình này còn phức tạp hơn nữa do quyết đoán của Trung Quốc khi thực thi các yêu sách ở Biển Đông theo tiêu chuẩn họ áp đặt. Kết quả là, mặc dù tất cả các bên tranh chấp đồng ý phát triển một cách hợp tác về mặt nguyên tắc, họ lại thất bại trong việc triển khai rộng rãi cách thức này trong thực tế.
Có nhiều ý kiến đề xuất các quốc gia có tranh chấp ở Biển Đông tạm gác lại các yêu sách lãnh thổ, thay vào đó, tham gia thăm dò và khai thác tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, hydrocarbon và hải sản. Tuy nhiên, điều thú vị là không có tiến triển nào trong lĩnh vực này bởi các quốc gia liên quan khác cũng cảnh giác với công thức cùng hợp tác phát triển của Trung Quốc dựa trên nguyên tắc của Đặng Tiểu Bình: "Chủ quyền thuộc chúng ta, gác lại tranh chấp, theo đuổi hoạt động khai thác chung". Đề xuất của Trung Quốc về khai thác chung kèm theo lời cảnh báo rằng "quốc gia có yêu sách khác sẽ phải chấp nhận chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc ở Biển Đông thậm chí trước khi cuộc đàm phán về việc khai thác chung diễn ra".
Một vấn đề khác chống lại đề xuất khai thác chung là Trung Quốc đã sử dụng như một phần trong chiến thuật "lát cắt salami" nhằm chống lại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Chiến thuật này đòi hỏi đề xuất với mỗi quốc gia yêu sách ở Biển Đông một liên doanh để khai thác chung như một giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. 
Không phải là một ý tưởng tồi ?
Đề xuất cùng khai thác các nguồn tài nguyên ở một khu vực tranh chấp là một ý tưởng không tồi. Tuy nhiên, việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên chung ở Biển Đông không nên được coi là một biện pháp để né tránh những tranh chấp lãnh thổ hoặc là điều kiện tiên quyết cho quan hệ chính trị hợp tác giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Thay vào đó, nó nên được coi là kết quả của việc cải thiện mối quan hệ giữa các quốc gia tranh chấp, điều đó có thể thúc đẩy sự hòa giải giữa các quốc gia. Các quốc gia có yêu sách ở Biển Đông và các công ty tư nhân mong muốn tranh chấp lãnh thổ được giải quyết trước tiên, trước khi bắt đầu các hoạt động thăm dò và khoan dầu để ngăn chặn những rắc rối hoặc đụng độ vũ trang.
Bất kỳ tiến triển nào trong hoạt động hợp tác ở vùng biển tranh chấp chỉ xảy ra nếu Trung Quốc chấp nhận đơn phương thỏa hiệp với các quốc gia có yêu sách chủ quyền khác bằng cách công nhận phán quyết ngày 12/7/2016 dựa trên công ước UNCLOS mà Philippines là bên thắng kiện. Điều này sẽ dẫn đến sự kiềm chế của các quốc gia nhỏ, rồi tiếp theo là việc chấp nhận sự hiện diện hải quân ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở vùng biển Đông Nam Á và duy trì các biện pháp xây dựng lòng tin giữa hải quân các nước ASEAN và hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Những bước đi này sẽ thiết lập các ranh giới biển rõ ràng, và tạo ra các tiêu chuẩn về thăm dò và khai thác tài nguyên chung.
Điều này cũng sẽ thuyết phục các cường quốc bên ngoài hạn chế việc triển khai và hoạt động của các lực lượng hải quân của họ vì các quốc gia ven biển đã hợp tác trong việc xử lý các tranh chấp của họ ở Biển Đông.
Các liên doanh khai thác chung liên quan đến bộ máy trong nước, các công ty tư nhân, các nhóm lợi ích khác trong quá trình giải quyết xung đột. Các công ty tư nhân sẽ nắm bắt cơ hội hợp tác bằng cách tăng cường giao dịch và đầu tư nhằm thúc đẩy sự hội nhập giữa các xã hội dân sự của các quốc gia tranh chấp khi công dân của họ tương tác với các đối tác đến từ các quốc gia yêu sách khác thông qua các trao đổi thương mại, du lịch, khoa học và văn hóa, và học thuật.
Theo “Bworldonline

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét