Phần III - ĐIỀU KIỆN
NỘI BỘ
Thật ra
thì, vì sự minh bạch của vấn đề trình bày, nên, trong các phần trước, có nhiều điều kiện nội bộ đã được đề cập đến. Dưới đây, chúng ta sẽ xem lại toàn
thể các điều kiện nội bộ, và nếu cần sẽ nhắc lại các điều kiện đã bàn đến.
Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ gồm vào phần này những điều kiện phát sinh ra do sự
liên lạc của Việt Nam với các phần tử khác trong xã hội Đông Á, và với các quốc
gia đang tìm phát triển.
Sự liên
lạc, với các quốc gia trong xã hội Đông Á, có thể xem là điều kiện nội bộ của
chúng ta, bởi vì chúng ta là một phần tử trong xã hội đó. Sự liên lạc, giữa
chúng ta và các nước
đang tìm phát triển, có thể xem là điều kiện nội bộ, bởi vì trong một thế giới
do Tây phương
và Nga Sô phân chia ảnh hưởng như
ngày nay, chúng ta và các nước đang tìm phát triển, đều ở vào những hoàn cảnh có
nhiều điểm tương
đồng.
Thật đúng
ra thì, trong phần này chúng ta sẽ phân tích tất cả các điều kiện đã, hay có
thể, gây cho
chúng ta
một cái vốn thuận hay một cái vốn nghịch, trong sự thực hiện công cuộc phát
triển dân tộc của chúng ta.
Liên
lạc với Trung Hoa.
Từ khi
lập quốc, năm 939, đến khi bị sự tấn công của Tây phương và biến thành một thuộc địa
của đế quốc Pháp, hai sự kiện hoàn toàn chi phối chín trăm năm lịch sử của dân
tộc Việt Nam. Hai sự kiện đó là sự liên lạc với Trung Hoa và công cuộc Nam
tiến. Trong lịch sử bang giao, giữa chúng ta và Trƣng Hoa, các biến cố xảy ra
đều do hai tâm lý đối chọi nhau.
Từ năm
972, sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam rồi, lúc nào Trung Hoa cũng nghĩ
rằng đã mất một phần lãnh thổ quốc gia, và lúc nào cũng khai thác mọi cơ hội đưa đến, để thâu gồm phần đất mà Trung
Hoa xem như
là của họ. Bên kia, Việt Nam lúc nào cũng nỗ lực mang xương máu ra để bảo vệ nền độc lập
của mình. Tất cả các sự kiện, xảy ra giữa hai quốc gia, đều do sự khác nhau của
hai quan niệm trên. Ngay năm 981, nghĩa là vừa ba năm sau khi đã nhìn nhận độc lập
của Việt Nam, Tống triều thừa lúc nội chính Việt Nam có biến, vì Đinh Tiên Hoàng
vừa mất, và sự kế vị không giải quyết được, gởi sang Việt Nam hai đạo quân, do đường thuỷ và đường bộ, để đặt lại nền thống trị
của Trung Hoa.
Quan
niệm Trung Quốc.
Ý cố định
của Trung Hoa là đặt lại nền thống trị và không lúc nào Trung Hoa thỏa mãn với
sự thần phục và triều cống của chúng ta. Ngay những lúc mà quân đội chúng ta
hùng cường
nhất, và chiến thắng quân đội Trung Hoa, thì các nhà lãnh đạo của Việt Nam cũng
khôn ngoan, tìm cách thỏa thuận với Trung Hoa và tự đặt mình vào chế độ thuộc
quốc.
Nhưng, điều mà Trung Hoa muốn không
phải là Việt Nam chỉ thần phục và triều cống. Trung Hoa, suốt gần một ngàn năm
lịch sử, lúc nào cũng muốn lấy lại mảnh đất mà Trung Hoa coi như bị tạm mất. Trong 900 năm, từ năm
939 đến năm 1840, khi Tây phương tấn công vào xã hội Đông Á làm cho những mâu thuẫn,
nội bộ của xã hội này, tạm ngưng hoạt động, Trung Hoa đã bảy lần toan chiếm lại nước Việt Nam.
Hai lần do
nhà Tống chủ trương,
ba lần nhà Nguyên, một lần nhà Minh và một lần nhà Thanh. Một hành động liên tục
như vậy, nhất định
có nghĩa là tất cả các triều đại Trung Hoa đều theo đuổi một chính sách, đặt
lại nền thống trị trên lãnh thổ Việt Nam. Chính sách này do một điều kiện địa dư và kinh tế ấn định: lưu vực sông Hồng Hà là đường thoát ra biển thiên nhiên của
các tỉnh Tây Nam của Trung Hoa, và ngược lại cũng là con đường xâm nhập cho các đạo quân
chinh phục vào nội địa Trung Hoa.
Đã như vậy thì, ngay bây giờ, ý định của
Trung Cộng vẫn là muốn thôn tính, nếu không phải hết nước Việt Nam, thì ít ra cũng Bắc phần.
Cũng chỉ vì lý do này mà, năm 1883, Lý Hồng Chương, thừa lúc Tự Đức cầu viện để
chống Pháp, đã, thay vì gửi quân sang giúp một nước cùng một văn hóa để chống ngoại
xâm, và thay vì cứu viện một thuộc quốc mà Trung Hoa đáng lý ra phải có nhiệm vụ
bảo vệ, lại thương
thuyết một kế hoạch chia đôi Việt Nam với Pháp, Trung Hoa dành cho mình các
phần đất gồm các vùng bao bọc lưu vực sông Hồng Hà để lấy đường ra biển. Và ngay chính phủ Tưởng Giới Thạch năm 1945, dành phần
giải giới quân đội Nhật Bản từ vĩ tuyến 17 trở lên phía Bắc, cũng vì lý do trên.
Xem thế
đủ biết rằng, đối với dân tộc chúng ta họa xâm lăng là một mối đe dọa thường xuyên. Họa xâm lăng của Trung
Hoa vừa tạm ngưng,
vì sự tấn công của Tây phương, là chúng ta lọt ngay vào sự thống trị của đế quốc Pháp. Ngày nay,
ách thực dân vừa mới cởi được, nhưng
cái họa xâm lăng đối với chúng ta không thể vì thế mà thuyên giảm. Bởi vì họa
xâm lăng, do vị trí địa dư của chúng ta và tình trạng nội bộ của chúng ta mà ra, và bao giờ hai
yếu tố đó chưa
thay đổi được
thì họa xâm lăng vẫn còn.
Tâm lý
thuộc quốc.
Họa xâm
lăng đe dọa dân tộc chúng ta đến nỗi, trong suốt một ngàn năm lịch sử từ ngày
lập quốc, trở thành một ám ảnh cho tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta. Và do
đó mà lịch sử ngoại giao của chúng ta lúc nào cũng bị chi phối bởi một tâm lý
thuộc quốc. Hai lần Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ tìm cách đả phá không khí lệ thuộc đó. Nhưng mặc dầu những chiến công lừng
lẫy và tài ngoại giao rất khéo, hai nhà lãnh đạo trứ danh của dân tộc vẫn phải
khuất phục trước
thực tế. Tâm lý thuộc quốc đè nặng, chẳng những trên sự bang giao, giữa chúng
ta và Trung Hoa, lại còn lan tràn sang lĩnh vực bang giao giữa chúng ta và các
nước láng giềng.
Nếu đối với Trung Hoa, chúng ta là
thuộc quốc, thì đối với các nước chung quanh, chúng ta lại muốn họ là thuộc quốc. Tâm
lý đó làm cho sự bang giao, giữa chúng ta và các nước láng giềng, lúc nào cũng gay
go. Đã đành rằng công cuộc Nam tiến của chúng ta, là một công trình mà dân tộc
đã thực hiện được. Nhưng chúng ta còn thiếu tài liệu để
cho các sử gia có thể xét đoán xem, nếu chính sách ngoại giao của chúng ta
khoáng đạt hơn, tựa trên những nguyên tắc phong phú hơn thì, có lẽ sự bành trướng của chúng ta sẽ không một
chiều như
vậy.
Ví dụ,
một câu hỏi mà chúng ta không thể tránh được: chúng ta là một dân tộc ở sát
bờ biển, nhưng
sao nghệ thuật vượt
biển của chúng ta không phát triển? Nếu chính sách ngoại giao của chúng ta phong
phú hơn, và không bó hẹp vào một đường lối duy nhất, có lẽ sự bành trướng của dân tộc chúng ta, đã sớm
phát ra nhiều ngõ, và sinh lực của chúng ta không phải chỉ dồn vào mỗi một công
cuộc Nam tiến.
Nước chúng ta ở vào giữa hai nền văn
minh Trung Hoa và Ấn Độ. Với một chính sách ngoại giao khoáng đạt hơn, sự liên
lạc quốc tế của chúng ta có lẽ đã rộng rãi hơn, và do đó, vị trí của chúng ta
sẽ, đương
nhiên, đƣợc củng cố bằng những biện pháp dồi đào và hữu hiệu hơn. Nhƣng thực tế
là vậy đó. Họa xâm lăng của Trung Hoa đè nặng vào đời sống của dân tộc chúng
ta, đến nỗi, tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta đều bị ám ảnh bởi sự đe dọa
đó.
Và để đối phó lại, họ chỉ có hai con
đường, một là thần
phục Trung Hoa, hai là mở rộng bờ cõi về phía Nam. Sở dĩ, khi bị Tây phương tấn công, mà các nhà lãnh đạo
triều Nguyễn của chúng ta lúc bấy giờ, không có đủ khả năng quan niệm một cuộc
ngoại giao rộng rãi, để khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc Tây phương, là vì các nhà lãnh đạo của
chúng ta không lúc nào vùng vẫy, đả phá nổi không khí tâm lý thuộc quốc đã đời
đời đè nặng lên lịch sử ngoại giao của chúng ta.
Hành động
ngoại giao duy nhất lúc bấy giờ là gởi sứ bộ sang cầu cứu với Trung Hoa. Chúng ta
đã biết Trung Hoa đã hưởng ứng như thế nào lời kêu gọi của nhà Nguyễn. Nhưng Trung Hoa cũng đang bị đe dọa
như chúng ta, nếu
không có lẽ Trung Hoa đã lại thừa cơ hội mà đặt lại nền thống trị ở Việt Nam.
Các sứ bộ của chúng ta gởi sang Pháp lại cũng với mục đích điều đình, thần phục
với Pháp như chúng
ta quen điều đình, thần phục với Trung Hoa, chớ không phải với mục đích đương nhiên phải có của một hành
động ngoại giao, là khai thác các mâu thuẫn để mưu lợi cho mình.
Vì thế
cho nên, nếu chúng ta có cho rằng, công cuộc Nam tiến thành công là một kết quả
của chính sách ngoại giao một chiều như trên đã trình bày, thì cân nhắc kết quả đó với những
sự thất bại mà cũng chính sách ngoại giao đó đã mang đến cho chúng ta trong một
ngàn năm lịch sử, thì có lẽ những sự thất bại nặng hơn nhiều. Sự bành trƣớng
của chúng ta đã thâu hẹp lại và chỉ theo có một chiều, bỏ hẳn cửa biển bao la
đáng lý ra phải là cái cửa sống cho chúng ta. Nền ngoại giao của chúng ta ấu
trĩ nên, lúc hữu sự, không đủ khả năng để bảo vệ chúng ta. Trong khi đó, đối
với một quốc gia nhỏ lúc nào cũng bị họa xâm lăng đe dọa, thì ngoại giao là một
trong các lợi khí sắc bén và hữu hiệu để bảo vệ độc lập và lãnh thổ. Lỗi lầm trước đã như vậy đó.
Trong
chín trăm năm, từ ngày lập quốc, chúng ta đã bị ngoại xâm tám lần, bảy lần do
Trung Hoa và một lần do Tây phương. Chúng ta đẩy lui được sáu lần, chỉ có lần thứ sáu nhà
Minh đặt lại nền thống trị, trong hai mươi năm, và lần thứ tám đế quốc Pháp xâm chiếm toàn lãnh
thổ và thống trị chúng ta trong hơn tám mươi năm.
Chống
ngoại xâm.
Vì vậy
cho nên, chống ngoại xâm là một yếu tố quan trọng trong chính trị của Việt Nam.
Chính trị cổ truyền, của các triều đại Việt Nam không được quan niệm rộng rãi nên, nếu có
phân nửa kết quả đối với sự xâm lăng của Trung Hoa, thì lại hướng chúng ta vào một chính sách
chật hẹp về ngoại giao. Do đó tất cả sinh lực phát triển của dân tộc, thay vì
mở cho chúng ta được
nhiều đường
sống, lại được
dốc hết vào một cuộc chiến đấu tiêu hao chỉ để tranh giành đất dung thân. Một
mặt khác, chính sách ngoại giao chật hẹp đã đưa chúng ta vào một thế cô lập cho
nên lúc hữu sự, các nhà lãnh đạo của chúng ta không đương đầu nổi với sóng gió, và lưu lại nhiều hậu quả tai hại cho nhiều
thế hệ.
Chính
sách chống ngoại xâm.
Cái họa
ngoại xâm đối với chúng ta hiển nhiên và liên tục như vậy. Vì sao những biện pháp cổ
truyền, của các nhà lãnh đạo của chúng ta trước đây, thành công phân nửa, trong
công cuộc chống ngoại xâm Trung Hoa, nhưng thất bại trong công cuộc chống ngoại xâm Tây phương?
Trước hết, các biện pháp cổ truyền đã
đặt vấn đề ngoại xâm của Trung Hoa là một vẩn đề chỉ liên quan đến hai nước: Trung Hoa và Việt Nam. So sánh
hai khối Trung Hoa và Việt Nam, thì như thế là đương phải với mục đích đương nhiên, chúng ta đã thất bại
rồi. Những sự thần phục và triều cống chỉ là những biện pháp hoãn binh. Và vấn đề
chống ngoại xâm chưa bao giờ được các triều đại Việt Nam đặt thành một chính sách đương nhiên và nguyên tắc, đối với
một nước
nhỏ, như
nước chúng ta.
Vì thế
cho nên, những biện pháp cần được áp dụng, như biện pháp ngoại giao, đã không hề được sử dụng khi Tây phương xâm chiếm nước ta. Lý do thứ hai, là công cuộc
chống ngoại xâm chỉ được chuẩn bị trên lĩnh vực quân sự. Nhưng, nếu chúng ta không thể phủ
nhận tính cách cần thiết và thành quả của các biện pháp quân sự trong các chiến
trận chống các triều đại Trung Hoa: nhà Tống, nhà Nguyên cũng như nhà Minh, nhà Thanh, chúng ta
phải nhìn nhận rằng nỗ lực quân sự của chúng ta rất là giới hạn.
Và ngày
nay, độc lập rồi, thì nỗ lực quân sự của chúng ta chắc chắn cũng rất là giới
hạn. Như
vậy, đối với một nước nhỏ, trong một công cuộc chống ngoại xâm, biện pháp quân sự không
thể làm sao đủ được.
Trên kia, chúng ta có đề cập đến những biện pháp ngoại giao, đặt trên căn bản
khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc để bảo vệ độc lập cho chúng ta. Tuy nhiên biện
pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc chủ động của chúng ta, là
nuôi dưỡng
tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân
tộc. Đồng thời, áp dụng một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh
đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều ngƣời thấu triệt.
Nếu ý
thức quốc gia và dân tộc được ăn sâu vào tâm não của toàn dân, và độc lập và tự do được mọi người mến chuộng, thì các cường quốc xâm lăng, dầu có đánh tan
được tất cả các
đạo quân của chúng ta và có thắng chúng ta trong các cuộc ngoại giao đi nữa,
cũng không làm sao diệt được ý chí quật cường của cả một dân tộc.
Nhưng ý chí quật cường đó đến cao độ, mà không người lãnh đạo thì cũng không làm gì
được đối với kẻ
xâm lăng. Vì vậy cho nên, đồng thời với những biện pháp quần chúng nói trên,
cần phải áp dụng những biện pháp giáo dục, làm cho mỗi người dân đều quen biết với vấn đề
lãnh đạo, và, điều này còn chính yếu hơn nữa, làm cho số người thấu triệt vấn đề lãnh đạo quốc
gia càng đông bao nhiêu càng hay bấy nhiêu.
Bởi vì,
có như
thế, những người
lãnh đạo mới không bao giờ bị tiêu diệt hết được. Tiêu diệt người lãnh đạo là mục đích đầu tiên
và chính yếu của các cường quốc xâm lăng. Nhân đề cập đến vấn đề chống xâm lăng trên đây, lý
luận đã dẫn dắt chúng ta đến một vấn đề vô cùng quan trọng.
Trước tiên chúng ta nhận thức rằng đối
với một nước
nhỏ như
chúng ta, họa xâm lăng là một đe dọa thường xuyên. Để chống xâm lăng, chúng ta có những biện
pháp quân sự và ngoại giao. Nhưng hơn cả các biện pháp quân sự và ngoại giao, về phương diện hữu hiệu và chủ động, là
nuôi dưỡng
tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, phát huy ý thức quốc gia và dân tộc,
và mở rộng khuôn khổ giới lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
Sự thể đã
như vậy, thì đương nhiên một chính thể chuyên chế
và độc tài không làm sao đủ điều kiện để bảo vệ quốc gia chống ngoại xâm được. Bởi vì bản chất của một chính
thể chuyên chế và độc tài là tiêu diệt tận gốc rễ tinh thần tự do và độc lập
trong tâm não của mọi người, để biến mỗi người thành một động cơ hoàn toàn không có ý chí, dễ điều
khiển, dễ đặt để, và dễ sử dụng như một khí cụ. Bản chất của một chính thể chuyên chế và
độc tài là giữ độc quyền lãnh đạo quốc gia cho một người hay một số rất ít người, để cho sự thấu triệt các vấn đề
căn bản
của quốc gia trở thành, trong tay họ, những lợi khí sắc bén, để củng cố địa vị
của người
cầm quyền.
Hơn nữa,
giả sử mà chính thể chuyên chế hay độc tài chưa tiêu diệt được hẳn tinh thần tự do và độc lập
trong ý thức của mọi người, thì tự
nó, một chính thể chuyên chế hay độc tài cũng là một lợi khí cho kẻ ngoại xâm.
Bởi vì, dưới
một chế độ như
vậy, nhân dân bị áp bức, sẽ đâm ra oán ghét người lãnh đạo họ, và hướng về, bất cứ ai đánh đổ người họ oán ghét, như là hướng về một người giải phóng, mặc dầu đó là một
kẻ xâm lăng.
Lịch sử xưa nay của các quốc gia trên thế
giới đều xác nhận điều này: Chỉ có những dân tộc sống tự do mới chống được ngoại xâm. Riêng về dân tộc
chúng ta, chắc chắn rằng sự kháng cự của chúng ta đối với sự xâm lăng của Tây phương sẽ mãnh liệt hơn bội phần nếu
trước đó, nhà Nguyễn,
thay vì lên án tất cả những người bàn về quốc sự, đã nuôi dưỡng được tinh thần tự do và độc lập của
mỗi người
và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc trong nhân dân. Ngược lại, mấy lần dân tộc thắng được ngoại xâm, từ nhà Trần đánh
đuổi Mông Cổ, đến nhà Lê đánh quân Minh và Quang Trung chiến thắng Mãn Thanh,
đều nhờ ở chỗ các nhà lãnh đạo đã khêu gợi được ý chí tự do và độc lập của toàn
dân.
Và vấn đề
vô cùng quan trọng mà chúng ta đã nêu ra trên kia là vấn đề chính thể của nước Việt Nam. Vì những lý do trình
bày trên đây, chính thể thích nghi cho dân tộc chúng ta, không phải định đoạt
do một sự lựa chọn căn cứ trên những lý thuyết chính trị, hay là những nguyên
nhân triết lý, mà sẽ được qui định một cách rõ rệt bởi hoàn cảnh địa dư và lịch sử của chúng ta, cùng với
trình độ phát triển
của dân tộc. Nếu bây giờ chúng ta chưa có ý thức rõ rệt chính thể ấy phải như thế nào, thì ngay bây giờ chúng
ta có thể quan niệm được rằng chính thể đó không thể là một chính thể chuyên chế hay độc tài
được. Đó là một
thái độ rất rõ rệt.
Công
cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam
Công cuộc
Nam tiến và sự bang giao với Trung Hoa là trung tâm điểm của 900 năm lịch sử
Việt Nam từ ngày lập quốc năm 939, đến lúc lâm vào sự thống trị của đế quốc
Pháp. Thật ra, chính vì áp lực, quá mạnh bạo của nước Trung Hoa to lớn, và vì sự sống còn của dân tộc, mà
chúng ta bị dồn vào thế Nam tiến.
Bị đặt vào
những điều kiện lịch sử và địa dư, như những điều kiện mà chúng ta phải đương đầu, ngay lúc vừa lập quốc,
một dân tộc quen sống về nông nghiệp như chúng ta, có thể đưa công cuộc bành trướng của chúng ta theo một hướng khác không? Vì sao mà trong
900 năm, chúng ta đi dọc theo bờ biển từ Bắc chí Nam, mà không lúc nào chúng ta
bị sự quyến rũ của trùng dương, đến mức vượt biển tìm đất sống? Sự bành trướng duy nhất về phía Nam có phải
là giải pháp duy nhất không?
Nếu, thay
vì Nam tiến, chúng ta vượt dãy Trường Sơn và mang sinh lực của dân tộc lên chinh phục vùng Cao Nguyên,
thì vận mạng của dân tộc có trở thành hứa hẹn nhiều hơn ngày nay không, cả về phương diện trù phú cho toàn dân, về
phương diện tính
khí của con người
và về sự tiến hóa của văn minh của chúng ta. Trả lời tất cả những câu hỏi trên
đây là một điều vô cùng quan trọng, một mặt để tìm hiểu cái hay và cái dở của
sự lãnh đạo dân tộc trong dĩ vãng, và một mặt khác, để nhận thức sự phát triển
trong tương
lai của dân tộc. Và, sớm muộn gì, các nhà lãnh đạo của chúng ta, dưới sự thúc đẩy của thực tế, và sức
bành trướng
tự nhiên của dân tộc, cũng phải tìm câu trả lời thiết thực cho các câu hỏi trên.
Trong các
dòng dưới
đây, mặc dầu tính cách quan trọng của các vấn đề vừa mới nêu lên, chúng ta sẽ
cố tình gạt bỏ một bên và không đề cập đến những vấn đề đó. Chúng ta chỉ tìm
phân tích cuộc Nam tiến của chúng ta, từ dãy Hoành Sơn đến vịnh Thái Lan, trên phương diện hậu quả mà cuộc Nam tiến
ấy đã để lại cho dân tộc, và thử đánh giá cái vốn thuận hay nghịch mà ngày nay
chúng ta đang thừa hưởng.
Lịch
trình Nam tiến.
Cuộc Nam tiến
của chúng ta bắt đầu thật sự năm 1069. Và chính Lý Thường Kiệt – một trong hai nhân vật
Việt Nam duy nhất đã tìm cách đập phá không khí thần phục nước Tàu lúc nào cũng bao trùm sự bang
giao giữa chúng ta và Trung Hoa – đã mở màn cho cuộc Nam tiến. Sau khi bị Lý Thường Kiệt đánh bại, vua Chàm là Chế
Củ bị bắt và cầm tù. Để chuộc mạng, Chế Củ cắt ba châu, Bố Chánh, Địa Lý và Ma
Lĩnh nhượng
cho vua Thánh Tông nhà Lý, hiện nay là tỉnh Quảng Bình, và phía Bắc Quảng Trị.
Công cuộc di dân bắt đầu vào
năm 1075 và dưới
sự lãnh đạo của chính Lý Thường Kiệt với tư cách Tổng trấn Thanh Hóa.
Hơn hai
trăm năm sau, năm 1301, vua Nhân Tôn nhà Trần, để củng cố sự giao hảo giữa hai
nước Chàm và chúng ta, đã hứa gả công
chúa Huyền Trân cho vua Chàm là Chế Mân. Năm 1306, để rước Huyền Trân về triều, Chế Mân
cắt nhường
cho vua Anh Tông nhà Trần hai châu Ô và Rí, nay là Nam Quảng Trị và Thừa Thiên.
Dân tộc Việt đã xuống đến đèo Hải Vân.
Một trăm
bảy chục năm sau, năm 1471, vua Thánh Tông nhà Lê đánh bại vua Chàm Ban-ta-trà-toàn.
Sau đó tất cả phần đất từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông, gồm các tỉnh hiện nay là
Quảng Nam và Quảng Ngãi, Bắc Bình Định được xáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1558,
khi Nguyễn Hoàng vào trấn tại Thuận Hóa, thì lãnh thổ Việt Nam đã gồm tới đèo
Cù Mông từ gần một trăm năm rồi, và nước Chàm đã được xem như là bị tiêu diệt. Do đó, sự thôn tính phần đất còn lại
của Chàm do Nguyễn Hoàng và con cháu, không còn khó khăn như xưa nữa.
Năm 1611,
Nguyễn Hoàng, muốn tăng cường lực lượng của mình để đương đầu với chúa Trịnh phía Bắc, chiếm thêm phần đất chạy từ đèo Cù
Mông xuống đến Sông Cầu, Phú Yên ngày nay. Năm 1653, để trừng phạt vua Chàm là
Bá Thâm, vì tội muốn lợi dụng mậu thuẫn nội bộ của gia đình họ Nguyễn, chúa
Hiền lại chiếm cứ vùng đất chạy đến sông Phan Rang, hiện nay là tỉnh Khánh Hòa.
Năm 1693,
Quốc Chúa, Nguyễn Phúc Chu thôn tính tất cả nước Chàm đến Bình Thuận ngày nay, sau khi bắt giam vua
Chàm là Bá Tranh. Trước khi nước
Chàm bị hoàn toàn thôn tính, Việt Nam đã bắt đầu di dân sang các phần đất bỏ
hoang của nước
Cam-Bốt tại hai địa điểm Mô Xóa (Bà Rịa) và Đồng Nai (Biên Hòa).
Từ thế kỷ
XV, nước
Cam-bốt, vì nội loạn và sự tấn công không ngừng của Thái Lan đã bắt đầu suy sụp.
Năm 1658, cuộc khủng hoảng nội bộ trầm trọng đến nỗi vua Cam-Bốt xin thần phục chúa
Hiền, và cam kết triều cống và bảo vệ Việt kiều. Bắt đầu từ năm đó, làn sóng
Nam tiến của chúng ta đã tràn sang Cam-bốt. Năm 1690, thừa cơ hội một cuộc nội
chiến ở Cam-bốt, và vì lý do vua Cam-bốt không giữ lời cam kết, Chúa Mại đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của Việt
Nam, các vùng đất có Việt kiều ở.
Và năm
1698, để chính thức hóa tình trạng trên, Chúa Mại thành lập hai tỉnh Tân Biên
(Biên Hòa) và Phiên Trấn (Gia Định) gồm các vùng có Việt kiều và người Tàu đã thần phục nhà Nguyễn, mà
hiện nay là các tỉnh Miền Đông, Gia Định, Long An và một phần Định Tường. Năm 1732 các tỉnh Tiền Giang
hiện nay, lại được
đặt làm phủ huyện của Việt Nam, và năm 1757, các tỉnh Hậu Giang, trừ An Xuyên,
Hà Tiên và một phần Kiên Giang. Tất cả các phần đất sau này, do Mạc Thiên Tứ
chiếm cứ và mở mang, mặc dầu đã được đặt thuộc quyển nhà Nguyễn từ năm 1708, nhưng mãi đến năm 1780, Việt Nam mới
kể là hoàn toàn chiếm cứ.
Hai giai
đoạn Nam tiến.
Cuộc Nam
tiến tạo thành lãnh thổ hiện nay của chúng ta có thể xem là đã kéo dài từ năm
1069 đến 1780, chia làm hai giai đoạn lớn.
Giai đoạn
từ 1069 đến 1693 đi từ dãy Hoành Sơn đến Bình Thuận và chiếm cứ các đồng bằng
nhỏ bé dọc theo Trường Sơn. Giai đoạn từ 1690 đến 1780, và chiếm cứ hết đồng bằng hạ lưu sông Cửu Long. Thời gian hơn 600
năm, để chiếm cứ những vùng đất nhỏ hẹp ở Trung Việt, và thời gian không đầy
một trăm năm, để chiếm cứ các vùng đất minh mông của đồng bằng sông Cửu Long.
Sự khác biệt
giữa hai thời gian trên là nguyên nhân của những hậu quả vô cùng quan trọng mà
chúng ta phân tích dưới đây. Ngoài ra, những sự kiện lịch sử, đã xảy ra trong hai khoảng
thời gian đó, góp một phần rất nặng vào những hậu quả nói trên. Trong khoảng thời
gian từ 1061 đến 1693, sự chiếm cứ tất cả các phần đất mới lấy được của Chàm, mặc dù chúng ta phải
đối phó với những phản ứng đôi khi mãnh liệt của dân tộc Chàm, không hề bị ảnh
hưởng tai hại của
các biến cố nội bộ.
Vì đó mà
việc di dân và tổ chức các đất mới, theo cơ cấu xã hội Việt Nam được thực hiện một cách có qui củ và
liên tục từ ngày chiếm cứ. Trái lại, sự chiếm cứ các đất ở phía Nam, lấy được của Cam-bốt vào khoảng cuối thế
kỷ 17, chịu ảnh hưởng
nặng nề của cuộc chiến tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn, gây điêu tàn cho cả
dân tộc từ Bắc chí Nam. Vì vậy mà, các phần đất mới chiếm được, từ khoảng này về sau không được hưởng một sự di dân và một sự đặt cơ
cấu mới, có qui củ và liên tục.
So sánh
những phần đất chiếm được ở Trung và ở Nam trong cuộc Nam tiến chúng ta nhận thấy các điều như sau:
* Các
phần đất ở Trung nhỏ hẹp.
* Các
phần đất ở Nam rộng lớn.
Trong sáu
trăm năm chúng ta mới chiếm được các phần đất ở Trung đi từ dãy Hoành Sơn đến Bình
Thuận. Trong không đầy một trăm năm chúng ta chiếm được cả đồng bằng hạ lưu sông Mê-kông. Các phần đất ở
Trung phần sau khi chiếm đƣợc, chúng ta đều có một thời gian dài và yên ổn để
di dân và tổ chức cơ cấu xã hội. Đối với các phần đất ở Nam phần, vừa sau khi
chiếm được,
chúng ta bị chiến tranh nội bộ tàn phá, cho nên cuộc di dân rất hỗn độn và sự
tổ chức cơ cấu xã hội vô cùng thiếu sót.
Vì những
lý do trên cho nên sự chiếm cứ các vùng đồng bằng ở Trung phần tuy là chưa hoàn bị nhưng cũng có thể xem là tạm xong.
Trái lại cuộc chiếm cứ đồng bằng hạ lưu sông Mê-kông hoàn toàn chưa xong. Sau khi thống nhất quốc
gia năm 1802, Nguyễn Triều bắt tay ngay vào việc kiến thiết quốc gia, nhưng chỉ năm mươi năm sau, chúng ta bị Tây phương tấn công, và tiếp theo đó, bị
đế quốc Pháp thống trị.
Trong
khoảng năm mươi
năm, dầu nỗ lực đến đâu, nhưng với cái tốc độ của những biện pháp lúc bấy giờ, nhà
Nguyễn cũng chỉ có thể củng cố địa vị, và nhiều lắm là tạm hàn gắn các vết thương của mấy thế kỷ nội chiến. Và năm
chục năm, vừa hơn một thế hệ, chưa đủ để cho sự tổ chức cơ cấu xã hội, ở các vùng mới
chiếm cứ, có thời giờ ăn rễ một cách đủ bảo đảm cho sự tồn tại của các truyền thống
dân tộc.
Đó là
trong trường
hợp mà các nhà đương
quyền có thật sự nhận thức việc tổ chức cơ cấu xã hội là một công cuộc tối quan
hệ, cần được
xem là trọng tâm. Nhưng về điểm này, các sử gia của chúng ta sau này, cần sưu tầm xem việc tổ chức cơ cấu xã
hội ở các vùng mới chiếm cứ trong Nam, có phải là mối lo âu của Nguyễn triều không.
Tới nay, chưa
có tài liệu nào xác nhận điều đó.
Nhiều
hậu quả.
Một sự
kiện có thể là một nguyên nhân khác, thuộc về loại nhân sinh, của sự chiếm cứ
chưa rồi của chúng
ta, đối với miền Nam. Trong tám trăm năm, dân số của chúng ta, sinh sống ở đồng
bằng sông Hồng Hà và các đồng bằng con con ở Trung Việt, đã có một mức gia tăng
trung bình. Mỗi khi nhân khẩu lên cao, áp lực thúc đẩy chúng ta chiếm thêm đất
cày ruộng. Nếu căn cứ theo nhận xét rằng, trong sáu trăm năm áp lực nhân khẩu
của chúng ta có thể thỏa mãn được, bằng sự chiếm cứ thêm các vùng đồng bằng con con ở
Trung Việt, thì áp lực ấy không to lớn lắm, và do đó, tỷ lệ gia tăng của dân số
có một mức nhất định.
Đột
nhiên, chúng ta mở được cửa của vùng đồng bằng Mê-kông. Nhu cầu di dân, để chiếm cứ các
vùng đất mới, vượt
quá sức sinh sản của chúng ta. Do đó, chúng ta không đủ dân số để chiếm cứ đồng
bằng sông Cửu Long. Sự kiện trên đây cần được xác nhận bằng những con số về dân
số của chúng ta từ những năm 1000 trở về sau, điều mà, trong tình trạng hiện
nay, khó cho chúng ta có được.
Đúng ra,
sự chiếm cứ có thể thực hiện được bằng những cuộc di dân lớn lao và có tổ chức, để, đồng
thời, tháo áp lực nhân khẩu miền Bắc và di dân vào Nam. Đằng này, chúng ta chỉ
thấy sử sách chép lại tổ chức đinh điền và đồn điền của Nguyễn Tri Phương ở miền Nam, một biện pháp đã
có thành quả khi chiếm cứ miền Trung, nhưng rõ ràng không xứng đáng với công cuộc chiếm cứ đang
đợi ở miền Nam.
Trong khi
đó triều Nguyễn phải dồn nhiều nỗ lực mở mang miền Bắc để nuôi dân, như công cuộc khai khẩn của Nguyễn
Công Trứ ở Thái Bình và Ninh Bình. Các sự kiện trên chứng tỏ quan niệm không
thích nghi của nhà Nguyễn đối với các đại công tác trên lĩnh vực quốc gia lúc
bấy giờ, vừa trên phương diện trọng tâm vừa trên phương diện vị trí địa dư. Những lý do chính trị, trong đó
sự kiện lòng dân chưa định là một, có thể ảnh hưởng đến các quyết định của Nguyễn triều đối với miền
Bắc. Nhưng,
chúng ta sẽ thấy dưới đây, hậu quả chính trị của các biện pháp trên của Nguyễn triều còn
tai hại gấp mấy lần các hậu quả kinh tế và nhân sinh.
Một phần
đất mới chiếm cứ, trên đó dân cư thưa thớt, tổ chức xã hội chưa có, tập quán cổ truyền của dân
tộc chưa
cố định trong đời sống thường ngày của dân chúng, ý thức quê hương xứ sở chưa ăn rễ vào khung cảnh mới, là một
nhược điểm trên
thân thể quốc gia, về phương diện quốc phòng. Đó là những nơi mà kẻ xâm lăng đánh vào trước hết, bởi vì họ cũng ý thức rằng,
sức kháng cự của một lớp dân chúng chưa mọc rễ vào địa phƣơng chắc chắn sẽ không đáng kể. Và,
đương nhiên, những
nơi đó là những vùng mà họa xâm lăng, một đe dọa thường trực đối với các quốc gia nhỏ,
như quốc gia chúng
ta, có thể bắc cầu một
cách hiệu quả, để lan tràn khắp đất nước.
Vì vậy
mà, miền Nam dưới
Triều Nguyễn, đã trở thành một vùng hiểm địa cho toàn lãnh thổ. Lịch sử đã xác
nhận các sự kiện trên. Người Pháp hai lần tấn công nước ta, đều đánh trước tiên vào miền Nam, lần đầu năm
1860 và các năm kế tiếp. Lúc bấy giờ như trên chúng ta đã thấy, sự chiếm cứ của chúng ta đối với
miền Nam hoàn toàn còn đang dở dang. Tám mươi lăm năm dưới sự thống trị của Pháp, cố nhiên
là, chẳng những các dinh điền của Nguyễn Tri Phương đều bị tan rã, mà lại sự chiếm
cứ của chúng ta, nếu có tiếp tục vì áp lực nhân khẩu đương nhiên, đã được thực hiện một cách hỗn độn, vì thể
theo quyền lợi của các tổ chức kinh tế thực dân Pháp, chớ không làm sao theo đường lối ấn định bởi quyền lợi của
dân tộc. Vì thế cho nên, sau tám mươi lăm năm, sự chiếm cứ của chúng ta đối với miền Nam
vẫn ở trong tình trạng dở dang như trước. Và vì thế cho nên, lần thứ hai năm 1945, người Pháp, ngoài các lý do kinh tế
và quân sự, lại đánh chiếm miền Nam trước, một lần nữa.
Ngô Đình Nhu (1910-1963)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét