Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

13664 - Hoa Kỳ chưa muốn coi Việt Nam là nước thao túng tiền tệ



Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm 23/05Bản quyền hình ảnhTWITTER.COM/STEVENMNUCHIN
Image captionBộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm 23/05

Hoa Kỳ chưa muốn đưa Việt Nam vào danh sách nước thao túng tiền tệ, theo Bloomberg. Báo tài chính này dẫn lời một người thạo tin cho biết về "dữ liệu mới" mà Hà Nội đã cung cấp cho Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Quyết định này là thắng lợi cho Việt Nam, vốn đã đối diện khả năng bị đưa vào danh sách của chính quyền Tổng thống Trump khi Washington hạ thấp ngưỡng liệt đối tác thương mại của mình vào thành phần thao túng.
Trong những tuần gần đây, Việt Nam đã cung cấp thêm dữ liệu nhằm chứng minh cho Bộ tài chính Hoa Kỳ là Hà Nội không giữ giá trị tiền đồng thấp.
Việt Nam cũng đã gửi một phái viên hàng đầu đến gặp Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin vào hôm thứ Năm. Hiện chưa rõ dữ liệu mà Việt Nam đã cung cấp cho Hoa Kỳ là gì, theo Bloomberg.
Sau cuộc họp, ông Mnuchin đã nhắn trên twitter một bức ảnh chụp cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, với nội dung rằng họ trao đổi về quan hệ kinh tế và thương mại.

Liệu Việt Nam có bị Mỹ coi là "thao túng tiền tệ"?Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionLiệu Việt Nam có bị Mỹ coi là "thao túng tiền tệ"?

Bộ tài chính Mỹ mỗi năm phát hành hai lần một báo cáo về ngoại tệ. Trong báo cáo mới nhất, một loạt quốc gia bị rà soát về khả năng thao túng tiền tệ, nâng lên tổng số là 20 nước từ con số 12 trước đó, sau khi bộ này thay đổi một trong ba tiêu chí mà Hoa Kỳ dùng để kiểm tra xem một nước có thao túng tiền tệ hay không.
Trước đây, một trong những yếu tố khiến Bộ tài chính Mỹ kiểm tra khả năng thao túng tiền tệ là thặng dư tài khoản vãng lai - chênh lệch giữa số tiền mà một quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu - là 3% tổng sản phẩm quốc nội. Với với báo cáo hiện tại, ngưỡng này được hạ thấp xuống còn 2%.
Báo cáo đáng ra đã chính thức trình Quốc hội Mỹ vào tháng Tư nhưng kể từ đó bị trì hoãn và chưa có ngày dự kiến công bố.
Chính sách tiền tệ dường như là công cụ mới nhất của ông Trump dùng để vẽ lại cuộc chơi mậu dịch toàn cầu mà theo ông đã làm tổn hại các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ.
Ông Trump đã có hành động để chính sách ngoại hối trở thành một phần quan trọng trong các thỏa thuận thương mại với Mexico, Canada và Nam Hàn, và chính sách tiền tệ dự kiến sẽ là một phần của thỏa thuận với Trung Quốc trong trường hợp hai bên có đạt được.

Việc Hoa Kỳ không tham gia CPTPP cũng ảnh hưởng tới mậu dịch giữa Hà Nội và WashingtonBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionViệc Hoa Kỳ không tham gia CPTPP cũng ảnh hưởng tới mậu dịch giữa Hà Nội và Washington

Chuyên gia Phạm Chi Lan mới đây nói với BBC rằng Hoa Kỳ không nên trừng phạt Việt Nam vì Việt Nam khác biệt với Trung Quốc.
"Việt Nam còn rất nhỏ, chưa có cái gì có thể đe dọa gây thiệt hại cho Hoa Kỳ. Việt Nam cũng mong muốn gia tăng thiết lập quan hệ tốt với Hoa Kỳ, nhập khẩu thêm từ Hoa Kỳ.
"Chúng tôi tiếc là Hoa Kỳ không tham gia TPP (phiên bản cũ của CPTPP). Nếu Hoa Kỳ đồng ý thì có thể thấy sự thay đổi trong cán cân thương mại, sẽ tốt cho cả đôi bên."
Bà Lan nhấn mạnh lại rằng, nhìn vào cán cân thương mại thì Việt Nam hưởng lợi nhưng thực tế người hưởng lợi chính là các nhà đầu tư và người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Chín nước thặng dư thương mại với Hoa Kỳ vào 2018

Source: Cục Thống kê Hoa Kỳ, Bloomberg

10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam 2018

Source: Tổng cục Hải quan, VnEconomy

10 đối tác thương mại lớn nhất của VN

Tổng xuất nhập khẩu năm 2018

Source: Thống kê Hải Quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét