Tư Thẳng tổng hợp
1. Tin Việt Nam: ‘Biệt phủ’ của
cán bộ ‘tư bản đỏ’: chuyện thường ngày ở
huyện.
THÁI NGUYÊN, Việt Nam (NV) – Ngày
cuối cùng của năm 2017, báo Tuổi Trẻ công bố hình ảnh và chi tiết về “biệt phủ”
của ông Trần Văn Khâm, bí thư Đảng Ủy Công Ty Cổ Phần Gang Thép Thái Nguyên
(Tisco) mà tờ báo này miêu tả là “Biệt thự to nhất vùng, xây sai phép không bị
ai xử lý.”
Theo tờ báo, căn biệt thự cao 5 tầng,
xây từ năm 2013, bị yêu cầu dỡ bỏ phần sai phép nhưng “đến nay vẫn sừng sững tồn
tại mà không bị sờ gáy.” Báo Tuổi Trẻ cho hay, trong vụ này, Công Ty Cổ Phần
Gang Thép Thái Nguyên “ký hợp đồng tổng thầu EPC với Tập Đoàn Xây Lắp Luyện Kim
Trung Quốc (MCC) và thanh toán hơn 90% số tiền cho tổng thầu. Nhưng đổi lại là
nhà máy hiện như đống sắt gỉ khổng lồ, bỏ hoang.”
2. Tin Hàn Quốc: Seoul đề xuất nối
lại đối thoại với Bình Nhưỡng
Sau khi lãnh đạo Bắc Triều Tiên
Kim Jong Un tuyên bố sẵn sàng cử vận động viên tham dự Thế Vận Hội Pyeongchang,
Hàn Quốc, vào tháng 02/2018, chính quyền Seoul hôm nay 02/01/2018 đề xuất nối lại
đối thoại với Bình Nhưỡng vào tuần tới.
Bộ trưởng bộ Thống Nhất Cho
Myoung-Gyon của Hàn Quốc phát biểu trước báo giới là ông muốn tổ chức các cuộc
thảo luận với Bình Nhưỡng “vào bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu và dưới mọi hình thức”.
Đáp lại Kim Jong Un, chính quyền Seoul gợi ý tổ chức “một cuộc gặp cấp cao” vào
ngày 09/01/2018 ở Bàn Môn Điếm, địa điểm liên lạc duy nhất ở vùng biên giới giữa
hai miền Nam - Bắc Triều Tiên, một khu vực được vũ trang dày đặc.
3. Tin Singapore: Xác nhận đã bắt
ông Anh Vũ
Giới chức Singapore lần đầu tiên
xác nhận với BBC Tiếng Việt họ đã 'bắt giữ' ông Phan Văn Anh Vũ vì 'vi phạm Luật
Di trú'.
Trong thư hồi âm tối ngày 2/1 giờ
Singapore, Cục Di trú Singapore (ICA) chính thức nói với BBC rằng ông Anh Vũ
"bị bắt ngày 28/12/2017 vì có vi phạm theo Luật Di trú". Trong khi
đó, đang có câu hỏi về sức nặng của yêu cầu dẫn độ ông Anh Vũ về Việt Nam dựa
trên tội danh "lộ bí mật" mà Việt Nam không nói là bí mật gì. Trao
đổi với BBC qua email ngày 2/1, luật sư Remy Choo xác nhận thông tin ông Phan
Văn Anh Vũ đã đăng ký tỵ nạn tại Đức.
4. Tin Iran: Hàng trăm người bị bắt
trong cuộc biểu tình ở Iran
Đợt biểu tình suốt mấy ngày qua tại
thủ đô Teheran, Iran khiến gần hai chục người thiệt mạng và hàng trăm người
khác bị bắt.
Hãng tin Reuters ghi nhận vào thứ
Ba 2 tháng giêng có hơn 450 người đã bị bắt giữ. Đây được xem là đợt biểu tình
chống chế độ lớn nhất tại Iran trong nhiều năm qua. Theo đài truyền hình quốc
gia Iran thì người dân đã tấn công vào đồn cảnh sát ở thị trấn Qahderijan, thuộc
tỉnh Isfahan, làm cho sáu người biểu tình thiệt mạng. Theo ước tính của AFP,
sau 5 ngày xảy ra bất ổn, số người chết đến giờ là 21 người. Đây được cho là
thách thức lớn nhất đối với chế độ Hồi giáo kể từ cuộc biểu tình năm 2009.
5. Tin Mỹ: Lạnh ngang Bắc Cực ở
miền Đông Hoa Kỳ, 4 người chết
Thời tiết giá rét kỷ lục ngang với
Bắc Cực tiếp tục diễn ra trên hầu hết khu vực phía đông dãy núi Rocky của Mỹ
hôm thứ Ba 2/1. Tuy nhiên dự kiến nhiệt độ ở các nơi, ngoại trừ vùng Đông Bắc,
sẽ ấm lên trong vòng 24 giờ tới, theo tin Reuters.
Rất nhiều trường học ở Mỹ buộc phải
đóng cửa vì đợt rét đã cướp đi 4 sinh mạng trong cuối tuần đầu năm mới. Cơ quan
Khí tượng Quốc gia đã ban hành cảnh báo rét hôm thứ Ba vì nhiệt độ xuống thấp tới
mức nguy hiểm trên khắp vùng Trung-Tây nước Mỹ, từ khu vực phía Đông bang
Montana xuống vùng duyên hải Đại Tây Dương và vùng Đông-Bắc, xuống tận tới miền
Nam.
6. Tin Trung Cộng: Tăng cường kiểm
soát đại dương bằng mạng lưới ngầm dưới biển
Nhật báo South China Morning Post
hôm 31/12/2017 cho hay, Trung Quốc đã cho triển khai một dự án kiểm soát đại
dương bằng mạng lưới theo dõi ngầm dưới biển. Đây là dự án được Viện Hải Dương
Học Nam Hải ấp ủ và phát triển trong nhiều năm, dưới sự giám sát của Viện Hàn
Lâm Khoa Học Trung Quốc.
Hồi tháng 11/2017, Viện Hải Dương
Học Nam Hải ra thông báo cho biết, sau nhiều năm thiết kế, lắp đặt và thử nghiệm,
hệ thống theo dõi ngầm dưới biển hoạt động tốt và được bàn giao cho hải quân
Trung Quốc.
7. Tin Việt Nam: Nộp lại 3/4 tiền
tham nhũng, có thể thoát án tử hình
Những người phạm tội tham nhũng ở
Việt Nam có thể thoát án tử hình nếu nộp lại phần lớn số tiền tham nhũng, theo
một điều trong Bộ luật Hình sự sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2018.
Một luật sư cho rằng quy định mới
“có khả năng lớn” giúp chính quyền thu hồi tiền thất thoát mà không làm giảm
tính nghiêm minh của pháp luật. Điều 40 của Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017,
có hiệu lực thi hành từ ngày đầu tiên năm 2018, xác định rằng người bị kết án tử
hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án “chủ động nộp
lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ” thì không thi hành án tử hình với
họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét