Theo tài liệu, thì sân bóng tròn đủ tiêu chuẩn đầu tiên tại Đông Dương được xây dựng năm 1906 bởi câu lạc bộ Cercle Sportif Saigonnais (CSS) trong khuôn viên Jardin de la ville (Parc Maurice Long-vườn Bồ Rô) cùng một lúc với hai sân quần vợt và vòng đua điền kinh (thay thế vòng đua xe đạp có trước-Vélodrome). Sau khi học được các luật lệ và nguyên tắc kỹ thuật chơi bóng tròn, người Việt theo sau, trong khoảng 1907-1910 lập ra hai đội đầu tiên, đội Gia Định Sport và đội Ngôi Sao Xanh (Étoile Bleue). Năm 1922, hai đội này được xáp nhập lại với tên mới “Ngôi sao Gia Định” (Étoile de Gia Định) . Tuy thế mải đến giai đoạn VNCH (1954-1975) túc cầu Nam Việt Nam mới trở thành thời kỳ cực thịnh , trong khu vực Đông Nam Á, và cả làng bóng quốc tế, với những tên tuổi Phạm Văn Rạng, Phạm văn Mỹ, Đổ Thới Vinh, Phạm Huỳnh Tam Lang, Lâm Hồng Châu…
Cũng nên nhắc lại trước 1975 , VNCH dù trong hoàn cảnh khó khăn, luôn giương cao màu cờ sắc áo trong tất cả các Thế Vận Hội, các cuộc tranh hùng ở Đông Nam Á, Á Châu, World Cup . Người miền Nam vẩn còn nhớ tên tuổi sáng chói như Phan Hữu Dỏng bơi lội; anh em Vỏ Văn Thành, Vỏ văn Bảy quần vượt; Mai Văn Hòa, Lê Văn Tiết bóng bàn; Lê thành Các , Nguyễn văn Châu, đua xe đạp, Phạm Lợi Nhu Đạo, đội tuyển bóng tròn Việt Nam được giới túc cầu quốc tế kính nể . Thời này túc cầu Việt Nam ngang ngữa với Nam Hàn, Hương Cảng còn Nhật thì chỉ mới bắt đầu khởi sắc. Sân Tao Đàn và Sân Cộng Hoà là nơi chứng kiến những trận thư hùng tranh giải hay giao hửu giữa các đội banh tuyển, nổi tiếng ở Saigon và các đội banh đến từ châu Á, Anh, Pháp, Áo, Úc, Peru, Brasil, Hungary, Mỹ…
Lại cũng thời kỳ này môn bóng tròn hay túc cầu được mọi người ham mộ nhiệt thành.Nhất là lứa tuổi thanh niên, học sinh trung, tiểu học, đại học. Sau những buổi tập thể dục, thường ở lại sân để chơi thể thao mà môn thể thao dể hoà nhập với bạn bè, không tốn tiền nhiều là môn đá banh. Chính phong trào bóng tròn cuối thập niên 50s và thập niên 1960s của các trường trung học công cũng như tư trên toàn miền Nam, đã là môi trường nuôi dưỡng, trui rèn sản xuất ra cầu thủ cho nền bóng tròn huy hoàng thời VNCH.
Bài viết này dùng hai từ bóng tròn hay túc cầu thay vi bóng đá (trong miền Nam, hai từ bóng đá chỉ dùng sau 1975). Môn đá banh, bóng tròn, túc cầu , chỉ cần một quả banh tròn , một số bạn bè và một sân banh kề cận, nhiều khi cũng không cần ai chỉ bảo, dạy dổ tuổi trẻ tự do phát triển theo năng khiếu tự nhiên của từng cá nhân hay theo bước chân cha, anh, bạn bè. Ở tuổi tiểu học, những năm đầu trung học thì đá chân không, ngực trần, đôi khi có áo thun, quần đùi, lớn lên những năm cuối trung học thì đá giày, banh tùy mình mang đến sân, hoặc có thể được trường cung cấp, nhất là trong các cuộc giao đấu tranh giải học đường.
Nói chung, tuy điều kiện tối thiểu, sân banh hay khoảng đất trống, giày hay chân không, thanh, thiếu niên vẩn đam mê miệt mài đến trời chạng tối mới về. Khuyến khích bởi những phong trào thể thao học đường để đào tạo mầm non, tuổi trẻ có cơ hội phát triển năng khiếu bóng tròn đóng góp vai trò quan trọng trong thời kỳ vàng son của túc cầu Việt.
Hinh 1: Đội banh chân không của trường trung học Mỹ Tho 1944. Inset ̣-ảnh nhỏ: tuổi thơ trong xóm.
Nhà người viết ở gần sân banh Lê Văn Duyệt ở đường Trung Dũng- quận Gò Vấp, mổi chiều chỉ cần bạn bè rủ rê là cả đám ôm banh, len lỏi theo đường mòn trong xóm ra đến sân banh, chọn một phần sân rồi chia phe nhau đá, lớn lên đá cả sân nhưng không có lưới. Khi nào bị kẹt sân thì ngồi đợi cho tới khi sân trống thì “nhào vô”.
Sân Lê Văn Duyệt còn là sân vận động thể thao, thể dục của trường trung học Hồ Ngọc Cẩn (nằm trên đường Lê Quang Định, gần chợ Bà Chiểu, bây giờ là trường tiểu học Nguyễn đình Chiểu) Sân này còn chứng kiến những trận tranh giải giữa các trường trung học và cũng là sân chủ của đội banh nổi tiếng Gò Vấp.
Cùng hoài niệm về sân banh và bóng tròn mà bạn bè dù xa nhau ngàn dặm vẩn còn nhớ, cùng nhau kể chuyện năm xưa với mối thâm tình thuở trước. Thời ấy hình như bóng tròn là bóng dáng của tuổi thơ, đi đâu cũng thấy có sân sân banh, sân vận động , đội banh này đá với đội banh kia , giới hâm mộ ngồi quanh nghe Huyền Vủ trực tiếp truyền thanh, tường trình những trận đá banh lớn , nhờ thế mà ai cũng biết đến những đội banh lớn như Quan Thuế, Tổng Tham Mưu, Đội Cảnh Sát Quốc Gia, AJS, (Association để là Jeunesse Sporttive), Không Quân, Hải Quân…
Viết thêm về Huyền Vũ, gia đình ông trước 1975, cư ngụ cùng xóm với người viết, xóm Gà, cư xá Thanh Bình 2, đường Ngô Tùng Châu, Gia định-nay là khu nhà đối diện với chùa Pháp Vân, đường Nguyễn văn Đậu, Bình Thạnh. Huyền Vũ sang định cư và mất tại Hoa Kỳ năm 2005 , hưởng thọ 91 tuổi.
Huyền Vũ tên thật là Nguyễn Ngọc Nhung, người Phan Thiết, chủ bút tạp chí thể thao hàng tuần và báo Nguồn Sống trước năm 1975, còn là một ký giả thể thao nổi tiếng qua những bài tường thuật cũng như bình luận các trận cầu quốc tế tại sân cỏ. Nghe ông tường thuật người ta cãm thấy như mình đang xem trận đấu trên sân cỏ, đây là khả năng thiên phú cộng vói sự hiểu biết về môn bóng tròn và sự theo dỏi sát sao khả năng của từng cầu thủ. Huyền Vũ là biểu tượng-icon của nền túc cầu VNCH đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quãng bá môn bóng tròn, một thiên tài khó có người thay thế.
Hinh2: Ký giả Huyền Vũ
Bài viết này mời người đọc cùng đi tìm lại sân bóng tròn xưa vùng Sài Gòn Gia Định, một số tên đã chìm trong quên lảng. Dùng không ảnh và bản đồ xưa định vị sân banh cho đúng hơn, chỉnh sửa một số chi tiết thông tin không đúng trên mạng cùng gợi lại một chút hoài niệm thân thương của một thời tuổi trẻ.
Sân banh nhưng cũng gọi là vận động trường nếu sân có cả phương tiện cho những môn thể thao điền kinh.
Trước 1975, thành phố Sài Gòn và vùng phụ cận Gia Định có khoảng 12 sân bóng tròn. – Tao Đàn, Cộng Hoà, Hoa Lư, Quân Độị (Tổng Tham Mưu), Mayer (Hiền Vương) , Lam Sơn (Pétrus Ký), Lê Văn Duyệt, Chí Hoà (Hòa Hưng), Nguyễn văn Học (Viện Ung Thư Gia Định) , Sân Marine gần sát bệnh viện Saint Paul và trước 1950 có sân của Đội Saigon Sport gần trường Áo Tím Gia Long và sân Phú De hay sân Lò heo (Fourrière) trước lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt.
Sau 1975 sân Tao Đàn , Hoa Lư giử tên cũ. Sân Cộng Hòa đổi tên Thống Nhất. Các sân khác đã bị đổi tên, biến dạng hoặc biến mất. Nói chung phần lớn, các sân còn tồn tại cũng đã biến dạng theo xu hướng thương mại hóa, chia năm xẻ bảy biến thành “mini-bóng đá” để thoã mản nhu cầu thể dục thể thao của học sinh-thanh niên . Thực tế ngày nay người Việt nói chung không hứng khởi, mặn mà, nhiệt thành với môn bóng tròn như xưa vi nhiều lý lẽ trong đó có lý do kinh tế gia đình, sân bãi thiếu thốn, không đủ tiêu chuẩn, kỷ năng nhà nghề chưa cao, cơ cấu quản trị chưa minh bạch, áp lực kinh tế lấn áp khả năng quản trị-điều hành sân cỏ-nhiều sân mini thảm cỏ nhân tạo , sân vận động biến thành khu giải trí, thiếu chiến lược nuôi dưỡng và phát triển mầm non từ các phong trào thể thao ở các học đường.
Điều này được phản ảnh qua hiện tình bóng tròn hiện nay không khởi sắc, không so bì được với nền túc cầu VNCH đã từng làm mưa gió trong những cuộc tranh tài Á Châu, Đông Nam Á.
Hình 3: Đội tuyển VNCH , huy chương vàng SEA Games 1959
Hình 4: Đội tuyễn VNCH tham gia giải vô địch thế giới FIFA World cup 1974.
VNCH được xếp vào group 1 cùng với Hương Cảng và Nhật, thua cả hai, bị loại vòng ngoài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét