Ánh Liên
Có hai sự kiện nhắc đến sự tụt hậu và thành tựu kinh tế Việt Nam tthời gian gần đây.
Vào ngày 18.01, ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trong một cuộc hội thảo cho biết: Việt Nam có thể vẫn tụt hậu về kinh tế dù đạt thu nhập 12.000 USD năm 2035. Cụ thể hơn, là GDP bình quân đầu người còn thấp, mặt dù tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6.81% - cao nhất trong vòng 10 năm. Sự kiện thứ hai liên quan đến đánh giá của Ngân hàng Standard Charterted, theo đó, Standard Chartered dự báo GDP Việt Nam 2018 tăng 6,8%. Trong khi đó, HSBC dự báo năm 2018, GDP Việt Nam giảm nhẹ về 6,5%, CPI tăng nhẹ lên 3,7%, tỷ giá gần như ổn định ở 22.900 USD/VND.
Cả hai sự kiện này đều đề cập đến GDP như là một thành tựu của Việt Nam.
Và Nhà nước Việt Nam cũng đặt mục tiêu đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 7% trở lên mỗi năm và trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2020.
Tuy nhiên, GDP có đáng được coi là 'thành tựu' hay không?
Trong một bài viết trên Diễn đàn Kinh tế thế giới vào ngày 17.01, cây biên tập của trang The Financial Times - ông David Pilling đã khẳng định, GDP nếu được coi là một chỉ số về thành tựu của một quốc gia là hoàn toàn sai lầm.
Trước hết, GDP được làm thước đo những vật hữu hình như trong ngành sản xuất là chủ yếu, chứ không xác định cho các ngành dịch vụ. Cụ thể, nó chỉ có khả năng định lượng chứ không liên quan đến phản ánh chất lượng. Ví dụ như trong ngành hàng không, dù có nhiều nỗ lực và thành tựu để tăng độ an toàn cho các chuyến bay, nhưng có giá trị vô hình này không liên quan đến GDP. Trong khi đó, nếu có nhiều vụ tại nạn máy bay xảy ra hơn sẽ giúp tăng số lượng lắp đặt máy bay mới, dẫn đến chỉ số GDP gia tăng.
Điều kỳ lạ là ở những nền kinh tế tiên tiến như Mỹ, 80% là có sự đóng góp của ngành dịch vụ.
Thứ hai, như đề cập phía trên, thì GDP dường như vô hình trong thời đại internet. Đúng hơn là, tất cả những thứ internet mang đến đều đều không mang giá trị gì cho GDP. Ví dụ như kho Wikipedia mang một kho kiến thức khổng lồ cũng hoàn toàn miễn phí.
Một ví dụ khác như trong thời đại công nghệ hiện nay (khi mà mọi thứ đều rẻ và nhanh chóng thuận tiện nhờ internet như mua được các vé máy bay giá rẻ, chọn chỗ online), mọi thứ đều quá thuận tiện nhưng đồng nghĩa GDP sẽ đi xuống.
Một ví dụ khác như trong thời đại công nghệ hiện nay (khi mà mọi thứ đều rẻ và nhanh chóng thuận tiện nhờ internet như mua được các vé máy bay giá rẻ, chọn chỗ online), mọi thứ đều quá thuận tiện nhưng đồng nghĩa GDP sẽ đi xuống.
Như vậy, thành tựu lớn của nhân loại là internet đều không chịu sự tác động của GDP và GDP cũng không chịu sự chi phối của internet. Đôi khi, giá trị phát triển của GDP đồng nghĩa với sự đi xuống của ngành dịch vụ.
Ba là, khi nói đến GDP, trong một thời đại mà nguyên nhân chủ yếu gây ra xáo trộn xã hội lại chính là bất bình đẳng thì chỉ số GDP cũng không thể giải quyết vấn đề 'phân bổ đều' cho mọi người. Khái niệm về Giá trị trung bình đang bị lầm lẫn, bởi nếu nhìn vào vị trí lương ở giữa cái dãy số thì lương đó còn cao hơn nếu lấy trung bình cộng của toàn bộ các mức lương rồi chia. Tăng giá trị GDP trung bình có thể là một bước lùi trong phát triển xã hội (gây ra bất bình) khi 99% người dân không hài lòng với cách 1% người dân đang thành công
Bốn là, người ta cho rằng GDP càng cao thì càng tốt. Nhưng thực tế không hoàn toàn luôn đúng khi ngành tài chính dù càng lớn mạnh nhưng kết cục thường rơi vào khủng hoảng mang tính chu kỳ. Ví dụ như dịch vụ y tế của Mỹ càng phát triển, nhưng các khoản chi phí dành cho y tế càng vượt ngoài tầm kiểm soát
Vậy ý nghĩa của GDP là gì? Bản chất nó chỉ là thước đo cho các giao dịch tiền. Ví dụ như bao gồm cả giao dịch heroin, mại dâm ở châu Âu. Tuy nhiên các công tác tình nguyện, các công tác thiện nguyện, chăm sóc người cao tuổi lại không được tính vào GDP. Vì thế, GDP đi ngược lại các chuẩn mực và ưu tiên của xã hội.
Ở các nước đang phát triển, các ngành phi chính thức trên thực tế còn không mảy may ảnh hưởng gì đến sự thay đổi GDP. Ngược lại ở rất nhiều nơi khác trên thế giới, ngành kinh tế phi chính thức đóng góp phần lớn vào nền kinh tế quốc gia. Thậm chí từ trên vũ trụ, nhìn xuống trái đất vào ban đêm, người ta dễ dàng nhận ra quốc gia nào thực sự phát triển thông qua ánh đèn phát sáng (gắn với ngành dịch vụ về đêm), New York - thành phố không bao giờ ngủ đương nhiên sẽ phát triển hơn Triều Tiên - quốc gia biến mất về đêm.
Trở về với nền kinh tế Việt Nam, trang web của Diễn đàn Kinh tế thế giới trong một bài phỏng vấn với Gs Thayer cũng đã đề cập vấn đề lớn nhất của Việt Nam là cải cách kinh tế. Theo đó, các nhà lãnh đạo của Việt Nam đã đặt ưu tiên cho cải cách kinh tế. Họ đã đặt mục tiêu đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 7% trở lên mỗi năm và trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2020.
Như vậy, GDP vẫn được coi là chiếc đũa thần để chứng minh khả năng dẫn dắt xã hội của Đảng, trong khi cần phải xem xét tính chất bền vững xã hội là một yếu tố cần thiết để giữ vững hình ảnh một Đảng cầm quyền 'biết cách hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới'.
Trong khi đó, để thực sự đổi mới toàn diện về kinh tế, thì gốc gác phải bắt đầu từ thay đổi tư duy trong giới chức, trong đó - nên coi chỉ số GDP như là chỉ số lạc hậu hơn là một thành tựu của một quốc gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét