1. Tin Việt Nam: "Côn đồ"
tấn công giáo xứ Đông Kiều, bắn bị thương một thầy giáo
Từ Nghệ An, người dân giáo xứ
Đông Kiều lên tiếng tố cáo bị một số “côn đồ” hành hung vì trang trí hang đá
Noel. Một thầy giáo đã bị bắn vào đầu gây thương tích đang phải điều trị.
Sự việc xảy ra tại giáo xứ Đông
Kiều, thuộc xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An vào khoảng 8 giờ tối ngày
13/12/2017. Chị Trần Thị Oanh, người tại địa phương, chứng kiến sự việc cho biết
có mấy nhóm người lạ mặt xông vào khu vực gần nhà thờ giáo xứ Đông Kiều chặt
phá các dàn bóng đèn trang trí Noel và tấn công người dân nơi đây. Nạn nhân bị
họ chém là anh Thuận. Không chỉ đập phá, những người này còn sử dụng vũ khí gây
sát thương và cả súng để hành sự. Thầy giáo Liên là nạn nhân tiếp theo khi bị bắn
vào đầu.
2. Tin Trung Cộng: “Cánh tay nối
dài” của TC gây lo ngại ở Mỹ
Việc Bắc Kinh đổ tiền của ra để
xây dựng một mạng lưới có ảnh hưởng trong lòng xã hội và hệ thống chính trị Mỹ
nhằm làm lợi cho Trung Quốc đã đặt ra một mối nguy cơ về an ninh đối với Hoa Kỳ,
còn lớn hơn cả sự can dự của Nga, một nghị sĩ Mỹ cảnh báo.
Hôm 13/12, Ủy ban Điều hành của
Quốc hội Mỹ về Trung Quốc (CECC) đã tổ chức một buổi điều trần có chủ đề ‘Cánh
tay nối dài của Trung Quốc’ để xem xét tình trạng Bắc Kinh đang xây dựng ảnh hưởng
chính trị, kiểm soát các cuộc thảo luận về các chủ đề nhạy cảm, can thiệp vào
các tổ chức quốc tế, đe dọa các nhà hoạt động nhân quyền, kiểm duyệt sách vở của
các nhà xuất bản nước ngoài, và tác động vào các trường đại học và các viện
nghiên cứu.
3. Tin Ba Lan: Ba Lan 'hủy visa'
của bảy người VN do Pháp cấp
Nhà chức trách Jelenia Gora, một
tỉnh biên giới Ba Lan đã hủy visa Schengen trong hộ chiếu của bảy công dân
Việt Nam vì họ đến Ba Lan tìm việc làm.
Theo trang web của một địa
phương vùng biên giới Ba Lan, ba người lớn và bốn trẻ em Việt Nam đến Ba Lan để
xin việc làm và giấy tờ cư trú. Tuy nhiên, họ chỉ có visa được Đại sứ quán
Pháp cấp thuộc dạng có thể vào khối Schengen ngắn ngày, và vì thế bị cho là đến
Ba Lan "sai mục đích của thị thực". Theo bài báo hôm 13/12/2017,
trong quá trình kiểm tra xe cộ, nhân viên Cục Biên phòng Ba Lan đã phát hiện
ra nhóm người Việt Nam này trên đường đến cư quan chính quyền tỉnh Jelenia
Gora để "xin giấy tờ cư trú và giấy phép lao động".
4. Tin Châu Âu: Quốc hội châu Âu
đòi Việt Nam trả tự do cho các nhà báo công dân
Quốc hội Liên minh Châu Âu hôm 13
tháng 12 đã thông qua một nghị quyết khẩn cấp lên án chính phủ Việt Nam về các
hành động đàn áp tư do thông tin, và yêu cầu Việt Nam phải trả tự do cho toàn bộ
các nhà báo công dân.
Nghị quyết của Quốc hội Liên minh
Châu Âu bày tỏ quan ngại về sự gia tăng những vụ bắt bớ và kết án những nhà báo
công dân thời gian qua ở Việt Nam. Nghị quyết cho rằng những hành động xách nhiễu
về thể xác và tâm lý cũng như các biện pháp giám sát ngang nhiên và xách nhiễu
các luật sư, người thân và người chủ công ty của các bloggers đã vẽ lên một bức
tranh đáng lên án ở Việt Nam. Nghị quyết cũng kêu gọi Việt Nam ngay lập tức phải
trả tự do vô điều kiện cho nhà báo công dân Nguyễn Văn Hóa người vừa bị kết án
tù 7 năm hôm 27/11 vừa qua với cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều
88 Bộ Luật hình sự.
5. Tin Trung Cộng: Cảnh cáo Mỹ về
việc cho chiến hạm ghé cảng Đài Loan
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao TC Lục
Khảng (Lu Kang) ngày 14/12/2017 tuyên bố "mạnh mẽ chống đối mọi hình thức
trao đổi chính thức và quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ với Đài Loan", và việc
Mỹ cho tàu chiến ghé thăm cảng Đài Loan là một hành vi "can thiệp vào công
việc nội bộ" của Trung Quốc.
Bản tin của AFP nhắc lại tới nay
Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ "không thể tách rời"
của Trung Quốc. Ông Lục Khảng trong cuộc họp báo sáng 14/12 nhấn mạnh rằng đã
"mạnh mẽ và chính thức phản đối" với phía Hoa Kỳ về khả năng
Washington điều chiến hạm đến thăm cảng Cao Hùng của Đài Loan.
6. Tin Hoa Kỳ: Nhà Trắng phản
pháo Tillerson về Bắc Hàn
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson
dường như đã bị Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao nói ngược lại tuyên bố của ông rằng
Mỹ đã làm dịu quan điểm về đàm phán với Bắc Hàn.
Ông Tillerson cho biết hôm 12/12
rằng ông sẵn sàng mở cuộc đối thoại với Bình Nhưỡng vô điều kiện. Nhưng chỉ một
ngày sau, Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao nhắc lại lập trường không khoan nhượng, nhấn
mạnh rằng Bắc Hàn trước tiên phải cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân. Những thông điệp
trái ngược nhau xảy đến lần thứ ba trong những tháng gần đây cho thấy dường như
ông Tillerson công khai mối bất hòa với Nhà Trắng.
7. Tin Úc: Bắc Kinh triệu mời đại
sứ Úc để phản đối
Trung Cộng càng lúc càng gia tăng
sức ép trên chính quyền Canberra trong bối cảnh tranh cãi bùng lên gay gắt liên
quan đến việc Bắc Kinh bị tình nghi dùng các khoản tài trợ cho các đảng chính
trị tại Úc để thao túng đời sống chính trị Úc.
Hành động mới nhất được TC loan
báo ngày 14/12/2017 là triệu mời đại sứ Úc tại Bắc Kinh lên bộ Ngoại Giao để chất
vấn. Đây là một bước leo thang mới của Trung Quốc trong vụ Bắc Kinh bị cáo buộc
tìm cách tác động đến đời sống chính trị Úc. Vào tuần trước, Bắc Kinh đã chính
thức gởi công hàm phản đối Canberra sau khi Nghị Viện Úc nêu đích danh Trung Quốc
là đầu mối gây quan ngại, khiến Úc phải đề xuất thêm luật lệ chống hành động nước
ngoài xen vào nội tình nước Úc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171214-luat-tai-tro-chinh-dang-uc-bac-kinh-trieu-moi-dai-su-uc-de-phan-doi
8. Tin Việt Nam: Nhà văn Thuận từ
chối giải của Hội Nhà Văn Hà Nội
Nhà văn Thuận nói báo Việt Nam đã
diễn giải sai ý bà về nguyên nhân từ chối Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2017.
Lễ trao Giải thưởng Hội Nhà văn
Hà Nội 2017 vừa diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Tác phẩm Ngôn Từ của
Jean Paul Sartre được trao giải Văn học dịch nhưng hai dịch giả Thuận và Lê Ngọc
Mai đã từ chối nhận giải "vì lý do cá nhân", báo Zing ghi nhận. Tuy
vậy, nhà văn Thuận viết trên trang cá nhân: "Tôi từ chối giải thưởng của Hội
Nhà Văn Hà Nội vì Hội chưa làm đúng trách nhiệm - bảo vệ quyền tự do sáng tác của
các nhà văn". "Hôm qua, khi được phỏng vấn nhanh, mình có trả lời rõ
ràng như vậy. Bây giờ nhà báo lại bảo vì "lý do cá nhân". Thôi thì nhờ
anh Phây đưa tin hộ."
9. Tin Việt Nam: Gần nửa dân số
Việt Nam mang vi khuẩn lao
Việt Nam đứng thứ 15
trong số các quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất toàn cầu, theo Tổ chức Y tế
Thế giới. AP
Khoảng 44% dân số Việt Nam mang
vi khuẩn lao trong cơ thể. Trong số này, ước lượng 126.000 người mắc bệnh lao mỗi
năm, theo một phúc trình mới được đưa ra hôm 13/12.
Trang mạng zing.vn dẫn lời Giám đốc
Bệnh viện Phổi Trung ương Nguyễn Viết Nhung, cho biết trong số những ca mắc lao
hàng năm, có khoảng 105.000 – 106.000 người bệnh, 20.000 người khác không được
phát hiện vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân giấu bệnh vì tâm lý xã hội và
nhu cầu kiếm sống. Hiện Việt Nam đang đặt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm
2030.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét