Vào ngày này năm 1969, tại một cuộc
họp báo, Tổng thống Richard Nixon nói rằng “Chiến tranh Việt Nam đang đi đến hồi
nhờ kế hoạch mà chúng ta đã khởi xướng.” Tại một hội nghị khác ở Midway vào
tháng Sáu, Nixon tuyên bố rằng Mỹ sẽ theo đuổi một kế hoạch mới mà ông gọi là
“Việt Nam hóa chiến tranh” (Vietnamization).
Theo nội dung của kế hoạch này,
các lực lượng Nam Việt Nam sẽ được xây dựng để họ có thể tự chịu trách nhiệm về
chiến tranh. Khi lực lượng miền Nam bắt đầu thành thạo hơn, người Mỹ sẽ rút khỏi
chiến trường và trở về nước.
Trong bài phát biểu của mình,
Nixon thông báo rằng ông đã ra lệnh rút 60.000 quân Mỹ, đồng thời yêu cầu cung
cấp cho miền Nam thêm các trang thiết bị và vũ khí hiện đại, cũng như tăng cường
thêm cố vấn, tất cả là một phần của chương trình Việt Nam hóa chiến tranh. Khi
Nixon tổ chức buổi họp báo của mình, binh lính Sư đoàn bộ binh số 25 của Mỹ (trừ
Lữ đoàn 2) đã bắt đầu rời khỏi Việt Nam.
Tuyên bố của Nixon rằng chiến
tranh đang kết thúc nhanh chóng tỏ ra quá sớm. Tháng 04/1970, ông mở rộng chiến
tranh bằng cách ra lệnh cho quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa tấn công các khu
trú ẩn của cộng sản ở Campuchia. Phản ứng dữ dội trên khắp nước Mỹ đã dẫn tới một
số cuộc biểu tình chống chiến tranh – tại một trong những cuộc biểu tình này, lực
lượng Vệ binh Quốc gia đã bắn bốn người biểu tình tại Đại học Kent State
University.
Mặc dù Nixon đã tiếp tục cắt giảm
lực lượng quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam, cuộc chiến vẫn tiếp diễn. Năm 1972, Bắc
Việt bắt đầu một cuộc tấn công lớn vào miền Nam. Các lực lượng Việt Nam Cộng
Hòa đã bị áp đảo trong cuộc tấn công, nhưng cuối cùng cũng giành lại được ưu thế
với sự giúp đỡ của Không lực Hoa Kỳ.
Sau các cuộc đàm phán mở rộng và
đợt đánh bom miền Bắc vào tháng 12/1972, Hiệp định Hòa bình Paris đã được ký
vào tháng 01/1973. Theo các điều khoản của hiệp định, lực lượng Mỹ sẽ rút quân
hoàn toàn. Thật không may, điều này cũng không kết thúc chiến tranh cho người
Việt Nam và cuộc chiến vẫn tiếp tục cho đến tháng 04/1975, khi Sài Gòn rơi vào
tay cộng sản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét