Những gì mà người ta đang
chứng kiến ở “đấu trường sinh tử” chính trị Việt Nam là chưa từng
có, kể từ sự kiện Ủy viên bộ chính trị Hoàng Văn Hoan đào thoát
sang Trung Quốc khi đổ vỡ trong quan hệ Việt Trung đã ở đỉnh điểm sau
cuộc chiến tranh biên giới 2/1979.
Phe phái trong nội bộ Đảng
Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ của Lê Duẩn thân Liên Xô và phe cánh
thân Trung Cộng của Hoàng Văn Hoan tranh chấp gay gắt về đường lối
lãnh đạo và uy quyền trong Đảng. Kết cục, phe thân Liên Xô thắng thế,
Hoàng Văn Hoan - người được coi là triệt để theo đường lối Maoit đã
không còn tìm thấy vai trò cũng như sự an toàn chính trị cho mình,
đã thực hiện cuộc trốn chạy lịch sử và được Bắc Kinh mở rộng vòng
tay với những đặc ân dành cho một “thái thú” thất thế cho đến lúc
chết ở Trung Nam Hải vào năm 1991, trong lúc Hà Nội coi ông là “Lê
Chiêu Thống” và tuyên bố tử hình vắng mặt.
Xem ra, Đặng Tiểu Bình đã có
một viễn kiến chính trị khi dành cho Hoàng Văn Hoan một kết cục tốt
hơn nhiều so với những ủy viên Bộ Chính trị khác của Trung Quốc cùng
thời điểm đó như Hoa Quốc Phong hay Triệu Tử Dương. Một thông điệp đầy
“ý nghĩa” của họ Đặng dành cho những “thái thú Việt”.
Kể từ đó đến nay, Đinh La
Thăng là ủy viên Bộ Chính Trị thứ 2 của Việt Nam bị thất sủng khi
từ “đỉnh cao” Bí thư thành Hồ bị biến thành “củi đốt lò” của “lão
đại” Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, khác với ông Hoan, Thăng đã ngoan ngoãn
xếp mình vào “kho củi” có cái tên Ban Kinh tế Trung ương, sau khi bị
đánh tuột chức Bí thư thành Hồ và ủy viên BCT. “Thanh củi gộc” này
đã đợi “phơi khô” suốt nửa năm trời với rượu Ballantines 30 với lòng
heo, trước khi bị đưa vào “lò” mà không tính đường “tẩu vi thượng
sách” như bậc tiền bối.
Cuộc chiến “đả hổ, diệt
ruồi” phiên bản Việt có vẻ như đã vào vòng bán kết. Tuy nhiên, những
gì diễn ra không hứa hẹn là một cuộc “so găng” cân xứng khi những “hổ
báo” một thời của chính trường Việt xem ra không hề có chút khí
phách nào kiểu như Bạc Hy Lai. Những khuôn mặt thất thần, xám ngoét
lộ rõ ở những kẻ từng “hô mưa gọi gió”, “một tay che trời” khi không
quyền lực và “phe đảng” chống lưng làm cho nhiều người trước nay ủng
hộ cho những cá nhân và phe nhóm có tư tưởng “thoát Trung” không khỏi
thất vọng. Dù sao, ông Thăng cũng là một số ít quan chức Việt Nam
hiếm hoi có những phát ngôn và thể hiện quan điểm “bài Trung”, vốn
là một “điểm cộng” trong mắt đa số người Việt. Cú “giáng” này của
Thăng không khiến nhiều người tiếc nuối.
Một điều khá lạ lùng rằng,
người dân không khắt khe lắm những sai phạm nghiêm trọng của ông thời
làm chủ tịch PVN sau khi hút gần cạn những giếng dầu ở ngoài khơi
Vũng Tàu để chia nhau hàng chục triệu tấn dầu thô với các ủy viên
bộ Chính trị và làm đẹp bản thành tích tăng trưởng kinh tế cho thủ
tướng Dũng, cũng như là người đóng vai trò chính trong việc thành
lập mới gần 30 BOT trên cả nước trong thời gian làm bộ trưởng GTVT –
những “cỗ máy hút máu” người dân để làm giàu cho những gia tộc Đỏ,
đồng thời là những bước thang đưa ông thẳng tiến vào Bộ Chính Trị.
Một luận điệu khá chung nhất
của đa số người dân khi nói về vấn đề tham nhũng của các quan chức
Việt Nam đều là: thằng nào cũng như nhau cả thôi! Sẽ không có một
cuộc “trở cờ” nào ở trận Chung kết và nếu như người “đốt lò” không
có cơn đột quị nào vì lý do tim mạch hay ngộ độc “cá Formosa” thì
không khó có thể hình dung ra kết quả chung cuộc.
Đã qua lâu rồi thời tình
“Đồng chí” thắm thiết “áo anh rách vai, quần tôi vài mảnh vá… thương
nhau tay nắm lấy bàn tay” như ông Chính Hữu – Trần Đình Đắc ca ngợi.
Giờ đây, những gia tộc Đỏ tỷ đô mà độ giàu có cỡ Phạm Nhật Vượng
chỉ là hàng con tép khi so với họ, sau nhiều năm phân chia nhau lợi
quyền ở các lĩnh vực một cách tương đối hòa bình dù những mâu
thuẫn ngấm ngầm vẫn cuồn cuộn dưới vỏ ngoài trơn tuột có cái tên
“đồng chí”, đã không còn có thể ngồi lại cùng nhau.
Mười năm làm thủ tướng,
Nguyễn Tấn Dũng với sự ngạo mạn và ngu dốt của mình không những
đốt sạch mọi di sản từ nền kinh tế tương đối “lành mạnh” của Võ Văn
Kiệt và Phan Văn Khải để lại. Không những thế, những tập đoàn tham
nhũng khổng lồ như Vinashin, Vinalines, PVN, Sacombank, BIDV, Vietinbank…
với những cái tên Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Vũ Huy Hoàng, Đinh
La Thăng, Nguyễn Văn Bình, Trầm Bê, Bầu Kiên, Trần Bắc Hà… khét tiếng
về sự giàu có vương giả và ăn chơi ở mức độ “tàn bạo”, đã để lại
cho đất nước một món nợ gấp nhiều lần GDP và đẩy quốc gia đến bên
bờ vực vỡ nợ sau hơn 30 năm “Mở cửa” kể từ 1986.
Bộ máy công quyền nhung nhúc
sinh sôi nảy nở, phình to gấp 2,5 lần so với thời Võ Văn Kiệt ngốn
đến 80% ngân sách quốc gia, những hiểm họa môi trường, chính trị, quân
sự như ở Formosa Hà tĩnh, Bauxit Tây Nguyên... là những di họa của
triều đại Nguyễn Tấn Dũng không sao có thể cứu vãn nổi.
Sau thất thế ở đại hội Đảng
12, những thỏa thuận phân chia lợi quyền trước khi về làm “người tử
tế”, những tưởng ông Dũng và những đàn em của mình có thể đã có
kết cục có hậu. Tuy nhiên, miếng bánh mà “người tử tế” ôm theo quá
lớn đến độ không để lại cho những “đồng chí” thế hệ tiếp theo có
thể kiếm chút lộc rơi vãi nào ngoài một đống nợ khổng lồ. Tư tưởng
“cát cứ”, tham lam ăn sâu vào não trạng của anh Ba X đến mức xóa hết
mọi những dự cảm chính trị cần có của một chính khách lâu năm khi
đưa ông con trai thứ vào vị trí bí thư Tỉnh Kiên Giang với đặc khu kinh
tế Phú Quốc cùng mộng bá vương một cõi.
Gia tộc của ông, có lẽ, sẽ
trở thành một đế chế ở “Singapore thứ 2”, trên hòn đảo tuyệt đẹp và
vùng đất của Mạc Cửu hơn 200 năm trước? Ông con út, sinh năm 1988, cùng
có sở thích lấy người mẫu, hoa hậu giống như Nguyễn Xuân Anh đã kịp
đưa về làm bí thư tỉnh Đoàn tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, chẳng gì có
thể so sánh được với cô con gái rượu Nguyễn Thanh Phượng “một tay che
trời” suốt 15 năm khi cùng với Masan của Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh
“múa gậy vườn hoang” thị trường thực phẩm trong nước khi tung hoành
hàng chục nhãn nước mắm hóa chất độc hại, mì ăn liền, nước ngọt…
góp phần đáng kể vào “thực đơn ung thư” cho 90 triệu dân đen tha hồ
thưởng thức.
Vụ áp phe Vonfram trị giá hơn
20 tỷ USD ở Núi Pháo là mỏ Vonfram chiến lược đứng thứ 2 về trữ
lượng trên thế giới và duy nhất nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc là
một miếng quá lớn mà không dễ gì những Ủy viên Bộ Chính trị khác
có thể cho qua khi Masan tính đường nuốt gọn.
Những chiêu trò trong quá
trình sáp nhập các tỉnh giáp Hà Nội để mở rộng Thủ đô lên 3,6 lần
diện tích cũ, cùng các “cá mập” của ngành tài chính ngân hàng như
Trầm Bê, Trần Bắc Hà, Bầu Kiên, Nguyễn Văn Bình… và những tập đoàn
kinh tế Nhà nước trong việc lũng đoạn, chia chác thị trường BĐS… thực
sự vượt xa sự tưởng tượng của đại đa số người dân.
Không hề ngoa khi nói rằng
với chỉ riêng khối tài sản của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng và những
thân hữu của ông như Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình, Cao
Đức Phát, Trầm Bê, Trần Bắc Hà… cũng đáng giá phân nửa GDP quốc gia.
Dân gian thường nói “nhân tham
tài nhi tử, điểu tham thực nhi vong” và khi ăn tham quá, nổ to quá thì
bảo sao không nhiều kẻ bầm gan tím ruột? Tuy chắc chắn một điều
rằng, dù có thế nào thì ông “thợ đốt lò” Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn
nhắc nhở đàn em “đánh chuột không để vỡ bình”.
Cái bình này chính là thể
chế và lợi quyền của phe Đảng. Nên ông Thăng dù ngậm ngùi nuối tiếc
“thời oanh liệt nay còn đâu” và phải san xẻ bớt tài sản khổng lồ
của mình sau hàng chục năm “cống hiến” ở PVN và bộ GTVT cho những
“đồng chí” ở bộ Công An và ban nội chính Trung ương, vẫn có thể nhắm
rượu Ballantines 30 với lòng heo, tiết canh vịt hàng ngày.
Cái đích cuối cùng của “bậc
nhân kiệt” chẳng phải là Thăng và còn đợi gì mà không rửa cái nhục
với “đồng chí X” khi cánh cửa cuối cùng đã mở toang? Tuồng dù hay
cũng phải hết và hiện thực cũng như tiền đồ cho cái đất nước này
xem ra không khác gì câu nói của ông hàng nước vỉa hè:
Ối giời, thằng chó nào lên
cũng vậy thôi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét