Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Cân bằng lợi ích hai nước trong kỷ nguyên Trump-Tập



Từ năm 1945 đến năm 2016 Hoa Kỳ đã sử dụng quyền lực kinh tế, quân sự và ý thức hệ để xây dựng các thể chế, liên minh và chế độ góp phần vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu và tránh chiến tranh giữa các siêu cường. Khi làm như vậy, Hoa Kỳ đã thúc đẩy sự nổi lên của một số cường quốc mới, và Trung Quốc là một siêu cường đáng lưu ý trong số đó mà giờ đây Washington phải đối phó. Nếu Hoa Kỳ muốn đạt được các lợi ích mong muốn, Washington phải giành được sự hợp tác của Bắc Kinh hơn là cố gắng chống lại Trung Quốc.

Khi nhậm chức, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đưa ra một số vấn đề gây tranh cãi với Trung Quốc với hy vọng đạt được mục tiêu chính là phi hạt nhân hoá Bắc Triều Tiên. Khi điều đó thất bại, quan hệ Mỹ-Trung trở nên căng thẳng với những vấn đề trước đó.


Một số vấn đề nổi cộm là tự do hàng hải của Hoa Kỳ tại Biển Đông, thuế nhập khẩu thép và nhôm, bán vũ khí cho Đài Loan, đe dọa thắt chặt công nghệ và dòng đầu tư cũng như một số biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các công ty Trung Quốc - đe dọa sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng nếu không quản lý một cách cẩn thận hơn so với sự quản trị hiện nay của chính quyền Trump.

Vì vậy, Hoa Kỳ có thể làm những gì? Có ba vấn đề mà Washington nên tập trung: thúc đẩy cân bằng kinh tế ở châu Á nhằm thúc đẩy sự ổn định khu vực, đạt được sự tương hỗ nhiều hơn trong quan hệ Mỹ-Trung và giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên.

Trung tâm của tầm nhìn kinh tế học địa chính trị của Tập Cận Bình là mở rộng các liên kết khu vực và thúc đẩy đô thị hóa và phát triển ở ngoại vi của Trung Quốc để biến Trung Quốc trở thành trung tâm trong khu vực đang phát triển này. Đối với Bắc Kinh, điều này có nghĩa là kết nối Bắc - Nam, cụ thể là thiết lập các chuỗi cung cấp hàng hoá bắt nguồn từ Trung Quốc và mở rộng đến Ấn Độ Dương, Biển Đông, Biển Andaman, Vịnh Bengal và xa hơn nữa.

Trừ phi Washington muốn châu Á trở thành một phạm vi thống nhất chỉ chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, Hoa Kỳ cần tham gia nhiều hơn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực để thúc đẩy các mối liên kết không chỉ ở phía bắc-nam mà còn về phía đông-tây từ Ấn Độ tới Việt Nam thông qua Myanmar, Thái Lan và Campuchia, Nhật Bản và rộng hơn là Thái Bình Dương.

Quay trở lại đầu thế kỷ, khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, thương mại và đầu tư tài chính ở nước ngoài của Bắc Kinh đã tăng lên rất nhiều. Trung Quốc có thặng dư thương mại toàn cầu cũng như thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ. Bắc Kinh sớm có công nghệ, vốn và năng lực để nắm bắt cơ hội ở nước ngoài mà không cho Hoa Kỳ và các nước khác tiếp cận thị trường của nước mình.

Từ năm 2008 trở đi, tốc độ tự do hóa thương mại trong nước, tài chính và tự do hóa đã chậm lại. Các đối tác thương mại thế giới của Trung Quốc đã nhận ra rằng trong khi Trung Quốc tăng thương mại và đầu tư ra quốc tế thì Bắc Kinh lại không mở cửa thị trường trong nước ở những lĩnh vực mà công ty nước ngoài có lợi thế so sánh. Do đó, các vấn đề về "có đi có lại" và "công bằng" là những vấn đề trọng tâm trong quan hệ Mỹ-Trung. Các công ty Mỹ hiện đang tự hỏi tại sao các nhà doanh nghiệp Trung Quốc có thể tự do mua các công ty dịch vụ và công nghệ của Hoa Kỳ khi các khu vực này ở Trung Quốc đóng cửa cho người nước ngoài.

Trong khi cảm giác oán giận của Hoa Kỳ tăng lên, việc tìm cách tăng cường sự trao đổi với Bắc Kinh mà không gây tổn thương cho công nhân Hoa Kỳ hoặc những người xung quanh khác là rất khó. Hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các công ty tạo việc làm của Mỹ làm giảm cơ hội việc làm của Mỹ. Mặt khác, bỏ qua vấn đề này sẽ chọc giận những người theo chủ nghĩa dân tộc trong nước cũng như nhận sự khinh thường từ Bắc Kinh.

Cuối cùng, vấn đề Bắc Hàn. Trump nghĩ những người tiền nhiệm của ông đã đúng trong việc thúc ép Bắc Kinh gây áp lực nhiều hơn lên Bắc Triều Tiên và trong đánh giá của họ rằng Bắc Kinh có đủ phương tiện để làm như vậy. Điều sai ở họ mà Trump nghĩ là áp lực không đủ mạnh.

Vì vậy, Tổng thống Trump cho rằng Washington sẽ đưa ra những nhượng bộ với Bắc Kinh trong các lĩnh vực khác - thương mại và Đài Loan trong số đó - để đổi lấy áp lực lên Triều Tiên. Trong tất cả các lý do mà cách tiếp cận này đã không làm rõ được (bao gồm cả khả năng tồn tại của một số lời hứa của Trump) phần lớn nhất là việc Bình Nhưỡng phản đối sau bất kỳ lời khuyên nào từ bên ngoài rằng nó sợ sẽ gây nguy hiểm cho chế độ.

Do đó, chính quyền của Trump cũng được lựa chọn như những người tiền nhiệm của ông, ngoại trừ việc Trump đã đặt cược nhiều hơn vào vấn đề này và Bắc Triều Tiên đang giảm việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

Đã đến lúc Washington (với sự cộng tác chặt chẽ của các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản) thừa nhận rằng Bắc Triều Tiên có một lực lượng vũ trang hạt nhân khiêm tốn, và kết quả là Hoa Kỳ nên chuyển mục tiêu từ phi hạt nhân hóa để ngăn chặn việc sử dụng và phổ biến vũ khí hạt nhân.

Mối quan hệ Mỹ-Trung đang có nhiều vấn đề và sẽ tồn tại trong tương lai gần. Hoa Kỳ không còn ở vị trí để bắt buộc hợp tác từ Trung Quốc. Bất kỳ thay đổi chính sách nào từ Bắc Kinh phải được đàm phán, và trong đàm phán này Washington phải tìm kiếm sự cân bằng giữa quyền lực và lợi ích của mình.

David M Lampton là Giáo sư và Giám đốc Nghiên cứu Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Nâng cao, Đại học Johns Hopkins. Cuốn sách gần đây nhất của ông là Lãnh đạo của Trung Hoa: Từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình.

Nguồn: http://www.eastasiaforum.org/2017/12/10/balancing-us-china-interests-in-the-trump-xi-era/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét