Tại Miến Điện hiến đồ ăn và tiền chủ yếu là
cho nhà chùa.
Chúng tôi có nói chuyện với người dân sống ở 5 nước được xếp
hạng cao nhất để tìm hiểu điều gì thúc đẩy họ cống hiến thời gian và tiền bạc,
và việc này có tác động thế nào đến xã hội tại những nơi đó. Hình như việc dang tay giúp đỡ một người lạ thì còn có
nghĩa hơn cả một hành động tốt.
Thực tế, theo công ty tư vấn nghiên cứu Gallup, một sự sẵn
lòng trong văn hóa giúp đỡ người khác là một chỉ số mạnh của các yếu tố kinh tế
tích cực, gồm cả GDP và tỷ lệ thất nghiệp dài hạn, cũng như nhiều lợi ích khác
như là sự khuyến khích phát triển thịnh vượng chung.
Để hiểu sâu hơn nữa, công ty Gallup đã khảo sát hơn 145.000
người của hơn 140 nước, hỏi người dân là gần đây họ có hiến tiền cho một một cơ
quan từ thiện, có làm tình nguyện cho một tổ chức hoặc có giúp một người lạ
trong khó khăn hay không. Những kết quả đáng khích lệ này (lấy ở Báo Cáo Vận Động
Công Dân Thế Giới 2016), sau đó đã được ước tính cho toàn thế giới hiện là 7,4
tỷ người, và thấy là trong một tháng nhất định có 1,4 tỷ người đã hiến tiền cho
từ thiện, gần 1 tỷ người tình nguyện và 2,2 tỷ người giúp đỡ người lạ.
Tuy nhiên, điểm cho nước cá lẻ thì chênh lệch nhau rất xa,
dân của một số nước sẵn sàng hơn một cách đáng kể trong việc giúp đỡ dưới mọi
hình thức. Chúng tôi đã nói chuyện với dân sống ở 5 nước xếp hạng cao nhất để
tìm ra điều gì thúc đẩy họ cống hiến thời gian và tiền bạc, và việc này có tác
động thế nào đến xã hội ở đó.
Miến Điện
Ở Miến Điện hiến tặng thức ăn cho nhà sư là việc
thông thường theo truyền thống của đạo Phật
Đa số dân của nước Đông Nam Á nhỏ bé này trả lời
"có" cho từng câu hỏi về việc hiến tặng, do vậy nước này có điểm cao
nhất, vượt hơn hẳn, trong điều tra khảo sát.
Truyền thống đạo Phật mạnh mẽ ở nước này nói nhiều về khoan
hồng và hào phóng. Nữ tiến sĩ Hninzi Thet, người gốc Yangon, cha theo công giáo
và mẹ theo Phật giáo, có giải thích là quan niệm về nghiệp chướng của đạo Phật
Tiểu Thừa và ưu thế của đạo Phật ở đây đã đóng vai trò quan trọng.
"Mọi việc làm tốt sẽ được củng cố cho kiếp sau và cuộc
sống sẽ tốt hơn," bà nói. "Thí dụ vào ngày sinh nhật của một đứa trẻ,
họ sẽ hiến thức ăn cho sư là người do công chúng nuôi dưỡng, và họ sẽ được phẩm
hạnh tốt."
Hninzi Thet có nói rằng việc hiến thức ăn và tiền chủ yếu chỉ
cho sư và nhà chùa. "Chỉ mới gần đây mới có việc bắt đầu hỗ trợ cho trẻ mồ
côi và hỗ trợ có tổ chức," bà nói, đặc biệt khi mà những người Miến Điện
xa quê đưa đến những quan điểm phương Tây về hiến tặng.
Do sự ổn định chính trị và do tổng tuyển cử trong những năm
gần đây, số người nước ngoài tới Miến Điện đã tăng lên. Ngoài việc được xếp hạng
số 1 thì mới đây Miến Điện được gọi là đất nước thân thiện nhất thế giới trong
đợt khảo sát InterNations Expat Insider 2015, với hơn 96% những người được khảo
sát đồng ý rằng dân ở đây niềm nở với người nước ngoài.
Hoa Kỳ
So với Miến Điện, Hninzi Thet, hiện sống ở Baltimore, thấy rằng
ở Hoa Kỳ (xếp thứ 2 trong danh sách Gallup) việc hiến tặng ít mang tính tôn
giáo.
"Quan điểm cho để nhận lại được cái gì là ít hơn,"
bà nói. "Điều tôi ngưỡng mộ việc hiến tặng ở Hoa Kỳ là hiến tặng đơn thuần,
nó gắn với trách nhiệm công dân."
Hiến tặng trong văn hoá Mỹ có nhiều loại, tùy thuộc vào ở
nông thôn, ngoại ô hay thành phố. Naomi Hattaway, ở Nebraska và là người thành
lập nhóm văn hoá quốc tế I Am Triangle cho những người sống đã ở nước ngoài và
trải nghiệm ở từng nước. "Có rất nhiều tổ chức phi chính phủ và phi lợi
nhuận ở Washington DC Metro, nhưng khi ta phát triển ra vùng ngoại ô, tôi thường
thấy người dân nói là họ không có khái niệm gì về tình nguyện, tham gia như thế
nào và ở đâu," bà nói.
Hiến tặng ở Hoa Kỳ thường là những việc làm từ
thiện, phi lợi nhuận và tình nguyện
Nhưng ở thị trấn nhỏ bé Lucketts ở Virginia, bà thấy
"tinh thần của việc hiến tặng, lòng bác ái và việc từ thiện là cái gì gần
như bắt buộc đối với hầu hết người dân. Khi ai đó muốn hiến tặng thì dân chúng ủng
hộ ngay. Khi quyên góp tiền thì mọi người tham gia nhiệt tình không đắn đo.
Có cảm giác như đây là một đặc điểm được truyền qua các thế
hệ. "Ở cả hai nhánh nội ngoại, ông bà tôi liên tục hiến tặng. Họ không
khoe khoang về việc này nhưng có kể cho tôi biết các chuyện như đăng cai tổ chức
phát thức ăn trong nhiều năm qua thời kỳ kinh tế suy thoái và qua 2 cuộc chiến
tranh thế giới I và II," Zoe Helene ở Massachusetts nói. "Tôi nghĩ họ
muốn tôi biết là sự thông cảm với người khác là cốt yếu để tạo tính cách và phải
biết giúp đỡ lẫn nhau nếu không nền văn minh sẽ tan rã."
Trong khi những người xuất xứ ở nước tương đối giàu này thường
cảm thấy họ có thể và nên làm nhiều hơn nữa thì những người nước ngoài lại
không hết lời ca ngợi. "Là người Úc sống ở Mỹ, tôi thấy lòng tốt của người
Mỹ là phi thường," Jim Dailakis, diễn viên hài, quê ở Perth, nói.
"Khi sống ở New York trong vụ 9/11 tôi đã chứng kiến lòng tốt và sự hào
phóng vô bờ ở đây. Với riêng tôi, tôi không ngạc nhiên gì. Tôi thấy người New
York là một trong những người thân thiện nhất thế giới."
Úc
Quỹ Movember Foundation, thành lập năm 2003 ở
Úc, hỗ trợ cho sức khỏe của đàn ông trên khắp thế giới
Đảm bảo rằng mọi người có cơ hội bằng nhau để thành công, đó
là một phần cốt lõi của văn hoá Úc.
"Nói cách khác, cơ hội để thành công trong điều kiện
như những người khác," Erik Stuebe, tổng giám đốc của InterContinental
Melbourne The Rialto và là người gốc ở New South Wales, nói.
"Là một quốc gia trẻ, một lục địa đảo và có dân số thấp,
chúng tôi rất tự hào về khả năng so găng với các nước nặng ký hơn ở hầu hết các
lĩnh vực hỗ trợ quốc gia. Chúng tôi rất tôn trọng những người thành công nhưng
vẫn khiêm tốn và thật thà, gắn bó với cội nguồn và sẵn lòng giúp người
khác."
Melbourne là nơi đặc biệt có tinh thần cộng đồng mạnh mẽ và
thường tổ chức các sự kiện đóng góp hàng triệu USD cho sự nghiệp của Úc và thế
giới. Một số sự kiện có ảnh hưởng thế giới, như quỹ Movember Foundation được bắt
đầu năm 2003 và hiện khuyến khích đàn ông trên khắp thế giới để râu vào tháng
11 để khuyến khích đóng góp tiền cho y tế nam giới.
Người Úc cũng rất hào phóng hỗ trợ các cuộc khủng hoảng.
"Khi có sóng thần ở Indonesia năm 2004, người Úc đã hiến tặng 42 triệu
USD," Dailakis nói. "Nên nhớ rằng dân số năm đó của Úc chỉ hơn 20 triệu
người."
Rồi đến 2009, khi cháy rừng gây thiệt hại về người và tài sản,
người Úc đã vào cuộc. "Người Melbourne gây quá tải cho hệ thống cứu trợ với
việc hiến tặng thời gian, tiền, quần áo, nơi ở nhờ và tin nhắn hỗ trợ,"
Stuebe nói. "Tôi nghĩ người Úc hiến tặng mọi thứ cần thiết một cách hào
phóng và đến hết giới hạn của khả năng họ."
Người Úc đặc biệt tự hào về trách nhiệm xã hội và về mạng lưới
an toàn được luật pháp bảo vệ, với luật sử dụng súng nghiêm ngặt, trợ cấp thất
nghiệp dồi dào và chăm sóc sức khỏe tốt làm cho người dân cảm thấy an toàn. Như
thế không có nghĩa là họ không biết thưởng thức một sự trêu chọc hay, họ thiên
về nói đùa tự nhạo mình và xuồng xã, và thường cho người nước ngoài biết chọc
ghẹo là dấu hiệu của quý mến.
New Zealand
Những người tham gia cuộc chạy Great Kids Can
Santa Run ở New Zealand mặc như ông già Noel để hỗ trợ trẻ em nghèo
Là dân của một đảo quốc nhỏ chủ yếu là vùng nông thôn, họ có
một truyền thống lâu đời giúp đỡ người xung quanh.
"Đôi khi có cảm giác là mọi người đều biết nhau, do vậy
phải có trách nhiệm với nhau," Katherine Shanahan, người gốc ở Wellington
và làm việc ở hãng du lịch, nói. "Có lẽ ý thức cộng đồng mạnh mẽ cũng là
lý do vì sao đất nước này có nét đặc trưng từ thiện."
Wellington là nơi đăng cai các sáng kiến như The Free Store
mà các hàng ăn và hiệu bánh hiến tặng thức ăn không bán được trong ngày, và người
dân có thể có được thức ăn và họ không có khả năng mua. Vào tháng 12, 18 địa điểm
trên khắp New Zealand tổ chức cuộc chạy Great Kids Can Santa Run, mà mọi người
tham gia chạy 2-3 Km mặc như ông già Noel để hỗ trợ các trẻ em nghèo.
Lần động đất ở Christchurch năm 2011, với hàng trăm người
thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương, đã làm mạnh thêm tinh thần hiến tặng của
đất nước.
"Khi tôi qua Christchurch 5 năm sau động đất, thì thành
phố rõ ràng vẫn chưa thể vực lại được. Tôi ngạc nhiên khi thấy các bảng đề 'Tốt
rồi chứ?' Shanahan nói. "Trước tôi cứ nghĩ đó là một câu quảng cáo đơn giản
và thành thực. Không phải để bán một thứ gì, nó là lời nhắc người dân hãy thỉnh
thoảng giúp nhau một tay."
Những người sống ở New Zealand cũng có thể có nhiều thời
gian để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước. Là một quốc gia đảo với
dân số thấp, ta dễ tìm thấy và tới được các bãi tắm ít người, vì không một nơi
nào của đất nước này lại xa biển hơn 130 Km.
Sri Lanka
Tương tự như Miến Điện, hiến tặng ở Sri Lanka là lời dạy bảo
của tôn giáo. "Phần lớn người Sri Lanka theo đạo Phật và đạo Hindus, cả 2
đạo chủ trương từ thiện và chia sẻ cho nhau," Mahinthan sống ở thủ đô
Colombo, nói.
Việc sẵn lòng giúp đỡ là đặc biệt rõ ở vùng nam thành phố
Matara. "Có câu ngạn ngữ ở Sri Lanka rằng 'Dù bạn đi đâu trên đảo này, nếu
gặp khó khăn, bạn luôn gặp một người ở Matara vui lòng giúp đỡ bạn,'"
Supun Budhajeewa ở Matara nói. "Tình cảm đó nằm sâu trong chúng tôi. Tôi
nghĩ chúng tôi là vậy."
Từ việc hiến máu đến hỗ trợ từ thiện cho học hành, luôn được
tổ chức thành sự kiện ở Matara và ngoài ra còn khuyến khích lòng hảo tâm. Nhiều
tổ chức thành phố và khu vực thường lập các quầy lớn ăn không mất tiền trong những
dịp như hội Poya là các ngày nghỉ lễ hàng tháng vào dịp trăng tròn. Các ngày lễ
cũng là thời điểm ưa thích để giúp đỡ bằng công lao động như dọn dẹp đường xá,
tình nguyện giúp trong bệnh viện và xây nhà cho người vô gia cư.
Cùng với việc người dân sẵn sàng vui vẻ giúp đỡ, Sri Lanka
cũng nổi tiếng có thức ăn đa dạng. Do ảnh hưởng từ nhà buôn Bồ Đào Nha, Hà Lan,
Anh, Ấn Độ và Ba Tư, các món ăn thường thơm ngon và nhiều gia vị, với món chủ đạo
là cơm và cà ri. Món cào cào, bánh tráng có trứng, mật và sữa, là những món được
ưa chuộng, ngoài ra có trà Ceylon nổi tiếng thế giới vì đậm đà và có hương
chanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét