Bộ trưởng Bộ Công thương, Trần Tuấn Anh. Nguồn: VNN
Nhiệm kỳ Chính phủ trước, nổi lên một Đinh La Thăng, Bộ trưởng
Giao thông Vận tải với những phát ngôn làm dậy sóng dư luận. Nhiệm kỳ Chính phù
này, từ “vụ Trịnh Xuân Thanh” dẫn đến “nguyên” Bộ trưởng Công thương Vũ Huy
Hoàng, và lôi theo những vụ ì xèo như: chạy chức, thất thoát, … của Bộ Công
thương làm điểm nhấn của dư luận.
Dư luận xã hội quan tâm đến Bộ Công thương, Bộ trưởng bây giờ
là ông Trần Tuấn Anh; muốn biết ông Trần Tuấn Anh sẽ giải quyết hậu quả cũ và
chính sách mới của Bộ Công thương như thế nào?
Việc đầu tiên mang tính chất chiến lược với tư cách Bộ trưởng
là ông Trần Tuấn Anh quyết tâm quy hoạch bằng được “Dự án thép Hoa Sen Cà Ná –
Ninh Thuận”. Dự án này, nếu thực hiện sẽ tác động rất lớn đến vùng kinh tế Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên và ảnh hưởng đến cả nước ít nhất là 3 thế hệ.
Trên Wikipedia tiếng Việt, ngay dòng đầu tiên ghi “Trần Tuấn
Anh (sinh ngày 6 tháng 4 năm 1964) là một chính khách Việt Nam”. Vì vậy, tìm hiểu
về “chính khách Trần Tuấn Anh” qua những gì ông ta đã nói và làm được để hiểu
được “tâm và tầm” của người quyết tâm quy hoạch bằng được Dự án Thép.
1. Trần Tuấn Anh nói: “Trước khi là một Bộ trưởng, tôi cũng
là một công dân và chúng ta bình đẳng trước pháp luật.” (https://goo.gl/nYwtVq)
Điều này được hiểu là (a) từ khi ông làm Bộ trưởng thì không
còn là “công dân” nữa. (b) “Bộ trưởng” và “công dân”: chúng ta bình đẳng trước
pháp luật.
Phân tích (a): “Trước khi là một Bộ trưởng, tôi cũng là một
công dân” tức là từ khi làm Bộ trưởng thì không còn là “công dân” nữa.
– Hiến pháp 2013, Điều 17.1 “Công dân nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.”. Phải chăng ông đã từ bỏ
“quốc tịch Việt Nam” và có một quốc tịch khác? Nếu không thì ông đã không nói
“Trước khi …”, mà sẽ nói: “Dù là một Bộ trưởng, tôi cũng là một công dân”.
– Nếu cố gắng hiểu nghĩa theo cách các quan chức hay nói với
dân là: “trước khi là cán bộ, tôi cũng là một người dân” để thể hiện sự gắn bó,
đồng cảm với nhân dân. Thì:
Ngược đòng thời gian trở về trước, xem ông Trần Tuấn Anh đã
làm “dân” khi nào?
Ông có quá trình làm việc trải qua nhiều cơ quan quản lý nhà
nước (https://goo.gl/0s4WZx).
01/1988-4/1994:
Chuyên viên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
4/1994-6/1999:
Chuyên viên Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6/1999-6/2000: Phó
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công nghiệp, Bộ Công nghiệp.
6/2000-5/2008: Phó
Vụ trưởng, rồi Quyền Vụ trưởng, sau đó làm Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Giám
đốc Quỹ Ngoại giao phục vụ kinh tế, Bộ Ngoại giao; Tổng Lãnh sự Việt Nam tại
San Francisco (Mỹ).
5/2008-8/2010:
Thành ủy viên, rồi Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Thành phố Cần Thơ.
8/2010-01/2016: Ủy
viên ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Phó
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Giai đoạn
15/8/2011-11/9/2013: Hiệu trưởng trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí
Minh.
26/01/2016 Tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
01/2016-4/2016: Ủy
viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ
Công Thương, kiêm Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
4/2016: Tại kỳ họp
thứ 11, Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ
chức Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Người đọc có thể hiểu: Trần Tuấn Anh sinh năm 1964. Đến 1982
(18 tuổi) còn nhỏ học phổ thông phụ thuộc gia đình. 1982-1988 là 6 năm là học đại
học, thạc sĩ, có thể tiến sĩ: giai đoạn đó nhà nước còn bao cấp, đi học cũng được
hưởng lương như chuyên viên tập sự. Đến 1988 (24 tuổi) là bắt đầu đi làm cán bộ
nhà nước.
Tiểu sử ông Trần Đức Lương, cha của Trần Tuấn Anh thì:
Từ tháng
8/1977-2/1987: Phó Liên đoàn trưởng, Liên đoàn trưởng Liên đoàn Bản đồ Địa chất;
Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất; Bí thư Đảng uỷ Liên đoàn, Ủy viên Ban Chấp
hành Tổng Công đoàn Việt Nam, Bí thư Ban cán sự Đảng Tổng cục; Đại biểu Quốc hội
khoá VII, Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật của Quốc hội;
Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Xô; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá V…
Từ tháng
6/1996-2006: Ủy viên Bộ Chính trị, sau đó Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung
ương Đảng khoá VIII; Ủy viên Bộ Chính trị khoá IX, Đại biểu Quốc hội khoá X,
khoá XI; Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
Làm Chủ tịch nước,
nhiệm kỳ 24/09/1997-26/06/2006, 8 năm 275 ngày.
Trần Tuấn Anh từ khi sinh ra đã là con của một quan chức,
sau này (33 tuổi) là con của Chủ tịch nước (nếu gọi là “vua” thì Trần Tuấn Anh
là “thái tử”). Ông được nhà nước bao cấp nuôi toàn bộ từ nhỏ đến bây giờ.
Vậy thì ông Trần Tuấn Anh làm “dân” khi nào? “Dân” theo đúng
nghĩa đen của nó, trong câu nói “Trước khi là một Bộ trưởng, tôi cũng là một
công dân”.
Phân tích (b): “Bộ trưởng” và “công dân” – chúng ta bình đẳng
trước pháp luật.
Ông Trần Tuấn Anh nói câu này xuất phát từ nhận thức của
mình hay là “Đảng nói” qua mồm của ông!
– Có “luật” dành cho “Bộ trưởng” hay không? nếu có thì sao
không xử ông Vũ Huy Hoàng theo “luật” mà phải đưa ra Quốc hội đến nỗi bàn cãi tới
nóng nghị trường?
– Các quan chức Chính phủ, hay thường vụ Quốc hội có thực sự
muốn “thành luật về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức đã nghỉ hưu”
không khi hết “Quốc hội hoãn” rồi đến “Chính phủ lùi” dự thào Nghị quyết của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội.
– Nhân dân là nạn nhân trực tiếp của quan chức làm bậy, tại
sao bàn về “xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức” không công khai dự thảo ra
dư luận cho dân góp ý. Không khéo sau này như “Thương Ưởng” thời nhà Tần sẽ chết
thảm vì chính sách hộ khẩu của chính mình.
– Có thực sự “Bộ trưởng” và “công dân” bình đẳng không;
trong khi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng gây thiệt hại cho xã hội gấp triệu lần so với
dân thường nhưng chỉ bị cắt cái “nguyên” so với “vì hai con vịt, ba nông dân bị
13 năm tù”, “hai thiếu niên giật bánh mì, 18 tháng tù”.
Xin hỏi, cắt cái “nguyên” Bộ trưởng thì ông Vũ Huy Hoàng có
“mất cọng lông chân” nào không? Có làm sống lại hàng trăm nạn nhân hàng năm bị
chết oan vì cấp phép thủy điện vô tội vạ? Có thu hồi hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế
của nhân dân bị thất thoát?
2. Trần Tuấn Anh nói: “Tôi là Đảng viên của Đảng, tôi thực
hiện nhiệm vụ của mình cũng là theo sự phân công của Đảng. Tôi không e ngại
chuyện từ chức”
Không riêng gì Việt Nam độc đảng, mà nhiều nước dân chủ đa đảng
trên thế giới các chính khách đều được đảng của họ cử ra tham gia chính trường;
nhưng khác nhau ở chỗ, nội các Chính phủ từ Bộ trưởng đến Thủ tướng chịu trách
nhiệm trước Nhân dân, còn ở Việt Nam thì các chính khách chịu trách nhiệm trước
Đảng.
Vì vậy mà mới có chuyện Quốc hội mới chưa bầu mà đã bầu
Chính phủ mới tháng 4/2016, mặc dù theo Hiến pháp không có lý do nào giải tán
Chính phủ cũ!
Xa hơn một chút là tháng 11/2012, tình hình kinh tế – xã hội
vô cùng tồi tệ và đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đặt vấn đề từ chức thì Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng dùng trách nhiệm Đảng viên để thoái thác việc từ chức.
Là con nhà nòi sinh ra trong cái nôi cộng sản, ông Trần Tuấn
Anh cũng thừa biết nếu “Dự án thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận” có là “Formosa
2” đi nữa thì sẽ lấy “kim bài Đảng viên” được Đảng bảo kê để không thể từ chức
được với lý do “đúng quy trình theo sự phân công của Đảng”; còn dự án thì đúng
trình tự thủ tục theo quy định pháp luật của Đảng.
Dù “Dự án thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận” có là “Formosa 2”
đi nữa, nhưng điều quan trọng là đến khi hạ cánh, ông Trần Tuấn Anh và người em
đồng hao Lê Phước Vũ sẽ nắm trong tay 1.500 ha đất đẹp nhất ở Ninh Thuận và đằng
sau đó có chỗ dựa vững chắc là bóng dáng của “thiên triều Trung Nam Hải”.
(Dự án thép Formosa Hà Tĩnh và Dự án thép Hoa Sen Cà Ná –
Ninh Thuận đều cùng đơn vị tư vấn thiết kế CISDI Group China; CISDI còn là nhà
thầu chính cho dự án Formosa Hà Tĩnh. CISDI Group là công ty con của MCC (China
Metallurgical Group Corporation – Công ty – Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc). MCC
là một tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc. MCC chịu sự lãnh đạo của một
Đảng bộ thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc. Xem ở đây: https://goo.gl/i5GeZ8 –– https://goo.gl/TGEk0y ––
https://goo.gl/wkTVwc –– https://goo.gl/NP7emd)
3. Trần Tuấn Anh nói: “Một Chính phủ liêm chính, kiến tạo
thì không có chỗ cho người nhà, quan hệ cá nhân, phi pháp lý, vượt lên trên
pháp luật” (https://goo.gl/VsEDYh)
Đối chiếu thời gian của hai cha con Trần Đức Lương – Trần Tuấn
Anh; từ một chuyên viên, đến năm 1996 ông “bố” Trần Đức Lương vào Ủy viên Bộ
Chính trị và làm Chủ tịch nước là một quá trình thăng tiến zích zắc rất nhanh của
ông “con” Trần Tuấn Anh.
Con đường này không phải dành cho nhân tài, mà dành sẵn cho
“con ông cháu cha”.
Với vai trò là “Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Công Thương
giai đoạn 8/2010-01/2016” trong cơ chế “Đảng lãnh đạo toàn diện” của thể chế Cộng
sản thì ông Trần Tuấn Anh hoàn toàn không thể nói là không liên quan gì đến “vụ
Trịnh Xuân Thanh” và hàng loạt bê bối ở Bộ Công thương.
Nếu không có “Thái thượng hoàng” tại vị thì liệu “thái tử”
Trần Tuấn Anh có thể từ Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng có lên đuợc Bộ trưởng Bộ
Công thương hay không?, còn mọi tội lỗi, sai phạm thì “nguyên” Bộ trưởng Vũ Huy
Hoàng gánh hết !
Tài năng, dấu ấn của Trần Tuấn Anh trước khi làm Bộ trưởng,
không thấy gì nổi bật. Nếu có, là giai đoạn 15/8/2011-11/9/2013, làm Hiệu trưởng
trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Ông nổi tiếng đổi mới với việc
“tái cơ cấu” thành “ngôi trường có 7 phó hiệu trưởng, 68 phó khoa và 66 phó
phòng” (https://goo.gl/YSBzA1), quy mô lớn nhất nước nhất nước về … bộ máy nhân
sự.
Ông đã làm được việc mà ít người có thể làm được, đó là đưa
ông Nguyễn Thiên Tuế, xuất phát là giáo viên cấp III lên làm Hiệu trưởng một
trường Đại học lớn (https://goo.gl/8fmISb) năm 2015, ngay sau khi ông Tuế vừa
kiếm được cái bằng Tiến sĩ 2014 (https://goo.gl/AeX7SI). Ông Trần Tuấn Anh tạo
được truyền thống cho ngành giáo dục là Hiệu trưởng trường Đại học không cần là
Giáo sư / phó Giáo sư.
(Những người Quảng Ngãi ở Sài Gòn nói chuyện với nhau: ông
Anh đưa ông Tuế lên vì cùng đồng hương Quảng Ngãi, có điểm chung là đều 2 vợ.
Điều quan trọng, ông Tuế cần ông Anh chống lưng và sẽ không dám “phản” lại ông
Anh !)
***
Phần kết
Ông Trần Tuấn Anh được đào tạo, cơ cấu để trở thành chính
khách. Có giai đoạn làm việc ở Bộ Ngoại giao; Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San
Francisco (Mỹ), nhưng môi trường làm việc ở những nước dân chủ tư bản không
thay đổi tư duy của một chính khách chuyên nghiệp.
Cũng như Pon Pot (Campuchia) từng du học ở Pháp hay Kim
Jong-un (Bắc Triều Tiên) đã được đào tạo ở Thụy Sỹ. Nhưng vì đều là những người
của Chủ nghĩa Cộng sản nên mục đích tối thượng là bảo vệ và duy trì sự độc quyền
cai trị của đảng Cộng sản, nên họ đã sẵn sàng bần cùng hóa, kể cả diệt chủng
chính dân tộc mình.
Ngày Tết cổ truyền viết lan man về quê hương và con người Quảng
Ngãi. Người dân Quảng Ngãi đã quá tự hào khi cất lên “Tiếng nói từ Mộ Đức” có
nói về Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nên không mong muốn có thêm một “Trần Tuấn
Anh” nữa.
Lịch sử Việt Nam chưa từng có hai cha con đều là tội đồ của
dân tộc; tuy nhiên sẽ có, nếu “Formosa 2” trở thành hiện thực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét