FB Luân Lê
Ảnh minh họa.
Táo quân, vẫn chỉ là cái triều đình đầy thối nát và dùng những
lời giáo huấn sáo rỗng mang tính độc quyền để giải quyết các vấn đề của quyền lực
và luật pháp.
Triều đình, ngồi chễm chệ trên ngai vàng là một ông Ngọc
Hoàng với quyền lực vô song, quyết định mọi vấn đề của triều chính, dùng đức trị
mà không dùng pháp trị, tự mình đứng trên luật pháp để phán xét và phân xử những
quần thần khác.
Táo quân, vẫn được người dân hưởng ứng có nghĩa trong tâm thức
của họ nhà nước dưới hình thức vương triều vẫn là thứ được dung dưỡng và chấp
nhận. Thông qua lời giáo huấn của ông Ngọc Hoàng quyền lực cao nhất đó mà không
ai kiểm soát ông này. Triều đình vẫn nằm trọn trong tay duy nhất vị vua vô song
ấy để giải quyết các vấn nạn quốc gia. Rồi đâu lại vào đấy. Mà không hề có bất
kỳ giải pháp nào đưa ra để giúp cho cái triều đình đó có thể tốt hơn vào năm
sau mà rồi năm nào cũng chỉ tụ họp nhau để nghe vài lời xàm tấu với những tệ nạn
ngày càng trầm trọng hơn.
Vẫn vua quan ngồi bàn bạc và tâu bẩm với nhau. Vẫn những thảm
trạng của quốc gia mà không có phương cách giải quyết. Vẫn chỉ là sự qua quýt
trong những lời chỉnh đốn giáo điều suông sáo rỗng đầy đạo đức mị dân.
Thật bất hạnh cho dân tộc mà họ có thể vui vẻ với chuyện triều
chính mà vua quan mặc sức tâu bẩm và phán xét một cách vô lối.
Họ giáo dục và giải quyết gì ở cái tiểu phẩm Táo quân này? Họ
vẫn định khung cho dân chúng hào hứng xem rằng việc nhà nước đang diễn ra chẳng
khác gì chuyện triều chính thời phong kiến với một vị vua trị vì đất nước cả.
Họ diễn kịch, vui vẻ hối lộ cho nhau trước mặt người xem. Họ
móc ngoéo với nhau, họ cùng nhau dối trá và làm trò trước mặt mọi người. Họ coi
thường tất thảy. Họ cho người dân xem những cái xấu xa một cách công khai và
làm trò cười khoái trá để coi nó là thứ không cần họ bàn đến trong cuộc sống nữa.
Táo quân, nên xoá bỏ khỏi đời sống văn hoá, nghệ thuật thì tốt
hơn. Để người dân và xã hội không bị ru ngủ bởi những màn kịch năm nào cũng giống
nhau và mang nặng tính tuyên truyền chính trị, dùng đạo đức và giáo điều để mị
dân.
Dân bao giờ thôi xem quốc gia như là một sân chầu của một
triều đình với các lời xàm tấu lặp đi lặp lại năm này qua năm khác mà với những
thảm trạng ấy, họ chẳng hề hấn gì mà rồi cứ qua quýt với nhau để tiếp tục chuyện
điều hành quốc gia mà hậu quả chỉ có nhân dân lãnh đủ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét