BBC
Bà Sally Yates bị sa thải khỏi chức quyền bộ
trưởng tư pháp
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cách chức quyền bộ trưởng tư
pháp Sally Yates sau khi bà nghi ngờ tính hợp pháp của lệnh cấm nhập cảnh. Ông Dana Boente, chưởng lý Quận Đông Virginia, sẽ thay thế
bà để thực thi sắc lệnh tổng thống.
Mặc dù có các luật sư của chính phủ bên mình, quyền uy tổng
thống về các vấn đề nhập cư tuy rộng lớn nhưng cũng có giới hạn.
Những giới hạn đó được hệ thống tư pháp Mỹ diễn dịch và thi
hành. Trong trường hợp về sắc lệnh cấm nhập cảnh, điều đó đang xảy ra.
Sau khi ông Trump ký sắc lệnh tổng thống, các thẩm phán liên
bang ở bốn tiểu bang đã tạm thời chấp nhận yêu cầu của Liên đoàn tự do dân sự Mỹ
(ACLU), tạm chưa trục xuất những người bị giữ ở phi trường Mỹ.
Mặc dù các phán quyết này được xem là thắng lợi cho người chống
ông Trump, nhưng nó chỉ tạm thời và có giới hạn.
Chiều thứ Hai, tiểu bang Washington có thách thức lớn, được
các công ty công nghệ như Amazon và Expedia ủng hộ.
Bộ trưởng tư pháp bang Washington Bob Ferguson tuyên bố:
"Chung cuộc, hoặc anh tuân thủ Hiến pháp hoặc không."
"Theo chúng tôi, tổng thống đang không tuân thủ hiến
pháp trong việc này."
Hội đồng Quan hệ Mỹ - Hồi giáo (CAIR) cũng đã nộp đơn kiện
chống lại "Mệnh lệnh loại bỏ Hồi giáo", đại diện cho một nhóm người Hồi
giáo Mỹ và các công dân thuộc các nước trong lệnh cấm.
ACLU cũng đang định kiện chống lại cả sắc lệnh tổng thống.
CAIR và các nhóm khác cho rằng ông Trump đã âm thầm nhắm tới
người Hồi giáo và vì thế sắc lệnh của ông giống như xây dựng một tôn giáo nhà
nước, vi phạm Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp.
Những người chống ông Trump cũng cho rằng hành động này vi
phạm Tu chính án Năm và 14 bảo đảm "quy trình luật pháp đầy đủ".
Nhưng luận điểm phản bác thì rất rõ. Theo đó, các công dân
nước ngoài ở nước ngoài không được phép đòi hiến pháp Mỹ bảo vệ. Dan McLaughlin
viết trên National Review: "Người nước ngoài không có quyền, theo Hiến
pháp của chúng ta, để đòi vào Mỹ hay thách thức nguyên do chúng ta có để cấm họ."
Luật liên bang
Trong sắc lệnh, ông Trump dẫn ra luật nhập cư năm 1952 cho
phép tổng thống được tạm thời cấm người vào Mỹ khi xem có hại cho lợi ích quốc
gia.
Nhưng sửa đổi luật này năm 1965 lại nói công dân không thể bị
phân biệt trong việc cấp visa nhập cảnh vì "chủng tộc, giới tính, quốc tịch,
nơi sinh, nơi sống".
David J Beir, từ Viện Cato, cho rằng ngôn ngữ của luật nghĩa
là phân biệt người nhập cư theo nguồn gốc quốc gia là phi pháp.
Tuy vậy, ông cũng ghi nhận ngôn ngữ của luật chỉ áp dụng cho
người nhập cư. Du khách, sinh viên và người ở tạm thời vẫn có thể bị cấm vào.
Dẫu thế, quan điểm của ông Beir cũng bị phản bác. Andrew
McCarthy, viết trên National Review, nói rằng quyền lực tổng thống trong trường
hợp này cao hơn luật của quốc hội.
"Trọng tâm là vấn đề liên quan hành xử ngoại giao - thuộc
hàng quan trọng nhất vì nó liên quan đe dọa của nước ngoài cho an ninh quốc
gia."
"Nếu ở đây có xung đột, thì quyền hạn hiến pháp rõ rệt
của tổng thống để bảo vệ Hoa Kỳ đứng cao hơn quyền hạn mơ hồ của Quốc hội để hạn
chế việc cấm công dân nước ngoài của tổng thống."
Ông này cũng cho rằng trước đây khi Quốc hội Mỹ thông qua và
có chữ ký của Tổng thống Barack Obama nhằm loại những ai đã thăm 7 nước liên
quan ra khỏi Chương trình Miễn Visa, thì thực ra nó đã cho phép phân biệt công
dân dựa theo nguồn gốc quốc gia, ít nhất là với 7 nước kia.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, khi gọi điện cho Tổng thống
Trump, thì nói rằng lệnh của ông có thể vi phạm cam kết quốc tế.
Người phát ngôn của bà Merkel cho biết công ước Geneva về
người tị nạn yêu cầu quốc tế chấp nhận người tị nạn chiến tranh.
Cho đến nay, chưa có đơn kiện nào nói về điểm này.
Phản đối sắc lệnh của Tổng thống Trump ở phi trường JFK, New York
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét