Anh Văn
Bộ trưởng tài nguyên và môi trường: Không sự kiện, không trách nhiệm !
Không có sự cố môi trường biển miền
Trung trong 10 sự kiện nổi bật của ngành Tài Nguyên – Môi trường (TNMT) năm
2016. Khi được hỏi vì sao, thì ông Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng và Tuyên
truyền thuộc Bộ này lý giải là vì sự kiện này không nằm 4 tiêu chí bình xét.
Trong đó, chủ yếu tiêu chí là “đóng góp phát triển ngành; có ý nghĩa chính trị
và tác động sâu rộng; được cộng đồng đánh giá cao; tạo chuyển biến và phát triển
bền vững đất nước”.
Như vậy, 10 sự kiện nổi bật của
ngành chủ yếu là nhằm “xây dựng” và có tác động chính trị là chính. Chính vì vậy,
hầu hết 10 sự kiện là thực hành Nghị quyết Đại hội; cho đến kế hoạch quy hoạch
tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên, sử dụng đất và các đơn vị sự nghiệp đến
năm 2030 – tức chủ yếu về Tài Nguyên.
Ngay sau khi sự kiện này được
công bố, người dùng internet bắt đầu châm biếm, trong đó hầu hết đều cho rằng,
sự xét bình chọn với 4 tiêu chí nêu tên chủ yếu là trên giấy. Và bản thân một Bộ
chuyên lo về môi trường nhưng hoạt động tiêu biểu thiên về quy hoạch, ban hành,
hội nghị, nghị quyết thì lý giải vì sao môi trường và bảo vệ môi trường vẫn là
một khái niệm xa xỉ tại Việt Nam.
Trong khi đó, nhìn sang ngành Y tế,
10 sự kiện được vinh danh có phần thực tế hơn với: Em bé đầu tiên ra đời bằng
phương pháp mang thai hộ tại Việt Nam; Việt Nam sản xuất thành công vắc xin phối
hợp sởi – rubella; lần đầu tiên thực hiện phẫu thuật nội soi bằng Robot cho người
lớn,…
Không khó để nhìn nhận vì sao sự
kiện thảm họa Formosa biến khỏi danh sách 10 nêu trên. Lý do nằm ở việc, dù thảm
họa làm rối loạn trật tự xã hội và suy yếu nền kinh tế quốc gia, nhưng đến nay,
toàn bộ sự kiện đã bị chìm xuồng và việc thả sự kiện ra top 10 chính là quy
trình kín cho sự chìm xuồng đó. Nó đảm bảo không có bất kỳ cá nhân, tổ chức này
bị quy kết trách nhiệm trực tiếp vì buông lỏng quản lý và sai phạm trong giám
sát công trình – dù rằng, Formosa có đến 51 lỗi vi phạm các quy định về môi trường.
Mọi trách nhiệm liên quan đến thảm họa đang được hợp pháp hóa một cách bình thường,
gần đây nhất Bộ TN&MT đã được 1 phiếu trắng trong một kết quả Thanh kiểm
tra nội bộ do Ban cán sự Đảng và Bộ TN&MT tiến hành. Không cá nhân nào chịu
trách nhiệm, kể cả nguyên Bộ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Minh Quang vì ông không phải
thành viên Ban cán sự Đảng của Bộ TNMT; còn ông Võ Tuấn Nhân thì phụ trách vấn
đề TNMT trước sự kiện Formosa có vài ngày. Trách nhiệm chính được đẩy về tỉnh
Hà Tĩnh, nhưng ngay cả tỉnh này cũng đang loay hoay với mệnh đề “ai chịu trách
nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào”.
Phản ứng trước vấn đề này, Luật
sư Trần Vũ Hải cho biết, ông sẽ tiếp tục cùng với đồng nghiệp và ngư dân Kỳ Anh
theo đuổi trách nhiệm pháp lý của Bộ TNMT.
“Chúng tôi, các luật sư và các nhà hoạt động
cùng ngư dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh sẽ quyết yêu cầu Bộ TN và MT phải chịu trách nhiệm
liên đới trực tiếp về sự kiện này. Chúng tôi đã có các căn cứ pháp lý vững chắc
để khẳng định điều đó.”
Sự biến mất thảm họa Formosa sẽ
không còn khiến cho Formosa trở thành một tỳ vết về mặt giấy tờ (lý thuyết) đối
với Bộ TNMT nữa và đảm bảo “sự kiện” này không tiếp tục sẽ là nguyên nhân khiến
cho các cá nhân/ tổ chức bị truy hỏi về trách nhiệm trong năm 2017. Dù trước
đó, vào đỉnh của cuộc khủng hoảng, nhiều quan chức tỉnh Hà Tĩnh lẫn trung ương
tuyên bố sẽ chặt chẽ trong truy cứu trách nhiệm liên quan đến thảm họa.
Thảm họa Formosa tại Việt Nam là
sự kiện ô nhiễm do xả thải vào đầu tháng 4/2016 vừa qua, khiến cá chết hàng loạt
ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Đây được cho là thảm họa về
môi trường lớn nhất trong lịch sử nước ta mà thủ phạm được khẳng định là do
Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra. Theo báo cáo của Chính phủ, gần 17.700 tàu thuyền
khai thác với gần 41.000 người trực tiếp, 176.000 người phụ thuộc bị ảnh hưởng
do sự cố này.
Nguồn: http://www.ijavn.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét