Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015
Có thật Hà Nội đang khó khăn ngân sách?
Phạm Nhật Bình
Nhà cầm quyền CSVN đang báo động tình trạng thiếu hụt ngân
sách. Nhưng tình trạng ngân sách thu không đủ bù chi này không chỉ mới
xảy ra mà đã kéo liên tục nhiều năm qua. Cách giải quyết của Hà Nội chỉ
nằm trong sự vá víu tạm thời như bán công khố phiếu, tăng thu thuế, lập
thuế mới và đặt ra nhiều loại phí, lệ phí để moi tiền người dân. Tất cả
nhằm bù đắp cho một nền kinh tế đầy bất trắc kéo dài trong bất lực của
nhà nước độc quyền chính trị. Ngoài ra đối với các nhà hoạch định chính
sách kinh tế tài chính, vay nợ nước ngoài là biện pháp được ưa thích
nhất.
Cần thách thức Trung Quốc trên Biển Đông
Biên dịch: Nguyễn Huy
Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Việc Mỹ điều tàu vào
giới hạn 12 hải lý quanh một trong những hòn đảo nhân tạo mới của Trung Quốc
trên Biển Đông thể hiện sự can thiệp quân sự táo bạo nhất của nước này trong
nhiều năm qua. Mỹ chưa từng thách thức tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của
Trung Quốc một cách mạnh mẽ đến như vậy kể từ khi Tổng thống Bill Clinton gửi một
nhóm tàu chiến đến eo biển Đài Loan năm 1996 như một động thái hỗ trợ cho Đài
Loan lúc đó đang bị Trung Quốc đe dọa.
Bước đi này được chào
đón như một cử chỉ tượng trưng. Nhưng như thế chưa đủ. Nếu thực sự cần phản đối
những diễn giải của Trung Quốc về luật quốc tế – vốn lúc nào cũng phục vụ cho
những tham vọng bành trướng của nó – thì những thách thức đối với tuyên bố chủ
quyền của nước này sẽ cần phải được lặp lại thường xuyên và phối hợp cùng các
quốc gia khác.
Chúng ta có thể làm được gì cho đất nước?
Tuy đa tạp như vậy, nhưng tất cả đều có một số điểm chung. Chung ở hoàn cảnh: lưu vong. Chung ở tâm thế: tâm thế lưu vong. Theo các nhà Lưu vong học, tâm thế ấy bao gồm bốn điểm chính: Thứ nhất, tất cả đều chia sẻ một số ký ức tập thể chung liên quan đến nguồn cội. Thứ hai, tất cả, với những mức độ khác nhau, đều cảm thấy ít nhiều lạc lõng trên đất khách. Thứ ba, tất cả đều không nguôi nhớ về quê cũ, thi vị hoá quá khứ, đau đáu theo dõi từng diễn biến trong đời sống chính trị ở cái nơi mình đã bỏ ra đi. Cuối cùng, thứ tư, như là hệ quả của ba đặc điểm vừa nêu, tất cả đều sống trong trạng thái ở giữa: giữa quê cũ và quê mới, giữa quá khứ và hiện tại, giữa hoài niệm và hoài bão, giữa đây và đó.
'Không ai sống sót' vụ phi cơ Nga gặp nạn
Toàn
bộ 224 người trên khoang đều thiệt mạng trong vụ máy bay dân dụng
gặp nạn ở miền trung bán đảo Sinai, theo các quan chức Ai Cập tới điều
tra hiện trường.
Chuyến bay KGL9286 biến mất khỏi màn hình radar ở độ cao khoảng 31.000ft (9.500m).
Điều tra hình sự
Tổng thống Nga Valadimir Putin đã ra lệnh mở cuộc điều tra chính thức về vụ tai nạn, và cho gửi các nhóm cứu hộ tới hiện trường.Ông Putin tuyên bố cả nước Nga để tang vào ngày Chủ Nhật.
Một ủy ban do Bộ trưởng Giao thông Maksim Sokolov dẫn đầu sẽ tới Ai Cập vào chiều thứ Bảy.
Hồ sơ hình sự cũng đã được mở đối với hãng hàng không Kogalymavia về tội "vi phạm các quy định bay và công tác chuẩn bị bay", hãng tin Nga Ria tường thuật.
Tin tức nói cảnh sát hiện đang lục soát các văn phòng của hãng.
Hãng hàng không có trụ sở tại tây Siberia này hoạt động dưới tên gọi Metrojet.
Tin cho hay trên khoang có 217 hành khách và phi hành đoàn bảy người. Truyền thông Nga nói trong số 217 hành khách có 200 người lớn và 17 trẻ em.
Các quan chức Ai Cập nói có 214 hành khách là người Nga và 3 người là người Ukraine.
Hãng tin Tass nói một trung tâm hỗ trợ thân nhân của các hành khách vừa được mở tại sân bay Pulkovo, St Petersburg.
Bất ngờ mất độ cao
Trước khi rơi, máy bay bị cho là đã mất độ cao rất nhanh.Ban đầu đã có những tường thuật trái ngược về số phận của chiếc phi cơ, với một số tin tức cho rằng máy bay biến mất trên bầu trời Cyprus.
Tuy nhiên, văn phòng Thủ tướng Ai Cập Sharif Ismail xác nhận trong một tuyên bố rằng một "phi cơ dân dụng Nga... đã lao xuống ở miền trung Sinai".
Thông cáo từ văn phòng thủ tướng nói chiếc máy bay Airbus A-321 khi đó vừa cất cánh từ khu nghỉ mát Sharm el-Sheikh trên bờ Hồng Hải, lên đường về St Petersburg.
Thông cáo cũng nói thêm rằng ông Ismail đã thành lập một ủy ban khủng hoảng nhằm xử lý vụ việc.
31/10/1961: Thi hài Stalin được đưa ra khỏi Lăng Lenin
Nguyễn Huy Hoàng
Vào ngày này năm
1961, năm năm sau khi nhà lãnh đạo Xô viết Nikita Khrushchev lên án chủ nghĩa
Stalin và tệ “sùng bái cá nhân” của các nhà cai trị Liên Xô tại Đại hội 20 của
Đảng, thi hài của Joseph Stalin được đưa ra khỏi Lăng Lenin tại Quảng trường Đỏ
ở Moskva.
Khi Lenin qua đời năm
1924, thi thể nhà lãnh đạo cách mạng Bolshevik của Nga đã được tẩm ướp và đặt
trong một lăng mộ đặc biệt trước bức tường Kremlin. Với vỏ bằng kính, chiếc
quan tài chứa thi thể Lenin cho phép hậu thế được ngắm nhìn người cha của nước
Nga Xô viết.
Lên nắm quyền lãnh đạo
thay cho Lenin là Joseph Stalin, người đã cai trị Liên Xô với một nắm đấm sắt
trong suốt ba thập niên sau đó, hành quyết hoặc cưỡng bức lao động gây ra cái
chết cho hàng triệu người Liên Xô, những người được cho là cản đường những kế
hoạch chính trị và kinh tế tàn nhẫn của ông. Tuy nhiên, Stalin cũng đã đưa đất
nước ông đến một chiến thắng khó khăn trước những kẻ xâm lược người Đức trong
Thế chiến II, và khi Stalin qua đời năm 1953, thi thể của ông được đưa vào cùng
Lenin trong Lăng.
Tuy nhiên, ít năm sau
cái chết của Stalin, chính quyền Xô viết đã thống nhất lên án nhà lãnh đạo tàn
bạo này. Cuối tháng 10 năm 1961, thi hài của ông được đưa ra khỏi Quảng trường
Đỏ và dời sang khu nghĩa trang dành cho các nguyên thủ nước Nga (bên cạnh bức
tường Kremlin) gần đó. Cũng trong năm này, chính quyền Khrushchev đã đổi tên
thành phố Stalingrad trở về tên cũ, Volgograd.
Tin ngắn thế giới ngày 31/10/2015
1. Tin Ai Cập: 'Không
ai sống sót' vụ phi cơ Nga gặp nạn
Toàn bộ 224 người
trên khoang đều thiệt mạng trong vụ máy bay dân dụng gặp nạn ở miền trung bán
đảo Sinai, theo các quan chức Ai Cập tới điều tra hiện trường.
Xác máy bay đã được
tìm thấy tại khu vực Hassana và các thi thể đã được đưa đi cùng hộp đen của
chiếc phi cơ.Chuyến bay KGL9286 biến mất khỏi màn hình radar ở độ cao khoảng
31.000ft (9.500m). Ông Putin tuyên bố cả nước Nga để tang vào ngày Chủ Nhật.
2. Tin Nhật: Lần đầu
tiên hải quân Mỹ-Nhật tập trận chung ở Biển Đông
Theo báo chí Nhật, hải
quân Nhật Bản và hải quân Mỹ hiện đang tập trận chung ở vùng Biển Đông. Đây là
cuộc tập trận chung song phương đầu tiên giữa hai nước ở vùng biển này, diễn ra
chỉ vài ngày sau khi Hoa Kỳ đưa chiến hạm vào khu vực 12 hải lý chung quanh các
đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở quần đảo Trường Sa.
Nhật báo Yomiuri
Shimbun số ra hôm nay 31/10/2015, cho biết cuộc thao dượt giữa hải quân hai nước
đã bắt đầu từ ngày thứ Tư 28/10/2015 và sẽ kéo dài thêm nhiều ngày nữa.
Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015
Phùng tướng công lại múa rối
Viễn Châu
Để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình được suôn sẽ và nhất là tạo sự an lòng cho Bắc Kinh về thái độ “khấu tấu” của Hà Nội không thay đổi, Bộ chính trị CSVN lại cho Phùng tướng công tái xuất giang hồ sau thời kỳ bị giam lỏng từ tháng 7 đến tháng 10 vừa qua.Tái xuất đầu tiên của Phùng tướng công là dẫn một phái đoàn quân sự CSVN sang Trung Quốc dự Hội nghị bán chính thức giữa Bộ trưởng quốc phòng khối ASEAN với Trung Quốc lần thứ 5 diễn ra từ ngày 16-18 tháng 10.
Phùng tướng công còn bình luận thêm rằng: "Điều đó thể hiện trách nhiệm của một nước lớn, nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.
Với các phát biểu nói trên, chắc chắn họ Tập sẽ vui khi thấy có một ủy viên trong Bộ chính trị CSVN học rất thuộc bài đến như thế.
Tái xuất lần thứ hai là mới đây trong buổi thảo luận tổ các đại biểu quốc hội hôm 22/10, Phùng tướng công lại phát biểu: Trong xử lý quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam cần làm sao hữu nghị với cả hai. Chỉ cần lệch lạc, đứng về một nước lớn nào quay lưng lại nước lớn khác sẽ gây phức tạp.
Chưa hết, Phùng tướng công đã lập lại chủ trương Ba Không như một thứ kinh nhật tụng của cán bộ quốc phòng CSVN: Chúng ta không đi với nước lớn này để chống lại nước lớn khác và cũng không cho ai đặt căn cứ quân sự hay lợi dụng lãnh thổ để chống nước khác.
Nhưng điều đáng nói là Phùng tướng công đã phát biểu để cho các đại biểu quốc hội an lòng rằng: "Các điểm đóng quân của ta ở quần đảo Trường Sa vẫn được đảm bảo, không mất điểm nào". Tức là Bắc Kinh đã không động binh để chiếm thêm đảo nào của Việt Nam (sic).
Với các phát biểu nói trên, chắc chắn họ Tập sẽ vui khi thấy có một ủy viên trong Bộ chính trị CSVN học rất thuộc bài đến như thế.
Sự tái xuất của Phùng tướng công qua những phát biểu kiểu “o bế” Trung Quốc một cách quá rõ rệt và được các báo đảng thổi lớn, cho thấy là Bộ chính trị CSVN rất lo ngại những đòn trừng phạt từ họ Tập nếu Hà Nội không những đi quá gần với Hoa Kỳ, Nhật Bản mà tìm cách triệt hạ phe nhóm thân Trung ở trong đảng hiện nay.
Nói cách khác là việc Tập Cận Bình sắp xếp thăm Việt Nam vào đầu tháng 11 trước khi Trung ương đảng nhóm họp lần thứ 13 để quyết định sau cùng về vấn đề nhân sự lãnh đạo cho 5 năm tới, cho thấy trọng tâm chính của họ Tập sang Hà Nội lần này là cứu lấy phe thân Trung Quốc.
Thứ nhất, hai phía nếu có bàn thảo về vấn đề thương mại cũng chỉ là bổn cũ soạn lại trong khi phía Việt Nam đang nôn nóng gia nhập TPP để tìm cách thoát khỏi tình trạng nhập siêu quá cao trong cán cân mậu dịch từ năm 1991 cho đến nay. Do đó, vấn đề trao đổi kinh tế không là chủ đề chính để họ Tập mang ra thảo luận.
Thứ hai, hai phía nếu có bàn thảo về biển Đông thì luận điệu của họ Tập cũng sẽ tiếp tục khẳng định là tuân thủ luật pháp quốc tế, nhưng sau đó có làm gì khác thì sẽ nói rằng đó là nằm trong chủ quyền của Trung Quốc. CSVN không dám phê phán mà chỉ kêu gọi Bắc Kinh hợp tác giải quyết chung chung. Do đó, vấn đề trao đổi biển Đông sẽ xảy ra nhưng hoàn toàn là một “thủ tục” để trấn an lẫn nhau.
Do đó, việc Bộ chính trị cho Phùng tướng công tái xuất không ngoài mục tiêu chứng tỏ với Bắc Kinh là phe thân Trung không hề bị “giam lỏng” trong lúc cuộc đua nhân sự đang ở hồi quyết liệt.
Sự thắng thế của phe Nguyễn Tấn Dũng hiện nay chắc chắn đã làm cho Bắc Kinh “sốt ruột”. Hai nhân sự mà họ Tập muốn tiếp tục nằm trong Bộ chính trị là ông Nguyễn Phú Trọng và Tướng Nguyễn Chí Vịnh. Bắc Kinh muốn nhất là Nguyễn Chí Vịnh vào Bộ chính trị kiêm Bộ trưởng Quốc phòng vì Phùng tướng công khó trụ, để tiếp hát bài Ba Không có lợi cho Bắc Kinh.
Trung Quốc không đánh giá cao Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Đại tướng Đỗ Bá Tỵ vì là con bài của Mỹ, thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng.
Không biết là sau đại hội đảng XII, Phùng tướng công có còn được chọn làm con rối để cử sang Trung Quốc tiếp tục múa cho Thiên triều phương Bắc hài lòng hay không? Chờ Xem.
http://viettan.org/Phung-tuong-cong-lai-mua-roi.html
Quân đội Trung Quốc sẽ đáp trả tàu Mỹ bằng mọi biện pháp cần thiết
Tàu khu trục Mỹ USS Lassen tuần tra trong khu vực 12 hải lý gần những hòn đảo mới được Trung Quốc bồi đắp ngày 29/10/2015.
Quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành tất cả các biện pháp “cần thiết”
để đáp trả bất kỳ sự xâm nhập của hải quân Mỹ trong tương lai tại những
nơi mà Trung Quốc coi là lãnh hải của mình xung quanh các đảo ở Biển
Đông
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Dương Vũ Quân đưa ra lời tuyên bố vừa kể được đưa ra sau khi Hoa Kỳ đưa tàu khu trục được trang bị phi đạn dẫn đường vào tuần tra trong khu vực 12 hải lý gần những hòn đảo mới được Trung Quốc bồi đắp ở vùng biển chiến lược. Hoa Kỳ từ chối không thừa nhận các hòn đảo nhân tạo này như một lãnh thổ có chủ quyền.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Dương Vũ Quân đưa ra lời tuyên bố vừa kể được đưa ra sau khi Hoa Kỳ đưa tàu khu trục được trang bị phi đạn dẫn đường vào tuần tra trong khu vực 12 hải lý gần những hòn đảo mới được Trung Quốc bồi đắp ở vùng biển chiến lược. Hoa Kỳ từ chối không thừa nhận các hòn đảo nhân tạo này như một lãnh thổ có chủ quyền.
Tại sao phải giết Tổng thống Ngô Đình Diệm?
Cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 đã đưa đất nước Việt Nam vào một khúc quanh lịch sử. Cái chết của hai anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông là Ngô Đình Nhu, những tướng lãnh tham gia cuộc đảo chánh không ai biết người ra lệnh thủ tiêu hai ông là ai nhưng sau khi tro bụi của cuộc cách mạng lắng xuống những gương mặt đứng phía sau giật dây cho cuộc tàn sát ấy bắt đầu được điểm danh và lịch sử luôn công bằng cho từng người một.
Mặc Lâm phỏng vấn ông Bùi Kiến Thành, một nhân chứng lịch sử, một người bạn, người cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm từ những ngày đầu tiên khi từ Mỹ trở về Việt Nam chấp chính cho tới khi biến cố xảy ra.
Vòng quanh thế giới ngày 30/10/2015
1. Tin Việt Nam: Ông Phạm Quang Nghị: 'Hà Nội thu nhập 3600 đô
Bí thư Phạm Quang Nghị
nói thu nhập bình quân của người dân Hà Nội nay đã đạt 3.600 đô la một năm và
thành phố này 'ngày càng phát triển' sau khi sáp nhập Hà Tây vào. Trong phỏng
vấn được đăng ngay trước đại hội đảng bộ của Hà Nội, vốn sẽ diễn ra từ
31/10-3/11, ông Nghị đưa ra một bức tranh lạc quan về sự phát triển của trung
tâm chính trị ở Việt Nam.
ông Nguyễn Hữu Oanh,
nguyên Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ nhận định: "Tôi cho rằng, trong phát
triển đô thị hiện nay, phát triển đô thị của thủ đô Hà Nội là yếu kém nhất.”
2. Tin Trung Cộng: Quân
đội TC sẽ đáp trả tàu Mỹ bằng mọi biện pháp cần thiết
Quân đội TC sẽ tiến
hành tất cả các biện pháp “cần thiết” để đáp trả bất kỳ sự xâm nhập của hải
quân Mỹ trong tương lai tại những nơi mà Trung Quốc coi là lãnh hải của mình
xung quanh các đảo ở Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Quốc
phòng Trung Quốc, Đại tá Dương Vũ Quân đưa ra lời tuyên bố vừa kể ra sau khi
Hoa Kỳ đưa tàu khu trục Lassen vào tuần tra trong khu vực 12 hải lý gần những
hòn đảo mới được Trung Quốc bồi đắp ở vùng biển chiến lược.
Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015
Nam Hàn lập đội đặc nhiệm chống tội phạm người Việt
SEOUL, Nam Hàn (NV) -
“Cơ quan Cảnh Sát Quốc Gia Nam Hàn (NPA) ngày 25 Tháng Mười cho biết sẽ mở một
đơn vị đặc trách chuyên xử lý những vụ tội phạm liên quan đến công dân Việt Nam
ở Nam Hàn.”
Tờ Thanh Niên dẫn lại
tin của tờ Korea Times ở Nam Hàn cho biết như vậy hôm Thứ Tư, 28 Tháng Mười,
cho hiểu khối người Việt Nam đông đảo đi “xuất khẩu lao động” hoặc cư trú bất hợp
pháp ở xứ Hàn có thể đã trở thành vấn nạn an ninh và trật tự xã hội thêm cho nước
sở tại.
Giải Hoà bình Khổng Tử: khi triết gia bị gả bán
Nhạc sĩ Tuấn Khanh
Trong cuộc đời của
mình, Khổng Tử không có nhiều chuyện yêu đương, ngoại trừ là chuyện lấy vợ vào
năm 19 tuổi, với thiếu nữ có tên là Nguyên Quan Thị. Thế nhưng vào thế kỷ 21,
trong bàn tay của Bắc Kinh và giới tư bản thân chính quyền, Khổng Tử đáng
thương trở thành người bị ép phải se duyên với nhiều nhà độc tài trên thế giới.
Khổng Tử, thánh nhân
tư tưởng của các đời chế độ phong kiến nhà Hán. Ông mất năm 479 (Trước Công
Nguyên), để lại một di sản bền vững về bổn phận tận trung cho giai cấp cầm quyền,
bất luận chế độ đó có mục nát hay tàn bạo đi nữa. Có lẽ vì vậy, chính quyền Bắc
Kinh luôn muốn xiển dương quan điểm này, hủ bại hoá toàn bộ các thế hệ trẻ lớn
lên trên đất nước Trung Quốc, rằng cách mạng, dân chủ hay thay đổi đều là xấu
xa hoặc cần phải bị tuyệt diệt.
‘Biển Đông như vạc dầu sôi nhưng khó phun trào’
Trao đổi với Zing.vn,
tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) cho rằng, căng thẳng
trên Biển Đông gia tăng nhưng có thể coi đó là “sự căng thẳng lành mạnh”.
– Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ Ash Carter xác nhận việc Hải quân Mỹ điều chiến hạm áp sát các đảo
nhân tạo Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên Biển Đông. Xin ông bình luận về ý đồ
của Mỹ khi thực hiện kế hoạch này?
– Lập trường của Mỹ đối
với vấn đề Biển Đông là Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền,
nhưng yêu cầu tất cả các bên phải tôn trọng một nguyên tắc cốt lõi là tự do
hàng hải. Nguyên tắc này không chỉ thiết yếu đối với sự thịnh vượng của khu vực
nói chung mà còn có vai trò quan trọng đối với việc duy trì sức mạnh và ảnh hưởng
quân sự của Mỹ nói riêng khi hiện nay Mỹ vẫn là cường quốc hải quân số một thế
giới. Và Mỹ có nhu cầu duy trì quyền tự do tiếp cận các vùng biển theo các quy
định luật pháp quốc tế hiện hành.
Khủng hoảng ngân sách Việt Nam: Thống đốc Bình ở đâu?
Tín hiệu ‘vỡ đập’
Giới quan chức Việt Nam càng ngày càng tỏ ra bất lực lẫn bất nhất khi cố ngăn chặn nạn vỡ đập ngân sách.
‘Không có chuyện Chính phủ thoái vốn để trả nợ nước ngoài’ - Lần này người ta muốn đưa nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn ra đính chính trước biện pháp không thể chối cãi của Chính phủ về việc thoái vốn đồng loạt tại 10 tập đoàn lớn. Ông Muôn khẳng định chắc nịch như thế tại Hội nghị thường niên các nhà đầu tư của Tập đoàn VinaCapital.
Tuần tra 12 hải lý: Dằn mặt hay đối đầu?
Lý Thái Hùng
Sau hai lần thuyết phục Bắc Kinh ngưng xây dựng các đảo
nhân tạo phi pháp tại Trường Sa bằng đường lối ngoại giao hoàn toàn thất
bại, Tổng thống Obama ngày 26/10 vừa qua đã chính thức cho phép lực
lượng hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến tiến vào biển Đông như một động thái
mới để đối đầu với Bắc Kinh.
Ngoại giao thất bại
Nhằm giảm thiểu tình trạng căng thẳng trên biển Đông, Tổng thống Obama đã dùng ngoại giao để thuyết phục Bắc Kinh ngưng bồi đắp phi pháp 7 đảo nhân tạo. Nỗ lực đầu tiên là Ngoại trưởng John Kerry đã thân hành đến Bắc Kinh thảo luận với lãnh đạo Trung Quốc hồi tháng 5/2015 nhưng bất thành.
Ngoại giao thất bại
Nhằm giảm thiểu tình trạng căng thẳng trên biển Đông, Tổng thống Obama đã dùng ngoại giao để thuyết phục Bắc Kinh ngưng bồi đắp phi pháp 7 đảo nhân tạo. Nỗ lực đầu tiên là Ngoại trưởng John Kerry đã thân hành đến Bắc Kinh thảo luận với lãnh đạo Trung Quốc hồi tháng 5/2015 nhưng bất thành.
VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 29/10/2015
1. Tin Úc: Quyết định đồng thuận treo cờ vàng ở thành phố Maribyrnong
Hội đồng thành phố
Maribyrnong ở Úc đã bác bỏ những khiếu nại về quyết định treo cờ vàng của thời
Việt Nam Cộng Hòa của hội đồng, khiến gây ra lo ngại về một ‘cuộc chiến Việt
Nam thứ hai’ tại đây.
Quyết định đồng thuận
về việc treo cờ vàng đã được đưa ra trong cuộc họp hội đồng thành phố tuần rồi,
mặc dù có một người chống đối cảnh báo là động thái này có thể gây ra sự chia rẽ.
2. Tin Nam Hàn: Lập đội
đặc nhiệm chống tội phạm người Việt
Cơ
quan Cảnh Sát Quốc Gia Nam Hàn (NPA) ngày 25 Tháng Mười cho biết sẽ mở một đơn
vị đặc trách chuyên xử lý những vụ tội phạm liên quan đến công dân Việt Nam ở
Nam Hàn.
Tờ Thanh Niên dẫn lại
tin của tờ Korea Times ở Nam Hàn cho biết như vậy hôm Thứ Tư, 28 Tháng Mười,
cho hiểu khối người Việt Nam đông đảo đi “xuất khẩu lao động” hoặc cư trú bất hợp
pháp ở xứ Hàn có thể đã trở thành vấn nạn an ninh và trật tự xã hội thêm cho nước
sở tại.
3. Tin Việt Nam: Mỹ
cương quyết, TC tức giận, Việt Nam 'mềm mỏng'
Phản ứng của Việt Nam
về việc Mỹ cho tàu chiến tuần tra áp sát các đảo nhân tạo Trung Cộng xây dựng ở
Biển Đông là ‘mềm mỏng’ và ‘đáng thất vọng’, theo nhận định của giới hoạt động
xã hội dân sự trong nước.
Đáp câu hỏi về phản ứng
của Việt Nam trước hành động của Hoa Kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
hôm nay (29/10) tuyên bố “Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở
Biển Đông” với tư cách là quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa-Trường
Sa và là thành viên Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.
4. Tin Bắc Hàn: Thu
tiền nhờ lao động cưỡng bách
Có thể có đến 50.000
người Bắc Hàn bị gửi ra nước ngoài “lao động cưỡng bách”, theo một nhà điều tra
của Liên Hiệp Quốc (LHQ). Ông Marzuki Darusman nói những người này thu nhập rất
ít, thiếu ăn và có lúc phải làm đến 20 tiếng một ngày.
Giới chủ trả tiền “cao
hơn khá nhiều” cho chính phủ Bắc Hàn. Đa số người lao động Bắc Hàn ở Trung Quốc
và Nga, trong ngành khai khoáng, dệt may và xây dựng. Họ có cả ở các nước thuộc
châu Á, châu Phi, Trung Đông và châu Âu.
5. Tin Trung Cộng: TC
hấm dứt chính sách 'một con'
Trung Cộng đã chấm dứt
chính sách “một con” đã áp dụng lâu nay và giờ đây họ cho phép tất cả các cặp vợ
chồng được có 2 con.
Kế hoạch được công bố
hôm nay tiếp theo những cuộc họp chính trị kín cấp cao trong tuần này ở Bắc
Kinh. Các nhà phân tích nói chính sách 2 con tuy là một biện pháp được hoan
nghênh, sẽ không giúp ích gì nhiều cho việc nâng cao sinh suất bị sút giảm hay
lực lượng lao động bị co cụm.
6. Tin Hoa Kỳ: Tư lệnh
Hải quân Mỹ-Trung họp khẩn về căng thẳng Biển Đông
Vào lúc tình hình Biển
Đông căng thẳng hẳn lên sau khi chiến hạm Mỹ USS Lassen tiến vào tuần tra bên
trong vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc vừa bồi đắp ở Trường Sa,
lãnh đạo hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc đã quyết định thảo luận trực tiếp với
nhau.
Ngay vào hôm nay,
29/10/2015, một cuộc tiếp xúc qua hệ thống video được tổ chức, với nội dung là
các diễn biến mới ở Biển Đông và quan hệ hai nước.
7. Tin Campuchia: Tập
đoàn Cao su VN bị tước chứng chỉ ở Campuchia vì hoạt động bất hợp pháp
Một tập đoàn cao su của
nhà nước Việt Nam vừa bị Hội đồng Quản lý Rừng (FSC) – một tổ chức phi chính phủ,
phi lợi nhuận của Mỹ chuyên cung cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp phát triển
hoạt động quản lý rừng bền vững – tước chứng chỉ vì những hoạt động buôn lậu gỗ
và vi phạm nhân quyền trên các đồn điền cao su ở Campuchia.
Quyết định tước chứng
chỉ của Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) diễn ra sau 5 tháng điều tra về những
khiếu nại từ tổ chức Global Witness về các hoạt động của tập đoàn này tại
Campuchia.
8. Tin Trung Cộng: Chủ
tịch TC thăm Việt Nam 5-6/11
Chủ tịch TC Tập Cận Bình sẽ thăm Việt Nam trong hai
ngày 5-6/11 tới. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Tổng Bí thư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng CSTQ, chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới
Việt Nam từ ngày 05 đến ngày 06 tháng 11 năm 2015".
Hai tuần trước, hàng
trăm người ở Việt Nam đã ký tên vào một thư ngỏ kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam
không đón tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hà Nội.
9. Tin Trung Cộng: Ký
hợp đồng mua 100 máy bay Airbus trong chuyến thăm của Thủ tướng Đức
Thủ tướng Đức Angela
Merkel kết thúc chuyến công du TC hôm nay 29/10/2015 với kết quả quan trọng là
hợp đồng khổng lồ 100 chiếc máy bay A320 Bắc Kinh mua của Airbus trị giá 9,7
đô-la. Bà tuyên bố “tin tưởng” vào sức kháng cự của nền kinh tế thứ nhì thế giới
trong quá trình chuyển đổi hiện nay.
Bà Merkel đến Bắc
Kinh sau chuyến đi Anh được tuyên truyền rộng rãi của ông Tập Cận Bình, và vài
ngày trước chuyến thăm Trung Cộng của Tổng thống Pháp François Hollande.
10. Tin Hoa Kỳ: Hạ viện
Mỹ có chủ tịch mới
Ông Paul Ryan, nghị
sĩ từ bang Wisconsin, đã được bầu làm tân chủ tịch hạ viện Mỹ.
Ban đầu ngần ngừ, ông
rốt cuộc được đa số trong đảng Cộng hòa ủng hộ thay thế ông John Boehner. Ông
Ryan, 45 tuổi, từng là ứng cử viên phó tổng thống năm 2012, tranh cử cùng ông
Mitt Romney. Trong vị trí mới, ông chỉ đứng sau phó tổng thống Mỹ theo quy định
kế vị tổng thống.
Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015
Chiến tranh Mỹ -Trung trên biển Đông là hoang tưởng
Hà Tường Cát/Người Việt
(tổng hợp)
Thực hiện chuyến hải
hành như Ngũ Giác Ðài đã loan báo hai tuần trước, hôm Thứ Ba, khu trục hạm USS
Lassen (DDG-82) vào vùng biển Trường Sa, đi ngang đảo nhân tạo Subi và Vành
Khăn mà Trung Quốc đã bồi đắp ở khoảng cách dưới 12 hải lý.
Trung Quốc chưa có phản
ứng gì khác ngoài những lời tuyên bố phàn nàn ở cấp bộ, ngoại giao và quốc
phòng, sau đó. Mặc dầu đã có những dư luận lo lắng hành động của Hải Quân Hoa Kỳ
có thể gây nên những va chạm và đưa tới xung đột, nhưng nỗi lo ngại này là quá
xa, không đúng với thực tế tình hình của cả hai nước.
Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (28/10/2015)
Nguyễn Thế Phương
Chuyển động quốc phòng nội bật nhất tuần vừa qua có lẽ là sự
kiện khu trục hạm USS Lassen lớp Arleigh Burke của hải quân Mỹ tiến hành tuần
tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Trường
Sa. Đây có thể được coi là một sự kiện bước ngoặt, đánh dấu một bước tiến mới
trong hồ sơ Biển Đông.
Sáng sớm ngày thứ ba, 28 tháng 10, hải quân Mỹ chính thức
xác nhận tàu khu trục USS Lassen đã thực hiện thành công đợt tuần tra đầu tiên
trong một chuỗi các nhiệm vụ nhằm đảm bảo tự do hàng hải (FONOPS) tại Biển
Đông. Đây được đánh giá là phản ứng mạnh mẽ nhất của Mỹ trước các hành vi gia
tăng năng lực kiểm soát hàng hải của Trung Quốc ở khu vực, điển hình là việc Bắc
Kinh tiến hành xây dựng và mở rộng các đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Trung Quốc bị xếp hạng chót thế giới về tự do Internet
Richard Green
Một bản phúc
trình mới được công bố cho thấy mạng Internet đã trở nên ít tự do hơn
cho hàng triệu người trên khắp thế giới trong năm 2015. Thông tín viên
Richard Green của đài VOA gửi về bài tường thuật.
Trong bản phúc trình thường niên lần thứ 6 về quyền tự do diễn đạt trên Internet, Freedom House, một tổ chức bất vụ lợi ở Mỹ, cho biết tự do Internet đã bị sút giảm tại 32 trong số 65 quốc gia được khảo sát.
Bà Laura Reed, một nhà nghiên cứu của Freedom House cho bản báo cáo "Tự do Mạng 2015," cho biết tình trạng này phát sinh phần lớn từ việc các cơ quan tình báo được dành cho nhiều quyền hạn hơn để thực hiện những hoạt động theo dõi điện tử nhắm vào công dân của họ.
Trong bản phúc trình thường niên lần thứ 6 về quyền tự do diễn đạt trên Internet, Freedom House, một tổ chức bất vụ lợi ở Mỹ, cho biết tự do Internet đã bị sút giảm tại 32 trong số 65 quốc gia được khảo sát.
Bà Laura Reed, một nhà nghiên cứu của Freedom House cho bản báo cáo "Tự do Mạng 2015," cho biết tình trạng này phát sinh phần lớn từ việc các cơ quan tình báo được dành cho nhiều quyền hạn hơn để thực hiện những hoạt động theo dõi điện tử nhắm vào công dân của họ.
Thành tựu này do ai làm ra?
Phạm Nhật Bình
Càng tới gần ngày diễn ra đại hội đảng XII, các lãnh tụ
thuộc hàng tứ trụ của CSVN thay phiên nhau đến tham dự đại hội các đảng
bộ địa phương trên cả nước. Đây là dịp để cho họ nghe các tỉnh, thành
huênh hoang thành tích trong nhiệm kỳ 5 năm, sau đó ứng khẩu đôi điều về
thế thái nhân tình lồng trong các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị.
Phát biểu tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ 18 (nhiệm kỳ 2015-2020) vào ngày 17/10 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: “Thành tựu này do ai làm ra? Đảng làm lãnh đạo, hệ thống chính trị nỗ lực tham gia vào; nhưng làm ra là nông dân, công nhân, trí thức; chứ không phải Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư, hay Chủ tịch tỉnh làm ra đâu”.
Phát biểu tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ 18 (nhiệm kỳ 2015-2020) vào ngày 17/10 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: “Thành tựu này do ai làm ra? Đảng làm lãnh đạo, hệ thống chính trị nỗ lực tham gia vào; nhưng làm ra là nông dân, công nhân, trí thức; chứ không phải Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư, hay Chủ tịch tỉnh làm ra đâu”.
VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 28/10/2015
1/ Tin Hoa Kỳ: Mỹ có thể thực hiện thêm các cuộc tuần tiễu ở Biển Đông
Một viên chức quốc phòng Mỹ nói rằng có phần chắc Hải quân Mỹ sẽ thực hiện thêm các cuộc tuần tiễu gần những hòn đảo ở Biển Đông mà Trung Cộng và một số nước khác tuyên bố có chủ quyền.
Hôm thứ ba, sau khi chiến hạm USS Lassen của Mỹ tiến vào phạm vi 12 hải lý của một hòn đảo nhân tạo mà TC đã xây hồi gần đây ở Biển Đông, một quan chức quốc phòng Mỹ yêu cầu được giấu tên nói rằng “Đây không phải là cuộc tuần tiễu cuối cùng.”
http://www.voatiengviet.com/content/my-co-the-thuc-hien-them-cac-cuoc-tuan-tieu-o-bien-dong/3026135.html
2/ Tin Miến Điện : Quan sát viên quốc tế lo ngại bạo lực
Chỉ còn ít ngày nữa Miến Điện tổ chức cuộc bầu cử tự do mang tính lịch sử, tuy nhiên nhiều nhà quan sát lo ngại căng thẳng sắc tộc – tôn giáo gia tăng, nhiều khu vực không thể tổ chức bỏ phiếu vì lý do an ninh.
Carter Center, một tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ, ra báo cáo bày tỏ lo ngại về « tính công bằng » của cuộc bầu cử ngày 08/11/2015 tới. Báo cáo của Carter Center, được AFP dẫn lại, ghi nhận nhiều trường hợp đe dọa, hành hung xảy ra thường xuyên trong bối cảnh căng thẳng sắc tộc tôn giáo. Carter Center cũng cho biết có rất nhiều sai sót trong các danh sách bầu cử.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151028-bau-cu-mien-dien-quan-sat-vien-quoc-te-lo-ngai-bao-luc
3/ Tin Zimbabwe: TT Mugabe không đến nhận giải Khổng tử?
Hiện chưa rõ lãnh đạo Zimbabwe Robert Mugabe có muốn nhận giải Khổng tử được một tổ chức ở TC công bố trao cho ông hôm 28/9 vừa qua. Một số trang mạng ở TC hôm 28/10 trích lời người phát ngôn cho ông Mugabe là George Charamba nói "ông Mugabe không theo dõi tin tức về giải thưởng này".
Báo Hoàn cầu ở TC cho đến hôm 27/10 vẫn nói "Đại sứ quán Zimbabwe ở Bắc Kinh vẫn chưa xác nhận Tổng thống Mugabe có nhận giải Khổng tử hay là không".
http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/10/151028_mugabe_confucius_prize
Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015
Từ đảng trị tới gia đình trị: cặp đôi hoàn hảo.
canhco
Từ khi Đảng Cộng sản
Việt Nam được thành lập đến nay, một cách nhất quán, Đảng luôn tự phong là giai
cấp lãnh đạo, là ngọn đuốc soi đường cho mọi thế hệ, là văn minh và ngay trong
hiến pháp của đất nước Đảng cũng “tiếp thu” và chễm chệ trên ấy với điều 4 vững
vàng và kiên định.
Mặc những phản đối,
những lập luận đưa ra chống lại sự kiên trì đảng trị ấy, trong khi người dân tiếp
tục lăn lóc kiếm từng đồng tiền mang dấu ấn của Mỹ dưới ánh sáng Mác Lê, Đảng vẫn
như từ lúc mới sinh vẫn oe oe tiếng khóc đòi được bú dòng sữa Xã hội chủ nghĩa,
thứ sữa không biết mua đâu mới có.
Công an Hà Nội hối lộ gái và tiền cho Tô Huy Rứa để chạy chức(?)
Dân Luận: Chúng tôi tiếp tục nhận được những đơn thư tố cáo trước thềm Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội. Do không có điều kiện kiểm chứng, xin độc giả tham khảo với sự dè dặt cần thiết, và mong nhận được thêm những thông tin xác thực về vụ việc.
Trước kỳ Đại hội Đảng
bộ thành phố, hầu hết các chức danh của Hà Nội đều đã được định đoạt. Một trường
hợp trong số đó là ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Công an quận Tây Hồ, người bị
phanh phui đã cùng bộ sậu Công an Hà Nội hối lộ ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tổ
chức Trung ương bằng gái và tiền để chạy chức phó giám đốc công an Hà Nội. Mời
quý bạn đọc tham khảo toàn bộ nội dung lá đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Nam gửi
đến Văn phòng Thành ủy (có bản scan đính kèm):
Mỹ hành động 'đúng luật pháp quốc tế'
Tàu khu trục USS Lassen của Hoa Kỳ vừa hoàn tất chuyến tuần tra áp sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây tại Biển Đông.
BBC đã hỏi chuyện một số chuyên gia ở Việt Nam về sự kiện này.
Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ quốc tế (CSSD), một trung tâm nghiên cứu chiến lược dân lập đầu tiên ở Việt Nam.
Cuối cùng, qua các cuộc tranh luận trong nội bộ Mỹ về chính sách đối với Trung Quốc, thì các lợi ích tự do hàng hải và sức ép của hải quân và nhà lập pháp Mỹ đã thắng khi Nhà Trắng cho phép hải quân Mỹ thực hiện chuyến tuần tra này.
Xin đừng ai ‘ngốc’ nữa
Tôi thiển nghĩ bài báo này rất có ích cho các nhà chính trị, nhà báo, bình luận thời sự, các chuyên gia kinh tế - tài chính Việt Nam suy nghĩ và tìm hiểu đâu là lẽ phải. Bởi vì trước những khó khăn kinh tế và nhiều mặt của nước ta, nhiều người chỉ tập trung nghiên cứu và kiến nghị những giải pháp đơn thuần kinh tế, những giải pháp chính trị hời hợt, cho đó là những đơn thuốc hiệu nghiệm. Nào là cần coi cổ phần hóa các cơ sở kinh tế - tài chính Quốc doanh là biện pháp cơ bản, mũi nhọn. Nào là cần minh bạch hóa các khoản thu nhập của Nhà nước, thu thuế và chi tiêu ra sao, có cơ quan quan sát, đánh giá thật nghiêm túc, chính xác, không thể để cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhận ra rằng các con số thống kê chính thức lớn nhỏ do nhà nước công bố đều đáng nghi ngờ, khi hạ thấp, khi thổi phồng quá đáng, từ nợ quốc gia, thu nhập trung bình của cá nhân, tăng tổng sản lượng hàng năm đến lương bổng các ngành và số người thất nghiệp. Có người gọi đây là cuộc khủng hoảng về thống kê, sự nhảy múa của các con số làm lệch lạc các quyết định. Có người nói đến cải cách đợt 2, rồi thay đổi mô hình, cải cách thể chế, nhưng vẫn không nói được rõ nội dung là cái gì, không dám nói lên bản chất chính trị của vấn đề, nhất là khi góp ý về các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 hiện nay.
VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 27/10/2015
1. Tin Hoa Kỳ: Chiến hạm
Mỹ áp sát bãi Vành Khăn và Subi ở Trường Sa
Hoa Kỳ đã hoàn tất
chuyến tuần tiễu ngắn áp sát các đảo nhân tạo Trung Cộng xây tại Biển Đông
trong khi Bắc Kinh nói Washington nên nghĩ lại. Tàu khu trục USS Lassen vào hôm
27/10 đã vào trong khu vực biển 12 hải lý mà TC tuyên bố chủ quyền tại bãi Vành
Khăn và Subi ở Trường Sa.
Điều này đánh dấu sự
khởi đầu cho một loạt động thái thách thức trước việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền
tại một trong các tuyến đường biển đông tàu bè đi lại nhất trên thế giới.
2. Tin Hoa Kỳ: Vì sao
Mỹ chọn tàu Lassen và đá Xu Bi ?
Chiến dịch tuần tra
vì quyền tự do hàng hải tại Biển Đông nhằm phủ nhận yêu sách chủ quyền quá đáng
của Trung Quốc tại Trường Sa như vậy đã được Mỹ khởi động vào sáng nay
27/10/2015. Có hai câu hỏi được đặt ra là vì sao Mỹ lại chọn khu trục hạm USS
Lassen làm tiên phong, và chọn đá Xu Bi – và Vành Khăn để thị uy.
Về câu hỏi đầu tiên,
Tạp chí Nhật Bản The Diplomat vào hôm nay đã cung cấp một phần câu trả lời. Trước
hết là vì tàu khu trục này đang có mặt tại vùng Đông Nam Á, với một thủy thủ
đoàn đã có kinh nghiệm « tương tác » với tàu Hải quân Trung Quốc.
Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015
Tàu khu trục Mỹ đang áp sát đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp
Dân trí Hải quân Mỹ đã điều một tàu khu trục vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông, báo chí Mỹ đưa tin.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen của Hải quân Mỹ.
Việc điều tàu diễn ra vào sáng sớm nay giờ địa phương. Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen đang ở gần bãi Xu Bi và Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa), trước đây đều là các bãi ngập nước khi thủy triều cao trước khi Trung Quốc thực hiện dự án bồi đắp lớn để biến chúng thành các đảo nhân tạo năm 2014.
Tàu USS Lassen dự kiến ở khu vực vài giờ, mở màn cho một loạt thách thức đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại một trong những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới, quan chức trên nói thêm.
Breaking News: Hoa Kỳ sẽ tuần tra phạm vi 12 hải lý đảo nhân tạo ở Biển Đông trong vòng 24 tiếng nữa
Hãng thông tấn Reuters vừa loan tin Hải quân Hoa kỳ đã sẵn sàng trong
24 tiếng đồng hồ nữa phái chiến hạm USS Lassen đi tuần tra trong phạm vi
12 hải lý của các đảo nhân tạo mà Trung Cộng xây dựng bất hợp pháp
trong khu vực biển Đông.
Chiến hạm USS Lassen của Hoa Kỳ sẽ lên đường trong vòng 24 tiếng. / Ảnh: Reuters
Hải lộ tuần tra sẽ gần với các đảo san hô Subi và Mischief trong quần đảo Trường sa. Những đảo san hô trong khu vực này đều bị chìm khi thủy triều lên nhưng Trung cộng đã bồi đắp thành đảo vào năm 2014.
Cùng tuần hành với khu trục hạm Lassen là 2 chiếc phi cơ tuần tra thuộc loại P-8A Poseidon và chiếc P-3 Orion.
Chiến hạm USS Lassen của Hoa Kỳ sẽ lên đường trong vòng 24 tiếng. / Ảnh: Reuters
Hải lộ tuần tra sẽ gần với các đảo san hô Subi và Mischief trong quần đảo Trường sa. Những đảo san hô trong khu vực này đều bị chìm khi thủy triều lên nhưng Trung cộng đã bồi đắp thành đảo vào năm 2014.
Cùng tuần hành với khu trục hạm Lassen là 2 chiếc phi cơ tuần tra thuộc loại P-8A Poseidon và chiếc P-3 Orion.
Bánh mì Việt Nam tại Pháp, cuộc hôn nhân hoàn hảo
Ở hải ngoại, sau món Phở, phải nói món bánh mì kẹp thịt của Việt Nam đã trở thành nổi tiếng nhờ ngon, bổ và rẻ. Tuy nhiên, ổ bánh mì thịt Việt Nam tại mỗi quốc gia vẫn có những hương vị khác nhau. Tại Pháp, quê hương của những ổ baguette nổi tiếng, người dân thưởng thức món ăn bình dân này ra sao?
Một món ăn đường phố quen thuộc
Sau khi món Phở vượt đại dương ra hải ngoại và trở thành món ăn quen thuộc trong các nhà hàng Việt Nam thì kế đó phải kể đến món bánh mì kẹp thịt, một món ăn đường phố đã trở thành quen thuộc trên khắp các quốc gia có bước chân người Việt.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)