Hoàn Nghi
Tuệ (VNTB) Con người – Tiền đề của sự phát triển được sử dụng ra sao tại
Việt Nam? Là hoang phí trong các hoạt động của đoàn, hay là đầy chất vụ
lợi trong việc Nhiều lái xe bỗng thành phó chánh văn phòng huyện. Dù ở
điểm nào nữa, thì nó cho thấy, cách sử dụng nguồn lực tại Việt Nam đi
ngược chiều hướng với sự phát triển.
200 con người, 4km đường
200 thanh niên
thuộc Đoàn thanh niên trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM đã tiến hành
quét rác… trên đường cao tốc vào sáng 26/07.
Với 4km
(Km0+000 đến Km4+000), và quét rác trên đường cao tốc, 200 con người –
những tri thức của nước nhà là nằm trong chiến dịch “70 ngày - Tự hào
tiếp bước” trên tuyến đường cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu
Giây.”
Quét rác trên đường... cao tốc. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Tuyên truyền
hay phản tuyên truyền chỉ cách nhau một lằn ranh, nhưng có vẻ, dọn rác
đường cao tốc chỉ khiến cho người ngoài nhìn vào chỉ thấy mỗi… căn bệnh
thành tích, và làm đúng kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”.
Vào năm 2013,
cũng xảy ra một việc khiến dư luận ngán ngại, khi Thành đoàn Hà Nội đã
huy động tới 1.000 đoàn viên, thanh niên tình nguyện tham gia làm một
đoàn đường bê-tông (nông thôn) dài 700m, với kinh phí lên đến... 1,5 tỷ
đồng, chỉ để cho các thanh niên có cơ hội… trải nghiệm – theo lời ông
Phó bí thư Thành ủy Hà Nội, Trần Anh Tuấn.
Trải nghiệm hay
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, thì nạn nhân cuối cùng
chỉ là những bạn sinh viên được huy động, và ngân sách được chi ra để
tạo nên thành tích dưới mác “chiến dịch, phong trào”. Người được hưởng
lợi chính là BCH Đoàn Thanh niên cơ sở, đặc biệt là các vị Phó bí thư,
Bí thư chi đoàn cơ sở - nơi phát động phong trào, bởi nó ghi thêm điểm
trong phong trào và hoạt động đoàn để báo cáo cuối năm. Chấp nhận sự hao
phí tới mức vô lý trong sử dụng nguồn lực con người. Nhưng nguy hiểm
hơn, tính phong trào từ trong cách làm đường, bảo vệ môi trường nêu trên
tạo thói quen cho thế hệ thanh niên (chủ nhân tương lai đất nước) sự
chấp nhận môi trường tiêu cực bầy đàn để ghi thành tích cá nhân – hình
thành tính vị kỷ, vị lợi ngay từ lúc ngồi trên giảng đường đại học.
Cũng cùng một
câu chuyện sử dụng nguồn lực con người, nhưng thay vì huy động số đông
để làm nên thành tích cá nhân thì, câu chuyện “lái xe được thăng chức
phó phòng huyện ủy” lại cho thấy, một tiêu cực trong bổ nhiệm, tuyển
dụng nhân lực nhà nước.
Trong ngày
29/07, Viện Khoa học thanh tra (Thanh tra Chính phủ) công bố tại Hà Nội
kết quả nghiên cứu việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, thu hồi tài
sản tham nhũng, trong đó dẫn hàng loạt “trường hợp lái xe, không bằng
cấp, quá tuổi tại một số huyện tại Thanh Hóa được bổ nhiệm làm Phó chánh
văn phòng huyện ủy,” Vietnamnet đưa tin.
Việc bổ nhiệm
lái xe không có bằng cấp liên quan lên chức vụ phó chánh văn phòng huyện
ủy cho thấy “yếu tố năng lực không được đề cao” trong khi tiếng nói của
người có chức quyền trong bộ máy nhà nước quyết định tất cả.
Kết quả, là số
nhân sự - vốn là yếu tố then chốt trong cải cách hành chính đã bị trì
trệ ngay từ khâu tuyển dụng, hệ nạn tham nhũng – quan lieu được bồi
dưỡng và sinh sôi, bộ máy công quyền tiếp tục phình to, ăn nhiều ngân
sách, tạo thêm gánh nặng nợ công quốc gia.
Một quốc gia
muốn phát triển thì cần phải lấy nguồn lực con người làm quan trọng,
nhưng nguồn lực con người không chỉ thể hiện ở bề mặt giáo dục – đào
tạo; mà còn ở việc sử dụng nguồn lực đó như thế nào, để có thể khai thác
tốt nhất, hợp lý nhất nguồn nhân lực đó, để đảm bảo kiến thức, năng
lực, kinh nghiệm, tính sáng tạo của con người được vận dụng triệt để.
Dường như, điều đó vẫn chưa xuất hiện tại Việt Nam, nơi cơ cấu đi liền
với bệnh thành tích, phát động phong trào không hiệu quả ở đoàn thanh
niên và quà cáp là cơ sở để khẳng định vị thân trong xã hội.
http://www.ijavn.org/2015/07/vntb-sai-nguon-luc-kieu-con-nha-giau.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét