Việt Dũng
Trong bài "Hé lộ
số phận của Đại tướng Phùng Quang Thanh?" đăng trên trang Dân Luận gần
đây, trong phần cuối tác giả có đưa ra giả thiết khi cho rằng "Mà khả năng
cao là rất có thể Đại tướng Phùng Quang Thanh đã bị phái cấp tiến bắt và giam
giữ tại một địa điểm bí mật. Và sẽ chỉ được đưa ra xét xử sau khi Đại hội Đảng
CSVN lần thứ 12 kết thúc, khi mọi vấn đề của bàn cờ chính trị Việt nam đã ngã
ngũ".
Từ đó đã có luồng dư
luận cho rằng "Phải chăng Đại tướng Phùng Quang Thanh đã bị phái cấp tiến
bắt và giam giữ (thậm chí là bị giết) tại một địa điểm bí mật trước thời điểm
Việt Nam muốn ngả sang Mỹ?". Đây là một phỏng đoán khá thú vị của dư luận
và điều đó cho thấy cũng có nghĩa là sự nghiệp chính trị của Đại tướng Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã chính thức bị chấm dứt vai trò của mình
trong chính trường Việt nam.
Cho dù mới đây, báo
chí nhà nước có đưa tin Đại tướng Phùng Quang Thanh gửi lẵng hoa tới chúc mừng
ngành Hậu cần, song dư luận cho rằng đó chỉ là một hành động nhằm trấn an dư luận.
Hơn nữa, người ta đặt câu hỏi sao Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh không
gửi lẵng hoa tới chúc mừng Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX năm
2015 diễn ra sáng 1/7/2015, tại Hà Nội, do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng
đã tổ chức? Điều đó càng khiến cho dư luận nghi ngờ hơn và người ta cho rằng
các đồn đoán là hoàn toàn có cơ sở?
Song để dư luận có một
cách nhìn toàn diện về các khả năng có thể, đối với việc biến mất một cách đầy
bí ẩn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, thì kể cả việc cho rằng Đại
tướng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã tị nạn chính trị dưới sự bảo trợ của
chính quyền Trung quốc là điều hoàn toàn có cơ sở và không thể loại trừ.
Nhất là khi điều này
đã từng xảy ra vào tháng 1/1979, không chỉ đối với trường hợp của ông Hoàng Văn
Hoan - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam, Phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Sau khi bị thất sủng vì quan điểm thân Trung
Quốc, ông đã đào tẩu sang Trung Quốc trong bối cảnh Việt Nam đang có xung đột với
nước này và sống ở đó đến cuối đời. Và cũng vào thời điểm đó, ông Hoàng
Sihanouk - cựu Quốc vương Campuchia cũng đã viện cớ vì lý do sức khỏe để vào bệnh
viện trước khi đào thoát để xin tỵ nạn chính trị.
Theo các tài liệu lịch
sử về sự nghiệp chính trị của Cựu hoàng Sihanouk, cho biết diễn biến và lý do
ông Hoàng Sihanouk vốn là đại diện của chính quyền Kh'mer Đỏ tại Hội Đồng Bảo
An Liên Hợp Quốc ở New York và sau đó đã thoát khỏi sự khống chế của chính quyền
Kh'mer Đỏ để sang tỵ nạn chính trị tại Trung quốc. Dưới đây xin trích dẫn và hiệu
đính lại (cho rõ) như sau:
"Kể từ khi
Sihanouk đến New York hôm 9 tháng Giêng năm 1979 đến hôm đó là bốn ngày, ông ta
bận bịu vì họp hành, họp báo, phỏng vấn, và diễn văn nhưng ngủ thì rất ít. Giới
truyền thông, với rất ít tin tức từ trong Campuchia chuyển ra, muốn biết thêm
chi tiết về những “lò sát sinh”, đã chất vấn Sihanouk là người đại diện cho chế
độ giết người. Mệt mỏi, xúc động gần như muốn khùng, Sihanouk bực bội vì Việt
Nam xâm lược đất nước ông ta. Tuy nhiên, Sihanouk phải bảo vệ trước những lời
lên án gay gắt chế độ. Ông ta nói với báo chí: “Pol Pot có thể là người yêu nước.
Tuy nhiên, ông ta là anh hàng thịt. Ông ta đối xử với nhân dân trong nước như
hàng lao động giống trâu bò và heo trong lò sát sinh.”
Phát biểu trong một
buổi họp đặc biệt của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, Sihanouk đưa ra lời kêu gọi
gây xúc động cho cơ quan quốc tế nầy, ông tố cáo và đòi trục xuất quân đội Việt
Nam ra khỏi Campuchia. Những lời phát biểu nôn nóng và cá nhân nổi bật của
Sihanouk trong Thế giới Thứ Ba lôi kéo đưọc sự đồng lòng và ủng hộ, nhưng không
thể tránh bị Liên Xô phủ quyết vì bênh vực Việt Nam. Vấn đề ông ta làm đại diện
cho chế độ Pol Pot là cái bóng đen bao trùm lên lòng yêu nước, sự chân thật và
can đảm của ông. Tại Liên Hợp Quốc, Sihanouk gặp nhiều bạn cũ và nhiều bạn mới
và ông cũng đã tiếp đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Andrew Young.
Hôm Hội Đồng Bảo An
Liên Hợp Quốc chấm dứt buổi họp bằng phiếu phủ quyết của Liên Xô, thì Sihanouk
đã dấu không cho ai biết ngoài vợ ông là bà Monique, khi đã đưa ra một quyết định
nghiêm trọng về việc làm “đaị diện cao cấp” cho nước Kampuchia Dân Chủ - Kh'mer
Đỏ. Nói chuyện với các nhà ngoại giao, phóng viên báo chí, và những người Khmer
yêu nước, ông hoàng Sihanouk đã không ngần ngại nói tới những điều to lớn xảy
ra ở Campuchia kể cả chuyện ông đã mất con, mất bà chị dâu và chồng bà khi
Khmer Đỏ đuổi dân ra khỏi thành phố. Với nỗi phiền muộn riêng và việc lên án chế
độ Khmer Đỏ, mà ông là đại diện cho Pol Pot, làm gia tăng thêm sự mất mát cá
nhân trầm trọng của ông trong bàn tay sắt máu Khmer Đỏ.
Mặc dù đại diện của
Trung Hoa ở Liên Hợp Quốc trước đó đã tâng bốc và chú ý đến ông ta khi cho rằng
“Xin vui lòng đừng nghĩ gì về sự tiêu pha”, ông đại sứ Trung Hoa nói với ông
như vậy sau khi trao cho ông một phòng ở sang trọng - Mặc dù ông ta có tiếp xúc
với báo chí, song dù sao Sihanouk vẫn là một người tù. Ba cán bộ Khmer Đỏ theo
ông từ Phnom Pênh, không những như hình với bóng trong những lúc phải xuất hiện
giữa đám đông mà còn chia xẽ đám tùy tùng cùng đi với Sihanouk và vợ ông ta. Nếu
điều đó đủ để hạ nhục một bậc “thiên tử” và vị cựu nguyên thủ quốc gia thì ông
ta cũng đã biết được rằng, chỉ vài tuần nữa, khi Ieng Sary tới New York, thì sẽ
là lúc Sihanuok sẽ bị giáng chức xuống làm phó cho người đại diện nước
Kampuchia Dân chủ ở Liên Hợp Quốc. Như sau nầy Sihanouk thuật lại, đó là cọng
rơm cuối cùng. Ông ta quyết định đó là cơ hội đúng nhất để ông trốn tìm tự do.
Tất cả bắt đầu bằng một
cái ngoặt tay bí mật với một nhân viên của cơ quan Mật Vụ Hoa Kỳ vào buổi tối
ngày thứ Bảy, 13/1/1979. Tại cuối buổi họp chót của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc,
ông hoàng Sihanouk có các “đồng sự” Khmer Đỏ mặc đồ đen đi kèm và sự có mặt của
các nhân viên mật vụ của Mỹ, trên đường trở về nơi cư ngụ của ông ta tại khách
sạn Waldorf - Astoria ở New York. Người ta thấy đằng sau những nụ cười, những
cái cúi đầu chào lễ phép và săn đón Sihanouk là một sự căng thẳng bao trùm.
Trong cầu thang máy đông đúc ở khách sạn, Sihanouk lặng lẽ nắm lấy bàn tay của
một nhân viên mật vụ Mỹ đứng bên cạnh ông ta. Người nầy hoảng hồn, nghĩ rằng
ông hoàng muốn trao cho ông ta cái gì đó, giống như tiền, vào lòng bàn tay.
Nhân viên nầy tính lên tiếng phản đối, nhưng khi nhìn vào đôi mắt khẩn cầu của
Sihanouk và cái lắc đầu bí mật, nhân viên ấy bỏ số “tiền” vào túi. Những người
Khmer Đỏ đi kèm Sihanouk tưởng rằng ông ta cho họ tiền thưởng. Sau nầy họ khám
phá ra việc đó không phải như họ nghĩ.
Buổi tối thứ bảy hôm
đó, Andrew Young - đại sứ Mỹ tại Liên Hợp quốc đã choáng váng trước những lời
Sihanouk viết và trao lén cho nhân viên mật vụ. Trong mảnh giấy nhỏ đó ông
hoàng nghệch ngoạc mấy chữ: “Ông thanh tra mến, tôi yêu cầu nhóm ông giúp đỡ để
tôi trốn khỏi sự kiểm soát của Khmer Đỏ, họ đang ở với tôi tại khách sạn
Waldorft - Astoria. Tối nay, đúng hai giờ sáng, tôi sẽ lén rời khỏi phòng tôi,
chỉ với cái cặp mà thôi. Xin vui lòng đem xe đón tôi tới văn phòng ông Andrew
Young, đại sứ thường trực của Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc. Cám ơn nhiều.” Tờ giấy
có mang chữ ký của Sihanouk.
Young vội vàng báo
cho ngoại trưởng Vance và Richard Holbrooke. Ông nầy triệu tập một buổi họp khẩn
cấp với các nhân viên tình báo và an ninh. Theo Holbrooke kể lại: “Chúng tôi tổ
chức ngay một cuộc hành quân như trong phim ciné vào lúc nửa đêm.” Nhân viên mật
vụ chờ phía ngoài phòng của ông ta vào giờ thái tử đã chọn. Holbrooke lên phòng
chỉ huy ở tầng lầu thứ bảy của bộ Ngoại giao để điều hành kế hoạch, trong khi
đó thì Vance ở nhà chờ điện thoại. Sau nầy, Holbrooke giải thích: “Mọi người hết
sức quan tâm vì việc này hết sức nguy hiểm. Chúng tôi sợ ông hoàng bị giết hoặc
sau đó Khmer Đỏ hoàn toàn bỏ tù ông ta.”
Trong phòng ở,
Sihanouk nôn nóng chờ giờ đã định. Thông thường bọn Khmer Đỏ đi theo ông đi ngủ
vào lúc nửa đêm, nhưng tối hôm đó hình như bọn chúng không buồn ngủ. 12 giờ rưỡi
khuya ông ta còn nghe tiếng máy chữ kêu lách cách trong căn phòng sát bên. Tới
hai giờ sáng thì mọi sự đều lặng im. Ông ta chào từ biệt Monique đang mặt mày
xanh mét rồi lặng lẽ lẻn ra khỏi phòng, gặp bốn nhân viên an ninh Mỹ vạm vỡ
trông có vẽ dữ dằn. Trước khi ra đi, ông ta nói với Monique báo cho Khmer Đỏ và
người Trung Hoa quyết định của ông rời khỏi đoàn và trả lại cho Khmer Đỏ hai chục
ngàn đôla tiền mặt mà họ đã trao cho ông trước ngày rời Phnom Pênh. Các nhân
viên an ninh đứng bao quanh ông như cái tháp che. Ông ta bước lẹ tới cầu thang
máy và đi qua những hành lang ngoằn ngoèo để ra tới đường, ở đó có sẵn xe đưa
ông ta tới văn phòng của Young. Toàn bộ sự việc, theo Sihanouk kể lại, giống
như trong phim gián điệp.
Sự việc bất ngờ nầy
làm đảo lộn chương trình của Andrew Young - đại sứ Mỹ tại Liên Hợp quốc, mà lẽ
ra ông ta phải có mặt tại Atlanta ngày 14 tháng Giêng, trong buổi lễ kỷ niệm
sinh nhật 50 của Martin Luther King. Tổng thống Carter giải thích với báo chí sự
vắng mặt của Young là vì bộ Ngoại giao gọi ông ta lúc 2h30' sáng với một “nhiệm
vụ đặc biệt”. Cuối cùng, buổi chiều ngày hôm đó, khi tới Atlanta, ông ta giải
thích với báo chí ông ta phải nói chuyện với các đại biểu Trung Hoa “để giải
quyết vài khó khăn của người Kampuchia.”
Tuy nhiên, Andrew
Young đã không nói với báo chí là ông đã dùng thì giờ sáng sớm hôm đó để lo việc
đào thoát của Sihanouk rồi sau đó thảo luận việc nầy với Trung Hoa. Đại sứ
Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc được triệu tới văn phòng của Andrew Young để trực
tiếp nghe Sihanouk bày tỏ ý muốn tìm nơi tạm trú chính trị tại Mỹ. Thái tử nói
với đại diện Trung hoa: “Một ngày kia tôi sẽ trở lại Trung Hoa và sống ở đó,
nhưng bây giờ thì tôi cảm thấy kiệt sức và bị thương tổn. Tôi muốn tới ngay một
bệnh viện ở Nữu Ước để điều trị.”
Sihanouk như củ khoai
nóng ở trong tay bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Trong khi có rất nhiều người mến chuộng
ông hoàng vì những nổi gian truân mà ông đã gánh chịu ở Campuchia, nhưng người
ta lo rằng việc đào thoát của ông ta sẽ làm cho không khí chính trị Campuchia mất
đi thần tượng lãnh đạo và đoàn kết. Một điều cần phải nói thêm là phía Mỹ quan
tâm là hậu quả băng giá khi thuận cho Sihanouk tị nạn chính trị tại Mỹ, có ảnh
hưởng tới quan hệ Hoa-Mỹ vừa mới gầy dựng xong. Chính do đề nghị của chính quyền
Trung quốc mà họ đã phải gánh chịu mọi đài thọ để lôi ông hoàng ra khỏi Phnom
Pênh trước khi quân Việt Nam vào thành phố nầy và đưa ông ta tới Nữu Ước để làm
đại diện cho chế độ Pol Pot không được mấy ai tin tưởng. Rõ ràng Bắc Kinh muốn
dùng cái dáng vóc quốc tế của ông hoàng để kêu gọi quốc tế chống Việt Nam. Phó
thủ tướng Đặng Tiểu Bình đi thăm Hoa Kỳ hai tuần lễ và việc Hoa Kỳ cho Sihanouk
quyền tỵ nạn chính trị ngay trước lúc cuộc viếng thăm của Đặng bắt đầu thì điều
đó được coi như là lăng nhục Trung Hoa. Roger Sullivan, Holbrooke, phụ tá ngoại
trưởng về vấn đề Trung Hoa được đánh thức vào lúc nửa đêm để tới bộ Ngoaị giao
theo dõi công việc trong Phòng Điều hành. Công việc của họ là báo cho phía
Trung Hoa biết. Vào 4 giờ sáng, Holbrooke gọi Han Xu, trưởng văn phòng liên lạc
của Trung Hoa ở Hoa Thạnh Đốn, báo cho ông nầy biết Sihanouk đã bị kiệt sức và
được đưa vào bệnh viện. Sullivan thuật lại: “Hàn Xu kinh ngạc, nhưng ông ta lấy
lại bình tĩnh, và trả lời một cách hãnh tiến: “Được rồi, nếu ông ta muốn thế
thì chúng tôi đồng ý vậy.”
Khi trời gần hửng
sáng, ông hoàng Sihanouk được đưa vào bệnh viện Lenox Hill trên đại lộ Park.
Sáng hôm sau, vợ ông ta, bà hoàng Monique cũng được đưa vào phòng ở tầng số 9
cùng với ông hoàng. Đây là hành động trì hoãn của bộ ngoại giao Mỹ. Họ kết luận
nên để ông hoàng sống trong một khung cảnh cách biệt để ông có thì giờ suy nghĩ
lại yêu cầu của ông hơn là vội vàng chấp thuận cho ông tỵ nạn chính trị. Ngay lập
tức, một bản thông báo phát hành nói rằng “thái tử Sihanouk đã được đưa vào bệnh
viện vì bị chấn động và kiệt sức”.
Phát ngôn nhân bộ ngoại
giao của Pháp, Frank Tatu, người nầy đã sống nhiều năm ở Kampuchia, được phái
đi thăm ông hoàng. Tatu trấn an ông hoàng rằng không phải ông ta bị giam. Người
ta bảo vệ an ninh cho ông và dành cho ông thì giờ để ông suy nghĩ. Sau đó,
Young đến thăm ông hoàng. Cái ý chính của phía Mỹ là: “Nếu ông muốn đi thoát
thì ông cứ làm, nhưng tại sao ông không dành chút thì giờ để suy nghĩ lại? Một
khi người ta đã đào thoát thì người ta mất đi chính con người mình, mất đi sự hữu
dụng của một nhà lãnh đạo chính trị.” Holbrooke thuật lại: “Chúng tôi cũng hỏi
ông ta: Ai sẽ hỗ trợ ông? Ông đào thoát ra khỏi cái gì? Ông đào thoát ra khỏi
Khmer Đỏ phải không? Ai cũng biết rằng họ đã loaị trừ ông. Ông đào thoát ra khỏi
đất nước ông mà ông không có cách trở lại bây giờ được phải không?” Ngày
18/1/1979, Vance đích thân tới thăm ông ta tại bệnh viện và nói với ông hoàng rằng
ông là “một vị khách của chính phủ Hoa Kỳ và ông ta có thể ở lại đây bao lâu
cũng được, nhưng ông ta phải tránh nói tới việc tỵ nạn chính trị.”
Ông hoàng cảm thấy phấn
chấn khi ông thoát ra khỏi sự kềm tỏa của Khmer Đỏ và lại trở thành một người tự
do, nhưng những khó khăn lớn nhất của ông là chẳng có tiền bạc gì gởi ở các
ngân hàng ngoại quốc. Bệnh viện Lenox Hill thấy e ngại khi được Tatu báo cho biết
bệnh nhân của họ chẳng có bảo hiểm sức khỏa nào hết, cả bên phía Khmer Đỏ cũng
như Trung Hoa - có thể yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ trả bệnh phí 15 ngàn đôla cho
ông hoàng. Nhưng sau chuyến thăm Sihanouk của Vance, kết luận là Hoa Kỳ không
thuận cho ông ta tỵ nạn chính trị. Sihanouk chán nãn vội vàng yêu cầu đại sứ
Pháp ở Liên Hợp Quốc thuận cho ông ta và vợ chiếu khán qua Pháp sống trong một
biệt thự nhỏ ở Mougins do mẹ ông ta làm sở hữu chủ. Do đó, Sihanouk viết một bức
thư cho bộ Ngoaị giao Hoa Kỳ trấn an họ rằng ông ta sẽ qua sống ở Pháp. Tuy
nhiên, về phía Pháp, thuận cho ông tỵ nạn chính trị với điều kiện Sihanouk
không được hoạt đông chính trị, ngay cả những cuộc phỏng vấn. Monique, cha là
người Pháp, có thể có chiếu khán nhưng ông hoàng thì không. Tình trạng ông
hoàng bây giờ rất nan giải: không có một đồng xu dính túi, một người bị lưu đày
ra khỏi đất nước hay sung sướng làm đại diện cho một chế độ giết người. Chẳng
bao lâu, thêm một điều chọn lựa đến với ông hoàng, nhưng điều nầy kém hấp dẫn:
Qua một đại sứ, Hà Nội gởi cho ông hoàng bức thư mời ông về lại Phnom Pênh để đứng
đầu chế độ do họ dựng nên.
Cuối cùng, Đặng Tiểu
Bình thực hiện điều chọn lựa cho ông ta. Đặng hết sức quan ngại về những lời
Sihanouk phát biểu chống lại Khmer Đỏ và dự tính của ông ta qua sống ở phương
Tây. Với sự hợp tác của người Mỹ, Đặng thực hiện một cuộc họp với Sihanouk hôm
31 tháng Giêng. Có bốn nhân viên an ninh bộ ngoại giao đi kèm, Sihanouk và vợ
được đưa từ Nữu Ước xuống Blair House, một nhà khách của Mỹ, nơi Đặng Tiểu Bình
đang cư trú - để tham dự một bữa ăn tối bí mật, không được công bố.
Trong bữa ăn sang trọng
nấu theo kiểu Tàu, Đặng khuyến khích ông hoàng: “Samdech Sihanouk, ông là nhà
yêu nưóc vĩ đại. Ông không thể bỏ quê cha đất tổ, ông không thể bỏ nước
Kampuchia Dân chủ.” Sihanouk đáp lại ngay: “Chỉ là Cambodia, không phải là
Kampuchia Dân chủ. Tôi không phải chính là người dân chủ, tôi là một ông hoàng
phong kiến.” Đặng Tiểu Bình đã phản ứng quyết liệt, nói rằng quả thật Sihanouk
không phải là một ông hoàng dân chủ, và nói thêm: “Người Trung Hoa chúng tôi
thú thật, chúng tôi không đồng ý về một vài vấn đề trong chính sách của Pol
Pot. Anh ta là người hết sức bướng bỉnh.” Ông ta nói Trung Hoa đã cố làm cho
Pol Pot mềm mỏng hơn. Ông hoàng ngờ vực hỏi lại với giọng cười nôn nóng: “Thật
không? Ông nghĩ rằng có thể biến con cọp thành con mèo con?” Đồng thời ông Đặng
đã xác nhận rằng Trung Hoa chẳng thể làm được điều đó nhưng cố đẩy Pol Pot ra
khỏi Khmer Đỏ. Dùng lòng biết ơn của ông hoàng với Trung Hoa, Đặng nói rằng
Trung Hoa là người bạn cũ và là quê hưong thứ hai của ông hoàng kể từ khi ông bị
lật đổ hồi năm 1970. Nếu ông hoàng không trở về sinh sống ở Bắc Kinh, điều đó
làm cho Bắc Kinh mất mặt. Ông ta bảo đảm Trung Hoa không buộc ông hoàng cộng
tác với Kh'mer Đỏ và không gây áp lực buộc ông hoàng liên minh với Kh’mer Đỏ.
Trung Hoa cũng không buộc ông ta phải đi tới nơi nào trái ý ông. Ngay lập tức
ông Đặng cũng chỉ thị cho văn phòng của mình thúc đẩy Khmer Đỏ tìm kiếm các con
cái, cháu chắt và thân nhân của ông hoàng bị mất tích. Và cuối cùng thì Đặng
TTiểu Bình đã nồng nhiệt mời ông hoàng và hứa để ông ta hoàn toàn tự do.
Hai tuần lễ tấn thối
lưỡng nan của ông hoàng coi như được giải quyết. Bắc Kinh lại trở thành nơi ông
cư ngụ cho đến lúc có những cơ hội chính trị chỉ dấu cho ông ta hoạt động cho nền
độc lập của Kampuchia."
Qua đó cho thấy, một
chính trị gia cao cấp xin tỵ nạn chính trị ở nước ngoài dưới sự tiếp tay của một
cường quốc là điều hoàn toàn có thể, trường hợp của Đại tướng Phùng Quang
Thanh, một cán bộ cao cấp của đảng và chính quyền Việt nam có xu hướng thân
Trung quốc là điều hoàn toàn có thể và chắc chắn sẽ không gặp các trở ngại. Nếu
có sự hợp tác giữa tình báo Trung quốc và nước chủ nhà.
Xin nhắc lại đây chỉ
cũng chỉ là một trong rất nhiều giả thiết có thể xảy ra, chưa được kiểm chứng
và điều này hoàn toàn không khó khăn nếu như người ta muốn là sang tỏ và nỗ lực
tìm hiểu.
12/7/2015
© Việt Dũng
Nguồn: Dân Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét