Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Phản ứng về việc Tướng Vịnh đề cao hợp tác Trung Quốc

123402512013060718312393-622.jpg
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Ảnh minh họa chụp trước đây.
 
Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định quan hệ Việt Trung không bao giờ thay đổi và Trung Quốc luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Đảng. Ông Vịnh đã phát biểu như vừa nói vào tối 28/7 vừa qua nhân dịp Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội tổ chức chiêu đãi kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Hòa hiếu hay thần phục?

Nam Nguyên phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang nhà bất đồng chính kiến với Đảng Cộng sản Việt Nam từ 40 năm qua. Từ Hà Nội, trước hết TS Nguyễn Thanh Giang nhận định:

TS Nguyễn Thanh Giang: Tôi cho rằng, Việt Nam rất không may mắn có vị trí địa dư nằm sát với Trung Quốc, ở bên cạnh một anh khổng lồ mà rất không tử tế. Anh ấy không chỉ không tử tế đối với Việt Nam mà anh ấy đang cố gắng trỗi dậy bằng những thủ đoạn xấu xa, một khi đã trỗi dậy thì anh ấy sẽ không tử tế với nhiều dân tộc trên thế giới. Cho nên đấy là cái họa của dân tộc Việt Nam. Nhưng vì đã trót ở bên cạnh anh ấy rồi cho nên cũng đành phải hòa hiếu với anh ấy. Lâu nay tôi vẫn nói rằng, Việt Nam nếu muốn có thể tồn tại bên cạnh Trung Quốc thì Việt Nam phải vận dụng sức ủng hộ mạnh mẽ của thế giới đặc biệt của Hoa Kỳ. Cho nên Việt Nam trước hết phải xiết chặt được giao hảo tốt đẹp với Hoa Kỳ. Tôi cho rằng đáng lẽ lần đi vừa qua của ông Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ, thì ông phải làm được việc nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược nhưng ông ấy đã không làm được việc rất cần thiết này cho dân tộc.

Mỹ không tìm cách ‘thay đổi thể chế chính trị’ của Việt Nam

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hội kiến Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc hôm 7/7/2015.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hội kiến Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc hôm 7/7/2015.
 

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam mới lên tiếng nhấn mạnh rằng Mỹ không có ý định thay đổi hệ thống chính trị của Việt Nam, đồng thời nói rằng việc tôn trọng sự khác biệt sẽ thúc đẩy quan hệ sâu rộng giữa hai nước.

Ông Ted Osius vừa gặp gỡ báo giới vào đầu tuần này ở Hà Nội để thông báo về kết quả của chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ hai tuần trước đó.

Nhà ngoại giao của Mỹ cho biết rằng trong cuộc gặp song phương ở phòng Bầu dục trong Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Barack Obama và ông Trọng đã khẳng định sẽ “tôn trọng hệ thống chính trị của nhau”.

Thời đại Hồ Chí Minh có gì để rực rỡ?



Xuân Hùng


Người dân thời đại Hồ Chí Minh lội trong biển nước sau cơn mưa lớn tại Sài Gòn.

Trong tiến trình lịch sử, mặc dù phải trải qua nhiều thăng trầm, biến cố nhưng Việt Nam vẫn là một quốc gia phát triển liên tục, khẳng định sự tồn tại và không ngừng lớn mạnh của một dân tộc. Từ nhà nước sơ khai Văn Lang - Âu Lạc rồi 1000 năm Bắc thuộc tới thời kỳ độc lập tự chủ với các triều đại Ngô, Đinh, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn và thời đại ngày nay - gọi là thời đại Hồ Chí Minh (HCM), đó là một tiến trình liên tục, có kế thừa, có phát triển. Vì vậy thật không dễ để nói thời đại này hay triều đại nào là "rực rỡ" nhất trong lịch sử dân tộc.

Đồng bằng Nam Bộ đang lâm nguy?

 Đinh Hưng


                   17 triệu người tại Việt Nam sống tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. 
 
Theo dự báo đến năm 2030 khoảng 45% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đối mặt với nguy cơ nhiễm mặn.

Ngăn xâm nhập mặn ĐBSCL, gìn giữ an toàn lương thực của một khu vực hàng năm đã đóng góp 27% GDP, 90% số lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và ổn định cuộc sống và an sinh cho trên 17 triệu người là việc làm bắt buộc vào lúc này mặc dù đã quá trễ.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 31/7/2015

1/ Tin Việt Nam: Phát giác nhiều vũ khí tại phi trường Tân Sơn Nhứt


Chi cục Hải quan phi trường Tân Sơn Nhứt ngày 31/7 nói đã bắt giữ lô hàng vũ khí quân dụng lớn nhất từ trước đến nay vận chuyển qua cửa khẩu này. Lô hàng gồm: 94 khẩu súng ngắn quân dụng và 472 băng đạn chưa qua sử dụng.
Báo trong nước tường thuật nhà chức trách đã tiến hành khám xét bất ngờ chuyến bay từ Thổ Nhĩ Kỳ đến phi trường Tân Sơn Nhứt. Tuy vậy, báo Công an Sài Gòn lại cho hay số vũ khí này do cảnh sát Singapore nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ bị chuyển lầm trong lúc làm thủ tục hải quan.
 
 
 
 
2/ Tin Pháp: Mảnh vỡ từ đảo Reunion "rất có thể" của MH3   
 
 
Mảnh vỡ máy bay dạt vào đảo Reunion ở Ấn Độ Dương "rất có thể" là của chiếc MH370 mất tích, một quan chức hàng đầu của Úc nói với BBC. Ông Martin Dolan, người đứng đầu nhóm tìm kiếm MH370 của Úc, cũng cho biết việc tìm kiếm mảnh vỡ đang được thực hiện"đúng chỗ" ở nam Ấn Độ Dương.
Mảnh vỡ đã được chuyển về Pháp hôm nay 31/7 để phân tích. Báo cáo ban đầu cho thấy mảnh vỡ dài 2m rất có thể là từ một chiếc Boeing 777.
 
 

"Nông-cổ mín-đàm", tờ báo kinh tế đầu tiên của Việt Nam

 
Nông-cổ mín-đàm (Causeries sur l'agriculture et le commerce), 01/08/1901-11/1924.Wikipédia

Tại Nam Kỳ, trước năm 1881, các thể loại báo chí đều phải được chính quyền cho phép trước khi phát hành. Điều kiện tiếp theo là chủ tờ báo phải là người mang quốc tịch Pháp. Từ khi luật tự do báo chí 29/07/1881 được ban hành và áp dụng tại Nam Kỳ thuộc địa của Pháp, mọi công dân Pháp từ 18 tuổi có quyền tự do in ấn và phát hành báo chí bằng bất kỳ ngôn ngữ nào. Tuy nhiên, người Việt Nam, chiếm đa số tại Nam Kỳ không được hưởng quy chế này.

Thế nhưng, đạo luật tự do báo chí trên nhanh chóng bị hạn chế bởi sắc lệnh 30/12/1898. Theo đó, các tờ báo được in bằng bất kỳ ngôn ngữ nào ngoài tiếng Pháp phải được chính phủ cho phép trước. Giấy phép hoàn toàn có thể bị thu hồi trong trường hợp vi phạm những điều khoản quy định.
Chính vì vậy, báo chí tiếng Việt gần như vắng bóng trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX. Ngoài những quy định hạn chế tự do báo chí, việc người Pháp nắm độc quyền trong lĩnh vực này cũng là một lý do quan trọng giải thích hiện tượng trên. In ấn, xuất bản và báo chí là các ngành được du nhập từ Pháp nên, ngoài kỹ thuật in mộc bản thủ công, người Việt không có một chút kinh nghiệm nào. Hơn nữa, chi phí thực hiện những công việc trên vô cùng tốn kém. Đây cũng là lý do giải thích tại sao chỉ có những nhà in và những tờ báo của Chính phủ mới tồn tại được sau khi công cuộc bình định Nam Kỳ kết thúc, trước khi một số tờ báo và nhà in tư nhân Pháp ra đời trong những năm tiếp theo.

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Càng có thêm hy vọng giải mã bí ẩn MH370


HÀ TƯỜNG CÁT/Người Việt

MALAYSIA - Cuộc tìm kiếm quy mô nhất từ xưa đến nay - với sự tham gia của hơn 10 quốc gia, hàng chục tàu và máy bay - qua nhiều tháng và hãy còn đang tiếp tục, cho đến bây giờ vẫn chưa thấy được một dấu vết nào về chiếc máy bay Malaysia Airlines chuyến MH370 mất tích từ ngày 8/3/2014.

Nhưng một mảnh vỡ tìm thấy trên bãi biển đảo La Reunion hôm Thứ Tư nếu được xác định là từ một máy bay Boeing 777 thì sẽ là khai thông quan trọng nhất để hiểu về tai nạn hàng không bí ẩn nhất trong lịch sử này.

Một sự im lặng bất thường

Phạm Nhật Bình


Qua sự kiện Phùng Quang Thanh, nếu người ta tinh ý một chút thì sẽ thấy rõ một sự bất bình thường không thể không đặt dấu hỏi: Vì sao trong suốt một thời gian dài tướng Thanh được nói là đi chữa bệnh ở Pháp, các cơ quan ngôn luận của đảng hay của quân đội như báo Nhân Dân, báo Quân Đội Nhân Dân và cả đài Truyền hình Việt Nam đều im hơi lặng tiếng, không đề cập gì đến vụ Phùng Quang Thanh?

Trước đó, báo Quân Đội Nhân Dân loan đi bản tin cuối cùng về hoạt động của Bộ trưởng quốc phòng là cuộc gặp giữa tướng Thanh và bộ trưởng quốc phòng Pháp tại Paris vào ngày 19/6/2015. Sau đó thì im luôn, người đọc chỉ thấy những cái tên Đỗ Bá Tỵ, Ngô Xuân Lịch…

Vụ giết hại sư tử được yêu mến Cecil gây phẫn nộ khắp thế giới

Chú sư tử nổi tiếng là thân thiện Cecil sống trong Công viên Quốc gia Hwange ở Zimbabwe. Sư tử Cecil đã bị nha sĩ Walter Palmer giết chết và lột da.
Chú sư tử nổi tiếng là thân thiện Cecil sống trong Công viên Quốc gia Hwange ở Zimbabwe. Sư tử Cecil đã bị nha sĩ Walter Palmer giết chết và lột da.

Bị mang tiếng xấu vì đã giết chú sư tử được yêu mến Cecil ở Zimbabwe, tay săn thú Walter J. Palmer hiện đang cảm thấy chính mình bị săn đuổi trên mạng.

Chú sư tử đáng yêu nổi tiếng là thân thiện với người và đã giúp thu hút du khách đến Công viên Quốc gia Hwange của Zimbabwe. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Oxford ở Anh Quốc dùng chú trong một cuộc khảo cứu.

Ông Palmer là một nha sĩ ở Minnesota được cho là đã giết chết Cecil vào ngày 1 tháng 7. Các giới chức nói sư tử Cecil đã bị dụ ra khỏi công viên quốc gia đến một trang trại ở gần đó. Ông Palmer thoạt đầu đã dùng cung tên bắn sư tử Cecil và sau đó theo dõi con thú bị thương và dùng một khẩu súng để giết chết nó.

Đường ta ta cứ đi

Nguyễn Minh Cần


Nhìn lại tình hình đảng CSVN thì thấy rõ trong nội bộ đảng, tình trạng kéo bè, kéo cánh, chống đối nhau vì quyền lợi rất phổ biến ở mọi cấp; đặc biệt ở thượng tầng của đảng, tình trạng đấu đá nhau lại càng nghiêm trọng đến nỗi… thuốc độc, chất phóng xạ cũng được dùng đến để trị nhau. Những năm gần đây, tại các hội nghị TƯ đảng, cuộc vật lộn giữa tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và phe cánh với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua nhiều keo từ hội nghị 6 (10.2012) cho đến hội nghị 10 (1.2015), ông Trọng đã bị thất bại ê chề. Trong lúc đó, thế và lực của Ba Dũng ngày càng vững, “đám ăn theo” ông ta trong TƯ đảng ngày càng đông. Theo dư luận, đến đại hội 12 săp tới, ông ta có thể leo lên ngai vàng tổng bí thư, và sẽ nắm toàn bộ quyền lực trong tay cả về mặt đảng lẫn nhà nước. Mặc dù người cầm đầu đảng sẽ thay đổi, sau đại hội sẽ có ban lãnh đạo mới, thế nhưng có thể tin chắc rằng về cơ bản ĐCSVN sẽ không thay đổi đường lối, chính sách, nhất là về mặt đối nội. Về mặt đối ngoại, có thể ĐCSVN sẽ thay đổi chút ít, ve vãn Hoa Kỳ nhiều hơn để mong dựa vào HK cứu chế độ độc tài toàn trị đang lâm nguy. Nhưng ĐCSVN không dám dựa hẳn vào Mỹ, vì ý thức hệ của những người cầm quyền không cho phép và vì họ sợ Trung Cộng (TC), nên về căn bản CSVN vẫn tiếp tục giữ thái độ thuần phục với TC. Hơn nữa, họ vẫn tiếp tục bị ràng buộc bởi những quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga và TC. Riêng với cá nhân tổng thống Putin của Liên bang Nga, Nguyễn Tấn Dũng, cũng như tổng bí thư và các ủy viên BCT đương nhiệm đều có lòng quý trọng sâu sắc, đặc biệt là Ba Dũng rất khâm phục cách cai trị nhà nước theo kiểu Putin. Những ai quan sát kỹ các cuộc gặp gỡ của họ với tổng thống Nga đều xác nhận như vậy. Cho nên khi ve vãn Mỹ, các người cầm quyền VN không thể không cân nhắc đến sự phản ứng của Nga.

‘Chân dung quyền lực’ đã chết?

‘Chân dung quyền lực’ là trang blog một thời được nhiều người theo dõi, từng đăng tải nhiều bài về các ‘phi vụ làm ăn’ của gia đình Đại tướng Phùng Quang Thanh.
‘Chân dung quyền lực’ là trang blog một thời được nhiều người theo dõi, từng đăng tải nhiều bài về các ‘phi vụ làm ăn’ của gia đình Đại tướng Phùng Quang Thanh.
 
Trang blog một thời được nhiều người theo dõi, từng đăng tải nhiều bài về các ‘phi vụ làm ăn’ của gia đình Đại tướng Phùng Quang Thanh, đã hoàn toàn im tiếng, trong khi có nhiều đồn đoán về sự can dự của an ninh quân đội Việt Nam.

Những đồn thổi quanh tình trạng sức khỏe của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thời gian qua khiến nhiều người nhớ tới các thông tin cập nhật về lịch trình đi chữa bệnh ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên bí thư Thành ủy Đà Nẵng, hồi đầu năm nay trên “Chân dung quyền lực”, các nhà quan sát ở trong nước cho hay.

Luật Hiến pháp và Chính trị học (22)



Nguyễn Văn Bông 


PHỤ BẢN 2: HIẾN PHÁP VIỆT NAM CỘNG HÒA NGÀY 26-10-1956

MỞ ĐẦU

Tin tưởng ở tương lai huy hoàng bất diệt của Quốc gia và Dân tộc Việt Nam mà lịch sử tranh đấu oai hùng của Tổ tiên và ý chí quật cường của toàn dân bảo đảm;

Tin tưởng ở sự trưởng tồn của nền văn minh Việt Nam, căn cứ trên nền tảng duy linh mà toàn dân đều có nhiệm vụ phát huy;

Tin tưởng ở giá trị siêu việt của con người mà sự phát triển tự do, điều hòa và đầy đủ trong cương vị cá nhân cũng như trong đời sống tập thể phải là mục đích của mọi hoạt động Quốc gia;

Chúng tôi, Dân biểu Quốc hội Lập hiến:

Ý thức rằng Hiến pháp phải thể hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan;

Nguyện vọng ấy là:

-  Củng cố Độc lập chống mọi hình thức xâm lăng thống trị;

-  Bảo vệ Tự do cho mỗi người và cho Dân tộc;

-  Xây dựng Dân Chủ về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cho toàn dân trong sự tôn trọng nhân vị;

Ý thức rằng quyền hưởng tự do chỉ được bảo toàn khi năng lực phục tùng lí trí và đạo đức, khi nền an ninh tập thể được bảo vệ và những quyền chính đáng của con người được tôn trọng;

Ý thức rằng nước ta ở trên con đường giao thông và di dân Quốc tế, dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước Nhân loại là xây dựng một nền văn minh nhân bản bảo vệ và phát triển con người toàn diện;

Sau khi thảo luận, chấp thuận Bản Hiến pháp sau đây:

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 30/7/2015



1/ Tin Nhật Bản: Lo ngại quân đội Trung Quốc khống chế cả Biển Đông

Thế giới và khu vực tiếp tục bày tỏ thái độ quan ngại trước ý đồ quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc. Phát biểu tại Hoa Kỳ vào hôm qua, 29/07/2015, Tư lệnh Hải quân Nhật Bản đã lên tiếng cảnh báo rằng một khi Trung Quốc sử dụng các hòn đảo nhân tạo mà họ vừa bồi đắp ở Trường Sa vào mục tiêu quân sự, toàn bộ vùng Biển Đông có nguy cơ rơi vào “vùng ảnh hưởng quân sự của Trung Quốc”.
Đối với Đô đốc Takei, nếu quyền tự do hàng hải ở Biển Đông bị đe dọa, hệ quả có thể là “một sự cố ngoài ý muốn”.


2/ Tin FIFA: Michel Platini sẽ tranh cử chủ tịch FIFA

Ông Michel Platini, chủ tịch Uefa, muốn giữ vị trí lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Thế giới FIFA nhưng Hoàng tử Ali Bin al-Hussein của Jordan không hài lòng. Ông đã bị ứng viên có thể tranh vị trí chủ tịch FIFA chỉ trích, vài giờ sau khi ông xác nhận sẽ ra tranh cử.
Platini hôm thứ Tư tuyên bố ông muốn thay thế ông Sepp Blatter sau cuộc bầu chọn sẽ diễn ra vào 26/2 năm tới. Chủ tịch UEFA nói FIFA cần "lật sang một trang mới" sau khi bị hoen ố bởi các cáo buộc tham nhũng.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Xài nguồn lực kiểu con nhà giàu: 200 người quét rác và 4km đường cao tốc

Hoàn Nghi Tuệ (VNTB) Con người – Tiền đề của sự phát triển được sử dụng ra sao tại Việt Nam? Là hoang phí trong các hoạt động của đoàn, hay là đầy chất vụ lợi trong việc Nhiều lái xe bỗng thành phó chánh văn phòng huyện. Dù ở điểm nào nữa, thì nó cho thấy, cách sử dụng nguồn lực tại Việt Nam đi ngược chiều hướng với sự phát triển.


200 con người, 4km đường

200 thanh niên thuộc Đoàn thanh niên trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM đã tiến hành quét rác… trên đường cao tốc vào sáng 26/07.

Với 4km (Km0+000 đến Km4+000), và quét rác trên đường cao tốc, 200 con người – những tri thức của nước nhà là nằm trong chiến dịch “70 ngày - Tự hào tiếp bước” trên tuyến đường cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.”

Tướng Phùng Quang Thanh Đang Bị Quản Thúc

Trung Điền



Trước sức ép mạnh mẽ của dư luận và nhất là trên truyền thông mạng, lãnh đạo cộng sản Việt Nam (CSVN) đã không thể tiếp tục giữ kín về sự sống chết của Tướng Phùng Quang Thanh. Tối ngày 27/7 vừa qua, Hà Nội đã phải để cho Tướng Phùng Quang Thanh xuất hiện trong chương trình giao lưu nghệ thuật “khát vọng đoàn tụ” và có truyền hình trực tiếp trên VTV.

Hầu hết các báo chí, trang điện tử đều loan tin và hình ảnh về sự xuất hiện của Tướng Phùng Quang Thanh vào đêm 27/7 sau đúng 1 tháng vắng bóng, ngoại trừ một số báo chính thức của đảng như Nhân dân, Quân đội Nhân dân và trang điện tử đảng Cộng sản hoàn toàn không đề cập gì đến sự kiện Phùng Quang Thanh.

Trong khi đó, Thiếu tướng Ngô Quang Liên, được giới thiệu là trợ lý của Tướng Phùng Quang Thanh tuyên bố với báo chí rằng Tướng Thanh kể từ nay sẽ ở lại trụ sở Bộ quốc phòng chứ không về nhà riêng. Lý do mà ông Ngô Quang Liên nêu ra là “hạn chế tiếp khách nhiều” vì khuyến cáo của Bác sĩ.

Cứu chuộc phẩm giá

Nhạc sĩ Tuấn Khanh

24675

Cứ mỗi buổi chiều, người bán bánh mì lại dạo xe quanh nhà tôi. Tiếng rao được thu sẳn vào máy, lặp đi lặp lại một điệp khúc đơn điệu “bánh mì đặc ruột đây”. Thoạt đầu tiếng rao cũng bình thường, nhưng càng nghe càng thấy lạ. Vì sao lại bánh mì đặc ruột? Chuyện một ổ bánh mì hiển nhiên không được rỗng ruột nay bỗng lại trở thành ngôn ngữ tiếp thị chính yếu, cứ nhấn vào tai người nghe.

Nói chuyện với người bán, mới biết rằng nhiều năm nay, bánh mì bị làm hỏng đi rất nhiều. Bột đã kém, ruột cũng bị rút đi, mới có tên gọi là “bánh mì giấy” – loại bánh mì vừa chạm vào là vỏ bánh rơi lả tả, da mỏng và không có chút ruột nào. Bánh mì Sài Gòn từng nổi tiếng với nhiều kiểu, nhiều lò và quen thuộc với mọi con người từ bình dân đến sang trọng đã trãi qua một giai đoạn, mà khốn khó đã bào mòn sự tao nhã và độc đáo của nó. Từ khoảng 2 năm nay, “bánh mì đặc ruột” – như lời rao của những người bán – đã quay trở lại, như một cách âm thầm dựng lại truyền thống đẹp nhất của mình, sự kiêu hãnh của người làm ra miếng bánh. Và quan trọng hơn, như một cách để cứu chuộc lại phẩm giá của đô thị đã bị nát nhàu bởi thời cuộc.

Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P.1)



Tác giả: Lí Lị & Chương Lập Phàm | Biên dịch: Nguyên Hải



Ngày 26 tháng 12 năm 2013 là ngày kỷ niệm lần thứ 120 sinh nhật Mao Trạch Đông. Trong hơn một năm nhậm chức vừa qua, đương kim Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã tiến hành chỉnh sửa tác phong của Đảng, đẩy mạnh phê bình, tự phê bình, nhấn mạnh “Nhất định không được bỏ chủ nghĩa Mác-Lê, tư tưởng Mao Trạch Đông; bỏ thì sẽ mất gốc v.v…”; trong công tác lãnh đạo của ông thường xuyên xuất hiện các yếu tố Mao. Dư luận có những lời bình khác nhau về ý đồ và thực chất của việc đó.

Sự sùng bái cá nhân và thần thánh hóa Mao Trạch Đông của người Trung Quốc lên tới đỉnh điểm vào thời Đại cách mạng Văn hóa; từ khi tiến hành cải cách mở cửa đã dần dần bị xóa bỏ.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 29/7/2015


 
1/ Trung Quốc: Tập trận bắn đạn thật với hơn 100 chiến hạm

Trong một hành động được cho là nhằm mục đích thị uy, Trung Quốc vào hôm qua, 28/07/2015 đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên quy mô lớn tại Biển Đông. Tân Hoa Xã cho biết là cuộc diễn tập huy động ít nhất 100 chiến hạm, hàng chục phi cơ, nhiều đơn vị hỏa tiển của Quân đoàn II Pháo binh và lực lượng chiến tranh thông tin.
Hàng chục hỏa tiển và ngư lôi đã được phóng đi, hàng ngàn quả pháo và bom gây nhiễu đã được dùng đến, với mục tiêu gọi là trắc nghiệm năng lực của hệ thống phòng không và cảnh báo sớm của Hải quân Trung Quốc.


2/ Tin Việt Nam: Đầu tháng 9 ông Nguyễn Phú Trọng thăm Nhật

Theo tờ South China Morning Post, số ra ngày hôm nay, 29/07/2015, các nguồn thạo tin từ Việt Nam và Nhật Bản cho biết, hai nước đang chuẩn bị cho chuyến thăm Tokyo của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
 Các nguồn tin có liên hệ với đảng Cộng sản Việt Nam, vào hôm qua, nói rằng chuyến công du của ông Trọng có thể diễn ra vào đầu tháng Chín tới.

Thăng giáng trên chính trường Việt Nam



                                                                (Hình minh họa)

Đầu mùa hè 2015, các báo Việt Nam dồn dập đăng tin về thay đổi nhân sự trong bộ máy Đảng, Công an và chính quyền địa phương Việt Nam, với các chức vụ mới được bổ nhiệm, có người bị cho về nghỉ hoặc bị kỷ luật.

Mới nhất, hôm 29/07, trang VietnamPlus, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộnt Sản Việt Nam đã có thông báo về việc xem xét, quyết định thi hành kỷ luật với một loạt quan chức:
Đó là các ông Lê Thanh Phương, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên.

Lý do là "một số đơn vị trực thuộc Sở vi phạm nghiêm trọng về quản lý tài chính, gây thất thoát, lãng phí tiền và tài sản của Nhà nước, một số cán bộ, đảng viên vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước", theo trang web này.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Bài không tên số 8

Đặng Xương Hùng


Quan sát những gì đang diễn ra ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đang ở trong rất nhiều trạng thái. Phần đông thật sự lo lắng không biết tương lai Việt Nam sẽ trôi về đâu. Phần thì lạc quan hơn vì nhận thấy đảng cộng sản Việt Nam đang ở bước đường cùng. Phần thì ngán ngẩm, lo ngại chuyên chính độc tài vẫn còn mạnh, kéo lê dân tộc này thêm một thời gian nữa.



Cứ như một chu kỳ, càng gần đại hội cuộc đấu đá nội bộ trong đảng càng trở lên căng thẳng và quyết liệt. Ngày xưa, nó chỉ thông qua các lời đồn đoán, xì xào. Thì nay, có thêm các trang Chân dung quyền lực, Nguyen Thuy Trang. Ngày xưa, đảng dẫn dắt dư luận. Ngày nay, đảng bắt đầu phải đối phó với dư luận.

CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM PHẦN IVd


Ngô Đình Nhu (1910-1963)
 

VIỆT NGỮ VÀ HOA NGỮ

Trong một đoạn ở trên, so sánh hoàn cảnh phát triển của Trung Cộng và của Việt Nam, chúng ta đã chứng minh rằng, hoàn cảnh phát triển của Việt Nam có điều nhiều kiện thuận lợi hơn, trong đó có nhiều điều kiện về ngôn ngữ.

Ngôn ngữ của một Cộng Đồng Dân Tộc, đương nhiên là dụng cụ của nền văn hóa của Cộng Đồng. Nhưng ngôn ngữ chỉ trở thành một dụng cụ sung mãn của nền văn hóa khi nào ngôn ngữ gồm được hai đức tính: Dễ học để trở thành một dụng cụ phổ biến, thông dụng và đại chúng, và chính xác để trở thành một dụng cụ suy luận tinh vi và sắc bén.

Hoa Ngữ là một loại sinh ngữ biểu ý, mỗi một chữ ghi một ý niệm. Vì thế cho nên, một người Tàu muốn sử dụng được Hoa Ngữ một cách trung bình phải nằm lòng một số tối thiểu là từ ba ngàn đến bốn ngàn chữ. Sự cố gắng về lý trí vượt mức thông thường đó, đã tạo ra sự tôn sùng Nhà Nho, trong xã hội Trung Hoa và trong xã hội Việt Nam khi xưa.

Ngày 28/07/1914: Thế chiến I bùng nổ


Nguyễn Huy Hoàn



Ngày 28 tháng 7 năm 1914, đúng một tháng sau khi Thái tử Franz Ferdinand của Áo cùng vợ ông bị một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc ám sát tại Sarajevo, Áo-Hung tuyên chiến với Serbia, làm bùng nổ Thế chiến I.

Bị đe dọa trước tham vọng của người Serbia trong một khu vực Balkan đầy biến động của châu Âu, Áo-Hung đã quyết định rằng phản ứng thích hợp để đáp lại vụ ám sát là chuẩn bị cho một cuộc xâm lược quân sự có thể xảy ra của Serbia. Sau khi đảm bảo sự hỗ trợ vô điều kiện của đồng minh hùng mạnh của mình là Đức, Áo-Hung gửi một bức tối hậu thư tới Serbia vào ngày 23 tháng 7, yêu cầu mọi biện pháp tuyên truyền chống Áo trong lãnh thổ Serbia phải bị đàn áp, và Áo-Hung phải được phép tiến hành điều tra riêng về vụ ám sát Thái tử, cùng một số yêu cầu khác.

Vì sao Bắc Kinh lại sợ phán quyết của tòa án quốc tế ?

mediaPhái đoàn Philippines trong phiên điều trần Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc La Haye (Den Haag) - DR
Ngay từ khi Philippines khởi động vụ kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc cách nay hai năm rưỡi, Bắc Kinh luôn luôn tuyên bố không tham gia tranh tụng, cũng như không chấp nhận phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, lập trường cứng rắn được lập đi lập lại đó phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng trước khả năng tòa án trọng tài phán quyết bất lợi cho Trung Quốc.
Phải nói là trong tháng Bảy 2015, vụ kiện Trung Quốc đã chuyển qua một giai đoạn thiết yếu, với việc Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye (Hà Lan) mở phiên điều trần đầu tiên, kéo dài một tuần lễ để nghe bên nguyên đơn là Philippines trình bày lập luận của mình. Trung Quốc không tham dự vì đã từ chối tham gia vụ kiện. 

Ai bảo người Việt không quan tâm chính trị?


Bức hình của phóng viên Tuổi Trẻ chụp khi Tướng Thanh xuống sân bay gây nhiều bàn luận. 
 
Trước nay người Việt vốn bị coi là ít quan tâm đến những vấn đề hệ trọng của đất nước, thực tế có phải vậy?

Khi biết tin Đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ về nước vào ngày 25/7, nhiều người nghĩ rằng đó là thời điểm thích hợp để tránh sự quan tâm quá mức của dư luận do đó cũng là ngày mà đội bóng Manchester City đến Việt Nam. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, có thể chính việc Bộ trưởng Quốc phòng về nước lại che mờ cả dàn sao của câu lạc bộ hàng đầu giải Ngoại hạng.

Đó là một ngày thứ 7, nhưng rất nhiều người đã dậy từ sớm để theo dõi thông tin về tướng Thanh. Trên báo, ngay cả những trang thiên về giải trí, bài về Bộ trưởng Quốc phòng - một nhân vật chính trị cũng nổi bật và có nhiều lượt người đọc nhất.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 28/7/2015

 1/ Tin Trung Quốc: Ngăn chận máy bay của Lao Airlines

Một máy bay của Lao Airlines trên đường từ Hàn Quốc về Vientiane, khi đi qua vùng biển Hoa Đông, đã bị Trung Quốc ngăn chặn, không cho bay qua vùng nhận diện phòng không mà Bắc Kinh đã thiết lập tại nơi có tranh chấp chủ quyền với Tokyo.
Website của nguyệt san Thế giới vận tải hàng không – Air Transport World, ngày 27/07/2015 cho biết, chuyến bay QV 916 của Lao Airlines cất cánh lúc 8 giờ sáng ngày ngày 25/07 từ phi trường Quốc tế Gimhae, Hàn Quốc, để đi Vientiane đã phải quay lại Hàn Quốc.


2/ Tin Malaysia: Cách chức phó thủ tướng

Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã thay người phó của mình giữa lúc đang xảy ra một vụ bê bối tài chính kéo dài. Phó thủ tướng Muhyiddin Yassin đã chỉ trích việc ông Najib xử lý các cáo buộc xoay quanh một quỹ đầu tư nhà nước.
Ông Najib đã bác bỏ các cáo buộc nói gần 700 triệu đôla đã được chuyển từ quỹ 1MBD do ông này lập ra năm 2009 vào các tài khoản cá nhân của mình. Truyền thông nhà nước nói Tổng chưởng lý Abdul Gani Patail, người dẫn đầu cuộc điều tra vụ bê bối này, cũng bị thay thế.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Trùng tu hay hủy hoại?

Nhà hát Lớn Hà Nội (hình chụp năm 2011).
Nhà hát Lớn Hà Nội (hình chụp năm 2011).



Nhìn thấy những bức ảnh mới nhất chụp Nhà Hát Lớn Hà Nội đã được trùng tu, sơn mới để chào mừng 70 năm cuộc Cách mạng tháng 8 - 1945 mà tôi xót xa, buồn thảm tận đáy lòng.

Tôi tự hỏi sao lại có người nhẫn tâm hay vô tình hủy hoại đến vậy một công trình văn hóa có giá trị lịch sử - kiến trúc - văn hóa - tinh thần hàng đầu của Thủ đô Thăng Long – Hà Nội của dân tộc ta.
Một sự tối tăm, u mê mù quáng kéo dài nhân danh tu bổ, nâng cấp, hiện đại, cải tiến… bộ mặt thủ đô dưới sự lãnh đạo của Đảng CS, tự nhận có vai trò tiền phong dẫn dân tộc ta trên con đường văn minh, hiện đại. Sao mà trái ngược đến vậy. Nền văn hóa vô sản là tệ hại đến mức này ư ?

Bàn cờ quân sự Đông Á và cuộc chạy đua

                                         Quân đội Trung Quốc tập bắn đạn thật ở Hong Kong 
 
Tại Đông Á sự căng thẳng về chính trị và quân sự ngày càng gia tăng.

Những hoạt động kiến trúc đảo nhân tạo ở Trường Sa, cách cư xử hung hăng của Trung Quốc, cùng với những căng thẳng trong năm 2014 trên Biển Hoa Đông qua việc thiết lập vùng nhận diện phòng không do Trung Quốc đã đưa đến sự quan ngại của một số quốc gia trong vùng và cả Hoa Kỳ.

Sự phát triển ồ ạt của quân đội Trung Quốc từ đầu thập niên 2010, đặc biệt là của lực lượng hải quân, khiến các quốc gia ở Đông Á đang ráo riết tăng cường lực lượng vũ trang của mình.

Các quốc gia ở Đông Á có những quan tâm gì đối với những phát triển trên Biển Đông?

Họ có những biện pháp gì để chuẩn bị cho những diễn biến tương lai? Và Việt Nam có thể lợi dụng tình thế này bằng cách nào để hữu ích cho việc bảo vệ giang sơn?

Đầu tiên là những tiến triển quân sự ở Đông Bắc Á:

Vụ Phùng Quang Thanh và truyền thông Việt Nam


Nguyễn Hưng Quốc
 
Mấy tuần qua, trên các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là facebook, tin tức khiến người ta chú ý và bình luận nhiều nhất là về Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng của Việt Nam. Thoạt đầu, có tin ông bị ám sát, sau đó, tin ông chết vì ung thư phổi trong bệnh viện Georges Pompidou của Pháp.  Mà không phải chỉ có người Việt Nam. Ngay cả hãng thông tấn Đức Deutsche Press-Agentur (DPA) cũng loan tin ông qua đời. Chính quyền Việt Nam phải lên tiếng cải chính. Mới đây, báo chí trong nước loan tin ông Phùng Quang Thanh đã bay từ Pháp về Việt Nam với tình trạng sức khoẻ rất tốt. Tuy vậy, tin đồn về cái chết của ông vẫn tiếp tục râm ran trong dư luận. Người ta vạch ra những sự mơ hồ và không đáng tin cậy trong các bản tin đăng trên báo chí Việt Nam: Chỉ có những lời tường thuật chung chung chứ không có một bức ảnh nào của Phùng Quang Thanh cả. Thật ra, cũng có. Có một bức ảnh ông đứng sau chiếc xe Lexus ra phi trường đón. Nhưng trong bức ảnh ấy, hình của Phùng Quang Thanh rất mờ. Người ta nghi ngờ đó không phải là ông.

Đánh giá sơ bộ các ứng viên tổng thống Mỹ


Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Những ai đang cảm thấy chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ khó hiểu không cần phải lo lắng. Nó chẳng có nghĩa gì cả. Cuộc chạy đua cho vị trí Tổng thống năm 2016 đang được định hình là cuộc chạy đua kỳ quặc nhất trong lịch sử hiện đại, không chỉ bởi vì số lượng ứng cử viên – hiện tại là 14, với thêm 2 hoặc 3 người nữa dự kiến sẽ được thông báo sớm – mà còn vì tính chất của cuộc đua này.
Câu hỏi quen thuộc dành cho những người có tham vọng trở thành Tổng thống là: Tại sao anh lại tham gia tranh cử? Đối với năm nay, câu trả lời dường như là: Tại sao không? Miễn là người đó không quá coi trọng phẩm giá của mình thì họ sẽ mất rất ít và được rất nhiều từ việc tranh cử. Một chiến dịch tranh cử thất bại, ngay cả một chiến dịch cực kỳ thảm bại, cũng có thể mang lại phí diễn giả cao hơn, các hợp đồng xuất bản sách béo bở hơn, hoặc một chương trình truyền hình. Cả Newt Gingrich và Mike Huckabee đều thất bại trong việc tranh cử vị trí ứng viên Đảng Cộng hòa, nhưng đều có suất trên các buổi talk show trên truyền hình cáp.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 27/7/2015


1/ Tin Anh: Thủ tướng Anh công du Đông Nam Á

Thủ tướng Anh David Cameron nói sẽ ký các hợp đồng kinh doanh hơn trị giá 750 triệu bảng (1.16 tỉ USD) trong chuyến đi tới bốn nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.Cùng đi với ông Cameron có 31 lãnh đạo doanh nghiệp Anh trong chuyến công du thương mại với Indonesia là điểm đến đầu tiên.
Phóng viên Chính trị của BBC, Ben Wright, nói đây là chuyến đi có lịch làm việc dày đặc tới cả Malaysia, Vietnam và Singapore và là chuyến đầu tiên từ khi Anh có Quốc hội mới.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/07/150727_cameron_asia_trip

2/ Tin Nga: Đưa ra chủ thuyết Hải quân mới chống lại NATO

Chính quyền Nga ngày 26/07/2015 đã công bố « chủ thuyết Hải quân » mới, theo Matxcơva là nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng lớn của khối NATO.
 Văn kiện này được giới thiệu nhân ngày lễ dành cho Hải quân Nga, tổ chức tại các cảng trên toàn quốc. Tổng thống Vladimir Putin có mặt trên một chiến hạm tại biển Bantich, ngoài khơi Kaliningrad.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150727-nga-nato-qs/

3/ Tin Trung Quốc: Muốn lập tuyến du lịch thứ hai tới Hoàng Sa –Biển Đông

Truyền thông Trung Quốc ngày 27/07/2015 đưa tin, Bắc Kinh muốn lập một tuyến du lịch thứ hai tới Hoàng Sa, quần đảo có tranh chấp với Việt Nam nhưng đã bị Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ hồi tháng Giêng năm 1974.
Theo nhật báo China Daily, được Reuters trích dẫn, năm 2013, Trung Quốc đã bắt đầu thí điểm dùng tàu Coconut Princess đưa du khách từ tỉnh Hải Nam tới Hoàng Sa và tính đến nay, đã có hơn 10 000 lượt du khách.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150727-bk-vn-hs-bd/

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Nha Trang 'trấn áp' người 'tuyệt thực toàn cầu'

Blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tố cáo chính quyền Nha Trang trấn áp người tham gia 'tổng tuyệt thực toàn cầu' đòi tự do cho 'tù nhân lương tâm'.

BBC chưa liên hệ được với chính quyền sở tại để lấy bình luận về cáo buộc này.

Cô Như Quỳnh nói ở Nha Trang có năm người tham gia ngày tuyệt thực toàn cầu vì 'tù nhân lương tâm' nhưng một người đã bị chặn khi toan tới công viên gần bờ biển Nha Trang.

Blogger từng được giải thưởng nhân quyền kể lại diễn biến hôm 25/7, ngày cô nói hàng trăm người ở 20 thành phố khác nhau của Việt Nam và thế giới tham gia đòi tự do cho khoảng 100 người đang bị giam cầm vì "chính kiến" của họ:

"Khi chúng tôi vừa bắt đầu mặc những áo trắng, trên những áo trắng đó có những dòng chữ, áo của tôi là 'Tự do cho Nguyễn Ngọc Già', 'Tự do cho Bùi Thị Minh Hằng' và 'Tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức', khi chúng tôi vừa mặc áo và bắt đầu ngồi thiền thì lực lượng an ninh xông vào và tát vào mặt chị Hoàng Anh trước, sau đó đánh anh Thiện và anh Tâm ngay trước mặt tôi.

Cái loa rè và trẻ con khóc


Một lần, tôi suýt bị tai nạn giao thông khi đi ngang qua cái loa phường vì tưởng ai đó gọi mình. Âm thanh hỗn tạp không nghe rõ mà càng cố nghe cũng không nghe được gì.

Có cả trăm ý kiến, cả ngàn nỗi thống khổ, cả vạn bức xúc mỗi khi sự tồn tại của “cái loa phường” được nhắc lại. (ảnh minh họa)

Cái loa chỗ tôi ở thường được dùng để quảng cáo, toàn vào các giờ cao điểm, sáng 5h đài huyện nói, xong đến đài xã, mà khổ nỗi, mỗi xã lại có bản tin khác nhau, nhà tôi nằm giữa ba cột loa, hai cái của làng và một cái của làng bên, cách cột loa 20m, mỗi sáng và chiều tối lại phải nghe ba cột loa “cãi nhau”.

Ở nơi tôi đang sống (TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang), loa phường bắt đầu phát từ 4h45. Bắt đầu bằng... sôi và hú.

Tôi sống tại một ngôi nhà tập thể của quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cạnh nhà tôi có một chị vừa về làm dâu trong khu tập thể sinh cháu nhỏ, sau hai tháng cố gắng đã phải bỏ về nhà mẹ đẻ chỉ vì không thể chịu được âm thanh của mấy chiếc loa phường phát ra mỗi sáng, hai đứa con sinh đôi của chị cứ khóc toáng lên mỗi khi nghe âm thanh này.


VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 26/7/2015

1/ Tin Hoa Kỳ: Có nữ tư lệnh hạm đội đầu tiên




Trong một buổi lễ thay quyền chỉ huy hạm đội Thứ Ba được tổ chức trên hàng không mẫu hạm Ronald Reagan đậu tại San Diego hôm Thứ Sáu, Hải Quân Hoa Kỳ đã có một bước tiến lịch sử khi nữ phó đô đốc Nora Tyson chính thức nhận lãnh trách nhiệm tư lệnh hạm đội này, trở thành phụ nữ đầu tiên ở chức vụ chỉ huy một hạm đội của Hoa Kỳ.
Hạm Đội Thứ Ba, với bộ chỉ huy đặt tại căn cứ Point Loma ở thành phố San Diego, có tầm hoạt động rất rộng, từ bờ biển Miền Tây Hoa Kỳ tiến về phía Tây cho đến lằn đường kinh tuyến đổi ngày quốc tế.



http://www.nguoi-viet.com/absoluten…/…/viewarticlesNVO.aspx…


2/ Tin Trung Quốc: Đừng suy diễn quá mức cuộc tập trận ở biển Đông


Hải quân Trung Quốc mới lên tiếng kêu gọi tránh “suy diễn quá mức” cuộc thao diễn quân sự hiện thời của nước này trên biển Nam Trung Hoa, tức biển Đông, sau khi vấp phải phản đối của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Người phát ngôn của lực lượng hải quân Trung Quốc hôm nay, 25/7, được trích lời nói rằng đó là một cuộc tập dượt thường niên, “phù hợp với luật pháp quốc tế”, đồng thời tuyên bố sẽ tiến hành các cuộc tập trận tương tự trong tương lai.



http://www.voatiengviet.com/…/trung-quoc-noi-c…/2878449.html

Tìm người đi lạc


Bùi Bảo Trúc
Đây là một đoạn nhắn tin tìm người đi lạc đọc được trên một tờ báo trong nước hồi tuần trước. Những dòng chữ này làm người ta nhớ ngay tới những đoạn nhắn tin tìm trẻ lạc trên báo chí Sài Gòn hồi trước năm 1975. Đại khái là sau mấy dòng mô tả người muốn tìm như vóc dáng, dung mạo với những nét đặc biệt, tuổi tác, quần áo mặc lúc ra đi, đoạn cuối bao giờ cũng là một hai lời hứa là muốn gì, gia đình cũng chiều theo, ai gặp, xin dẫn về địa chỉ nhà đương sự sẽ được hậu tạ, cam đoan không làm khó dễ, hệt như chủ của những con chó bị trộm sẵn sàng trả tiền chuộc “no question asked.”

Đoạn nhắn tin tìm người đi lạc đó nguyên văn như thế này:

Đàn ông, dáng người hơi lùn, mặt giống mặt lợn, 66 tuổi. Bị bệnh tâm thần, nên tin chắc mình là Chệt, xưng tên là FENG GUANG SHENG, chỉ nói tiếng Tầu tuy là người Việt 100%, luôn luôn nhận cha là Mao Ze Tung.

Chuyện người Việt ăn cắp: Những lí giải không thuyết phục

Nguyễn Văn Tuấn


Câu chuyện người Việt bị bắt phạt vì ăn cắp ở nước ngoài dấy lên một số phản ứng khá gay gắt. Tuy đa số đều cảm thấy bức xúc và tức giận, nhưng một số không nhỏ có những phản ứng có thể nói là rất thiếu thuyết phục, nếu không muốn nói là nực cười. Người thì cho rằng ở Mĩ, Pháp, Nhật cũng có người ăn cắp, chứ có riêng gì người Việt Nam đâu; người thì cho rằng nói ra sự thật như thế là bôi nhọ Việt Nam; có người còn đi xa hơn đổ thừa cho ... Việt Tân! Đành rằng trong thế giới mạng thì có người này kẻ khác, nhưng những phản ứng trên làm cho chúng ta phải suy nghĩ là chúng ta đang sống bên cạnh những con vi khuẩn văn hoá rất nguy hiểm.
Trước hết là lí giải kiểu "Ở Nhật cũng có người ăn cắp" theo tôi là vô duyên nhất. Người ta đang nói chuyện người Việt ăn cắp, tự dưng chuyển sang chuyện người Nhật! Đó là một kiểu nguỵ biện gọi là "đánh tráo vấn đề" hay distraction. Thật ra, kiểu nguỵ biện đó rất thô, bởi vì đó là cách nói "Họ ăn cắp, tôi cũng có quyền ăn cắp"! Logic này rõ ràng là nghe không được, vì nó lấy cái xấu biện minh cho cái xấu.

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Người Việt vùng Washington DC hưởng ứng ngày tổng tuyệt thực toàn cầu




Hưởng ứng lời kêu gọi ngày tuyệt thực toàn cầu do các tổ chức dân sự trong nước đề xướng, người Việt ở vùng Washington DC, Hoa Kỳ, tổ chức buổi thắp nến và tuyệt thực chiều ngày 24 tháng Bảy 2015 vừa qua, rơi đúng vào thời điểm sáng thứ Bảy ngày 25 tháng Bảy giờ Việt Nam là ngày cuộc tuyệt thực được ấn định.

Đòi dân chủ cho Việt Nam

Chiến dịch Nhân quyền 2015-We Are One- do các tổ chức dân sự trong nước kêu gọi vận động mọi người cùng nhau ký tên vào thư ngỏ gửi lên Hội đồng Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền quốc tế, bày tỏ ước vọng của người Việt về vấn đề nhân quyền,tự do, dân chủ cho Việt Nam.

Bộ Chính Trị khắc số những người tên Thanh

Vũ Thạch


Người đầu tiên vắn số với Bộ Chính Trị không phải 2 ông Thanh gần đây, mà là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Ông chết năm 1967.

Với các tiết lộ thâm cung bí sử gần đây, đặc biệt trong cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh, người ta mới biết vai trò hệ trọng ở hàng tột đỉnh của ông Nguyễn Chí Thanh. Ông chính là một trong ba chân vạc: Lê Duẫn - Lê Đức Thọ - Nguyễn Chí Thanh. Bộ ba này dám làm chuyện tày trời, đó là giật quyền cai trị khỏi tay ông Hồ Chí Minh và dàn chân tay thân tín của ông như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp.

Người dân VN 'bất mãn với nền kinh tế'


Tỷ lệ hài lòng với nền kinh tế hiện nay tại Việt Nam đang xuống thấp, theo một báo cáo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam thực hiện.

Báo cáo, với tên gọi "Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và Thị trường của người Việt Nam năm 2014 (CAMS 2014)”, được công bố tại Hà Nội hôm 23/7, theo thông tin trên trang web của VCCI.
Theo đó, trung bình chỉ 19% người tham gia khảo sát tại Việt Nam nói họ hài lòng với tình hình kinh tế hiện nay.

Cách mạng Pháp 1789


Tác giả Nghiêm Xuân Hồng(1920-2000)


Cuộc cách mạng 1789 tại Pháp là cuộc cách mạng lớn lao đầu tiên trong thời cận đại đã gây nhiều âm hưởng tại các nước khác. Do cuộc biến chuyển đó, tới ngày nay, dân tộc Pháp vẫn được giữ cương vị một dân tộc tiền tiến để cổ xuý những khẩu hiệu tự do, bình đẳng, cùng các nhân quyền khác. Do những âm thanh vang dội liên tiếp, nên không mấy nước Âu-Á là không có những sách vở nghiên cứu về cuộc cách mạnh 1789. Tới nay, hầu hết những người đọc sách đều có những ý niệm ít nhấl là khái quát về cuộc cách mạng Pháp, về hoàn cảnh xã hội Pháp thời đó, cùng những nguyên nhân đã phôi thai ra cách mạng. Bởi thế, mục tiêu của chương này chỉ cốt nhằm vào nghiên cứu diễn trình biện chứng của cuộc cách mạng 1789, tìm điểm sự va chạm của những lực lượng tương khắc, những đợt tiến hay lùi, để có thể soi sáng ít nhiều cho sự đặt định những phương châm của một quan niệm hành động... Trên phương diện diễn trình biện chứng, sự nghiên cứu cuộc cách mạng 1789 có thể đem lại nhiều lợi ích hơn cả. Vì trái với những cuộc cách mạng gần đây (cách mạng Quốc xã Đức hoặc cách mạng vô sản tại Nga sô và Trung Quốc) vốn có sẵn những kế hoạch cùng phương châm hành động phác định từ trước, cuộc cách mạng Pháp 1789, mặc dầu được chuẩn bị trong gần một thế kỷ bởi những trào lưu tư tưởng tự do và bình đẳng, nhưng tới khi lâm sự, vẫn là một cuộc cách mạng mà các nhà lãnh đạo đã tùy cơ ứng biến. 

Ăn cắp ở Thụy Sĩ sao bằng ở Hà Nội

Ngô Nhân Dụng



Khi đọc bản tin hai du khách người Việt bị bắt vì ăn cắp ở mấy đôi kính mát ở Zurich, Thụy Sĩ tôi rất buồn. Ðã đi tính ăn cắp tại sao hai cháu không làm ăn “quy mô lớn xã hội chủ nghĩa” mà lại đi ăn cắp vặt như vậy? Về Hà Nội, “phấn đấu vào đoàn,” rồi “phấn đấu vào đảng” để làm những vố lớn có hơn không? Nếu sau này không được như Phùng Quang Thanh, Nguyễn Tấn Dũng, thì ít nhất cũng theo gót được Nguyễn Xuân Sơn chứ?
Sau Nhật Bản, Thái Lan, Ðài Loan, từ nay lại thêm Thụy Sĩ là nơi người ta phải cảnh giác khi thấy du khách người Việt Nam. Sỉ nhục cho cả dân tộc! Nhưng nghĩ cho cùng, không phải mấy cá nhân phạm pháp gây ra mối nhục này; họ cũng là nạn nhân. Chính phạm là một chế độ ăn cắp từ trên xuống dưới, lớn ăn cắp lớn, nhỏ ăn cắp nhỏ!

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 25/7/2015


 
1/ Tin Việt Nam: Bắt nhân viên trộm điện thoại ở phi trường Nội Bài

Công an Việt Nam bắt giữ hai nhân viên bốc xếp bị cho là đã trộm điện thoại của một khách Hàn Quốc tại sân bay Nội Bài. Theo Cục Hàng không Việt Nam, hôm 20/7, một hành khách Hàn Quốc đi chuyến bay của hãng hàng không Vietjet Air từ Hàn Quốc về Nội Bài đã khai báo mất 1 điện thoại Samsung Note 2 màu trắng.
Sang ngày 21/7, nhân viên kỹ thuật của Vietjet Air khi kiểm tra cùng một máy bay, lúc này đậu tại sân bay Tân Sơn Nhất, đã phát hiện điện thoại được giấu phía trên tấm panel trần hầm hàng phía sau của máy bay.


2/ Tin Việt Nam: Tuyệt thực toàn cầu cho nhân quyền ở Việt Nam

Hôm nay, 25/07/2015, “Cuộc Tổng tuyệt thực toàn cầu” trong khuôn khổ Chiến dịch Nhân quyền 2015, với tên gọi We Are One ( Chúng ta là một ) đã diễn ra tại Việt Nam và một số nước có cộng đồng người Việt sinh sống như Bỉ, Canada, Cộng hoà Séc, Đan Mạch, Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Cam Bốt, Lào, Pháp, Phần Lan, Tân Tây Lan, Úc, Na Uy...
 Mục đích của hành động tuyệt thực này là vận động cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam, mà trước hết là đòi trả tự do cho các tù chính trị tại Việt Nam.


3/ Tin Trung Quốc: Tuyên bố có quyền khoan thăm dò dầu khí ở biển Hoa Đông

Hôm nay, 24/07/2015, Trung Quốc tuyên bố hoàn toàn có quyền khoan thăm dò dầu khí ở biển Hoa Đông tại khu vực gần vùng biển tranh chấp với Nhật Bản, và không công nhận đường ranh giới phân chia lãnh hải giữa hai nước do Tokyo “đơn phương” vạch ra.
Ngày 22/07 vừa qua, Nhật Bản vừa công bố các hình ảnh chụp các giàn khoan thăm dò khí đốt của Trung Quốc hoạt động gần ranh giới lãnh hải của hai nước. Tokyo yêu cầu Bắc Kinh ngừng hạ đặt các giàn khoan thăm dò dầu khí trên biển Hoa Đông gần vùng biển mà hai nước đang tranh chấp.

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Đài Loan chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống toàn nữ

Dương Trường Phúc | Nguyễn Huy Hoàng


Với việc Phó Chủ tịch Lập pháp viện (tức Quốc hội Đài Loan – NHĐ), bà Hồng Tú Trụ (Hung Hsiu-chu), được Ủy ban Thường vụ Quốc Dân Đảng (KMT) xác nhận, các ứng viên của hai đảng chính tranh cử tổng thống Đài Loan năm 2016 đều là nữ, dẫn đến một kết luận hiển nhiên là sẽ có một nữ tổng thống ở Đài Loan vào năm tới.

Ứng cử viên Đảng Dân Tiến (DPP), bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), từng tranh cử vào văn phòng tổng thống năm 2012 nhưng đã để thua đương kim tổng thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou). Lần này, với sự ủng hộ dành cho Quốc Dân Đảng đang ở mức thấp và sinh khí của Đảng Dân Tiến từ sau chiến thắng áp đảo trong các cuộc bầu cử địa phương năm 2014, bà Thái được tin là sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc.

Người dân VN 'bất mãn với nền kinh tế'


 
Tỷ lệ hài lòng với nền kinh tế hiện nay tại Việt Nam đang xuống thấp, theo một báo cáo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam thực hiện.

Báo cáo, với tên gọi "Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và Thị trường của người Việt Nam năm 2014 (CAMS 2014)”, được công bố tại Hà Nội hôm 23/7, theo thông tin trên trang web của VCCI.
Theo đó, trung bình chỉ 19% người tham gia khảo sát tại Việt Nam nói họ hài lòng với tình hình kinh tế hiện nay.

Đáng chú ý là tỷ lệ hài lòng với nền kinh tế tại các cơ quan Quốc hội, các UBND và sở ngành cấp tỉnh, thành phố cao hơn (từ 26-27%) so với tỷ lệ tại các cơ quan báo chí, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam cũng như các tổ chức nghiên cứu (từ 4%-6%).

Ông Daniel Russel, phụ tá ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương phát biểu về chính sách Biển Đông của Mỹ


 Xin chào quý vị, thật vinh dự cho tôi khi được quay lại CSIS. Tôi sẽ bắt đầu bài phát biểu của mình bằng việc nêu ra bối cảnh tình hình hiện nay. Mỹ đã luôn có lợi ích ở Châu Á và lợi ích đó ngày càng lớn hơn khi các nền kinh tế của chúng ta kết nối chặt chẽ với nhau và người dân chúng ta gần gũi nhau hơn nhờ việc đi lại thuận tiện và internet.

Trong vòng bảy thập kỷ qua chúng tôi đã cùng làm việc với các nước đồng minh và đối tác để cùng nhau bảo vệ an ninh và phát triển thịnh vượng. Và đặc biệt trong vòng sáu năm rưỡi qua, chúng tôi đã đầu tư để xây dựng quan hệ hợp tác với từng nước một trong khu vực – đây chính là chính sách tái cân bằng.

Có rất nhiều sự đầu tư mà thế giới và Châu Á cần để có thể tiếp tục tăng trưởng – đầu tư vào nguồn lực con người, vào kinh doanh, vào cơ sở hạ tầng. Nhưng cũng quan trọng không kém là sự đầu tư vào “nguồn vốn hợp tác”, chính là đầu tư vào luật pháp và trật tự quốc tế bởi nó góp phần tạo thuận lợi cho quan hệ giữa các quốc gia, thúc đẩy hội nhập khu vực nhằm giúp các quốc gia quản lý các tranh chấp của mình một cách hoà bình. Chính sách của Mỹ là đầu tư một cách cân bằng vào tất cả các lĩnh vực này.

Trong bảy mươi năm qua, một hệ thống dựa trên luật lệ là nền tảng trung tâm tạo nên sự tăng trưởng trên toàn cầu nhưng thường bị đánh giá thấp. Và điều này có vẻ đúng ở bối cảnh Châu Á. Nhiều nền kinh tế đã tăng trưởng và tiếp tục tăng trưởng nhờ vào thương mại quốc tế, đặc biệt là thương mại với Mỹ.

Nhật yêu cầu TQ ngưng xây cất ngoài biển



Nhật đã và đang củng cố năng lực quốc phòng để đối phó với các hoạt động của Trung Quốc. 
 
Nhật Bản chỉ trích hoạt động bồi đắp đảo và các cơ sở ngoài khơi của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và Biển Đông trong bản sửa đổi báo cáo quốc phòng.

Phúc trình Quốc phòng Thường niên được sửa đổi và được chính phủ Thủ tướng Abe thông qua lần đầu tiên đưa ảnh vệ tinh các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tuy nhiên phúc trình này không công bố số lượng các cơ sở Trung Quốc xây cất cũng như chi tiết về kích cỡ và tọa độ các cơ sở đó.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 24/7/2015



1/ Tin Việt Nam: Cơ hội nào cho tù nhân chính trị trong đợt đặc xá?

Việt Nam mới thông báo sẽ thả tới 17 nghìn tù nhân trước thời hạn trong dịp đặc xá quy mô lớn nhất từ trước tới nay nhân dịp Quốc khánh 2/9.
Chính quyền Việt Nam chưa công bố sẽ có bao nhiêu tù nhân chính trị được thả trong dịp này, nhưng các nhà bất đồng chính kiến, trong đó có luật sư Nguyễn Văn Đài, cho rằng đây là dịp tốt để chính quyền Hà Nội đáp ứng các yêu cầu của quốc tế về nhân quyền.


2/ Tin Việt Nam: Tàu TQ có vũ trang tấn công tàu cá của ngư dân Bình Định

Tàu vỏ sắt có vũ trang của Trung Quốc tấn công một tàu cá của ngư dân Bình Định trên vùng biển Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Sáng nay 24/7 ông Nguyễn Nhật Ngọc thuyền trưởng tàu cá BĐ 96496 TS, đã đến trạm Biên phòng Mũi Tấn Qui Nhơn, để báo cáo về việc tàu của ông bị tàu vỏ sắt có vũ trang của Trung Quốc mang số hiệu 994, rượt đuổi tấn công trưa 21/7/2015 ở vùng gần đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Theo tin này Tàu vỏ sắt 994 của Trung Quốc đã hú còi xịt vòi rồng và cố ý đâm thẳng vào tàu cá Bình Định, nhưng thuyền trưởng tàu cùng 3 ngư dân  cố gắng lách tránh và chạy thoát.


3/ Tin Rumani: Lãnh đạo một nhà tù tàn bạo thời cộng sản lãnh án 20 năm tù

Một tòa án tại Rumani vào hôm nay 24/07/2015 đã tuyên án 20 năm tù giam đối với Alexandru Visinescu, cựu Giám đốc một trong những nhà tù khổ sai nổi tiếng tàn bạo thời chế độ Cộng sản. Đây là lần đầu tiên tư pháp Rumani xét xử các hành vi tội ác thời chế độ cũ, 25 năm sau khi chế độ độc tài bị sụp đổ.
Phiên tòa xét xử Alexandru Visinescu, năm nay 89 tuổi, về các tội ác chống nhân loại đã mở ra từ tháng Chín năm ngoái. Nhân vật này bị buộc tội áp dụng một « chế độ hủy diệt » các tù nhân chính trị bị giam tại nhà tù Ramnicu Sarat, miền Đông Rumani.

Chính diện hay hậu trường: Vai trò nào cho Hoa Kỳ ở Biển Đông?


  Khánh An-VOA

Buổi điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ về 'Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông' hôm 23/7/2015.
Buổi điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ về 'Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông' hôm 23/7/2015.




Với nhiều hoạt động xây dựng, cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông trong vòng 18 tháng qua, nhiều người cho rằng Hoa Kỳ nên hỗ trợ cho các đối tác và đồng minh trong khu vực thông qua kinh tế và quân sự, nhưng một số người khác lại cho rằng các nước ASEAN phải tự giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Làm thế nào Hoa Kỳ có thể hỗ trợ cho các đối tác đồng thời giảm thiểu rủi ro xảy ra  xung đột? Đó cũng là câu hỏi được đặt ra trong buổi điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ hôm qua (23/7) về “Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông”.

Trong buổi điều trần, các chuyên gia nghiên cứu về khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của Biển Đông, đồng thời đưa ra những khuyến nghị về chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực này.

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Luật Hiến pháp và Chính trị học (21)



Nguyễn Văn Bông



PHỤ BẢN 1: HIẾN PHÁP CỦA HIỆP CHÚNG QUỐC NGÀY 4-3-1789

MỞ ĐẦU

Chúng tôi, nhân dân Hiệp Chúng Quốc, với mục đích thực hiện một sự liên hiệp chặt chẽ hơn, thiết lập công lý, duy trì an ninh nội bộ, trù liệu cho công cuộc phòng thủ chung, phát triển sự thịnh vượng toàn diện, và bảo đảm cho chúng tôi và cho hậu thế của chúng tôi các điều ích lợi của sự tự do, quyết định và thiết lập Hiến pháp này cho Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu.

ĐIỀU I

Khoản 1. Mọi quyền hành Lập pháp do bản Hiến pháp này chấp thuận, sẽ trao cho một Quốc hội của Hiệp Chúng Quốc, gồm có một Thượng Nghị viện và một Hạ Nghị viện.

Khoản 2. Hạ Nghị viện sẽ gồm có những nhân viên do dân chúng các Tiểu bang tuyển lựa, hai năm một lần, và các cử tri tại mỗi Tiểu bang sẽ phải có đủ các điều kiện bắt buộc như đối với các cử tri bầu cử đại diện vào viện có nhiều nhân viên nhất của ngành Lập pháp của Tiểu bang.

Không một người nào sẽ được làm Hạ nghị sĩ (dân biểu) nếu chưa tới hai mươi lăm tuổi, nếu chưa làm công dân Hiệp Chúng Quốc được bảy năm, và nếu khi được bầu; không cư trú tại Tiểu bang đã tuyển lựa mình.

Trung Quốc giật dây vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia?

 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Samdech Hunsen tại lễ khánh thành cột mốc 314 ngày  

Tranh chấp biên giới giữa Việt Nam và Campuchia gần đây rất căng thẳng và dễ trở thành xung đột. Liên Hiệp Quốc đã đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen cung cấp một phần thông tin về bản đồ phân định biên giới với Việt Nam. Nguyên do nào khiến Phnompenh khuấy động vấn đề biên giới, mặc dù hai bên đã có các Hiệp định phân định biên giới năm 1983, năm 1985 và Hiệp ước bổ sung 2005. Nam Nguyên phỏng vấn Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ hiện sống và làm việc ở Hà Nội về vấn đề này.

Nam Nguyên: Thưa TS Việt Nam và Campuchia đã phân định đương biên giới theo hiệp định 1985 và trên cơ sở bản đồ Bonne do chính Quốc vương Norodom Sihanouk bảo lưu tại LHQ. Khúc mắc chính trong vấn đề biên giới giữa hai nước hiện nay là gì?

TS Trần Công Trục: Như các bạn đã biết Việt nam và Campuchia đã trải qua một quá trình giải quyết biên giới và lãnh thổ của hai nước, bắt đầu khi chế độ diệt chủng Pôn Pốt bị lật đổ, chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia được thành lập. Vấn đề đầu tiên hai bên thỏa thuận được một hiệp ước về nguyên tắc, là dùng đường biên giới thể hiện trên 26 mảnh bản đồ Bonne của sở Địa dư Đông Dương xuất bản trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 làm cơ sở pháp lý, để hai bên dựa vào đó mà giải quyết vấn đề hoạch định biên giới và sau đó là vấn đề phân định biên giới cắm mốc, để giải quyết các tồn đọng về vấn đề biên giới giữa hai nước.
Vấn đề ở đây tại sao hiện nay có một số người Campuchia, một số chính khách cũng như dư luận Campuchia nói rằng là, nếu dựa vào bản đồ đó thì vấn đề phân giới cắm mốc và các thỏa thuận của hai bên có những sự không đúng. Nó có câu chuyện thế này, khi mà xem xét 26 bản đồ gốc đó thì có một số của hai bên đưa ra không phải là bản gốc. Thứ hai là có một số dường như bị cạo sửa, điều này cần lưu ý. Về nguyên tắc đã thông qua bản đồ thì không ai có thể chối bỏ được, nói như vậy vì chính Campuchia chính vua Sihanouk đã gởi lên Liên Hiệp Quốc để xin đăng ký lưu chiểu 26 tấm bản đồ phân định đường biên giới với Việt Nam. Vấn đề quan trọng khi xem xét nó là xem xét các tấm bản đồ đó có bị thay đổi cạo sửa hay không.
Tôi cho rằng phía Campuchia hiện nay đã có sự nhìn nhận về chuyện đưa ra các bản đồ mà dường như đã bị cạo sửa, mà hai bên đã phát hiện ra. Họ dùng chuyện đó để nói rằng vấn đề giải quyết đường biên giới giữa hai bên có sự bất công, không công bằng giữa Việt Nam và Campuchia. Tôi muốn nói thêm về xử lý các bản đồ là như vậy.
 Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ, Thủ tướng Hun Sen mượn các bản đồ bảo lưu tại LHQ thì điều này có gây quan ngại cho VN hay không, ngoài bản đồ Bonne còn các bản đồ nào khác từ thời pháp thuộc hay các triều đình VN mà khác với bản đồ Bonne hay không và họ có thể dựa trên các bản đồ khác hay không.


Ngày 19 tháng 7 vừa qua, hàng ngàn người Campuchia do Đảng Cứu Quốc dẫn đầu đã đến khu vực biên giới giữa Campuchia và Việt Nam ở cột mốc 203
Ngày 19 tháng 7 vừa qua, hàng ngàn người Campuchia do Đảng Cứu Quốc dẫn đầu đã đến khu vực biên giới giữa Campuchia và Việt Nam ở cột mốc 203 đòi kiểm tra việc phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia. RFA

TS Trần Công Trục: Các bạn nên nhớ rằng phía Việt Nam và Campuchia đồng thuận đường biên giới thể hiện trên 26 mảnh bản đồ gốc do Pháp xuất bản chứ ngoài ra không có thứ bàn đồ nào khác. Khi đã thống nhất lựa chọn 26 tấm bản đồ gốc không có cạo sửa, thì các chuyên gia kỹ thuật bản đồ của hai bên phải chuyển đổi đường biên giới trên bản đồ Bonne đó sang một loại bản đồ địa hình, mà hai bên thống nhất và dùng làm bản đồ kèm theo hiệp ước hoạch định, là bản đồ UTM của Mỹ sản xuất. Đây là cả một vấn đề kỹ thuật. Các chuyên gia kỹ thuật bản đồ từ hệ qui chiếu bản đồ Bonne khác với hệ qui chiếu UTM của Mỹ, bây gờ chuyển sang toàn bộ được mô tả theo bản đồ UTM của Mỹ và kèm theo hiệp ước hoạch định biên giới mà hai bên ký kết vào năm 1985.

Trên cơ sở hiệp định ký kết theo đúng thủ tục pháp lý, đường biên giới được mô tả trên hiệp ước đó cũng như bản đồ UTM của Mỹ được chuyển đổi từ bản đồ Bonne của Pháp sang. Đó là cơ sở pháp lý duy nhất để hai bên triển khai công tác phân giới cắm mốc và nếu như xem xét đối chiếu người ta phải dùng bản đồ UTM của Mỹ đã được chuyển từ bản đồ Bonne sang đấy để mà xem các vị trí các bên cắm mốc đúng hay sai, chứ không thể dùng bản đồ Bonne để tính toán được nữa. Tôi xin nói về mặt kỹ thuật nếu mà không nhất quán thì sẽ tạo ra ngộ nhận, đây hoàn toàn là vấn đề kỹ thuật.

Nam Nguyên: Thưa, trên báo chí Việt Nam mấy ngày hôm nay Có những ý kiến về khả năng có bên thứ ba kích động vấn đề tranh chấp biên giới Việt Nam-Campuchia, đặc biệt báo chí hôm nay đưa tin Campuchia thắt chặt liên minh quân sự với Trung Quốc. Tiến sĩ nhận định gì?

TS Trần Công Trục: Rõ ràng đây là một thông tin mà tôi cho là hoàn toàn chuẩn xác, bởi vì câu chuyện ở Campuchia đang dựa vào thực tế những vấn đề biên giới, vấn đề dân tộc để hạ uy tín đảng cầm quyền hiện nay của Campuchia, trong việc tranh giành ghế cho mình tại Quốc hội trong kỳ bầu cử sắp tới. Một trong những lý do để có thể tranh thủ lá phiếu của người dân Campuchia chính là vấn đề biên giới. Họ đưa ra những thông tin mập mờ người dân bình thường không biết, không hiểu rõ các vấn đề như vậy thì họ có thể bị kích động, để nói rằng trong vấn đề đàm phán bây giờ chính phủ Campuchia có nhu nhược hay là làm không đúng làm sai. Nếu các bạn theo dõi những phát biểu của Thủ tướng Hun Sen hoặc phát biểu của những người đàm phán biên giới người ta đã nói rất rõ rồi.

Tất nhiên đàng sau tất cả những cái đó, tôi nghĩ rằng và tôi hoàn toàn chia sẻ với nhiều ý kiến và thông tin đã nói, là đã có người chống lưng cho các chính khách của các đảng phái đối lập về mặt chính trị, để dùng vấn đề biên giới kích động gây ra mất uy tín cho đảng cầm quyền chính phủ Campuchia và đồng thời chia rẽ mối quan hệ láng giềng giữa Việt Nam và Campuchia, đó chính là Trung Quốc.

Trung Quốc là bên đã có những hoạt động ráo riết trong việc giúp đỡ cho các chính khách các đảng đối lập như là Sam Rainsy. Các bạn nhớ rằng, Sam Rainsy đã từng tuyên bố Trung Quốc là tương lai của nhân loại, là người mà Campuchia có thể hoàn toàn tin tưởng. Bây giờ họ làm rất nhiều việc chúng ta đã biết rồi, không phải dấu diếm nữa người ta đã hỗ trợ về mặt ngoại giao, về mặt quốc phòng, kinh tế.

Họ làm mọi cách để dùng Campuchia gây ra những bất ổn trong khu vực, cả vấn đề biển Đông mọi người đã biết rồi. Cho nên là qua lịch sử phải biết chuyện Pôn Pốt đã gây ra cuộc chiến tranh biên giới tàn sát nhân dân năm 1979, chính là có bàn tay của một số người trong đảng cầm quyền của Trung Quốc. Rõ ràng chúng ta biết cả và hiện nay tôi nghĩ rằng người chống lưng cho các lực lượng đó chính là Trung Quốc.

Nam Nguyên: Cảm ơn TS Trần Công Trục đã trả lời phỏng vấn. 


 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cn-stirs-up-vn-campu-border-dispu-07232015062851.html