Quỳnh Hương
Báo chí cách mạng Việt Nam tròn 90 tuổi vào ngày 21/6 tới đây (1925 – 2015), nó không còn là sự trưởng thành nữa, mà nó phản ánh sự già nua trong nền báo chí, bởi tính tiên phong trong đời sống chính trị - xã hội đã bị “ghìm cương” trong sự định hướng tính Đảng – vốn đang ngày tỏ ra lạc hậu.
Nền báo chí số lượng
Trong mỗi dịp kỷ niệm,
lãnh đạo ngành báo chí lẫn Đảng và Chính phủ ít nhắc đến thực chất của quyền
lực thứ 4 trong xã hội, mà thường đem sự “phát triển về mặt số lượng” để tụng
khen.
Tại Phủ chủ tịch ngày
17/6, ông Hà Minh Huệ - Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam thay mặt các nhà báo, báo cáo
với ông Chủ tịch nước về những bước phát triển của nền báo chí cách mạng nước nhà
thời gian qua, theo đó “cả nước có 845 cơ quan báo chí, trên 1.100 ấn phẩm báo,
tạp chí, trang bị phương tiện hiện đại, hội đủ nhiều loại hình báo chí, phát
sóng rộng khắp như Đài TNVN, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam…”
Ông Phó chủ tịch Hội nhà
báo cũng không quên nhấn mạnh “hầu hết các cơ quan báo chí đều hoạt động đúng
tôn chỉ mục đích” cũng như kiêm giữ nhiệm vụ “đấu tranh, phê phán các hiện
tượng tiêu cực, tham nhũng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.”
Sự thật đối lập tính
Đảng
“Sai lầm lớn nhất của người lãnh đạo là không biết sự thật,” Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong cuộc gặp mặt với lãnh đạo báo chí Việt Nam cho biết.
Quả thật, báo chí phải là mặt trận ghi nhận và phản ánh sự thật, quyền lợi của con người, bao gồm những góc khuất và mặt trái của nền chính trị, kinh tế nước nhà. Chính quyền lực thứ 4 này sẽ giúp lãnh đạo nhận biết sự chuyển động bên trong của đất nước, và điều chỉnh các hành vi, thực hiện chính sách, chủ trương của mình.
Quả thật, báo chí phải là mặt trận ghi nhận và phản ánh sự thật, quyền lợi của con người, bao gồm những góc khuất và mặt trái của nền chính trị, kinh tế nước nhà. Chính quyền lực thứ 4 này sẽ giúp lãnh đạo nhận biết sự chuyển động bên trong của đất nước, và điều chỉnh các hành vi, thực hiện chính sách, chủ trương của mình.
Tuy
nhiên, điều đó chỉ có được khi mà bản thân nền báo chí này hoạt động trong
khuôn khổ của người cầm bút. Nghĩa rằng, nó phải hoạt động theo đúng mục đích
của báo chí là sự thật, tôn trọng, khách quan thay vì là công cụ và định hướng.
Còn một
khi lãnh đạo nhấn mạnh nhiệm vụ của báo chí phải phản ảnh tính Đảng (tuyên
truyền chủ trương, đường lối), ra sức chống lại các thế lực thù địch chống phá
Đảng, nhà nước. Điều đó cũng đồng nghĩa báo chí chỉ được chú trọng xây dựng trở thành
một mặt trận tuyên truyền và bao biện cho cả chế độ, cho Đảng phái.
Nói không
xa, trong buổi thảo luận tại Hội nghị T.Ư 10 của Đảng về “Đề án Quy hoạch phát
triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025”, đã nhấn mạnh quan điểm chỉ
đạo rằng, báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư
tưởng quan trọng của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề
nghiệp, là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của
Đảng.
Rất khó
để có thể dung hòa giữa tính Đảng và tính phổ quát của nền báo chí, bởi bản
thân ngay trong giá trị cốt lõi của nó cũng chứa đựng sự xung khắc lẫn nhau: đó
là bao biện và sự thật.
Do đó,
khi Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn tiếp nối câu nói
của nhà báo lão thành Hữu Thọ là phải “phải có tâm, có tầm và có tài,” thì đồng
nghĩa với việc mất đi tính Đảng bên trong nó, mà điều này lại bị buộc vào tội
“xa rời tôn chỉ” làm báo tại Việt Nam.
Phản biện
hay lợi ích nhóm
Bộ trưởng
Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp nhấn mạnh: “Một thiết chế chính trị mà
báo chí đủ uy trước tiêu cực là thiết chế chính trị tuyệt vời.”
Và theo
ông, để đủ uy trước tiêu cực thì báo chí chỉ còn cách làm tốt công tác phản
biện.
Nhưng liệu báo chí cách mạng nước nhà có làm được cái uy bằng sự phản biện đó không khi mà, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lần phát biểu bế mạc hội nghị đã khẳng định, “Nhà nước có cơ chế, chính sách tài chính, đào tạo đội ngũ để tạo điều kiện cần thiết cho báo chí hoàn thành nhiệm vụ chính trị, không để tư nhân sở hữu báo chí, không để nhóm lợi ích chi phối báo chí.”
Nhiệm vụ chính trị chính là một rào cản nặng nề cho nền báo chí cách mạng Việt Nam trong quá trình tiệm cận với xu hướng phổ quát của nền báo chí thế giới. Rõ ràng là thế, khi mà nhiệm vụ chính trị với sự độc đảng sẽ gắn liền với nhau trở thành một “nhóm lợi ích truyền thông chính trị.”
Do đó,
ngay trong câu nói “không để nhóm lợi ích chi phối báo chí” của Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng cũng lộ ra một mâu thuẫn sâu sắc, là bởi vì “nhóm lợi ích” là
gì? Sự độc đảng và quyền lợi tồn tại bằng mọi giá có phải là thuộc “nhóm lợi
ích” hay không? Uy tín của Đảng gắn liền với sự bao biện, che giấu việc làm sai
trái của lãnh đạo cấp cao có phải là “nhóm lợi ích” hay không?
Chắc chắn
có. Bởi sự hiện diện độc quyền chính trị cho phép Đảng cộng sản độc quyền về
chân lý và truyền thông. Như vậy, một khi buộc báo chí nước nhà phải làm nhiệm
vụ chính trị vừa không “phục vụ nhóm lợi ích”, báo chí cách mạng Việt Nam phải
tự khoanh vùng ra một vùng cấm cho mình. Rằng những vấn đề nhạy cảm, liên quan
đến lợi ích của Đảng viên cao cấp ảnh hưởng đến uy tín Đảng, những chủ trương
chính sách sai lầm của Đảng, hoặc
chính bản thân lợi ích của Đảng, đi ngược lại với lợi quyền quốc gia là không
được “phản ánh, phê phán, phản biện” trên mặt trận báo chí!!! Tất cả là để đảm bảo sự tồn vong chế độ.
Và nếu bất kỳ cá nhân, tờ báo nào đi sâu vào khai thác các mảng đề tài cấm này, tức vượt qua khuôn khổ chỉ định về
tính Đảng, thì lập tức sẽ gặp ngay mệnh lệnh hành chính là “đi ngược tôn chỉ,
mục đích hoạt động, chống đối Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo, diễn
biến hòa bình và lợi dụng tự do dân chủ để lật đổ chế độ...”
Một bài
học mà báo chí Việt Nam từng trải qua là các phóng viên, nhà báo trong vụ phản
ánh PMU18 đã bị nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp rút thẻ
nhà báo. Lý do, nó chạm quá sâu vào tầng trên của lợi ích
nhóm, và khi một nhà báo – phóng viên bóc từng lớp của sự thật, thì vô hình
chung, càng đi càng lún sâu vào những mưa đồ chính trị - kinh tế của các đảng
viên cao cấp. Lúc này, “uy tín của lãnh đạo Đảng và nhà nước, của chế độ” sẽ
buộc báo chí phải im miệng.
Vậy nên,
chức năng “phản biện” của báo chí dù được ghi nhận trong Nghị quyết 11, nhưng đó
là một cụm từ đẹp đẽ trên danh nghĩa – không hơn không kém. Báo chí cách mạng
Việt Nam rơi vào trạng thái “khoan chưa đến đáy, chưa xoáy đến gốc, chưa chọc
sâu đến tận cùng” các vấn đề, góc khuất của đời sống dân sinh, chính trị, kinh
tế... Phản biện trở thành “bao biện” cho chủ trương, chính sách, việc làm của
Đảng và lãnh đạo Đảng, nhà nước, còn “sự thật” cuối cùng chỉ là một thứ ý niệm
xa vời.
Tự do báo
chí phải thoát ra khỏi sự “ghi nhận”
Ghi nhận
quyền tự do báo chí trong Dự thảo luật báo chí 2015, hay Hiến pháp 2013 là điều
đáng hoan nghênh, nhưng báo chí cách mạng Việt Nam cần phải thoát ly ra khỏi mớ
lý thuyết của sự ghi nhận mà đi vào trong chu trình thực tiễn.
Vì thế, dù
tự do báo chí phải được đặt trong “khuôn khổ của pháp luật, phục vụ lợi ích của
quốc gia, dân tộc,” nhưng phải nhấn mạnh mục đích tối cao của báo chí chính là
phục vụ lợi ích của cộng đồng người Việt Nam, mà muốn thế, nó cần phải tách biệt ra khỏi
“cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị,” để từ đó “đóng
vai trò tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng,” báo chí Việt Nam phải là
một diễn đàn bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, phải phản biện
lại những chính sách, chủ trương sai lầm của Đảng và nhà nước - vốn đi ngược lại với lợi ích dân tộc.
Đặt ra câu hỏi bản chất thực sự của báo chí là gì? Nó phục vụ cho ai? Và bằng cách nào để làm được điều đó?
Theo Việt Nam Thời Báo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét