Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

ĐI VỚI MỸ CÓ MẤT ĐẢNG?

Ở Việt Nam lâu nay có một câu nói nổi tiếng thể hiện hai khả năng chọn lựa trái ngang của đảng cầm quyền: “Đi với Trung Quốc thì mất nước; đi với Mỹ thì mất Đảng.”
Sự thật thế nào?

Tôi không tin Trung Quốc có tham vọng đánh chiếm Việt Nam. Họ chỉ cần chiếm đảo và biển. Nhưng khi đã chiếm đảo và biển, cộng với những ảnh hưởng chằng chịt về cả kinh tế lẫn xã hội, Trung Quốc cũng dễ dàng khống chế Việt Nam. Lúc ấy, họ muốn gì Việt Nam cũng đều tuân theo. Không cần tốn đạn và không phải đối diện với rất nhiều rủi ro của chiến tranh, họ vẫn có thể có một chư hầu và vẫn đạt được tất cả những gì họ muốn.

Nhưng còn mệnh đề thứ hai? Liệu nếu đi với Mỹ trong trận chiến đối đầu với Trung Quốc, đảng Cộng sản có mất quyền lãnh đạo độc tôn tại Việt Nam?

Tại sao báo chí tránh né vùng nhạy cảm? -

Phạm Nhật Bình

Tự thú của Hữu Thọ


Năm nay, ngày báo chí Việt Nam 21/6 đột nhiên mặc lại bộ áo “báo chí cách mạng”, một danh xưng đã không sài đến từ năm 1985. Những lễ lạc đình đám đã diễn ra khắp nơi, khắp các cơ quan có liên quan đến hai chữ báo chí với biết bao lời xưng tụng ngày “báo chí cách mạng” tròn 90 tuổi.
Nhưng chỉ trước đó hơn 10 ngày, tại một cuộc hội thảo mang tên "Trách nhiệm xã hội và đạo đức báo chí trong kỷ nguyên số" tổ chức tại Hà Nội, ông Hữu Thọ, người được mô tả là nhà báo lão thành, từng giữ chức vụ Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương đã tâm sự: "Là nhà báo 50 năm cầm bút, tôi phải đau lòng nói rằng chưa bao giờ uy tín báo chí giảm sút như hiện nay. Có người giờ không dám nhận là nhà báo vì báo chí sai sự thật quá nhiều. Có những cái sai không ngờ. Ví dụ, có nhà báo nghe vợ đi chợ về nói là có tin đồn bố chồng dan díu với con dâu, về cũng làm tin đăng phát trên đài Quốc gia".

Vòng quanh thế giới ngày 30/6/2015


1. Tin Việt Nam: Tàu ngầm thứ tư cập cảng Cam Ranh

Tàu ngầm lớp Kilo hôm nay đã được tàu chuyên dụng Rolldock của Hà Lan đưa về neo đậu tại vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, sau hơn một tháng lênh đênh trên biển. Chiếc tàu ngầm được đặt tên là Khánh Hòa có chiều dài hơn 70 mét và rộng gần 10 mét. Tàu này có thể hoạt động độc lập 45 ngày đêm và lặn sâu 300 mét với hơn 50 thủy thủ trên khoang.
Trước đó trong năm 2013 và 2014, ba chiếc tàu ngầm Kilo 182, 183 và 184 lần lượt được đưa về Việt Nam.


2. Tin Trung Quốc: Thông báo xây xong một số đảo ở Biển Đông

Chính quyền Bắc Kinh hôm nay thông báo đã hoàn tất một số dự án lấp đất, lấn biển tại quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, gây thêm quan ngại cho các nước láng giềng.
“Bước tiếp theo, Trung Quốc sẽ hoàn thiện chức năng của các cơ sở này. Việc xây dựng chủ yếu nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu dân sự…” Nữ phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói thêm rằng các dự án xây dựng cũng có mục đích “đáp ứng các nhu cầu về phòng thủ quân sự”.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM PHẦN IIId

Ngô Đình Nhu (1910-1963)

 ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN

Bách phân lợi tức quốc gia đóng góp mỗi năm vào quỹ trang bị kỹ nghệ, cũng như thời gian đóng góp đối với mỗi quốc gia mỗi khác. Điều này chứng minh rằng, mặc dầu tất cả các quốc gia đã phát triển hay đương tìm phát triển, đều theo đuổi một mục đích giống nhau: Trang bị kỹ nghệ, nhưng vì điều kiện lịch sử, vị trí địa dư, và tình trạng xã hội lúc bắt đầu công cuộc phát triển, đều mang những tính chất riêng biệt cho từng quốc gia, cho nên hoàn cảnh phát triển, cũng như điều kiện phát triển không làm sao giống nhau được. Vì thế, không có đường lối phát triển nào, gồm chương trình và phương pháp, đã tỏ ra có hiệu lực cho một quốc gia, và trong một giai đoạn, có thể xuất cảng sang một quốc gia khác, trong một giai đoạn khác.

Xô xát tại biên giới Việt Nam-Campuchia

Sơn Trung

Đoàn ngừơi Việt (bên trái) dàn hàng ngang ngăn cản đoàn kiểm tra biên giới của Campuchia (bên phải) không cho vào phần đất ranh giới của hai nước.
Đoàn ngừơi Việt (bên trái) dàn hàng ngang ngăn cản đoàn kiểm tra biên giới của Campuchia (bên phải) không cho vào phần đất ranh giới của hai nước.


Xô xát diễn ra khi một nhóm khoảng 200 người Campuchia gồm Dân biểu, tu sĩ, thanh niên đến kiểm tra khu vực biên giới giữa tỉnh Svay Rieng và tỉnh Long An vào ngày hôm qua 28 tháng 6 năm 2015.

Một nhà sư Khmer Krom cùng tham gia đoàn kiểm tra biên giới cho biết một nhóm bộ đội và một nhóm người Việt mặc thường phục dùng vũ lực ngăn cản không cho họ đến kiểm tra đường biên giới. Sư chia sẽ:
Bộ đội biên phòng khoảng hai chục người, và mấy người mặc đồ thường khoảng từ năm chục đến sáu chục người. Mấy người mặc đồ dân thường thì có cầm cây gậy có đóng đinh trên đó, còn bộ đội trong tay có cầm súng. Ban đầu Dân biểu đi trước rồi bộ đội biên phòng qua nói đây là đất của Việt Nam. Ban đầu là xô đẩy nhau, bên Việt Nam, mấy người mặc đồ thường, thấy đa số là người ở đó say sỉn không. Mình đi vào xô đẩy nhau rồi bên kia cầm gậy đánh đập lại mình, nhưng mà trong bên mình không có gì trong tay hết. Bên dân Việt Nam đánh trúng dân biểu bên Campuchia, và mấy sư và mấy thanh niên bị thương cũng nhiều lắm”.

Chợ trên xe thồ


SÀI GÒN (NV) - Tôi đã từng xem người ta đội hàng hóa bán rong ngoài chợ ở các nước Ả Rập. Tuy nhiên có lẽ không đâu việc tải hàng đi bán rong nhiều như Việt Nam hiện nay.

                       Trên chiếc xe đạp là cả một cái chợ bé xíu xiu. (Hình: Duy Thức/Người Việt)

Từ ngoài đường phố cho đến trong các ngõ ngách khắp thành phố Sài Gòn đầy dẫy xe ba bánh hay gắn máy chở trăm thứ hàng hóa. Nào thực phẩm thịt thà tôm cá cho đến rau đậu, trái cây và bà rằn các thứ hàng hóa vật dụng cần đến hàng ngày.          

Có điều không phải ai cũng dễ dàng sở hữu một chiếc xe ba bánh dù cà tàng. Xe đạp xem chừng gọn gàng, vừa túi tiền với người lao động nghèo và dễ len lỏi ngay cả những con hẻm hẹp nhất của thành phố.

Vì thế người ta nhìn thấy dân nhập cư từ các miền của Việt Nam đến thành phố, với chiếc xe thồ nặng chình nặng trĩu đi khắp nơi bán hàng. Phụ nữ không đạp nổi chiếc xe ba bánh xếp hàng có ngọn nên thường chỉ dùng xe đạp. Cong lưng đẩy chiếc xe đạp chồng chất đủ thứ hàng như muốn cụp xương sống, họ như người lực sĩ nghèo nàn ốm yếu cử đẩy những quả tạ quá nặng ngoài tầm vóc và hơi sức của mình.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 29/6/2015



1. Tin Hoa Kỳ: Quán cà phê mèo đầu tiên ở Mỹ

California thường là nơi dẫn đầu các trào lưu mới nhất ở Mỹ - từ đồ ăn đến thời trang, và giờ đây là mèo. Những quán cà phê mèo, nơi khách hàng có thể tới thư giãn, thưởng thức trà hay cà phê và chơi với đàn mèo, xuất hiện đầu tiên ở châu Á trong những năm 1990, và giờ đây có mặt khắp châu Á và châu Âu. Nhưng phong cách quán cà phê kiểu như vậy chưa tới Mỹ cho tới tận năm ngoái.
Tại quán cà phê có tên Cat Town Café - tạm dịch: Thị trấn Mèo - ở thành phố Oakland, khách hàng đến quán đăng ký một tiếng để chơi với 20 chú mèo trong một căn phòng bên cạnh quán cà phê với giá 10 đô-la.


2. Tin Hy Lạp: Đóng cửa các ngân hàng, máy rút tiền trống rỗng

Đất nước Hy Lạp thức dậy sáng nay với các ngân hàng bị đóng cửa và các máy rút tiền tự động trống rỗng. Tuy nhiên, các khoản chi trả hưu bổng dự kiến sẽ nằm ngoài chính sách kiểm soát tiền bạc này.
Thủ tướng  Alexis Tsipras hôm qua lên truyền hình quốc gia loan báo chỉ thị này chỉ vài giờ sau khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu tuyên bố ngưng chương trình cho vay khẩn cấp vốn đã giúp các ngân hàng Hy Lạp tiếp tục mở cửa trong những tuần qua.


3. Tin: Philippines tạm ngưng sửa chữa một phi đạo ở Trường Sa

Trong khi chờ đợi phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế tại Hà Lan vào tháng 7 tới, Manila thông báo ngưng công tác kiến tạo đường băng ở đảo Thitu mà Philippines gọi là Pagasa. Trung Quốc một lần nữa lên án Philippines tranh đoạt biển đảo và “lừa gạt” công luận.
Theo AFP trong tuyên bố ngày hôm qua 28/06/2015, phát ngôn viên của Tổng thống Benigno Aquino cho biết “công tác sửa chữa phi đạo trên đảo Pagasa đã ngưng lại vì (Philippines) tôn trọng nguyên tắc duy trì nguyên trạng trong vùng liên quan” tranh chấp chủ quyền.


4. Tin Hoa Kỳ: Cảnh sát New York bắt được tù nhân vượt ngục thứ hai

Một trong hai tù nhân vượt ngục ở tiểu bang New York, Hoa Kỳ hôm nay vẫn còn nằm viện, 1 ngày sau khi bị cảnh sát nổ súng bắn và bắt lại. Một giới chức bệnh viện tối qua cho hay phạm nhân David Sweat đang trong tình trạng nguy kịch.
Sweat đã trải qua 23 ngày trốn tránh nhà chức trách sau khi cùng một bạn tù khác tên là Richard Matt đào tẩu khỏi một trại giam được canh giữ an ninh tối đa. Tòng phạm Matt đã bị một nhân viên công vụ liên bang hạ sát hôm thứ sáu.


5. Tin Anh: Lo ngại IS sau thảm kịch Tunisia

Thủ tướng Anh David Cameron nói cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo là “cuộc đấu tranh của thế hệ chúng ta”. Ông nói trong bối cảnh số công dân Anh chết vì vụ tấn công tại Tunisia lên tới hơn 30.
Bộ trưởng nội vụ Anh Theresa May bay sang Tunisia hôm thứ Hai để gặp chính phủ và các nạn nhân. 38 người đã bị giết trên bãi biển gần Sousse khi một tay súng có liên hệ với Nhà nước Hồi giáo (IS) tấn công.


6. Tin Hồng Kong: Sinh viên Joshua Wong bị côn đồ tấn công

Tối hôm qua Hoàng Chí Phong và bạn gái của anh sau khi rời khỏi một rạp chiếu phim đã bị côn đồ đấm vào mặt làm bị thương ở mắt và chảy máu mũi. Viết trên trang Facebook cá nhân Phong cho biết là anh xấu hỗ thay cho bọn côn đồ và cho biết đây là một vụ tấn công khủng khiếp đối với anh.
Cảnh sát vẫn chưa có một kết luận nào về thủ phạm cũng như chưa có vụ bắt giữ nào. Người dân Hong Kong vẫn tin rằng vụ tấn công này có bàn tay của Bắc Kinh phía sau.


7. Tin Đức: TT Merkel sẽ bị lịch sử phê phán nếu Châu Âu bỏ rơi Hy Lạp

Nếu Hy Lạp bị phá sản và bắt buộc phải rời vùng đồng tiền chung thì chính Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ lãnh phần lớn trách nhiệm. Uy tín của lãnh đạo cường quốc kinh tế số một của Châu Âu tùy thuộc vào giải pháp cho cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất hiện nay trong bối cảnh Liên Hiệp Châu Âu đang đứng trước nhiều de dọa.
Từ nhiều tháng nay, Thủ tướng Đức, một nhân vật có tiếng thận trọng, luôn đắn đo cân nhắc những hệ quả về tài chính, kinh tế và địa chiến lược trong trường hợp Hy Lạp rời vùng đồng tiền chung.


8. Tin Hoa Kỳ: Dân da màu chiếm tới 61.5% ở California

Tiểu bang California không chỉ là có dân số đông nhất trong các tiểu bang Hoa Kỳ, nhưng cũng là nơi cư trú của 4 nhóm sắc tộc lớn, theo bản phúc trình của Sở Thống Kê.
California có nhiều dân số nhóm da trắng, nhóm Mỹ Latin, nhóm gốc Châu Á, và nhóm thổ dân da đỏ nhiều hơn bất kỳ tiểu bang nào khác – trong đó, sắc dân không-da-trắng lên tới 61.5% trong tổng số 39 triệu dân California là tỷ lệ nhiều thứ nhì trong cả nước. Hawaii đứng đầu về lĩnh vực này (da trắng thiểu số).

Nguồn: vietbao.com

9. Tin Úc: Thủ Tướng Úc lên án hành động đơn phương của TQ ở Biển Đông

Thủ Tướng Tony Abbott mạnh mẽ cảnh báo Trung Quốc rằng Australia lên án bất cứ hành động đơn phương nào có thể thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.
Truyền thông Úc hôm nay tường thuật rằng lời phát biểu bộc trực của Thủ Tướng Abbott đã được đưa ra ở Singapore, nơi ông thẳng thắn đề cập tới các hoạt động lấp biển xây đảo đầy tham vọng của Trung Quốc cũng như các dự án xây cất cơ sở của nước này trên các hòn đảo trong vùng biển tranh chấp ở quần đảo Trường Sa nhằm mục đích thiết đặt các thiết bị quân sự tại đây.


10. Tin Châu Âu: EU 'cảm thấy bị phản bội' vì Hy Lạp


Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cảm giác 'bị phản bội' trước sự 'tự cao tự đại' của Hy Lạp trong các cuộc đàm phán về nợ. Ông nói tại một cuộc họp báo rằng các đề án của Hy Lạp là nhằm "trì hoãn" hoặc "tùy tiện thay đổi" và người dân Hy Lạp "cần phải được cho biết sự thật", nhưng cánh cửa vẫn mở cho các cuộc đàm phán.
Các cuộc thương thảo đã đổ vỡ hôm thứ Sáu, khiến dịp cuối tuần rồi xảy ra nhiều diễn biến kịch tính. Hy Lạp đã kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý gây ngạc nhiên và các ngân hàng Hy Lạp hiện đang đóng cửa trong một tuần.







Diễn tiến vụ vượt ngục của hai tù nhân ở New York



NEW YORK (NV) - Cuộc truy lùng hai tù nhân Richard Matt và David Sweat vượt ngục nhà tù Dannemora tại New York bắt đầu từ hôm 6 Tháng Sáu đã kết thúc hôm Chủ Nhật, 28 Tháng Sáu, tại một thị trấn nhỏ tên Malone, gần biên giới Canada, trong đó, tù nhân Richard Matt bị bắn ba phát súng vào đầu và chết tại chỗ hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Sáu. Hai ngày sau, tù nhân David Sweat bị bắn hai phát bị thương và bị bắt lại.


 David Sweat bị bắn hai phát bị thương và bị bắt. (Hình: AP/Photo)

Sau đây là diễn tiến những những gì xảy ra:

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Dân trí mình đúng thấp thật rồi, cảm ơn đảng và nhà nước!



TP
Theo Triết học Đường Phố


                                                         Ảnh: Chris Goldberg

Câu nói của ông đại biểu: “Dân trí nước ta còn thấp.” Bị người dân, chủ yếu dân mạng phản đối ầm ĩ. Còn lại đa phần số đông, những người dân, người lao động không bao giờ online thì chẳng biết, chẳng bận tâm. Mà cho dù có biết đi chăng nữa thì cũng kệ vì chả thấy liên quan gì tới mình. Đấy, mình bị cái đứa mình nuôi nó chửi thẳng mặt là ngu mà cũng không biết, không quan tâm, thì thử hỏi mình có ngu thật hay không?

Cựu thứ trưởng Ngoại giao CSVN Trần Quang Cơ qua đời

 HÀ NỘI (NV) .- Cựu thứ trưởng Ngoại giao CSVN Trần Quang Cơ vừa qua đời ở Hà Nội, thọ 89 tuổi. Ông là người đã tham gia đàm phán nhiều vấn đề sinh tử của chế độ Hà Nội.


Ông Trần Quang Cơ. (Hình: Internet)

Đầu năm 2001, ông Trần Quang Cơ cho phổ biến một hồi ký lấy tên là “Hồi ức và suy nghĩ” trình bày 44 năm tham gia hoạt động ngoại giao của chế độ Hà Nội. Trong đó, ông phơi bày những bất đồng ý kiến, sự phân hóa ở thượng tầng lãnh đạo của đảng CSVN và ảnh hưởng cũng như áp lực của Trung Quốc đối với nội bộ của đảng CSVN.

Hệ quả chiều theo sức ép để tồn tại là Việt Nam bị Trung Quốc chi phối ngày càng sâu rộng về mọi mặt nên ông đã từ chối chức vụ Bộ Trưởng Ngoại Giao khi Bắc Kinh ép Bộ Chính Trị CSVN đẩy ông Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi ghế bộ trưởng.

Vấn đề đối ngoại trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ



Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng


Không thể biết cử tri Mỹ sẽ chọn ai làm vị tổng thống tiếp theo của họ. Nhưng chắc chắn sự lựa chọn này sẽ mang lại những hệ quả sâu sắc, có thể tốt hơn hay tệ hơn, cho toàn bộ thế giới.

Hơn bất kỳ yếu tố nào khác, điều này phản ánh một thực tế về sức mạnh liên tục của Mỹ. Nó cũng cho thấy gần như chắc chắn rằng vị tổng thống tiếp theo sẽ được thừa hưởng một thế giới trong tình trạng hỗn loạn đáng kể. Những gì vị tổng thống mới chọn để làm, và cách thức mà ông/bà ta chọn để làm việc đó, sẽ có tác động lớn đối với người dân ở khắp mọi nơi.

Cũng phải nói thêm rằng rất khó để biết chính sách đối ngoại có vai trò gì trong việc xác định ai sẽ là chủ nhân tiếp theo của Phòng Bầu dục. Vẫn còn 17 tháng nữa cuộc bầu cử năm 2016 mới diễn ra. Rất nhiều điều có thể và sẽ xảy ra từ nay cho đến lúc đó.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 28/6/2015

 1. Tin Việt Nam: Ông Trần Quang Cơ qua đời


Nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ vừa qua đời tối hôm thứ Năm 25/6 ở tuổi 89. Ông Cơ là người từng khước từ chức bộ trưởng ngoại giao mà Đảng Cộng sản Việt Nam sắp đặt sau khi Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch bị buộc phải ra đi dưới áp lực của Trung Quốc năm 1991.
Năm 2001 ông cho ra cuốn hồi ký mang tựa đề 'Hồi ức và Suy nghĩ' gây tiếng vang vì đụng chạm tới những vấn đề vẫn được giữ kín về chính trị nội bộ và quan hệ với các nước lớn trong đó có Trung Quốc.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/06/150628_tranquangco_dies

2. Tin Nigeria: Mang bom đi khủng bố chết trước vì bom phát nổ

Cảnh sát tại vùng đông bắc Nigeria cho biết hai phụ nữ đánh bom tự sát thiệt mạng vì chính một quả bom của họ phát nổ khi đang cố đón xe đi đến thành phố Maiduguri. Hai phụ nữ này đứng cạnh đường và cố vẫy tay đón xe tại Jakana, cách Maiduguri khoảng 40 kilômét về phía tây, nhưng một số người lái xe không cho quá giang.
Ông nói khoảng 4 giờ 20 phút chiều giờ địa phương, cảnh sát nghe một tiếng nổ lớn. Khi cảnh sát đến nơi vụ nổ xảy ra, họ thấy một phụ nữ bị tan xác và một phụ nữ khác nằm chết với bom chưa nổ quấn quanh bụng.

http://www.voatiengviet.com/content/hai-phu-nu-nigeria-thiet-mang-vi-bom-dinh-mang-di-tan-cong/2839947.html

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Việt Nam ‘câm lặng’ về vụ đốt tàu

Quốc gia láng giềng của Palau là Indonesia thời gian qua đã cho nổ tung và làm chìm 41 tàu cá nước ngoài, trong đó có tàu Việt Nam.
Quốc gia láng giềng của Palau là Indonesia thời gian qua đã cho nổ tung và làm chìm 41 tàu cá nước ngoài, trong đó có tàu Việt Nam.




Tổng thống một quốc đảo nhỏ bé nằm ở Thái Bình Dương cho biết “không nhận được hồi đáp” từ chính phủ Việt Nam liên quan tới các vụ bắt giữ và đốt cháy tàu cá của ngư dân Việt.


Ông Tommy Remengesau được trích lời nói rằng chính quyền Palau “không nhận được bất kỳ phản hồi tích cực nào từ chính phủ Việt Nam thông qua đại sứ quán ở Philippines”.

TIN ĐẶC BIỆT: ĐẠI TƯỚNG BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG CSVN PHÙNG QUANG THANH BỊ ÁM SÁT TẠI PHÁP SÁNG 26-6-2015

Saturday, June 27, 2015

Bộ Trưởng Quốc Phòng Pháp Jean- Yves Le Drian (phải) đang đón tiếp Đại Tướng Phùng Quang Thanh,
Bộ Trưởng Quốc Phòng csVN ngày 23-6-2015 trong chuyến thăm Pháp từ 19-6 đến 26-6-2015.

VietPress USA (27-6-2015): Theo tin đặc biệt từ tổ chức R.H. ở Hoa Kỳ cho hay thì Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng csVN PHÙNG QUANG THANH đã vừa bị ám sát bằng súng hãm thanh vào sáng hôm qua Thứ Sáu 26-6-2015 trước một ngôi nhà trên đường phố hẽm ở Paris của Pháp.

Tin nói rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh và toán các cận vệ và sĩ quan tùy tùng sau khi đã kết thúc một tuần làm việc với đối tác Bộ Quốc Phòng Pháp nên rủ nhau đi chơi, mua sắm và thăm vài gia đình "Việt kiều yêu nước" là cơ sở nằm vùng tại Paris. Khi vừa ra khỏi một căn nhà trong hẽm phố Paris thì bị hai kẻ lạ mặt không rõ sắc dân hay quốc tịch đã dùng súng tự động hãm thanh bắn nhiều phát và Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị trúng 2 viên đạn.

Tin cũng nói thêm rằng ngay tức khắc các cận v và đám sĩ quan tùy tùng đã đưa Đại Tướng Phùng Quang Thanh trở lại căn nhà vừa mới bước ra và liên lạc vi Bộ Quốc Phòng Pháp để đề nghị bảo mật nguồn tin và lập tức đưa Đại Tường Phùng Quang Thanh ra phi trường trở lại Hà Nội khẩn cấp. Hiện tin nầy vẫn chưa nói rõ tình trạng vết thương của Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh nặng nhẹ như thế nào.

Tương lai Việt-Mỹ: Những người bên đảng sẽ đạt được gì?



Phạm Chí Dũng

Quyền đàm phán nhanh dành cho tổng thống (TPA) đã được thượng viện Mỹ chính thức thông qua ngày 24 tháng 6 với tỷ lệ thuận/chống = 60/38. Kết quả lạc quan này sẽ tác động ra sao đến tương lai Việt-Mỹ và liệu có kèm thêm độ cởi nới hơn về nhân quyền và dân chủ tại quốc gia “thơ tôi khóc lệ rơi hình chữ S?”

Hai kịch bản

Phương trình Việt-Mỹ tưởng như nhiều ẩn số té ra không rắc rối lắm với hai kịch bản.

Kịch bản 1: Nếu TPA được lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua, Hiệp Định Kinh Tế Đa Quốc Gia TPP sẽ hầu như chắc chắn hoàn tất đàm phán và khả năng nhiều - ứng với tín hiệu về chuyến công du Mỹ của TBT Trọng vào đầu tháng 7, 2015 với nghi thứ “tiếp đón trịnh trọng” - Việt Nam sẽ có phần trong đó.

Không phải là Việt Nam đang dùng 'khổ nhục kế'


 
Nhà báo Phạm Chí Dũng nói các vụ câu lưu, sách nhiễu của an ninh VN đối với ông có thể liên quan tới chuyến thăm TQ của Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN.


Một nhà báo độc lập ở Việt Nam cho rằng việc một số người trong chính quyền và ngành an ninh 'sử dụng vũ lực' với ông trong hai ngày liên tiếp tuần này cho thấy một điều 'bất thường' trước chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam.

Trao đổi với BBC hôm 27/6/2015 từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, cho rằng các vụ an ninh VN liên tục 'câu lưu', 'sách nhiễu' ông ở nơi công cộng, cũng như trước đó là các vụ hành hung các bloggers, nhà hoạt động như Nguyễn Chí Tuyến, Đinh Quang Tuyến, 'đánh vào mặt' của họ, để lại các vết thương 'dễ thấy', có thể giúp gây 'bất thuận lợi' cho chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 27/6/2015



1. Tin Hoa Kỳ: Richard Matt người tù đào tẩu đã bị bắn chết

Richard Matt, một trong hai người tù đào tẩu tại New York, đã bị bắn chết. Ðồng thời, cảnh sát ráo riết truy lùng người thứ hai còn đang tại đào, David Sweat. Vụ bắn xảy ra cùng ngày có tin mật báo Matt và Sweat đang trên đường trốn sang Canada.
Matt bị bắn gục trong cuộc đấu súng với cảnh sát tại khu rừng rậm cách nhà tù khoảng 30 dặm. Hàng loạt cảnh sát siết vòng vây truy tìm người tù còn lại, David Sweat. Giới điều tra tin rằng Sweat đang lẩn trốn gần nơi Matt bị bắn hạ.

Nguồn: nguoi-viet.com

2. Tin Hoa Kỳ: Tòa Tối cao Mỹ ra phán quyết cho phép hôn nhân đồng tính

Tối cao pháp viện Mỹ phán quyết rằng các cặp đồng tính có quyền thành hôn ở bất cứ nơi nào ở trong nước, và như thế đã vô hiệu hóa luật pháp tại một số tiểu bang nghiêm cấm hôn nhân đồng phái tính.
Hiện các cặp đồng tính nam và nữ được quyền thành hôn tại 36 tiểu bang và thủ đô Washington. Phán quyết của Tòa án Tối Cao sẽ nới rộng quyền này đến tất cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ. Tòa án biểu quyết với đa số 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, ủng hộ các cuộc hôn nhân đồng giới tính.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Luật sư Lê Quốc Quân mãn hạn tù

Vợ chồng LS Quân trong ngày ông được tự do
LS Lê Quốc Quân vừa mãn hạn tù sau 30 tháng thi hành bản án với tội danh "trốn thuế" theo quy định tại khoản 3, điều 161 Bộ Luật hình sự. Ông là một luật sư, một blogger và nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền.

LS Lê Quốc Quân được trả tự do lúc 7h20 ngày 27/06/2015) tại trại giam An Điềm, thuộc Tổng cục 8- Bộ Công an, đóng trên địa bàn miền núi xã Đại Hưng - Huyện Đại lộc - Tỉnh Quảng Nam.
Có khoảng 15 người bao gồm gia đình, người thân và bạn bè ở khắp Bắc - Trung - Nam đã đến chia vui, thăm hỏi và thể hiện sự ủng hộ đối với ông.

Đặt tên gì cho sân bay Long Thành?

Các báo Việt Nam nói sân bay Long Thành sẽ đạt cấp 4F (theo phân cấp của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế - ICAO), nhưng không nói rõ Việt Nam sẽ xin đăng ký tên sân bay này theo mã IATA là gì. 

Cùng lúc, báo chí cũng nói chính phủ Việt Nam vẫn còn phải duy trì phi trường Tân Sơn Nhất, thậm chí mở rộng phần cảng hàng không quốc tế để đáp ứng nhu cầu tăng lên.

Mọi người đều nhớ kể từ sau khi chính quyền Việt Nam thống nhất đổi tên thành phố Sài Gòn, thủ đô Việt Nam Cộng Hòa, thành TP Hồ Chí Minh, mã của Tân Sơn Nhất vẫn được giữ và dùng đến ngày nay, là SGN.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 26/6/2015



1. Tin Việt Nam: Luật sư Lê Quốc Quân mãn hạn tù ngày 27/6/15



Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân sắp mãn hạn 30 tháng tù về tội 'Trốn thuế', gia đình ông cho biết. 11 tổ chức bảo vệ nhân quyền, bảo vệ luật sư và tự do báo chí đã gửi thư kêu gọi chính quyền Việt Nam ngưng các hành động đàn áp đối với ông Quân sau khi ông ra tù.
"Ngày 27/6 là ông Quân mãn hạn và được cho ra tù", ông Lê Quốc Quyết, em trai ông Quân, nói với BBC hôm 26/6. Ông Lê Quốc Quân bị bắt ngày 27/12/2012 vì “tội Trốn thuế” theo quy định tại Khoản 3, Điều 161 Bộ Luật Hình sự bị xử 30 tháng tù và phạt công ty của ông 1,2 tỷ đồng.


2. Tin Biển Đông: Giàn khoan HD-981 lại xuống gần vùng biển Việt Nam

Chỉ vài tuần trước chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc vào hôm qua 25/06/2015 loan báo việc đã cho di chuyển giàn khoan HD-981 xuống vùng Biển Đông đang tranh chấp, hướng về bờ biển Việt Nam. Theo một chuyên gia tại Singapore, giàn khoan này nằm ở một vùng chồng lấn giữa vùng đặc quyền kinh tế hai nước ở phía Nam đảo Hải Nam.
Cục Hải sự, tức cơ quan phụ trách an toàn hàng hải của Trung Quốc, đã loan báo tin trên trên trang web của mình, cho biết là giàn khoan HD-981 sẽ thực hiện « các hoạt động khoan dò tại Biển Đông. Và như thông lệ, phía Trung Quốc yêu cầu mọi tàu thuyền tránh xa khu vực này trong một bán kính 2.000 m « vì lý do an toàn ».

Đã đến lúc chính quyền Obama cần cứng rắn trong vấn đề nhân quyền tại Việt Nam

The Diplomat
 
Câu chuyện của Nguyễn Đặng Minh Mẫn nhắc cho chúng ta biết là tình trạng nhân quyền ở Việt Nam vẫn rất tồi tệ.

John Sifton

Hạ Vũ chuyển ngữ


Nguyễn Đặng Minh Mẫn năm nay 30 tuổi và đã ở trong nhà tù Việt Nam một phần ba đời sống trưởng thành của cô.

Tháng này, tôi gặp cha cô – ông Nguyễn Văn Lợi - người đã tới Washington để kể về câu chuyện của con gái ông. Minh Mẫn là một trong ít nhất 160 tù nhân lương tâm đã bị chính quyền Việt Nam bắt giam trong mấy năm gần đây theo luật hình sự để buộc tội chỉ trích nhà nước. Bố của cô tới Washington để tạo sự chú ý trong dư luận về trường hợp con gái của ông, một chuyến đi phù hợp với thời gian Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng thăm Washington vào đầu tháng 7.
Minh Mẫn chỉ mới 26 tuổi khi cô bị bắt vào năm 2011 với tội danh chống đối nhà nước. Những cáo buộc cụ thể đối với cô là gì? Vẽ tranh cổ động “để kích động người dân biểu tình”. Giới chức trách đồng thời cũng cho rằng cô là một thành viên của đảng lưu vong đối kháng Việt Tân. Minh Mẫn đã bị kết án tù 8 năm vào năm 2013 và hiện tại đang bị giam giữ tại trại giam số 5 ở tỉnh Thanh Hóa, một tình thuộc miền bắc Việt Nam.

Nhân quyền Việt Nam và Asean theo báo cáo Mỹ

                          Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố báo cáo nhân quyền hôm 25/6 
  Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 25/6 công bố Báo cáo thường niên tình hình nhân quyền các nước, trong đó có Việt Nam. Đây là năm thứ 39 Bộ Ngoại giao Mỹ thực hiện báo cáo nhân quyền theo yêu cầu của Quốc hội.

Dưới đây là một phần tóm tắt trong báo cáo về nhân quyền tại 10 nước trong ASEAN:

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Luật Hiến pháp và Chính trị học kỳ 17



Giáo sư Nguyễn Văn Bông


Xem kì 1, kì 2, kì 3, kì 4, kì 5, kì 6, kì 7, kì 8, kì 9, kì 10, kì 11, 12, kì 13, 14, 15, 16


CHƯƠNG II: VIỆT NAM

Sau gần một thế kỉ dưới ách thống trị ngoại bang, nước Việt Nam đã vùng lên – với Thế giới Đại chiến thứ nhì – giành lại chủ quyền. Nhưng, trong lúc các quốc gia đồng cảnh ngộ đã vượt qua những khó khăn và đang củng cố nền độc lập, xây dựng xã hội trong cảnh thái bình, Việt Nam phải trải qua một giai đoạn lịch sử chính trị vô cùng xáo trộn, với khói lửa của chiến tranh, với đất nước phân li và tương lai mù mịt.

Mục I: TỪ ĐẾ QUỐC ĐẾN CHÍNH THỂ CỘNG HÒA

9-3-1945: Quân đội Thiên hoàng, từ lâu có mặt trên toàn cõi Đông Dương, trong chớp nhoáng lật đổ hệ thống chính quyền thuộc địa và xóa bỏ chủ quyền Pháp Quốc.

11-3-1945: Từ Cơ mật Viện của triều đình Huế, một bản Tuyên cáo được công bố, nguyên văn như sau: “Cứ tình thế chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi Đông Á, chính phủ Việt Nam công nhiên tuyên bố từ ngày nay Điều ước Bảo Đại 1884 với nước Pháp bãi bỏ và nước Việt Nam khôi phục quyền độc lập. Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự túc tiến triển cho xứng địa vị một quốc gia độc lập”.

14-3-1945: Hoàng đế Bảo Đại lại ban chiếu hủy bỏ những hiệp ước bất bình đẳng mà nước Pháp đã ép buộc nước Việt Nam kí ngày 6-6-1862 và ngày 15-3-1874 và toàn bộ xứ Nam Kỳ từ ngày ban chiếu, thuộc chủ quyền đế quốc Việt Nam.

Lạc quan gì ở giữa năm?

                              Tổng thống Obama hy vọng sẽ sớm kết thúc Hiệp định TPP 
 
 
Nghỉ hè xong rồi, lại cầm bút. Vào cuối tháng 6 năm 2015, Việt Nam đã đến một giai đoạn quan trọng. 

Trong bối cảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp sang Mỹ để gặp Tổng thống Obama, có ba sự kiện đáng chú ý. Sau khi đề cập ba chủ đề này, phải hỏi: ở giữa năm 2015, chúng ta có đủ lý do để tin rằng Việt Nam sắp chuyển vào một giai đoạn mới trong sự phát triển của đất nước?
Dù là một câu hỏi quá lớn, cũng không thể loại trừ khả năng những việc đang tiếp diễn đối với Việt Nam thực sự có khả năng để thay đổi những bài toán chính trị xã hội của đất nước này.
Thứ nhất và mới nhất, cuối cùng dường như sáng kiến TPP của Tổng thống Obama sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua trong những tuần tới.

Việt - Mỹ và chuyến thăm của TBT Trọng

 

Chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng có tính biểu tượng sâu sắc, theo nhà nghiên cứu chiến lược ngoại giao Việt Nam từ Hà Nội. 


Thực chất chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng có ba nội dung nổi bật là 'tính biểu tượng', sự 'công nhận lẫn nhau' và 'gỡ bỏ một số khó khăn, trở ngại' trong quan hệ Việt - Mỹ, theo một nhà nghiên cứu về chiến lược ngoại giao từ Hà Nội.

Trao đổi với Bàn tròn Thứ Năm của BBC tuần này về chủ đề "Bang giao Việt Mỹ và chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trọng", Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Quan hệ Quốc tế, nói:

"Có ba ý, thứ nhất là tính biểu tượng. Phải nói là chuyến thăm Mỹ lần này của Tổng Bí thư nguyễn Phú Trọng có tính biểu tượng hết sức sâu sắc.

Ăn, ăn… lấy cái cục c. gì mà ăn!

Viết từ Sài Gòn

Từ những ngày đầu năm (Tết Nguyên Đán) đến nay, các phương tiện thông tin trong và ngoài nước xuất hiện khá nhiều hình ảnh đời sống xa hoa, vương giả của những quan chức Việt Nam hiện tại cũng như sự giàu có của gia đình, họ hàng của họ. Và đương nhiên bản thân các quan chức và cựu quan chức này đang sống trên đất Hà Nội, dòng họ, bà con của họ thì sống rải rác khắp nơi từ Bắc chí Nam. Nhưng cách Hà Nội không xa, chưa đầy hai trăm cây số đường bộ và năm chục cây số đường chim bay, có những cuộc đời hết sức khủng khiếp, sự nghèo khổ của họ được xếp vào hàng vĩ đại của thế giới.

Từ Ninh Bình đến Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận… cho đến Tây Nguyên, miền Đông Đất Đỏ, Mũi Cà Mau hay Móng Cái… Đi đâu cũng gặp những cảnh đời nghèo đến mức khó mà tin được!

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 25/6/2015


1. Tin Việt Nam: Quốc hội thông qua dự án Long Thành

Quốc hội Việt Nam vừa thông qua chủ trương xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành với tỷ lệ tán thành gần 93%. Trong phiên họp sáng thứ Năm 25/6, các đại biểu đã bỏ phiếu về chủ trương này. Các báo Việt Nam cho hay trong số 461 đại biểu tham gia bỏ phiếu, có 428 ý kiến tán thành, 17 đại biểu không đồng ý, 16 người bỏ phiếu trống.
 Khái toán cho toàn bộ dự án là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ Đầu đôla). tư giai đoạn I là 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ đôla).Mức đầu tư giai đoạn I như vậy đã giảm nhiều từ dự kiến trước đây là 7,8 tỷ đôla.

** Bộ chính trị đã quyết định thì cuốc hội cứ cuốc!

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/06/150625_longthanh_approved

2. Tin Hoa Kỳ: Quốc hội Mỹ bỏ phiếu quyền xúc tiến thương mại

Quốc hội Mỹ đã trao cho Tổng thống Barack Obama và người kế nhiệm của ông một công cụ mạnh mẽ để những thỏa thuận thương mại được phê duyệt: thẩm quyền "cấp tốc" giúp những thỏa thuận được đề xuất tránh bị các nhà lập pháp can thiệp.
Với tỉ lệ 60-38, Thượng viện thông qua Thẩm quyền Xúc tiến Thương mại (TPA) vào chiều thứ Tư, một luật làm gia tăng triển vọng cho hai trong số những thỏa thuận thương mại lớn nhất trong lịch sử của Mỹ là Quan hệ Đối tác Thương mại T-TIP và TPP sẽ được Quốc hội thông qua với số phiếu đa số đơn giản.

http://www.voatiengviet.com/content/quoc-hoi-my-bo-phieu-cho-ong-obama-quyen-xuc-tien-thuong-mai/2836321.html

11 tổ chức quốc tế lên tiếng cho Ls. Lê Quốc Quân trước ngày mãn hạn tù




Qua email: webmaster@president.gov.vn
Qua telefax: 0084 37 33 52 56
Ông Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
02 Hùng Vương, Quận Ba Đình
Hà Nội
Việt Nam

Qua email: vpcp@chinhphu.vn
Qua telefax: 0084 08 04 41 30
Ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
01 Hoàng Hoa Thám, Quận Ba Đình
Hà Nội
Việt Nam

Ngày 24 tháng 6, 2015
V/v Ông Lê Quốc Quân mãn hạn bắt giam tùy tiện

Thưa quý ông,

Chúng tôi, những tổ chức đứng tên lá thư này chào mừng ngày sắp mãn hạn tù của ông Lê Quốc Quân, một nhà đấu tranh nhân quyền và luật sư được nhiều người quý trọng; và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền, phục hồi bằng hành nghề luật sư của ông Quân, cũng như đền bù thiệt hại trong thời gian ông bị giam giữ tùy tiện. Nhà cầm quyền Việt Nam lâu nay đã đàn áp ông Lê Quốc Quân về những hoạt động nhân quyền của ông. Vào năm 2007, sau khi đại diện nhiều nạn nhân của sự chà đạp nhân quyền, ông đã bị tước bằng hành nghề luật sư vì bị nghi ngờ tham gia vào những "hoạt động lật đổ chính quyền". Ông đã bị bắt nhiều lần vì đã tiếp tục hoạt động cổ võ nhân quyền. Vào tháng 8 năm 2012, ông đã bị hành hung bởi những kẻ lạ mặt và phải nhập viện. Vụ hành hung không bao giờ được cảnh sát điều tra.

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM PHẦN IIIc



Ngô Đình Nhu (1910-1963)

VAI TRÒ CỦA MIỀN NAM

Các đoạn phân tích trên đây còn giúp cho chúng ta nhận thức vai trò trọng yếu của Nam Việt trong giai đoạn hiện tại của lịch sử Dân Tộc.

Vì lệ thuộc đối với một chủ nghĩa, mà cả Nga Sô lẫn Trung Cộng đều sử dụng như là một phương tiện chiến đấu khả dĩ làm cho Dân Tộc họ, các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã tạo thời cơ cho thực dân Pháp thực hiện được những thủ đoạn chính trị của họ, mà hậu quả đã đưa đến sự chia đôi lãnh thổ ngày nay.

Sự lệ thuộc nói trên và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một Thế Kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của Dân Tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.

DỄ NHƯ LÀM CÔNG AN XÃ - CAO HUY HUÂN





Mấy hôm trước, trong buổi họp thảo luận dự thảo Luật Tổ chức điều tra hình sự, người dân bắt đầu xôn xao về vấn đề học vấn của công an xã. Nhiều người thật sự “choáng” khi chợt nhận ra quả thật bấy lâu nay, một lực lượng đông đảo những người học vấn thấp vốn liên đới đến văn hóa ứng xử, vẫn đang đóng vai trò chi phối trực tiếp đến đời sống dân sinh.

Quá xem nhẹ hình ảnh công an xã

Về trình độ học vấn của công an xã, pháp luật hiện hành quy định rằng trưởng và phó công an xã có thể chỉ cần học xong chương trình phổ thông (có bằng, hoặc giấy chứng nhận cũng được), công an viên thì chỉ cần tốt nghiệp THCS. Thậm chí, với miền núi, vùng sâu còn hạ tiêu chuẩn, chấp nhận cả đầu vào là “học xong chương trình tiểu học”. Lập luận từ phía ban ngành liên quan chính là pháp luật hiện hành quy định như vậy vì chấp nhận thực tế rằng công an xã có vai trò quan trọng trong bảo vệ trật tự trị an. Và thực tế, với đầu vào thấp như vậy, Bộ Công an đã phải rất chú trọng đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thêm cho lực lượng vũ trang bán chuyên trách này. Tuy nhiên, thực tế có đáng “bình tâm” như vậy?

KHÁCH



 Nguyễn Ngọc Tư


Có vài cuộc gọi về nhà kết thúc sớm hơn, mẹ có khách. Tụi nhỏ không phiền vì ngưng chuyện giữa chừng, lại mừng. Nghĩ khách tới chơi nghĩa là đời sống của mẹ ở quê không đến nỗi quạnh hiu, vắng con nhưng mẹ vẫn có nhiều niềm vui khác. Ý nghĩ đó làm cho những đứa nhỏ xa nhà thấy nhẹ lòng, giờ này mình thì tiệc tùng vầy, còn mẹ chỉ mình ên.

Hồi tụi nó còn ở nhà, mẹ cũng nhiều khách tới thăm. Một mình gánh ba con, nhưng người đàn bà góa chồng chẳng cách nào làm cho duyên đừng sóng sánh trong đi đứng, nói cười. Khí chất đã vậy, mặt nám tay chai cũng không ngăn nỗi đàn ông theo đuổi. Có ông thầy giáo hay ghé nhà, nhẹ tựa mưa. Tròng trành ngồi bên thềm ướt, nói chuyện ba khơi kiểu như Sáu ơi, ngoài vườn măng chắc sắp mọc rồi, mà không hiểu sao nước sông mấy bữa nay đục quá. Lại có ông thợ rèn, tóc tai bốc khói như đá trời vừa ngùn ngụt đi qua khí quyển trái đất. Không nói, chỉ nhìn, cái nhìn như hóa lỏng người đàn bà mà ông thầm yêu. Một ông khác thì xộc vào tận bếp, thay bóng đèn, đóng lại bản lề cánh cửa. Ông này thẳng đuột, bảo Sáu ưng tôi đi, còn trẻ ở không chi cho phí. Lại có ông chống nạnh đứng ngoài sân, nói tụi mình bạn bè từ hồi ở truồng tắm mưa, tánh nết đã thuộc lòng, Sáu mà đi thêm bước nữa thì lấy tui cho đỡ mất công tìm hiểu.

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (24/06/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương


Chính phủ Trung Quốc vừa thông qua một kế hoạch mới liên quan đến việc sử dụng tàu dân sự cho mục đích quân sự. Với tên gọi chính thức là “Những Tiêu chuẩn Kỹ thuật dành cho những Tàu Dân sự mới phục vụ Yêu cầu Quốc phòng”, các hãng đóng tàu dân sự buộc phải đảm bảo các tàu thuyền dân sự có thể được quân đội sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Bản kế hoạch là kết quả của dự án nghiên cứu 5 năm giữa ngành công nghiệp đóng tàu và quân đội. Có tất cả 5 loại tàu được đề cập trong bản kế hoạch. Theo ước tính Trung Quốc hiện có khoảng 172,000 tàu dân sự. Số tiền nâng cấp các tàu này để phục vụ mục đích quân sự sẽ do Chính phủ Trung Quốc chi trả.

Linh mục Nguyễn Duy Tân nói thẳng với công an: Đất Nước cần phải đa đảng

Công Nguyễn, cộng tác viên Dân Luận 


 Linh mục Nguyễn Duy Tân, áo đen đứng giữa, chụp ảnh cùng một số anh em yêu mến dân chủ buổi sáng nay.
 

Vào khoảng 8 giờ sáng ngày 24 tháng 06 năm 2015, Linh mục Nguyễn Duy Tân (fb Tân Thọ Hoà) đã đến làm việc tại trụ sở công an thành phố Biên Hoà – tỉnh Đồng Nai. Nội dung buổi gặp hôm nay xoay quanh vấn đề những bài viết mà Ngài đã viết trên mạng và quy chụp Ngài phạm vào luật bầu cử, tuyên truyền chống nhà nước.

Nhận được tin Linh mục Nguyễn Duy Tân bị công an Đồng Nai tiếp tục sách nhiễu. Một số anh em yêu mến dân chủ đã có mặt rất sớm tại cổng trụ sở công an Đồng Nai để động viên tinh thần và chờ đón Ngài sau buổi làm việc.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 24/6/2015


1. Tin Tân Cương: “18 người thiệt mạng” ở Tân Cương

Đài Á châu Tự do, đặt tại Mỹ, đưa tin ít nhất 18 người thiệt mạng vì vụ tấn công ở điểm kiểm soát giao thông tại Tân Cương, Trung Quốc. Bản tin nói tám người Uighur đã tấn công cảnh sát hôm thứ Hai tại ngoại vi thành phố Kashgar.
Nhân viên y tế ở Kashgar nói với BBC rằng nhiều cảnh sát bị thương đã được chữa trị. Đài Á châu Tự do nói những người tấn công đã giết cảnh sát bằng bom và dao sau khi tông xe thẳng vào chốt chặn trong đêm.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/06/150624_tan_cuong_tan_cong_chet_nguoi

2. Tin Hoa Kỳ: Liên minh NATO thay đổi cách đối phó với Nga

Trước khi lên đường sang Estonia để dự các cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng các nước Estonia, Latvia và Lithuania, là những nước từng bị buộc phải nhập vào Liên bang Xô Viết cũ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói Hoa Kỳ sẽ phối hợp các công cụ quân sự và phi quân sự để chống trả hành động hung hãn của Nga tại Ukraine.
Ông Carter nói Hoa Kỳ sẽ đóng góp các lực lượng đặc nhiệm, tình báo và các phương tiện quân sự khác, cho một lực lượng phản ứng nhanh mới của NATO, một phần để giúp Châu Âu chống trả bất cứ hành động khiêu khích nào từ nước Nga.

http://www.voatiengviet.com/content/lien-minh-nato-thay-doi-cach-doi-pho-voi-nga/2834095.html

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Khảo sát PEW: Người Việt Nam ngả mạnh về Mỹ, quay lưng với Trung Quốc





Một cuộc khảo sát toàn cầu mới cho thấy người Việt Nam tiếp tục có quan điểm rất tích cực về hình ảnh và vai trò Mỹ trên thế giới, trong khi thái độ tiêu cực về Trung Quốc ít thay đổi và thậm chí xấu đi.
Trung tâm Nghiên cứu Pew hôm thứ Ba công bố báo cáo về cuộc khảo sát quan điểm toàn cầu về Mỹ, Trung Quốc, sự cân bằng quyền lực quốc tế, và một số vấn đề chính yếu ở châu Á. Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua 45.435 cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại ở 40 quốc gia từ cuối tháng 3 tới cuối tháng 5 năm nay. 1000 người Việt Nam được Pew phỏng vấn trực tiếp.

BÁO “LÁ CẢI” VÀ ĐẠI TÁ SON

Mi Lâm 

 

Ngày 21/11/2013, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông (Bộ 4T) Nguyễn Bắc Son trong phiên chất vấn đã có một phát ngôn để đời:
“Phải khẳng định trong xã hội chúng ta không có báo lá cải. Tuy nhiên có tờ báo trong một thời kỳ, thời điểm nào đó đã không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích. Đây chỉ là hiện tượng thể hiện khuynh hướng báo lá cải”.
Nhân ngày báo chí Việt Nam (21/6), xin phép được bàn một chút về câu nói để đời của Đại tá Son (xin phép được gọi Ông như vậy vì quân hàm quân đội là thiêng liêng không thể từ bỏ, dù ông là Bộ trưởng thì ông vẫn là một ông Đại tá làm Bộ trưởng kiểu ông Đại tá Gaddafi làm Tổng thống Lybia đến mấy chục năm). Trước tiên hãy thử tìm hiểu khái niệm về thuật từ “báo lá cải” (Tiếng Anh là tabloid). Cái này thì lên google gõ cái là ra ngay, đại loại có hai cách hiểu.

Nhật Bản kỷ niệm Trận chiến Okinawa


Thủ tướng Abe đặt hoa tưởng niệm tại tượng đài ở Itoman.

Nhật Bản đánh dấu 70 năm chấm dứt Trận chiến Okinawa – một trong những cuộc giao tranh đẫm máu nhất tại Thái Bình Dương trong Thế chiến Hai.

Hàng ngàn người tập trung tại một tượng đài ở thành phố Itoman ở miền Nam để cầu nguyện và đặt vòng hoa. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng dự lễ tưởng niệm này.

Khoảng 80.000 lính Nhật và hơn 100.000 người Okinawa bị giết hoặc tự vẫn trong 82 ngày giao tranh với lực lượng Đồng minh.

10 Điều Ảo Tưởng Trong Chính Sách Trung Quốc Của Mỹ



Đây là một bài viết trên báo mạng Foreign Policy (http://www.foreignpolicy.com) về 10 điều ảo tưởng trong Chính Sách Trung Quốc của Mỹ trong bối cảnh TQ đang làm hùm làm hổ ở Châu Á. Tuy chỉ là những nhận xét cá nhân của tác giả cũng như cô đọng lại từ cuốn sách The China Fantasy nhưng cũng đủ để hé mở về việc chính phủ Mỹ suy nghĩ như thế nào về TQ, có thể phản ánh phần nào về bài Thế kỷ Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Riêng đối với Việt Nam, một quốc gia sao chép nhiều chính sách cai trị nội bộ của TQ, có thể rút ra được bài học nào đáng kể về sự cai trị nội bộ có sự dân chủ hóa thật sự để tạo sức mạnh quốc gia và sự hậu thuẩn của thế giới, và niềm tin tưởng của các nước láng giềng trong bối cảnh liên tục bị bành trướng TQ đe dọa từ bên trong lẫn từ bên ngoài (điều ảo tưởng 5 trở đi). Xin tạm dịch và chia xẻ với bạn đọc Dân Luận nếu có thể được.

Daniel Blumenthal - 03 tháng mười năm 2011
Ngựa một sừng là sinh vật đẹp của trí tưởng tượng. Tuy nhiên, mặc dù bằng chứng áp đảo có tính chất ảo tưởng, nhiều người vẫn tin tưởng con vật này có thật. Phần lớn Chính Sách Trung Quốc của Mỹ cũng được củng cố bởi niềm tin có tính ảo tưởng: trong trường hợp này, mặc dầu có tính xoa dịu nhưng là những ý tưởng có tính bất thường một cách không hợp lý. Nhưng không giống như với con vật ảo tưởng, những cuộc du ngoạn vào thế giới ảo tưởng trong Chính Sách Trung Quốc của Mỹ có thể nguy hiểm. Phác thảo một chính sách Trung Quốc tốt hơn đòi hỏi chúng ta phải xác định những gì là ảo tưởng trong suy nghĩ của Mỹ về Trung Quốc. Tác giả James Mann nắm bắt một số điều trong cuốn sách của mình, Ảo Tưởng về Trung Quốc (The China Fantasy).

TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ: Trong va li có một con rắn Trung Hoa?

Nhà văn Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
File photo 

Việt Nam vừa ký thêm một "văn tự bán nước"?

Theo tin từ VN thì Nguyễn Phú Trọng sẽ sang thăm Mỹ từ 7-9/7/2015.

Nghe nói chính quyền Obama đã chuẩn bị một lễ đón tiếp trọng thể dành cho vị Tổng bí thư (TBT) lãnh đạo một trong những chính thể được xếp hạng tham nhũng và đồi bại nhất thế giới.

Không cần quan tâm đến nguyện vọng của dân và xu thế thời đại, ông dùng bộ máy đàn áp trói chặt người VN với đường lối và thể chế cộng sản. Khốn thay cho dân VN, chủ thuyết ấy và chính thể cộng sản độc tài lại là cái nôi đã ấp và nở ra những „ma cà rồng“  kếch xù gây tội ác lớn nhất chống lại loài người như Stalin, Lê nin, Mao Trạch Đông...

Những luận điểm ngụy biện của Đảng CSVN cần phải bị loại bỏ trong tư duy người Việt hiện đại -

Dương Hoài Linh

85 năm dưới chính thể độc tài toàn trị, Đảng CSVN đã áp đặt những tư duy mông muội lên tâm thức người Việt và những hệ lụy ấy đang kéo dài đến ngày nay. Chúng đã gián tiếp tạo ra nhiều thế hệ thụ động, bảo thủ và lạc hậu đối với những quy luật phát triển của thế giới văn minh loài người. Thiết nghĩ đã đến lúc cần hệ thống lại và loại bỏ các luận điểm này ra khỏi suy nghĩ của người Việt nhằm hướng tới những tư tưởng tiến bộ hơn trong tiến trình phát triển đất nước:


1/ YÊU NƯỚC LÀ PHẢI YÊU CNXH:

Đây là luận điểm phi lý nhất trong các luận điểm phi lý. Nước là của cha ông có bốn ngàn năm văn hiến. CNXH là cái quái thai được tha về. Tại sao phải đồng nhất hai khái niệm này? Chính nhận thức này đã tạo ra sự nhân nhượng cho kẻ cùng chung ý thức hệ Trung Quốc dẫn đến hệ quả là chủ quyền quốc gia đang càng ngày càng mất vào tay kẻ cướp láng giềng. Đã đến lúc bỏ cái CNXH vào thùng rác và cần phải nêu cao tư tưởng bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt "Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận tại sách trời..."

Ngày 22/06/1941: Đức mở Chiến dịch Barbarossa tấn công Liên Xô





 Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1941, hơn 3 triệu quân Đức đã tiến hành xâm lược Liên Xô trong ba chiến dịch tấn công song song với một lực lượng xâm lược hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới. 19 sư đoàn xe tăng, 3.000 xe tăng, 2.500 máy bay, cùng 7.000 khẩu pháo đã đổ vào một mặt trận kéo dài ngàn dặm trong khi Hitler tham chiến ở một mặt trận thứ hai.

Bất chấp việc Đức và Liên Xô đã ký một “hiệp ước bất tương xâm” năm 1939, theo đó cả hai cùng đảm bảo mỗi nước có một khu vực ảnh hưởng nhất định mà không bị can thiệp, sự ngờ vực giữa hai nước vẫn ở mức cao. Khi Liên Xô xâm lược Rumania năm 1940, Hitler đã nhận thấy mối đe dọa tới nhà cung cấp dầu khu vực Balkan của mình. Ông lập tức phản ứng bằng cách điều 2 sư đoàn xe bọc thép và 10 sư đoàn bộ binh vào Ba Lan, đặt ra mối đe dọa tương tự với Liên Xô. Tuy nhiên, động thái phòng vệ ban đầu này đã chuyển thành một kế hoạch tấn công phủ đầu của người Đức.