Phát
biểu khi tiếp xúc cử tri cuối tuần này của Tổng bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cho thấy ông đang yếu thế, theo nhà quan sát
từ Canada.
"Ngăn kẻ cơ hội vào Trung ương không đơn giản" và "Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?".
Bình luận về các phát ngôn này, hôm thứ Bảy từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh, Giáo sư Luật học tại Đại học Ottawa cho rằng đây là cách nói của 'người yếu thế'.
Nhà quan sát cho rằng tương quan lực lượng trong nội bộ Đảng Cộng sản trước kỳ Đại hội Đảng lần thứ 12 hiện đang cho thấy ông Tổng Bí thư và 'phe cánh' của ông 'suy yếu' và 'kém thế' so với ông Thủ tướng chính phủ và 'phe quyền lực' của Thủ tướng.
Ông Khanh nói:
"Một điều nữa chứng minh rằng Đảng cộng sản Việt Nam và phe cánh của Đảng đã bị thua rất là nặng so với phe cánh của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
"Chương trình cải cách của ông Nguyễn Tấn Dũng theo tôi được biết sẽ không còn sử dụng cơ chế 'Tam đầu chế', tức là một bên là Chính phủ, một bên là Đảng, một bên là Quốc hội.
"Tôi nghĩ rằng trong giai đoạn mới sẽ gom về một mối. Tức là ông Nguyễn Tấn Dũng có tham vọng trở thành Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, kèm thêm một chức vụ có thể nắm luôn cả Chủ tịch Nước."
KẺ THUA CUỘC
Luật sư Vũ Đức Khanh tin rằng chỉ những người 'thua cuộc' mới hay 'nói nhiều' và 'nói lớn lên', đồng thời cho từ sâu xa, các phát biểu nói trên, mặc dù không tường minh 'nhắm vào đối tượng nào' cho thấy ông Trọng có thể lo lắng về vị thế đang lên của Thủ tướng đương kim.
Ông Khanh nói:
"Trong bất cứ một cuộc đấu, cạnh tranh nào cũng có người thắng và kẻ thua, những phát biểu của ông (Nguyễn Phú Trọng) chỉ thể hiện lên được là nhóm của ông ta ở trong vị trí đang thua.
"Nên những người thua cuộc thì thường hay la, hay la làng lên, hay la lớn tiếng này kia về những tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn nọ.
"Nhưng chúng ta quan sát kỹ bài diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 11 vừa qua, thì chúng ta thấy rằng những tiêu chuẩn đó cũng quá mập mờ, chồng chéo nhau, cái này dính vào cái kia, rất là phức tạp.
"Nhưng tựu chung, như thế nào là thì gọi là người cơ hội chủ nghĩa, thì vấn đề đó ông Trọng và những người theo quan điểm của ông ấy cần phải nêu rõ ra. Cái khái niệm như thế nào gọi là người cơ hội chủ nghĩa?"
Nhà quan sát cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đang nhắm tới việc thâu tóm một lúc hai ghế quyền lực là 'Tổng bí thư' và 'Chủ tịch nước' và do đó đã đang có những động thái vận động mà rõ rệt nhất là bài diễn văn hôm 30/4/2015 vừa qua.
Theo nhà luật học, trong bài diễn văn này, ông Dũng đã nhắm vào việc lôi kéo những người 'ở phe đảng' và ra chỉ dấu với họ rằng: "nếu các anh không đi với tôi, thì các anh sẽ thành người thua cuộc".
Theo ông Vũ Đức Khanh, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chưa bao giờ rõ ràng khi nói về những thành phần được gọi là "kẻ cơ hội" và nhà quan sát nói nếu phe đảng 'đã mạnh' hơn các phe khác, thì trong các kỳ Hội nghị trước, các đảng viên, cử tri và quần chúng đã biết được, chẳng hạn như, "Đồng chí X" là ai.
Luật sư nói thêm: "Nếu chúng ta trở lại Hội nghị Trung ương 9, Hội nghị Trung ương 10, thì chúng ta thấy rằng ngay cả Hội nghị Trung ương 9 cũng không có chỉ rõ là 'đồng chí X' là ai?
"Nếu như mà thực sự bên phía Đảng đã mạnh, thì chúng ta đã biết rằng 'đồng chí X' là ai rồi."
Gần đây, lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam cũng có những thông điệp nhắm tới vai trò của quân đội, trong đó ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh 'không được phi chính trị hóa quân đội' và 'quân đội phải trung thành với Đảng Cộng sản."
Trong khi đó, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11, những người chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng đã đặt ra vấn đề về "tiêu chuẩn" nhân sự lãnh đạo Đảng, trong đó nhấn mạnh "chọn lãnh đạo không tham vọng quyền lực", một khái niệm mà tới nay dường như chưa được rõ nội hàm và đối tượng nhắm tới lắm, theo giới quan sát.
Nguồn: BBC Tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét