Bùi Bảo Trúc
Hồi học tiểu học ở Hà Nội tôi có một người bạn ngồi cạnh bị cụ giáo dạy chúng tôi ở lớp Nhì ghét thậm tệ.
Trong suốt mấy tháng đầu của niên học, người hàng xóm của tôi bị ăn bao nhiêu là roi mây, cho đến khi bạn tôi bỏ hẳn cái thói quen thay tất cả “ph” bằng “f,” thói quen không biết chàng học ở đâu, có thể là chàng mang từ hậu phương về Hà Nội không chừng. Tôi chắc chàng học của bác Hồ của chàng, vì bác là người đã nghĩ ra cái lối viết mà thầy giáo của chúng tôi rất ghét đó.
Nhiều năm sau, trong bản di chúc anh già này viết để lại cho đàn em với ghi chú “tuyệt đối bí mật,” ai cũng đọc thấy tận mắt lối viết ấy.
Ngay ở đầu, là hai hàng chữ “Việt nam zân chủ cộng hòa độc lập, tự zo, hạnh fúc,” rồi trong suốt 7 trang di chúc viết tay đó, là những lối viết quái đản gọi là cải cách đó.
Cách viết đó hình như về sau cũng không có được bao nhiêu người bắt chước làm theo. Người ta không thấy (mấy) ai dùng “f” thay cho “ph,” dùng “k” thay cho “c.” Nhưng mới đây, lối viết ngớ ngẩn đó lại được thấy trong một tấm bằng do một trường bách khoa cấp cho các học viên tốt nghiệp. Trong tấm bằng này, trường đã ghi môn học của học viên là “Major in Farmacy Technician.”
Có tới hai lỗi trong hang chữ vừa dẫn ở trên.
Thứ nhất là danh từ “Pharmacy” bị viết sai là “Farmacy” với “f.” Không thể thay “Ph” bằng “f” được. Tiếng Anh cũng không được, mà tiếng Pháp cũng không được. Khi cái lỗi này được báo chí nêu ra, thì một anh cóc nhái của trường giải thích rằng đó là cách viết tắt nên không có gì là sai cả.
Nói vậy là nói láo, là dốt mà là cãi chầy cãi cối. Nếu viết tắt (abbreviate hay shorten) thì Pharmacy phải viết là “Pharm.” Không bao giờ là “Farmacy” cả.
Lỗi thứ hai là chữ “technician.” “Technician” là chuyên viên kỹ thuật, là kỹ thuật viên. Môn học là “technology.” “Technician” là người nghiên cứu hay theo học môn “technology.” Không thể có môn học “technician” bao giờ.
Những sai sót như thế không phải là ít. Trên một số văn bằng cấp cho các sinh viên người ta thấy rất nhiều những lỗi rất sơ đẳng như vậy. Cả những chữ giản dị như tên tháng ghi “July” thành “Yuly”; “Hiệu Trưởng” ghi là “Hệu Trưởng”; “Information” thành “Infomation” (thiếu chữ “r”; “very” thành “verry” thừa chữ “r”...
Thí dụ văn bằng Bachelor of Engineer do trường Đại Học Kiến Trúc cấp chẳng hạn. Không bao giờ có thứ bằng cấp này cả. Nếu đó là bằng kỹ sư thì phải ghi là Bachelor of ENGINEERING. Không bao giờ là Bachelor of ENGINEER . Danh từ ENGINEERING là môn (học) kỹ sư trong khi ENGINEER là (người) kỹ sư. Học thì học môn ENGINEERING. Không ai học ENGINEER cả.
Những sai sót như thế là những sai sót không thể chấp nhận được khi nó xuất hiện trên những văn kiện của những cơ sở cao cấp trong lãnh vực giáo dục. Các sinh viên, học viên tốt nghiệp của các trường đó khi xuất trình các văn bằng do các cơ sở cấp phát chắc chắn sẽ gặp phải những thái độ nghi ngờ về khả năng của họ, và cơ hội được tuyển dụng chắc chắn cũng giảm đi không ít. Một cơ sở giáo dục cao cấp mà để lại những sai sót ngu xuẩn như thế thì trình độ của những người được các cơ sở đó đào tạo như thế nào thì người ta không cần phải tìm hiểu lâu la gì cũng biết.
Vậy thì cách hay nhất là đừng xuất trình những thứ bằng cấp như thế làm gì. Cứ khai phứa phựa là có bằng nọ bằng kia là đủ. Như trường hợp của tên y tá chích đít nọ rồi cũng làm tới chức thủ tướng mà không ai biết nó học ở đâu mà vẫn nhận là có bằng cử nhân luật vậy.
Đúng là “nói láo mà chơi, nghe láo chơi” như câu thơ của Bồ Tùng Linh vậy.
Bùi Bảo Trúc Nguoi-viet.com
Hồi học tiểu học ở Hà Nội tôi có một người bạn ngồi cạnh bị cụ giáo dạy chúng tôi ở lớp Nhì ghét thậm tệ.
Trong suốt mấy tháng đầu của niên học, người hàng xóm của tôi bị ăn bao nhiêu là roi mây, cho đến khi bạn tôi bỏ hẳn cái thói quen thay tất cả “ph” bằng “f,” thói quen không biết chàng học ở đâu, có thể là chàng mang từ hậu phương về Hà Nội không chừng. Tôi chắc chàng học của bác Hồ của chàng, vì bác là người đã nghĩ ra cái lối viết mà thầy giáo của chúng tôi rất ghét đó.
Nhiều năm sau, trong bản di chúc anh già này viết để lại cho đàn em với ghi chú “tuyệt đối bí mật,” ai cũng đọc thấy tận mắt lối viết ấy.
Ngay ở đầu, là hai hàng chữ “Việt nam zân chủ cộng hòa độc lập, tự zo, hạnh fúc,” rồi trong suốt 7 trang di chúc viết tay đó, là những lối viết quái đản gọi là cải cách đó.
Cách viết đó hình như về sau cũng không có được bao nhiêu người bắt chước làm theo. Người ta không thấy (mấy) ai dùng “f” thay cho “ph,” dùng “k” thay cho “c.” Nhưng mới đây, lối viết ngớ ngẩn đó lại được thấy trong một tấm bằng do một trường bách khoa cấp cho các học viên tốt nghiệp. Trong tấm bằng này, trường đã ghi môn học của học viên là “Major in Farmacy Technician.”
Có tới hai lỗi trong hang chữ vừa dẫn ở trên.
Thứ nhất là danh từ “Pharmacy” bị viết sai là “Farmacy” với “f.” Không thể thay “Ph” bằng “f” được. Tiếng Anh cũng không được, mà tiếng Pháp cũng không được. Khi cái lỗi này được báo chí nêu ra, thì một anh cóc nhái của trường giải thích rằng đó là cách viết tắt nên không có gì là sai cả.
Nói vậy là nói láo, là dốt mà là cãi chầy cãi cối. Nếu viết tắt (abbreviate hay shorten) thì Pharmacy phải viết là “Pharm.” Không bao giờ là “Farmacy” cả.
Lỗi thứ hai là chữ “technician.” “Technician” là chuyên viên kỹ thuật, là kỹ thuật viên. Môn học là “technology.” “Technician” là người nghiên cứu hay theo học môn “technology.” Không thể có môn học “technician” bao giờ.
Những sai sót như thế không phải là ít. Trên một số văn bằng cấp cho các sinh viên người ta thấy rất nhiều những lỗi rất sơ đẳng như vậy. Cả những chữ giản dị như tên tháng ghi “July” thành “Yuly”; “Hiệu Trưởng” ghi là “Hệu Trưởng”; “Information” thành “Infomation” (thiếu chữ “r”; “very” thành “verry” thừa chữ “r”...
Thí dụ văn bằng Bachelor of Engineer do trường Đại Học Kiến Trúc cấp chẳng hạn. Không bao giờ có thứ bằng cấp này cả. Nếu đó là bằng kỹ sư thì phải ghi là Bachelor of ENGINEERING. Không bao giờ là Bachelor of ENGINEER . Danh từ ENGINEERING là môn (học) kỹ sư trong khi ENGINEER là (người) kỹ sư. Học thì học môn ENGINEERING. Không ai học ENGINEER cả.
Những sai sót như thế là những sai sót không thể chấp nhận được khi nó xuất hiện trên những văn kiện của những cơ sở cao cấp trong lãnh vực giáo dục. Các sinh viên, học viên tốt nghiệp của các trường đó khi xuất trình các văn bằng do các cơ sở cấp phát chắc chắn sẽ gặp phải những thái độ nghi ngờ về khả năng của họ, và cơ hội được tuyển dụng chắc chắn cũng giảm đi không ít. Một cơ sở giáo dục cao cấp mà để lại những sai sót ngu xuẩn như thế thì trình độ của những người được các cơ sở đó đào tạo như thế nào thì người ta không cần phải tìm hiểu lâu la gì cũng biết.
Vậy thì cách hay nhất là đừng xuất trình những thứ bằng cấp như thế làm gì. Cứ khai phứa phựa là có bằng nọ bằng kia là đủ. Như trường hợp của tên y tá chích đít nọ rồi cũng làm tới chức thủ tướng mà không ai biết nó học ở đâu mà vẫn nhận là có bằng cử nhân luật vậy.
Đúng là “nói láo mà chơi, nghe láo chơi” như câu thơ của Bồ Tùng Linh vậy.
Bùi Bảo Trúc Nguoi-viet.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét