Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

AI KHÔNG CHO THÔNG QUA LUẬT BIỂU TÌNH?


Người dân phản đối Trung quốc đưa giàn khoan 981 vao lãnh hải việt Nam
Người dân phản đối Trung quốc đưa giàn khoan 981 vao lãnh hải việt Nam
AFP 

Một số ĐBQH vừa hối thúc thông qua Luật Biểu tình, để người dân có điều kiện bày tỏ tâm tư, nguyện vọng trong bối cảnh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của VN.

Ai hay thế lực nào đã làm cho Luật Biểu tình bị trì hoãn quá nhiều lần?

Quyền tự do biểu tình là một trong những quyền của công dân đã được quy định trong Hiến pháp Việt nam từ 1946 cho đến nay, ở đó đều quy định công dân Việt Nam có quyền tự do biểu tình.
70 năm Luật Biểu tình vẫn chưa thành luật

Tuy nhiên, tính đến nay đã gần 70 năm Luật Biểu tình vẫn chưa được thể chế thành luật, với nguyên nhân đã bị trì hoàn nhiều lần, với nhiều lý do khác nhau. Cuối cùng vẫn không được trình Quốc hội để xem xét và thông qua.

GORBACHEV: ANH HÙNG BẤT ĐẮC DĨ



Tác giả: Victor Sebestyen | Biên dịch: Nguyễn Phương Tú | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp 



Hai mươi năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Mikhail Gorbachev được phương Tây âm thầm ca ngợi, nhưng lại bị phớt lờ ở Moscow. Tuy nhiên ở cả hai nơi này, danh tiếng của ông đều dựa trên việc cải tổ thất bại một hệ thống đang hấp hối mà ông ta từng đặt trọn niềm tin.

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên cách đây không lâu, Mikhai Gorbachev hồi tưởng lại những năm tháng của ông trên đỉnh cao quyền lực ở Liên Xô. Khi đã vào luồng vấn đề thì thường rất khó để ngắt lời ông. Nhưng lần này thì ông lại ngập ngừng, im lặng trong một lúc lâu và nhìn chằm chằm vào người phỏng vấn một cách khó chịu với cặp mắt soi mói. “Anh biết không, bây giờ tôi có thể vẫn đang ở đó, trong điện Kremlin”, ông nói. “Nếu tôi bị thôi thúc chỉ vì quyền lực cá nhân, có lẽ tôi vẫn còn sở hữu nó… Nếu trước đây đơn giản tôi chẳng làm gì cả, chẳng thay đổi gì ở Liên Xô trong tình trạng thời đó, chỉ ngồi yên và tiếp tục như trước, thì ai biết được…”. Rồi ông phá lên cười. Nếu ông cảm thấy chua xót, ông đã che dấu điều này khá tốt.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 30/5/2015



1/ Tin Bỉ: Sứ quán VN tại Bỉ 'phải kiểm điểm'

Báo Lao Động đưa tin Bộ Ngoại giao Việt Nam quyết định kiểm điểm nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ và hoàn lại tiền lạm thu sau bài “Lạm thu phí người Việt Nam ở nước ngoài”. Hôm 29/5, tờ báo này nói Bộ Ngoại giao đã yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ tổ chức kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm cán bộ liên quan.
Ông Nguyễn Thanh Đức, Bí thư thứ nhất - Lãnh sự, bị triệu về nước để “tiếp tục kiểm điểm, có hình thức kỷ luật nghiêm”.


2/ Tin Nhật Bản: Xảy ra động đất 7,8 độ Richter ở Nhật

Một trận động đất mạnh dưới biển ở miền nam Nhật Bản đã làm rung chuyển các tòa nhà ở Tokyo và có thể cảm nhận được trên khắp đất nước. Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ nói trận động đất 7,8 độ Richter này ở độ sâu hơn 660 km.
Trận động đất xảy ra lúc 18:30 giờ địa phương (11:30 GMT).Các tòa nhà ở thủ đô Nhật Bản đã bị lung lay trong gần một phút.Hiện chưa thông tin về thiệt hại nghiêm trọng. Nhật Bản chưa đưa ra cảnh báo nào về sóng thần.

Tương lai bóng đá thế giới sau những tai tiếng ở FIFA

Hà Tường Cát 




HOA KỲ - “FIFA không cần có cách mạng nhưng luôn luôn cần tiến hóa.” Chủ tịch FIFA, ông Sepp Blatter, hôm Thứ Sáu nói như vậy với đại hội ở Zurich, Thụy Sĩ, trước cuộc bỏ phiếu bầu chủ tịch nhiệm kỳ mới.

Chủ Tịch UEFA Michel Platini trao đổi với Chủ Tịch FIFA Sepp Blatter (trái) và Tổng Thư Ký FIFA Jerome Valcke trong đại hội ở Zurich. (Hình: Walter Bieri/Keystone via AP)

Và kết quả bầu cử là 133 trong số 209 đại  biểu tiếp tục tín nhiệm ông thêm một nhiệm kỳ 4 năm nữa cho tới 2019. Tuy chưa hội đủ túc số 2/3, nhưng ông Blatter vẫn đắc cử không phải qua bầu cử vòng nhì, vì đối thủ duy nhất là ông hoàng 39 tuổi Ali bin al Hussein, chủ tịch liên đoàn bóng đá Jordan, chỉ được 73 phiếu, tuyên bố rút lui.

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Điều trần về “Tình Trạng Nhân Quyền tại Việt Nam” tại Quốc Hội Canada


Lê Văn - Radio CTM

 


Ottawa - Canada 28/5/2015 Tình trạng nhiều nhà hoạt động chính trị và bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam bị đàn áp dưới nhiều hình thức, rồi bị ném vào nhà tù qua những phiên toà đóng kịch, để bị đánh đập, vắt kiệt sức bằng lao động khổ sai. Tình trạng các tôn giáo vốn từ trước đến nay vẫn bị trói buộc, nay đang có nguy cơ bị nhà cầm quyền CSVN lũng đoạn, kiểm soát ngặt nghèo hơn nữa qua dự luật tín ngưỡng tôn giáo sắp được ban hành. Tình trạng giam giữ các tù nhân lương tâm một cách khắc nghiệt, gây tổn thương trầm trọng về cả thể xác lẫn tinh thần vẫn tiếp diễn ngày càng khốc liệt hơn. Đó là những thông điệp chính của các nhân chứng trong buổi điều trần tại Quốc Hội Canada chiều ngày 28/5 vừa qua.

'Trung Quốc vượt ngoài khuôn khổ luật pháp'



Hồng Nga tường thuật từ Đối thoại Shangri-La, Singapore

Ông Ash Carter có bài phát biểu mở đầu diễn đàn an ninh

Diễn đàn An ninh khu vực Đối thoại Shangri-La lần thứ 14 vừa chính thức bắt đầu tại Singapore.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter có bài phát biểu quan trọng, trong đó ông khẳng định Hoa Kỳ và các nước trong khu vực hết sức quan ngại về kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ông kêu gọi các quốc gia cùng nỗ lực bảo đảm hoà bình và tự do hàng hải trong khu vực.

Đặc biệt Bộ trưởng Carter cho hay sau Đối thoại Shangri-La ông sẽ đi Việt Nam, nơi ông cùng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sẽ ký một thoả thuận đầu tiên về thúc đẩy hợp tác quốc phòng một cách thực chất.

Kẻ mê tiền, người ham quyền, hình ảnh FIFA tan vỡ

 

mediaChủ tịch FIFA Joseph Blatter trong buổi họp báo tại Zurich, Thụy Sĩ, ngày 30/05/2015.REUTERS/Arnd Wiegmann
 
 
Một ngọn sóng thần đã làm chao đảo con thuyền FIFA nhưng thuyền trưởng Joseph Blatter vẫn bám vào tay lái . Nhưng, những vụ tai tiếng tham ô hiện nay và sẽ được khui ra trong tương lai sẽ đặt nhiệm kỳ năm của « bố già » dưới áp lực tối đa từ giới thể thao, công luận cho đến chính trị.

Theo AFP, lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Quốc tế thở phào nhẹ nhõm sau cuộc bầu cử ngày hôm qua 29/05/2015. Hoàng tử Ali của Jordanie, đối thủ của Chủ tịch Joseph Blatter, rút lui sau vòng một với kết quả 133-73. Tuy tái đắc cử nhiệm kỳ 5, nhưng chiến thắng lần này mang lại nhiều vị đắng cho nhà lãnh đạo bóng đá thế giới mà uy thế có thể hơn cả Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 30/5/2015





1/ Tin Bỉ: Sứ quán VN tại Bỉ 'phải kiểm điểm'

Báo Lao Động đưa tin Bộ Ngoại giao Việt Nam quyết định kiểm điểm nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ và hoàn lại tiền lạm thu sau bài “Lạm thu phí người Việt Nam ở nước ngoài”. Hôm 29/5, tờ báo này nói Bộ Ngoại giao đã yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ tổ chức kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm cán bộ liên quan.
Ông Nguyễn Thanh Đức, Bí thư thứ nhất - Lãnh sự, bị triệu về nước để “tiếp tục kiểm điểm, có hình thức kỷ luật nghiêm”.


2/ Tin Nhật Bản: Xảy ra động đất 7,8 độ Richter ở Nhật

Một trận động đất mạnh dưới biển ở miền nam Nhật Bản đã làm rung chuyển các tòa nhà ở Tokyo và có thể cảm nhận được trên khắp đất nước. Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ nói trận động đất 7,8 độ Richter này ở độ sâu hơn 660 km.
Trận động đất xảy ra lúc 18:30 giờ địa phương (11:30 GMT).Các tòa nhà ở thủ đô Nhật Bản đã bị lung lay trong gần một phút.Hiện chưa thông tin về thiệt hại nghiêm trọng. Nhật Bản chưa đưa ra cảnh báo nào về sóng thần.


3/ Tin Thụy Sĩ: Ông Sepp Blatter tái đắc cử chủ tịch FIFA nhiệm kỳ thứ 5

Mặc dù đang bị scandal hối lộ tham nhũng bủa vây, ông Sepp Blatter vẫn tái đắc cử Chủ tịch FIFA thêm một nhiệm kỳ nữa, sau khi ứng viên còn lại là Hoàng tử Ali bin al-Hussein tuyên bố bỏ cuộc. Một điểm đặc biệt là cuộc bầu chọn Chủ tịch FIFA lần này phải qua 2 vòng bỏ phiếu mới chọn được người thắng cử. Ở vòng 1, Hoàng tử Ali bin al-Hussein có 73 phiếu và Chủ tịch Sepp Blatter được 133 phiếu.
Trong lúc đang diễn ra quá trình kiểm phiếu vòng 2 thì một bất ngờ xảy ra: Hoàng tử Ali bin al-Hussein tuyên bố xin rút lui.  Đương kim Chủ tịch Sepp Blatter đương nhiên được công nhận thắng cử.

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

"THƯƠNG THƯƠNG" MỨC LƯƠNG...14 TRIỆU ĐỒNG!

Theo báo cáo về tiền lương của Bộ Nội vụ gửi đến Quốc hội, lương Bộ trưởng cũng chỉ khoảng 14,4 triệu đồng/tháng. Ngay lập tức, đề tài này đã gây sự chú ý của dư luận và nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng.



(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)

Trả lời phỏng vấn báo điện tử Dân trí, Đại biểu Dương Trung Quốc khẳng định “tôi thấy chắc chắn một điều là thu nhập của các Bộ trưởng rất cao, cứ trông cách sống của họ là biết. Vậy nên nói “Bộ trưởng… khó sống”, người dân dễ phản ứng. Thu nhập của người lao động bình thường là 2 -3 triệu đồng/tháng, công chức cũng chỉ 4-5 triệu đồng/tháng thôi người ta vẫn sống thì 14-15 triệu đồng/tháng sao bảo là khó sống?”.

Vì sao các tướng Công an không ủng hộ việc bổ sung quyền im lặng?


Anh Vũ, thông tín viên RFA

000_Hkg10109894-622.jpg
Một phiên họp Quốc hội Việt Nam, ảnh minh họa.
AFP 


Những ngày vừa qua, Quốc hội đã thảo luận dự án Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), tuy nhiên các ĐBQH là tướng công an đều không muốn quy định “quyền im lặng” được bổ xung trong bộ luật này. Tại sao lại có hiện tượng như vậy?

Phương tiện hạn chế bức cung

Tình trạng bức cung, dùng nhục hình của các điều tra viên đã dẫn tới việc có rất nhiều bản án oan sai, đã trở thành hiện tượng phổ biến trong lĩnh vực tư pháp của VN.

Quyền im lặng là một phương tiện quan trọng để hạn chế bức cung, nhục hình - nguyên nhân dẫn đến oan sai trong tố tụng hình sự.

Quyền im lặng là quyền của nghi phạm, của người bị kháng cáo, trong một vụ án có quyền im lặng cho tới khi được tiếp xúc với luật sư hỗ trợ về pháp lý cho mình.

10 LÝ DO KHIẾN TRUNG QUỐC GẶP KHÓ KHĂN TRONG CHIẾN TRANH HIỆN ĐẠI



Nguồn: Dennis J. Blasko, “Ten Reasons Why China Will Have Trouble Fighting A Modern War”, War on The Rocks, 28/5/2015

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương



Việc quân đội Trung Quốc (PLA) đưa vào sử dụng các hệ thống vũ khí trang thiết bị mới đã thu hút sự chú ý của thế giới trong hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, vũ khí tối tân chỉ là một yếu tố trong quá trình hiện đại hóa mang tính dài hạn và đa chiều của PLA. Nhiều thứ khác còn cần phải được hoàn thiện và người hiểu rõ điều này nhất không ai khác ngoài chính bản thân Trung Quốc. Theo những gì mà các chỉ huy và bộ phận tham mưu của PLA đã viết trong các tờ báo và tạp chí nội bộ, lực lượng này đang đối mặt với hàng loạt các thách thức liên quan đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách về năng lực giữa nước này với các quân đội tiên tiến khác.

Vũ khí hiện đại, ngân sách quốc phòng gia tăng hay gần đây nhất là tham nhũng có khuynh hướng thu hút sự chú ý của báo giới phương Tây, nhưng có ít nhất 10 lý do khác làm gia tăng sự hoài nghi về khả năng hiện tại của PLA khi tiến hành chiến tranh hiện đại chống lại một kẻ thù mạnh hơn (một số lý do đã được thảo luận trong báo cáo mới của RAND mà tôi có đóng góp một số ý kiến)

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 29/5/2015


1. Tin Việt Nam: Hoạt động của TNS John McCain 

Trong chuyến thăm hai ngày, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã có hàng loạt các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Việt Nam và một số nhà hoạt động xã hội dân sự.
Điều đáng chú ý là ông có cuộc tiếp xúc với đại diện phong trào dân sự ở trong nước tại dinh thự của đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội trưa ngày thứ Năm 28/5. Cùng đoàn với ông McCain là ba vị thượng nghị sỹ khác, các ông bà Jack Reed, Joni Ernst và Dan Sullivan. Tiếp xúc với các vị thượng nghị sỹ Mỹ là các nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Nguyễn Đình Hà, Nguyễn Chí Tuyến và Luật sư Trần Thu Nam.


http://www.bbc.co.uk/…/vietnam/2015/05/150529_mccain_vietnam

2. Tin Hoa Kỳ: Phát hiện vũ khí Trung Quốc đặt trên đảo mới bồi ở Trường Sa

Các bức ảnh mà máy bay do thám Mỹ chụp được trong thời gian gần đây cho thấy rõ là Trung Quốc đã chuyển vũ khí lên một hòn đảo nhân tạo mà họ đang bồi đắp tại vùng quần đảo Trường Sa. Vũ khí này đã đặt một hòn đảo do Việt Nam kiểm soát gần đấy trong tầm bắn.
Theo tiết lộ của một số quan chức cao cấp Mỹ, được nhật báo Wall Street Journal trích dẫn vào hôm qua, 28/05/2015, các phi vụ trinh sát mà Hoa Kỳ mới thực hiện gần các công trình bồi đắp mà Trung Quốc đang thực hiện đã phát hiện được hai cỗ pháo cơ động trên một trong những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc.


http://vi.rfi.fr/…/20150529-phi-co-my-phat-hien-vu-khi-tru…/

3. Tin Thụy Sĩ: Chủ tịch FIFA bác bỏ cáo buộc trách nhiệm

Chủ tịch FIFA Sepp Blatter lên án "hành động của một số cá nhân" vì vụ bê bối mang tiếng xấu cho bóng đá.Tuy nhiên ông nói cho dù nhiều người nói ông "phải chịu trách nhiệm cuối cùng", ông không thể "theo dõi tất cả mọi người trong mọi lúc".
Ông Blatter đã phát biểu tại phiên khai mạc đại hội của FIFA, một ngày sau khi bảy quan chức cao cấp bị bắt giữ trong một cuộc điều tra của Hoa Kỳ. Ông chủ tịch đã bị kêu gọi từ chức nhưng vẫn muốn ̣được bầu tại vị thêm một nhiệm kỳ trong phiên bỏ phiếu ngày 29/5.


http://www.bbc.co.uk/vietname…/…/2015/05/150529_fifa_scandal

4. Tin Cuba: Được xóa tên khỏi danh sách các nước ủng hộ khủng bố

Thêm một bước tiến trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba : tối nay 29/05/2015, Cuba được chính thức xóa tên khỏi danh sách các quốc gia ủng hộ khủng bố.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo quan điểm của Nhà Trắng từ giữa tháng Tư, và Quốc hội có 45 ngày để cố gắng đảo ngược quyết định ấy. Thời hạn này chấm dứt vào hôm nay, mở ra những viễn cảnh mới.


http://vi.rfi.fr/…/20150529-cuba-duoc-my-xoa-ten-khoi-danh…/

5. Tin Singapore: Viên chức quốc phòng nhóm họp ở Singapore

Các quan chức quốc phòng cấp cao của 26 nước hôm nay tụ tập ở Singapore trong lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông. Cuộc họp an ninh hàng năm có tên Đối thoại Shangri-La diễn ra vài ngày sau khi bạch thư quốc phòng có tính chất hung hãn của Trung Quốc được công bố và gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ người đứng đầu Ngũ giác đài.
Hội nghị an ninh thường niên ở Singapore khai mạc ngày hôm nay và kéo dài cho tới ngày chủ nhật.


http://www.voatiengviet.com/…/quan-chuc-quoc-p…/2797125.html

6. Tin Hoa Kỳ: Kêu gọi cứu giúp thuyền nhân Đông Nam Á

Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng cần phải cấp bách cứu giúp hàng ngàn di dân ở Đông Nam Á đang lênh đênh trên biển.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Anne Richard hô hào như thế tại Thái Lan ngày hôm nay trong lúc chuẩn bị tham dự một hội nghị với các nước Đông Nam Á và các tổ chức nhân quyền, bàn về cách ứng phó với vụ khủng hoảng thuyền nhân.


http://www.voatiengviet.com/…/my-ho-hao-cuu-gi…/2797084.html

7. Tin Trung Quốc: Giáo viên 'bị tử hình vì lạm dụng trẻ'

Tòa án tối cao Trung Quốc nói đã tử hình một giáo viên cấp một về tội lạm dụng tình dục 26 bé gái. Giáo viên Li Jishun phạm tội từ 2011 đến 2012 khi dạy tại tỉnh Cam Túc. Theo Tòa án Tối cao Trung Quốc, ông ta đã làm bậy với học sinh tuổi từ 4 đến 11.
Giáo viên Li đã hãm hiếp 21 nạn nhân và lạm dụng năm bé khác trong lớp, và khu rừng quanh làng. Thông báo của tòa nói một số nạn nhân bị hãm hiếp hơn một lần.


http://www.bbc.co.uk/…/w…/2015/05/150529_china_teacher_abuse

8. Tin Bắc Triều Tiên: Hoạt động mới tại căn cứ phóng hỏa tiễn 

Các ảnh vệ tinh mới cho thấy những hoạt động quan trọng tại địa điểm phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên, trong lúc Kim Jong Un hứa hẹn sẽ đưa lên quỹ đạo các vệ tinh mới, bất chấp các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Một viện nghiên cứu Mỹ hôm nay 29/05/2015 thông báo như trên.
Hồi tháng 12/2012, từ căn cứ Sohae Bắc Triều Tiên đã phóng lên không trung hỏa tiễn Unha-3, đưa một vệ tinh vào quỹ đạo. Vụ này đã bị cộng đồng quốc tế lên án vì cho rằng thực ra đây là hỏa tiễn đạn đạo.


http://vi.rfi.fr/…/20150529-hoat-dong-moi-tai-can-cu-phong…/

9. Tin Hoa Kỳ: Bộ trưởng Mỹ thăm VN, phát thông điệp tới Trung Quốc?

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter dự kiến sẽ tới Việt Nam cuối tuần này, sau khi tham dự diễn đàn an ninh khu vực ở Singapore, trong bối cảnh bùng ra khẩu chiến Mỹ - Trung về vấn đề biển Đông.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius vừa tiết lộ về chuyến công du của ông Carter với hãng tin Bloomberg, đồng thời nói thêm rằng những hành động tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ của Trung Quốc ở biển Đông đã đẩy Mỹ và Việt Nam lại gần nhau hơn.


http://www.voatiengviet.com/…/bo-truong-my-tha…/2792682.html

10. Tin Liên Hiệp Quốc: Khẩu chiến Miến Điện–LHQ tại hội nghị về thuyền nhân

Căng thẳng đã bùng lên tại Hội nghị khu vực khai mạc hôm nay, 29/05/2015 tại Bangkok để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng di dân tại Đông Nam Á. Đại diện Miến Điện và Phủ Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc HCR đã đấu khẩu gay gắt về người Hồi giáo Rohingya, hiện chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số người di cư.
Theo Arnaud Dubus, thông tín viên RFI tại Bangkok, cuộc khẩu chiến công khai này nêu bật những khó khăn trong việc hợp tác giữa các nước nhằm giải quyết vấn đề di dân bất hợp pháp.


http://vi.rfi.fr/…/20150529-khau-chien-mien-dien%E2%80%93l…/

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

CÔNG LÝ



 Nhà báo Trương Huy San (Huy Đức)



Không có cơ quan nào có những quyền đáng sợ như Bộ Công an đang nắm. Hình minh họa.


Dự thảo Luật Tố tụng Hình sự đang được thảo luận tại Quốc hội (tháng 5-2015) đã "tiếp thu" được vài nguyên tắc mà "loài người tiến bộ" đã từng áp dụng từ hàng trăm năm qua. Các đại biểu Quốc hội cũng bắt đầu nhận ra, cho dù nhu cầu chống tội phạm lớn tới đâu cũng không thể chấp nhận oan sai. Tuy nhiên, nếu không nhận thấy nguyên nhân sâu xa của oan sai thì không những không thể thiết kế một nền tư pháp có thể mang lại công lý mà trong vài trò chống tội phạm, còn có thể trở thành công cụ của từng băng nhóm.

FIFA, TỔ CHỨC MAFIA

mediaChủ tịch mãn nhiệm FIFA Sepp Blatter sau một cuộc họp tại Zurich 26/09/2014 - Reuters /Arnd Wiegmann

Vụ sáu quan chức cao cấp của FIFA (Liên đoàn bóng đá thế giới) bị bắt hôm qua do bị tình nghi tham nhũng, hai ngày trước cuộc bầu cử Chủ tịch khóa mới của tổ chức thể thao hùng mạnh, thu hút nhiều chú ý của báo chí Pháp. Libération chạy hàng tít lớn trên trang nhất : « FIFA Nostra » (tạm dịch là « FIFA Mafia »). Báo La Croix có bài xã luận trang nhất với tựa đề « Bóng đá : Phải chăng một thời đại đang chấm dứt ? ». Nhật báo thể thao l’Equipe thì chua chát : « các ống cống của FIFA xả ra tràn trề đến mức mà chỉ bịt mũi thì không đủ để ngăn được những thứ mùi ghê tởm xả ra từ cỗ máy điều hành nền bóng đá thế giới ».
Hồ sơ chính « Pieds propres, mains sales » (có nghĩa là Chân sạch, tay bẩn) của Libération nhận xét với nỗi ngạc nhiên : « FIFA đã mất uy tín từ lâu, tuy nhiên tổ chức này vẫn được nhiều thế lực chính trị dung thứ. (…) Nhân cách của Sepp Blatter, 79 tuổi – chủ tịch mãn nhiệm của FIFA – đáng nhẽ đã phải khiến cho các nhà chính trị dân cử giận dữ : ông ta là lãnh đạo của một định chế ngập chìm trong tham nhũng, trọng nam khinh nữ, kỳ thị người đồng tính, phủ nhận nạn phân biệt chủng tộc trong thể thao và nạn nô lệ lao động tại Qatar ». Dù vậy, Libération báo trước sẽ khó có gì cản được Chủ tịch mãn nhiệm Sepp Blatter tái đắc cử. Bài « Chân sạch, tay bẩn » chỉ ra bốn « tài » khiến lãnh đạo FIFA người Thụy Sĩ duy trì được uy quyền.

SIÊU CƯỜNG ĐI NGANG

Hoa Kỳ đang lên hay xuống?

Nguyễn-Xuân Nghĩa
 

Đây là thời sự nhé:

Cứ mươi ngày lại có một vụ tai tiếng ở Hoa Kỳ về nạn bạo hành người da đen, thường là bị cảnh sát bắn hạ, sau đó, nghi can là cảnh sát viên có bị truy tố hay không thì cũng có biểu tình phản đối, dẫn tới bạo động.

Đâu là vấn đề? Hệ thống cảnh sát hay chánh sách dân quyền nhằm nâng đỡ người da đen khiến họ sống trong từng khu vực riêng với nhiều bất ổn bên trong? Thành phần nào cũng có câu giải đáp, và bất đồng với nhau. Đệ nhất siêu cường mà như vậy sao?

Tổng Thống Barack Obama vừa tổ chức một thượng đỉnh về an ninh với sáu quốc gia Á Rập Hồi Giáo trong vùng Vịnh Ba Tư, nhưng có bốn nguyên thủ không tham dự, kể cả quốc vương Saudi Arabia. Một trong bốn người từ chối vào lúc chót vì bận đi Anh xem... đua ngựa. Bá chủ họp chư hầu mà bị tẩy chay? Ngay sau đó, tổ chức Nhà nước Hồi Giáo chiếm luôn hai thành phố quan trọng tại Iraq và Syria, trong khi hai cường quốc Iran và Saudi Arabia gián tiếp đụng trận tại Yemen và một đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ trong Minh Ước NATO là Turkey thì tìm mua vũ khí của Trung Quốc.

SHANGRI-LA 2015 VÀ AN NINH BIỂN ĐÔNG

Shangri-La 2015 và an ninh Biển Đông



Đối thoại Shangri-La 2015 nhóm từ ngày 29-31/5/2015 tại Singapore.

Việt Nam có quyền xây cất 'rào dậu' trên biển Đông ở những nơi thuộc chủ quyền của Việt Nam và việc xây cất, củng cố này có quy mô 'không đáng kể', một nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và bang giao Trung- Việt nói với tọa đàm Bàn tròn Thứ năm của BBC nhân dịp Diễn đàn Đối thoại Shangri-La 2015 nhóm họp tại Singapore từ ngày 29-31/5/2015.

Từ Hà Nội, hôm 28/5/2015, Tiến sỹ Vũ Cao Phan nói:

"Việc Việt Nam có xây cất hay rào dậu quanh nhà mình cho tốt hơn, việc này đã diễn ra từ lâu rồi, thậm chí trước khi có Tuyên bố ứng xử năm 2002, Trung Quốc không có ý kiến gì về chuyện này cả.

"Và thứ hai, có thể nói là xây cất của Việt Nam theo các tài liệu chính thức chỉ bẳng 1,9 (%?) sự xây cất của Trung Quốc thôi và nếu nói như Giáo sư Carl Thayer từ Đại học New South Wales, Úc, thì nó bằng 9,5% của riêng cái Trung Quốc xây cất ở đảo Gạc Ma.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 28/5/2015


1. Tin Thụy Sĩ: Putin ủng hộ Chủ tịch FIFA tại chức

Ông Sepp Blatter từ chối từ chức Chủ tịch FIFA sau yêu cầu từ lãnh đạo UEFA Michel Platini. Cùng lúc, lãnh đạo Anh lên tiếng ủng hộ lời kêu gọi ông Blatter từ chức nhưng chủ tịch FIFA được lãnh đạo Nga ủng hộ.
Ông Blatter, người Thụy Sĩ, 79 tuổi, chủ trì một cuộc họp khẩn cấp với các quan chức nòng cốt FIFA hôm thứ Năm sau các cáo buộc tham nhũng về tổ chức trong tuần này. Ông Platini cho biết ông gặp ông Blatter "như một người bạn", nhưng Chủ tịch FIFA đã nói với ông rằng là "quá muộn" để từ chức. Ông Platini nói thêm rằng cuộc khủng hoảng mới nhất làm ông “ngấy tới tận cổ” và nói rằng "mọi người thấy thế đã là quá đủ".

http://www.bbc.co.uk/…/sp…/2015/05/150528_fifa_crisis_update

2. Tin Hoa Kỳ: Khẳng định bảo vệ Philippines chống tham vọng Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tái khẳng định với đồng nhiệm Philippines lời hứa bảo vệ quốc gia Đông Nam Á này chắc như « sắt thép ». Trong vòng công du châu Á để xác định chiến lược « chuyển trục » của Mỹ, chủ nhân Lầu Năm góc sẽ đến Singapore, Việt Nam và Ấn Độ .
Trong cuộc gặp gỡ giữa bộ trưởng Quốc phòng hai nước đồng minh Mỹ-Philippines tại Hawai vào ngày hôm qua 27/05/2015 trên đường công du châu Á, Bộ trưởng Mỹ Ashton Carter khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước qua hiệp ước hợp tác an ninh quốc phòng từ năm 1951 và « không gì có thể lay chuyển được » quyết tâm bảo vệ Philippines.


http://vi.rfi.fr/…/20150528-my-khang-dinh-bao-ve-philippin…/

3. Tin Malaysia: Điều tra vụ mộ tập thể

Malaysia điều tra 12 cảnh sát viên bị tình nghi liên quan các trại đưa người lậu ở miền bắc đất nước. Bốn trong số đó đã bị bắt trong các vụ điều tra từ đầu năm ngoái, theo Thứ trưởng Nội vụ Wan
Nhà chức trách cho hay đã phát hiện ra 139 ngôi mộ ở gần biên giới với Thái Lan. Đây là ngả đường mà những kẻ buôn người dùng để mang dân di cư từ Myanmar và Bangladesh vào Malaysia. Những người này đa phần là người Hồi giáo Rohingya đang chạy trốn đàn áp ở Myanmar và dân tỵ nạn kinh tế từ Bangladesh.


http://www.bbc.co.uk/…/2015/05/150528_malaysia_police_massg…

4. Tin Nga : Tổn thất quân sự thời bình là bí mật quốc gia

 Cho đến giờ Nga vẫn luôn phủ nhận có can thiệp quân sự vào Ukraina. Nhưng hôm nay 28/05/2015, Tổng thống Nga đã ký sắc lệnh xếp tổn thất quân sự trong các “chiến dịch đặc biệt” thời bình là “bí mật quốc gia”.
Tổn thất quân sự thời chiến tranh đã là một bí mật quốc gia. Nay trong danh mục bí mật quốc gia sẽ có thêm “những thông tin có liên quan đến tổn thất nhân lực trong thời bình trong các chiến dịch đặc biệt”, theo như sắc lệnh vừa được công bố.


http://vi.rfi.fr/…/20150528-nga-ton-that-quan-su-thoi-binh…/

5. Tin Trung Quốc: Đưa vũ khí ra các đảo nhân tạo

Tin cho hay Trung Quốc đã đưa vũ khí ra các đảo nhân tạo trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông, một bước tiến thêm nữa sau khi Bắc Kinh ráo riết tiến hành các hoạt động xây dựng lấy đất lấp biển hầu thay đổi nguyên trạng vùng biển giàu tài nguyên này.
Báo chí Úc hôm nay dẫn nguồn tin từ các giới chức nước này bày tỏ quan ngại rằng Trung Quốc có thể đưa radar tầm xa, súng chống phòng không, cùng các chuyến bay giám sát thường xuyên để triển khai sức mạnh quân sự của mình trên khắp vùng biển rộng lớn ở Biển Đông.


http://www.voatiengviet.com/…/trung-quoc-dua-v…/2794035.html

6. Tin Tây Tạng: Thêm một người Tây Tạng tự thiêu phản đối TQ

Nguồn tin mới nhất ghi nhận được cho hay lại có thêm một người tự thiêu chết để phản đối chính sách mà Bắc Kinh đang áp dụng với cộng đồng thiểu số Tây Tạng.
Cư dân địa phương cho chúng tôi biết vụ việc mới xảy ra ngày hôm qua ở Cam Túc, ngay trước cửa trụ sở công an địa phương. Người tự thiêu là bà Sangye Tso, 36 tuổi. Tính từ năm 2009 đến giờ, đã có 141 vụ tự thiêu xảy ra ở Tây Tạng.


http://www.rfa.org/…/…/tibe-burn-herself-05282015103758.html

7. Tin Mozambique: Gần 10.000 con voi bị giết hại trong 5 năm

Các nhà bảo tồn động vật nói rằng số voi ở Mozambique đã sút giảm gần 50% trong vòng 5 năm qua vì nạn săn bắn trộm. Hội bảo tồn động vật hoang dã đặt trụ sở ở Mỹ tuần này cho biết số voi ở Mozambique hiện chỉ còn khoảng 10.300 con so với hơn 20.000 con 5 năm trước.
Tổ chức này cho rằng việc giết voi lấy ngà để đáp ứng nhu cầu mua ngà voi ở Trung Quốc đã dẫn tới sự sụt giảm này. Tổ chức trên cho biết họ đếm số voi dựa trên các bức ảnh chụp từ trên không.


http://www.voatiengviet.com/…/gan-muoi-nghin-c…/2793945.html

8. Tin Hoa Kỳ: FBI có nội gián trong FIFA

Vụ bê bối tham nhũng trên quy mô lớn trong Liên đoàn Bóng đá Thế giới – FIFA được phơi bày ra ánh sáng, ngày 27/05/2015, sau khi 7 lãnh đạo của tổ chức này bị bắt tại Zurich, Thụy Sĩ. Đây là kết quả điều tra trong nhiều năm của cảnh sát Hoa Kỳ. Thực vậy, theo báo chí Mỹ, mọi việc bắt đầu từ cuối năm 2011, khi Cục Điều tra Liên bang – FBI – đã thuyết phục được Chuck Blazer làm nội gián, cung cấp thông tin.
Ông Chuck Blazer là ủy viên Ban chấp hành FIFA từ năm 1996 đến 2013 và làm việc ngay tại trụ sở của Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribê (CONCACAF).


http://vi.rfi.fr/…/20150528-bao-chi-my-fbi-co-noi-gian-tro…/

9. Tin Hoa Kỳ: Nước lụt rút xuống tại Houston nhưng mưa tiếp tục rơi

Nhiều nơi tại tiểu bang Texas đang phục hồi sau một trong những thiên tai tồi tệ nhất. Mưa lớn vào ngày thứ Hai và sáng sớm ngày thứ Ba làm cho nước các con sông tràn bờ tại miền đông và miền trung, cuốn trôi nhà cửa và làm ít nhất 13 người thiệt mạng.
Theo tường thuật của thông tín viên Đài VOA Greg ở Houston, nước lụt đang từ từ rút xuống tại thành phố lớn thứ tư của nước Mỹ, và sẽ có mưa nhiều trong những ngày tới.


http://www.voatiengviet.com/…/nuoc-lut-rut-xuo…/2793849.html

10. Tin Việt Nam: Nên sửa đổi điều 60 của luật bảo hiểm XH?

Liên quan đến luật bảo hiểm xã hội, quốc hội VN hôm nay lại tranh cãi là có nên sửa đổi điều số 60 của luật bảo hiểm xã hội hiện hành hay không. Theo điều này thì sau khi người lao động nghỉ việc nhưng lại không có mức thâm niên tối thiểu thì không được lãnh trọn số tiền bảo hiểm xã hội như trước đây nữa.
Có người nói là điều này tránh cho người lao động không phải vất vả trong thời gian nghỉ hưu dài lâu sau này. Người khác lại nói là nếu cho người lao động lãnh một lần bảo hiểm xã hội thì cũng giúp họ giải quyết đời sống khó khăn hiện tại. Do đó có nhiều người đề nghị là nên sửa điều số 60 theo hướng cho phép người lao động có sự chọn lựa, là nên rút tiền ra một lần hay không.


http://www.rfa.org/…/60th-ss-articl-nee-tobe-amend-05272015…

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

HỘI CHỨNG "THÊU DỆT KÝ ỨC" CỦA TRUNG QUỐC



Tác giả: Bill Hayton | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Người dân của đất nước này đã được giáo dục sai sự thật rằng tổ tiên họ đã tìm ra và đặt tên cho các hòn đảo trên Biển Đông.

Biển Đông là nơi những tham vọng của Trung Quốc phải đối đầu với sự lo lắng của các nước châu Á và quyền lực của Hoa Kỳ. Qua những tranh chấp trên biển, Trung Quốc đã vứt bỏ vẻ bề ngoài “trỗi dậy hòa bình” để thay vào đó là ngoại giao pháo hạm. Các tàu hải cảnh có vũ trang của Trung Quốc đã đâm húc các tàu Việt Nam, bao vây các vị trí tiền đồn của Philippines, quấy rối các hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia và đe dọa các tàu hộ tống ngư dân của Indonesia. Để ứng phó, tất cả những nước này đang ráo riết mua thêm vũ khí và tăng cường các liên kết quân sự với các nước có chung lo ngại trước những yêu sách chủ quyền ngày càng xác quyết của Trung Quốc – chủ yếu là với Mỹ, nhưng ngoài ra còn có Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia.

Căn nguyên của những rắc rối này là những gì mà Bắc Kinh gọi là “chủ quyền lịch sử không thể tranh cãi được” đối với 80% Biển Đông: từ cảng Hồng Kông cho tới gần bờ biển Borneo, cách đó đến 1.500km. Vấn đề đối với những tuyên bố chủ quyền này là không hề có những bằng chứng đáng tin cậy để làm căn cứ. Vậy mà những chi tiết lịch sử hư cấu đó giờ đây lại đang đe dọa hòa bình và an ninh Châu Á và tạo ra một vũ đài để Trung Quốc và Mỹ đối đầu gay gắt, với những hệ lụy tác động đến toàn cầu. Thật khó có thể tin được rằng cuộc đối đầu có thể dữ dội này lại có gốc rễ là một cuộc tranh chấp đối với những mảnh đất gần như hoàn toàn không thể cư ngụ được.

Có hai quần thể “đảo” chính ở Biển Đông. (Chỉ một số rất ít là đảo theo đúng nghĩa, đại đa số chỉ là các rạn san hô, bãi cát hoặc đá). Ở phía Bắc, quần đảo Hoàng Sa (Paracels) đang bị tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Còn tại phía Nam, quần đảo Trường Sa (Spratlys) rộng lớn hơn nhiều bị các nước Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines tranh giành. Đa số những hòn đảo hoang vắng này có tên tiếng Anh, thường là được đặt bởi những con tàu và thủy thủ đã phát hiện và vẽ chúng lên bản đồ. Ví dụ, đảo Trường Sa (Spratly Island) được một thuyền trưởng tàu săn cá voi tên là Richard Spratly tìm thấy vào năm 1843, còn Đá Khúc Giác (Iroquois Reef) được đặt tên theo con tàu HMS Iroquois đã phát hiện ra nó trong một chuyến khảo sát vào những năm 1920, vv…

Khi một ủy ban thuộc chính quyền Trung Quốc lần đầu đặt tên tiếng Trung cho các hòn đảo này vào năm 1935, tất cả những gì họ làm là dịch tên hoặc chuyển âm những tên tiếng Anh đã sẵn có sang tiếng Trung. Ví dụ như đối với quần đảo Hoàng Sa, Antelope Reef (Đá Hải Sâm) được dịch là Linh Dương Tiêu (Linh Dương là từ Antelope được dịch ra tiếng Trung) và đối với quần đảo Trường Sa, cụm đá North Danger Reef trở thành Bei xian (Bắc Hiểm – tiếng Trung nghĩa là “mối nguy hiểm ở phía Bắc”), Đảo Trường Sa trở thành Si-ba-la-tuo (chuyển âm từ tên tiếng Anh “Spratly Island” sang tiếng Trung). Ủy ban của Trung Quốc chỉ đơn thuần là đã sao chép lại những bản đồ của người Anh, thậm chí sao chép cả những lỗi sai. Những tên đảo sau đó được chỉnh sửa lại hai lần. Còn Bãi cạn Scarborough, đặt tên theo một con tàu của Anh vào năm 1748, ban đầu được chuyển ngữ thành Si ge ba luo vào năm 1935, được đổi thành Dân Chủ Đảo bởi chính quyền Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1947 và sau đó được đặt một cái tên ít nhạy cảm về chính trị hơn là Hoàng Nham (tức “bãi đá vàng”) bởi chính quyền cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1983.

Ngày nay, chính quyền Trung Quốc có vẻ như hoàn toàn không biết đến những điều này. Những lời biện hộ chuẩn mực cho chủ quyền “không thể tranh cãi” của Trung Quốc thường bắt đầu bằng câu “người Trung Quốc là những người đầu tiên phát hiện và đặt tên cho các hòn đảo Nam Sa”. Trên thực tế, “người Trung Quốc” chỉ sao chép lại những tên đảo do người Anh đặt. Ngay cả cụm từ “Nam Sa” (tức “bãi cát phía nam”) cũng không nằm cố định trên bản đồ của người Trung Quốc. Năm 1935, cái tên này được dùng để chỉ khu vực biển nông có tên tiếng Anh là “Bãi Macclesfield” (cũng được đặt theo tên của một con tàu Anh, giờ Trung Quốc gọi là Trung Sa). Vào năm 1947, cái tên Nam Sa lại bị dời xuống phía Nam trên bản đồ Trung Quốc để chỉ quần đảo Trường Sa.

Để kiểm tra đầy đủ từng chứng cứ do Trung Quốc đưa ra sẽ phải mất rất nhiều trang giấy, nhưng hoàn toàn có thể cho rằng vẫn chưa có bằng chứng khảo cổ nào cho thấy những con tàu Trung Quốc đã có thể đi được xuyên biển từ trước thế kỷ thứ 10. Cho đến thời điểm đó, chỉ có các con tàu của người Malay, người Ấn Độ và người Arab tiến hành giao thương và khai phá biển. Những con tàu đó, có thể vào một số dịp, có chuyên chở những hành khách Trung Hoa. Những chuyến du hành được đề cập nhiều của “các đô đốc thái giám” trong đó có Trịnh Hòa, chỉ kéo dài khoảng 30 năm, cho đến những năm 1430. Sau thời điểm đó, mặc dù những thương nhân và ngư dân vẫn đi lại trên biển, nhà nước Trung Hoa không bao giờ viếng thăm các vùng biển xa lần nào nữa, cho đến khi chính quyền Trung Hoa Dân Quốc được Mỹ và Anh trao cho một số tàu biển vào cuối Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai.

Lần đầu tiên có một quan chức chính phủ Trung Quốc đặt chân lên một đảo thuộc quần đảo Trường Sa là vào ngày 12 tháng 12 năm 1946, khi đó các đế quốc Anh và Pháp đều đã chiếm phần trên Biển Đông. Một phái đoàn cấp tỉnh của Trung Quốc đã đến quần đảo Hoàng Sa trước đó vài thập kỷ, vào ngày 6 tháng 6 năm 1909, thực hiện một nhiệm vụ có vẻ như là một chuyến thám hiểm trong một ngày, được dẫn đường bởi các thuyền trưởng người Đức thuê từ hãng buôn Carlowitz. Các cuộc đối đầu quốc tế đang phải dựa vào những căn cứ khiêm tốn như vậy.

Đây là bức tranh lịch sử được vẽ lên bởi các nghiên cứu học thuật độc lập tốt nhất. Nhưng nếu đem kể cho gần như bất kỳ người Trung Quốc nào, họ cũng sẽ tỏ ra ngờ vực. Từ trong các lớp học cho đến tại những cơ quan ngoại giao, chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông đã tồn tại trong trí nhớ của người dân và trở thành sự thật chắc chắn. Làm thế nào mà cả một quốc gia có thể có được ý thức sở hữu đối với Biển Đông mạnh mẽ đến thế dựa trên những cơ sở thiếu vững chắc như vậy?

Câu chuyện có lẽ bắt đầu từ cuộc Chiến tranh Nha phiến năm 1840 và khoảng thời gian người Trung Quốc gọi là “thế kỷ ô nhục” diễn ra sau đó. Trung Quốc rõ ràng đã chịu nhiều tổn thất nặng nề dưới tay các nước đế quốc phương Tây và Nhật Bản: hàng ngàn người chết, nhiều thành phố bị trở thành thuộc địa và chính quyền phải chịu nhiều khoản nợ từ các ngân hàng quốc tế.

Nhà nghiên cứu địa lý William Callahan và nhiều người khác đã chỉ ra trong quá trình đấu tranh chống lại sự thống trị của nước ngoài, các lực lượng Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản đã cố tình tạo ra một ý thức rằng Trung Quốc bị xâm phạm lãnh thổ để huy động quần chúng như thế nào. Từ những năm 1900 trở về sau, các nhà nghiên cứu địa lý Trung Quốc như Bai Meichu, một trong những người sáng lập Hội Địa lý Trung Quốc, đã bắt đầu vẽ các bản đồ cho người dân của họ thấy những phần lãnh thổ nào của Trung Quốc đã bị các đế quốc lấy đi.

Những “bản đồ quốc nhục” này cho rằng lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc bao gồm tất cả những nước chư hầu xưa kia đã triều cống cho hoàng đế Trung Hoa. Những vùng đất này bao gồm cả bán đảo Triều Tiên, nhiều phần đất rộng lớn của Nga, Trung Á, vùng Himalaya và nhiều vùng thuộc Đông Nam Á. Trên những bản đồ này đã xuất hiện những đường kẻ cho thấy sự đối lập lớn giữa một lãnh thổ to lớn của đế chế Trung Hoa trước kia với một diện tích đất nước đã bị thu nhỏ đáng kể. Như là định mệnh, sau khi chính quyền Trung Quốc thay tên cho các hòn đảo trên Biển Đông vào năm 1935, một đường kẻ như vậy được vẽ bao quanh Biển Đông. Đây là đường kẻ ngày nay có tên gọi “đường chữ U” hay “đường 9 đoạn” khoanh trọn 80% diện tích Biển Đông và tất cả các đảo và quần đảo trong đó. Sự cố trong khi vẽ bản đồ này, vốn do diễn dịch sai lịch sử Đông Nam Á, chính là cơ sở cho tuyên bố chủ quyền hiện nay của Trung Quốc.

Trung Quốc rõ ràng đã phải chịu bóc lột nặng nề dưới sự thống trị của các thế lực bên ngoài, nhưng nhà nước Trung Quốc hiện đại trỗi dậy từ tàn tích của Triều đại Mãn Thanh và những cuộc nội chiến sau đó đã tìm sự an ủi qua những ký ức thêu dệt vốn ít liên quan đến những gì xảy ra trên thực tế. Như bất kỳ khách thăm quan nào tới xem phần trưng bày “Con đường Hồi sinh” tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc trên Quảng trường Thiên An Môn có thể thấy, “hội chứng thêu dệt ký ức” này là một thành phần không thể thiếu để hợp thức hóa huyền thoại của Đảng Cộng sản: chính Đảng đã cứu đất nước thoát khỏi sự ô nhục.

Giới học giả theo chủ nghĩa dân tộc và các cơ quan chính quyền trong nửa đầu thế kỷ 20 đã để lại cho Đảng Cộng sản một “lịch sử chính thức” rõ ràng là trái với sự thực. Chính điều này, chứ không phải nguy cơ từ những người theo chủ nghĩa dân tộc biểu tình trên các đường phố, đã khiến cho tranh chấp Biển Đông trở nên nguy hiểm và khó giải quyết đến như vậy. Nhưng thừa nhận lịch sử bị thêu dệt cũng có nghĩa là gỡ bỏ đi hòn đá tảng chống đỡ cho vị trí tối cao của Đảng trong xã hội Trung Quốc.

Đáng tiếc là không hề có giải pháp dễ dàng nào cho những xung đột đang tiếp diễn trên Biển Đông. Không bên nào muốn kích động một cuộc xung đột toàn diện, nhưng cũng không bên nào sẵn lòng giảm căng thẳng bằng cách điều chỉnh bớt những yêu sách chủ quyền của mình. Một số quan chức Trung Quốc khi nói chuyện riêng đã thừa nhận rằng duy trì yêu sách “đường chữ U” là vô lý về mặt pháp lý. Nhưng chính những quan chức đó cũng nói rằng họ không thể sửa đổi một cách chính thức những tuyên bố đã đưa ra vì nhiều lý do chính trị – những chỉ trích của người dân trong nước sẽ rất dữ dội. Như vậy thì làm thế nào mới có thể thuyết phục người dân Trung Quốc nhìn nhận lịch sử Biển Đông dưới một quan điểm khác?

Một câu trả lời có thể nằm ở Đài Loan. Tại Đài Loan, khả năng để có một diễn đàn tranh luận tự do hơn về lịch sử Trung Quốc cao hơn nhiều so với ở Trung Quốc đại lục. Hiện đã có một số học giả “bất đồng chính kiến” suy nghĩ lại về một số phương diện của lịch sử thế kỷ 20. Đài Loan cũng là nơi lưu trữ những tư liệu của Trung Hoa Dân Quốc, chính quyền đầu tiên vẽ ra “đường chữ U”. Kiểm tra cởi mở và kỹ lưỡng lại quá trình cẩu thả đã vẽ ra đường chữ U có thể thuyết phục những người định hướng dư luận chịu xét lại một số vấn đề liên quan đến chủ nghĩa dân tộc còn chưa rõ ràng mà họ từ lâu coi là chân lý.

Có lẽ lý do thuyết phục nhất để bắt đầu ở Đài Loan là vì chính quyền Bắc Kinh sợ rằng nếu nhượng bộ thì sẽ bị chỉ trích quyết liệt tại Đài Bắc. Còn nếu chính quyền Đài Bắc xuống thang những xung đột xuất phát từ ghi chép lịch sử Biển Đông, thì chính quyền Bắc Kinh sẽ dễ dàng làm theo hơn. Chìa khóa dẫn đến một tương lai hòa bình cho châu Á nằm ở việc kiểm tra quá khứ một cách trung thực và có phản biện.

Cuốn sách Biển Đông và cuộc đấu tranh giành quyền lực tại châu Á (The South China Sea and the struggle for power in Asia) của tác giả Bill Hayton sẽ được NXB Yale University Press xuất bản vào tháng 9.

Bản gốc tiếng Anh: Prospect Magazine



http://nghiencuuquocte.net/2014/07/13/hoi-chung-theu-det-ky-uc-cua-trung-quoc/#more-3167

KHI ĐẾ CHẾ OTTOMAN CHINH PHỤC CHÂU ÂU


Tôi trước đây hầu như không biết gì về chuyện một trong những quảng trường mình ưa thích ở Romania hoá ra lại là nơi có những bí mật được giấu kín dưới những đường phố hiện đại châu Âu.
Tôi từng nghe đồn ở Quảng trường Tự do (Piata Libertati) của Timisoara có một nhà tắm lộng lẫy kiểu Thổ Nhĩ Kỳ có từ thời đế chế Ottoman cai trị thành phố (1552-1716). Nhưng tôi chưa bao giờ thấy bất kỳ dấu hiệu nào ngoài một bảng chữ Ả-rập nho nhỏ trên tường một tòa nhà gần đó.

Tháng Chín 2014, tôi quay lại thành phố biên giới phía tây này của Romania và biết được những điều thú vị: giới khảo cổ đã khai quật được một nhà tắm 400 năm tuổi, được biết đến với cái tên gọi Grand Hammam (Nhà tắm sang trọng).

Việc khai quật vẫn đang tiếp tục, nhưng tôi chẳng thể chờ lâu thế để khám phá “báu vật” ấy. Tôi hỏi thăm và được biết hoá ra những gì tìm thấy không chỉ là một nhà tắm kiểu Thổ.

Nhóm khảo cổ thăm dò một số điểm xung quanh trung tâm khu vực có bề dày lịch sử này, và quá khứ Đông phương của thành phố đã lộ dạng từ dưới mặt đất.

Thật là ngất ngây khi biết điều đó. Một thành phố bạn cứ ngỡ đã tường tận rồi, bỗng dưng gỡ bỏ tấm mạng che mặt để trưng ra một diện mạo hoàn toàn khác. Một nơi hoàn toàn mới, đầy quyến rũ. Giống như một chuyến du hành ngược thời gian.

Thời kỳ sức mạnh Hồi giáo thống trị Trung Âu

Timisoara bị Đế chế Ottoman chinh phục vào tháng Bảy 1552.

Dưới sự chỉ huy của Kara Ahmed Pasha người gốc Albania, đội quân hung bạo đông khoảng 16.000 người đã chiếm thành phố và nhanh chóng biến nó thành thủ phủ của vùng Banat (nay thuộc ba nước Trung Âu là Romania, Serbia và Hungaria).

Trong hơn 160 năm, Timisoara được các vị hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ (Sultan) trực tiếp cai trị và trở thành trận tiền trong cuộc chiến khốc liệt giành giật lãnh thổ giữa Ottoman và đế quốc Áo-Hung, từ đó định hình vùng đất này trong những thế kỷ tiếp theo.


Quảng trường Timisoara, Romania
 
Đứng trong khu vực khảo cổ Grand Hammam, ta có thể thấy tàn tích các buồng tắm cổ cùng các ống thông hơi đang được phục chế chậm chạp. Tôi đã đến Piata Libertati hàng chục lần mà chẳng hề biết là ở dưới lòng đất lại có những thứ như vậy.
Quảng trường nằm ngay giữa quảng trường Piata Unirii - nơi hẹn hò ưa thích với các quán bar, tiệm cà phê, và quảng trường Piata Operei - nơi tổ chức các hoạt động văn hoá và và sinh hoạt cộng đồng lớn của thành phố. Hai nơi ồn ào náo nhiệt đó khiến Piata Libertati như một ốc đảo yên tĩnh với những hàng cây lặng lẽ chỉ dành cho những ai ưa nhàn tản ngồi ngắm sự đời.

Hồi thế kỷ thứ 17, các quảng trường phải nằm ở vị trí lý tưởng để dân chúng có thể tụ họp.

Trong khi đó, nhà tắm kiểu Thổ dù ở nơi nào trên thế giới cũng phải là phòng tắm và là nơi thư giãn. Nó không chỉ là nơi khiến mọi người gần gũi nhau hơn, mà còn có vai trò tôn giáo trong việc giúp con người ta gột rửa tâm hồn.

Dấu ấn Thổ Nhĩ Kỳ

Quá trình khai quật tại Piata Libertati cho thấy Grand Hammam gồm 15 phòng tắm xếp xung quanh một đại sảnh nằm chính giữa.

Sàn phòng tắm được đặt trên các cột trụ vuông xây bằng gạch, nhằm để khí nóng từ lò hơi được lưu thông dễ dàng.

Ở mỗi phòng tắm đều có ống dẫn khí nóng vào và ống thoát hơi. Bên ngoài, những khu vườn xanh mát và sân sau các toà nhà kế cận khiến không gian thật êm đềm và riêng tư, là nơi lý tưởng để chuyện trò.


Dấu tích thi hài người Thổ Nhĩ Kỳ được tìm thấy chôn cất trong cỗ quan tài lớn tại nghĩa trang Hồi giáo Timisoara
Lần trước, khi tới thăm quảng trường trong một buổi sáng mùa xuân lành lạnh, tôi đã ước các nhà tắm hơi vẫn còn đó để mình được sưởi ấm.

Do muốn tìm hiểu thêm về những phế tích đang làm thay đổi bộ mặt của thành phố, tôi đã đến quảng trường thánh George - Piata Sf Gheorghe, nằm cách Piata Libertati gần 100m về phía tây.
Quảng trường nhỏ nhắn hình vuông này nằm lọt thỏm giữa các toà nhà mang lối kiến trúc thành Vienna của Áo.

Những lần trước đến Timisoara, tôi vẫn thường dạo qua nơi đây để ghé một trong các tiệm mua bánh mỳ xoắn hay nhặt vài quyển sách tiếng Anh bày trên những kệ sách tạm bợ. Nhưng những khám phá quan trọng tại Piata Sf Gheorghe gần đây thì lại giúp nhà khảo cổ Romania Florin Drasovean đưa ra tuyên bố đây là "thế giới của các vị thần, thế giới của sự sống và cái chết".

Trong nửa đầu thế kỷ 18, Đại úy François Perette của đội quân đế quốc Áo đã vẽ lại bản đồ Timisoara, trong đó ông đánh dấu một số “mục tiêu” quan trọng có từ thời Ottoman. Một trong những điểm quan trọng nhất là Đại thánh đường Hồi giáo Timisoara.

Cây bút lữ hành nổi tiếng từ thời Ottoman, nhà văn Evliya Celebi (1611-1682) trong tác phẩm của mình đã mô tả Đại thánh đường Timisoara như "chốn tuyệt vời để cầu nguyện".

Sau cuộc chinh phục của người Áo vào năm 1716, Thánh đường Hồi giáo bị chuyển thành nhà thờ Thiên chúa giáo và sau đó bị phá hủy.

Một nhà thờ mới được xây dựng tại đúng nơi mà Thánh đường Hồi giáo đã bị xoá sổ gần như mọi dấu vết - cho đến cuộc khai quật năm 2014.

Sau hàng thế kỷ ẩn mình, nền móng và các tuyệt tác khác có từ ngày xưa dần dần lộ dạng, khiến cho nhà khảo cổ Drasovean tái phát hiện ra "thế giới của các vị thần".


Việc khai quật làm lộ diện cả một thành phố văn minh dưới lòng đất
Nhưng đó chưa phải là tất cả! Ngoài thánh đường Hồi giáo, các nhà khảo cổ trong quá trình đào bới Piata Sf Gheorghe còn tìm thấy vết tích của các ngôi nhà bằng gỗ và các ống dẫn nước.
Các ống nước này chính là hệ thống cấp nước đô thị đầu tiên tại Romania.

Tuy không phải là những người đầu tiên làm những ống nước nhưng người Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng chúng để cấp nước cho các tòa nhà công cộng.


Những ngôi nhà gỗ đã có từ thời Trung cổ, trước khi người Thổ đến đây, và chúng đã tồn tại cho tới khi người Áo bắt đầu hiện đại hóa thành phố vào thế kỷ 18.

Các nhà khảo cổ cũng khai quật 160 ngôi mộ xung quanh Thánh đường Hồi giáo; hầu hết là mộ chôn cất tầng lớp thứ dân với các thi thể được bọc trong mảnh vải nguyên tấm theo tập tục Hồi giáo.

Để duy trì hòa bình và kiểm soát chính trị trong thời Ottoman, người Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận các thành phần tôn giáo, sắc tộc khác và không can thiệp vào lối sống của dân địa phương.

Điều này giữ cho Timisoara được yên ổn từ bên trong, thế nhưng thành phố vẫn phải đối mặt với các mối đe dọa từ bên ngoài. Vì vậy, người Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường khả năng phòng thủ cho thành phố.

Tận dụng lợi thế của các con sông Bega và Timis gần đó, họ đào hào xung quanh thành phố và xây một pháo đài. Pháo đài cao chót vót trên mặt nước với những bức tường dày tới ba mét được binh lính Ottoman canh gác.

Lối phòng thủ của Timisoara rất hữu dụng. Đội quân của Hoàng tử Eugene xứ Savoy (nay thuộc Pháp) chỉ hạ được thành vào năm 1716 nhờ việc người Thổ buộc phải quy hàng sau nhiều ngày bị vây hãm trong điều kiện thời tiết xấu bất thường.

Các nhà khảo cổ tin rằng những phát hiện gần đây mới chỉ là sự khởi đầu. Timisoara là thành phố có bề dày lịch sử với nhiều bí mật vẫn chưa được khám phá. Quả là lý do thật hấp dẫn để chúng ta đến thăm những quảng trường đầy hứa hẹn nơi này.



 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2015/05/150527_an-ancient-ottoman-capital-surfaces_vert_tra

EM LỚP SÁU


Bùi Bảo Trúc
 

Tôi tìm thấy bức ảnh ấy trong Internet nhưng không biết ai là người chụp nó. Cố gắng mãi tôi cũng không biết cô học sinh nhỏ ấy học trường nào mặc dù ở cổ áo dài trắng của cô có gắn huy hiệu trường.

Tôi chắc đó phải là một trường nữ nào đó: Tất cả các bạn của cô đều mặc đồng phục trắng, và tuổi khoảng 11 hay 12 là cùng.

Cô học sinh trong ảnh là một cô gái nhỏ ưa nhìn. Cô có mái tóc ngắn uốn quăn, không một nỗ lực làm dáng hay chải chuốt nào. Cô đeo ở tai một cặp tòn ten, miệng cười chúm chím. Cô có cái nét tươi tắn hơn tất cả những người bạn cùng lớp trong ảnh. Ở tuổi đó, chắc cô đang học lớp đầu trung học, có thể là lớp sáu. Có một điều lạ trong bức ảnh đó: Cô có nét mặt rất miền Nam. Hỏi cái nét miền Nam đó là nét gì thì quả thực tôi không biết trả lời làm sao. Nhưng nhìn cô học sinh nhỏ ấy, tôi nghĩ ngay cô là một cô bé miền Nam. Hồn nhiên, hiền lành, đằm thắm. Cô cười, hai mắt cũng cười theo.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 27/5/2015





1. Tin Ấn Độ: Hơn 1.100 người chết trong đợt nóng kinh hoàng

Một đợt nóng cháy người tràn qua nhiều nơi ở Ấn Độ đã làm hơn 1.100 người chết, phần lớn ở các bang Andhra Pradesh và Telangana miền đông nam.
Dưới trời nắng chói chang và sức nóng khủng khiếp, số tử vong đã tăng đều trong tuần qua. Phần lớn những cái chết xảy ra ở hai bang gần nhau là Andhra Pradesh và Telangana miền đông nam, nơi đã ghi nhận các nhiệt độ cao nhất nước.


 2. Tin Thụy Sĩ: 7 viên chức FIFA bị bắt

Đang diễn ra hai cuộc điều tra hình sự về cáo buộc tham nhũng tại Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), sau khi bảy quan chức bị bắt tại Zurich. Thụy Sĩ cũng có cuộc điều tra riêng rẽ về cuộc vận động xin đăng cai World Cup 2018 và 2022, sẽ diễn ra ở Nga và Qatar.
Bộ tư pháp Mỹ nói trong số 14 người bị truy tố về tội tham nhũng có chín viên chức bóng đá.Fifa vẫn dự định tiến hành cuộc bầu chọn chủ tịch mới hôm thứ Sáu. Ông Sepp Blatter hy vọng sẽ có nhiệm kỳ thứ năm. Bộ tư pháp Mỹ nói 14 cá nhân bị cáo buộc nhận hối lộ lên tới 150 triệu đôla.


3. Tin Úc: Chính thức bác quy chế tị nạn của 46 người Việt

Theo AP, chính quyền Canberra ngày hôm qua 26/05/2015, đã bác đơn xin tị nạn của 46 thuyền nhân Việt Nam. Những người này bị giam giữ trên một tàu chiến của Úc trong một tháng qua. Ngày 21/04 vừa qua, Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đã chỉ trích Úc tiến hành thanh lọc thuyền nhân ngay trên tàu ở ngoài khơi.
Vụ việc xẩy ra từ ngày 20/03/2015. Các thuyền nhân Việt Nam đã bị một tàu chiến của Úc áp giải và sau khi tiến hành thanh lọc ngay trên tàu, Canberra đã quyết định đưa 46 thuyền nhân Việt Nam về cảng Vũng Tàu vào ngày 18/04.


4. Tin Thái Lan: Cựu Thủ Tướng Thaksin bị bị kết tội khi quân

Cảnh sát Thái Lan đã bắt đầu mở cuộc điều tra xem Cựu Thủ Tướng Thaksin Shinawatra có phạm tội khi quân khi trả lời phỏng vấn của đài CNN và một đài truyền hình Hàn Quốc.
Phó Thủ Tướng Thai, ông Prawit Wongsuwan, không nói rõ ông Thaksin đã phạm lỗi ở chỗ nào khi trả lời phỏng vấn hồi tuần trước, chỉ cho biết cảnh sát đang điều tra và chính phủ quyết định tịch thu hộ chiếu của vị cựu thủ tướng Thái. Ông Thaksin bị quân đội lật đổ hồi 2006. Tháng năm năm 2014, quân đội cũng lật đổ chính phủ do em gái ông là bà Yingluck lãnh đạo.


5. Tin Singapore: Đoàn Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La

Phó Tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Trung Quốc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu nước này tại Đối thoại Shangri-La trong khi căng thẳng Mỹ-Trung được cho 'sẽ nằm cao trong nghị trình'. Diễn đàn an ninh khu vực thường niên mang tên Đối thoại Shangri-La sẽ diễn ra từ 29-31/5 ở Singapore.
Giống như năm ngoái, đoàn Trung Quốc do một Phó Tổng tham mưu trưởng dẫn đầu, năm nay là Đô đốc Tôn Kiến Quốc. Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn cử một phái đoàn hùng hậu dẫn đầu là Bộ trưởng Quốc phòng Ashton (Ash) Carter. Bên cạnh đó còn có hai thượng nghị sĩ hàng đầu Ủy ban Quân lực Thượng viện - ông John McCain và ông Jack Reed.


6. Tin Philippines: Báo động về việc Trung Quốc xây dựng hải đăng

Ngay sau khi có tin Bắc Kinh bắt đầu cho xây hai ngọn hải đăng trên Đá Châu Viên và Gạc Ma mà Trung Quốc chiếm giữ ở vùng quần đảo Trường Sa, chính quyền Manila vào hôm nay, 27/05/2015, đã lên tiếng bày tỏ thái độ quan ngại.
Theo Bộ Quốc phòng Philippines, các công trình này hoàn toàn có thể được dùng cho mục tiêu quân sự, bất chấp lời biện minh của Trung Quốc, theo đó hải đăng sẽ giúp cho giao thông trên biển an toàn hơn.


7. Tin Liên Hiệp Quốc: Vẫn còn trên 2500 thuyền nhân lênh đênh trên biển

Vẫn còn khoảng 2,500 thuyền nhân Bangladesh và Hồi Giáo Rohingya lênh đênh trên biển cả, cần sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Con số này được Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đưa ra tại Bangkok ngày hôm nay, dựa theo tin tức ghi nhận được từ Miến Điện, nói rằng những người này đi trên 6 chiếc tầu rời Miến từ tuần trước và hiện không thể biết đích xác họ đang ở đâu.
Chính phủ Thái đang sửa soạn cho hội nghị quốc tế về thuyền nhân sẽ diễn ra ở Bangkok vào ngày thứ Sáu tới đây, với sự tham dự của 17 quốc gia trong vùng, cùng với đại diện của Hoa Kỳ, Thụy Sĩ và những tổ chức quốc tế.


8. Tin Thái Lan : Chính quyền quân sự lại dời ngày bầu cử Quốc hội

Chính quyền quân sự Thái Lan hôm nay 27/05/2015, thông báo là bầu cử Quốc hội sẽ không diễn ra trước tháng 9/2016. Việc dời lại này gây thất vọng không ít, vì đẩy xa hơn viễn ảnh Thái Lan có lại một chính quyền dân sự.
Theo AFP, trả lời báo chí, phát ngôn viên chính phủ, đại tá Werachon Sukondhaptipak cho biết : « Thủ tướng đánh giá là bầu cử sẽ không diễn ra vào tháng 9 /2016 ». Thông báo được đưa ra sau cuộc tiếp xúc giữa ông Prayut và một phái đoàn đại sứ Liên Hiệp Quốc ở Bangkok.


9. Tin Philippines: Việt Nam và Philippines giao lưu tại Trường Sa

Vào lúc Trung Quốc không ngừng nhe nanh vuốt tại quần đảo Trường Sa, lực lượng Việt Nam và Philippines đồn trú trong khu vực đã tổ chức đấu bóng và cùng nhau hát karaoke, trên một hòn đảo hiện do Philippines kiểm soát.
Theo giới quan sát, đây là thêm một dấu hiệu chứng tỏ xu hướng thắt chặt thêm quan hệ an ninh giữa hai quốc gia Đông Nam Á bị Bắc Kinh chèn ép dữ dội nhất tại Biển Đông.


10. Tin Ukraine: 'Có bằng chứng rõ rệt về tội phạm chiến tranh ở Ukraine'

Hội Ân xá Quốc tế nói có những bằng chứng rõ rệt về tội phạm chiến tranh đang diễn ra tại Ukraine, dù đã có ngưng bắn. Các nhà nghiên cứu phỏng vấn hơn 30 tù binh của cả hai bên trong cuộc xung đột và tất cả trừ một người nói rằng họ bị tra tấn.
Tù binh từ cả hai bên của cuộc chiến được Hội Ân xá Quốc tế phỏng vấn mô tả bị đánh đập cho đến khi gãy xương, bị tra điện, bị đâm, bị treo trên trần nhà, không cho ngủ trong nhiều ngày hay bị dọa xử tử.