Bữa
ăn sáng tại gia đình họ Vương vào hôm Chủ Nhật: đó là bài học về những
thái độ ứng xử ở Đài Loan đối với Trung Quốc đã thay đổi ghê gớm qua
ba thế hệ.
Cha mẹ của Josephine từ Trung Quốc chạy sang Đài Loan
sau khi Quốc dân đảng thua cuộc trước Đảng Cộng sản hồi cuối thập
niên 1940. Họ tin rằng Trung Hoa Dân Quốc, tên chính thức hiện nay của
Đài Loan, và Trung Hoa đại lục thuộc về cùng một quốc gia, và đó là
những gì bà Josephine được dạy bảo.
Chồng bà, Clyde, đã làm việc nhiều năm trong cơ quan chuyên quảng bá thương mại Đài Loan, hoạt động cả với Trung Quốc. Hai ông bà tin rằng Đài Loan phải có quan hệ tốt với đối tác lớn nhất và là cựu thù của mình, tuy đối tác này luôn muốn Đài Loan đến một ngày sẽ về với Trung Quốc thành một mối. Họ không ủng hộ việc nhập về với Trung Quốc, cũng không ủng hộ việc độc lập, mà muốn giữ nguyên trạng như hiện nay.
Nhưng Kevin, con trai họ, 30 tuổi, thì mạnh mẽ tin rằng Đài Loan là một quốc gia riêng rẽ và phải khẳng định sự độc lập của mình, nếu không muốn bị Trung Quốc nuốt chửng.
"Cha mẹ tôi vẫn nghĩ rằng chúng tôi là người Trung Quốc. Tại trường đại học, tôi bắt đầu nghi ngờ về những điều mình được dạy bảo," Kevin nói. "Nay thì tôi tin rằng Đài Loan bằng mọi cách có thể phải độc lập.
"Chính phủ hiện thời ở Đài Loan vẫn chưa thoát ra được cách nghĩ chúng tôi là một phần của Trung Quốc, cho nên chúng tôi cần phải cắt cái dây nhau đó đi."
Những người như Kevin đã tham gia vào một phong trào được gọi là Phong trào Hoa hướng dương, hồi năm ngoái đã chiếm đóng quốc hội trong 24 ngày, làm dấy lên cuộc biểu tình chống Trung Quốc lớn nhất trong nhiều năm qua.
Họ đã chặn việc cơ quan lập pháp chuẩn thuận một thỏa thuận thương mại gây tranh cãi với Trung Quốc và buộc chính phủ phải đồng ý ra luật mới, cho phép người dân theo dõi nhiều hơn các đàm phán với Bắc Kinh.
Phong trào này khiến nhiều người nghĩ rằng họ, chứ không phải là chính phủ hay đảng đương quyền, Quốc Dân Đảng, phải có tiếng nói về mối quan hệ giữa Đài Loan với Trung Quốc.
Phong trào cũng góp phần đáng kể dẫn tới sự thất bại của đảng cầm quyền vốn có đường lối thân Trung Quốc trong các cuộc bầu cử địa phương hồi tháng Mười Một.
Nếu như nó thổi bùng thêm nữa các nỗi sợ hãi về Trung Quốc và sự bất bình với Quốc Dân Đảng, thì điều đó rất có thể sẽ giúp Đảng Dân tiến theo đường lối độc lập giành chiến thắng trong cuộc đua ghế tổng thống vào năm tới.
Đồng thời, nó giúp thúc đẩy những cải tổ trong luật trưng cầu dân ý ở Đài Loan.
Các lãnh đạo của phong trào Hoa Hướng Dương nói điều này sẽ thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa ở Đài Loan và bảo vệ chủ quyền qua việc để người dân trực tiếp quyết định các vấn đề, gồm cả bản sắc riêng và quan hệ với Trung Quốc.
"Bảo vệ được việc công nhận bản sắc Đài Loan sẽ giúp bảo vệ hơn nữa quyền tự chủ của Đài Loan. Điều này vô cùng quan trọng đối với chúng tôi," lãnh đạo Hoa Hướng Dương Lin Fei-Fan nói.
Nhưng không phải ai cũng ủng hộ phong trào này.
Tuy đã có nhiều thỏa thuận được ký với Trung Quốc trong những năm gần đầy, gồm cả một số thỏa thuận được nhiều người coi là có lợi cho Đài Loan, nhưng những thỏa thuận có thể ký tiếp nay đều đang bị tạm ngưng vô thời hạn.
Điều này gây quan ngại không chỉ từ phía các doanh nghiệp như ngân hàng, vốn muốn tiếp cận nhiều hơn nữa vào thị trường Trung Quốc, mà cả những ai khác muốn có quan hệ mạnh mẽ hơn với Trung Quốc, nhất là các quan hệ kinh tế.
Trong số này có Jen-Hsuan Hsieh, mới tốt nghiệp đại học. "Cả thế giới đang muốn hiểu rõ về Trung Quốc. Chúng tôi cũng phải làm vậy," cô nói.
"Kể cả khi có coi họ là kẻ thù, thì bạn cũng phải hiểu rõ kẻ thù của mình."
Làm nghề phiên dịch tự do, cô đang tìm việc làm ở Trung Quốc, nơi có nhiều cơ hội hơn, và lương cũng tốt hơn.
Cô không phải là người duy nhất. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy một phần ba người Đài Loan ở độ tuổi 20 đến ngoài 30 muốn làm việc tại Trung Quốc, cao hơn so với những năm trước.
Điều đó khiến người ta đặt câu hỏi, liệu thời gian đang đem lại ưu thế cho phía Trung Quốc hay Đài Loan.
Với thời gian, kinh tế và cuộc sống của người dân Đài Loan có thể sẽ trở nên gắn bó hơn với Trung Quốc, khiến cho Bắc Kinh dễ xoay sở hơn trong việc thúc đấy thống nhất.
Nhưng với thời gian, người Đài Loan có thể càng mạnh mẽ hơn trong ý định giữ độc lập. Một cuộc khảo sát hồi năm ngoái do một công ty địa phương, China Youth Corps, thực hiện cho thấy gần 90% học sinh, sinh viên coi mình là người Đài Loan chứ không phải người Trung Quốc.
Vào lúc này, Bắc Kinh đang theo dõi chặt chẽ Phong trào Hoa Hướng Dương. Tuy nhiên, Trung Quốc có lẽ chưa rõ là mình nên phản ứng ra sao, một phần bởi hiện Bắc Kinh không còn phải đối phó với chỉ một đảng phái chính trị nào nữa, mà là nhiều nhóm dân sự, các cá nhân trong phong trào này.
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu nói việc ông theo đuổi mối quan hệ tốt đẹp hơn với Trung Quốc là hướng đi đúng đắn và nói khi ông lên nắm quyền hồi 2008, quan hệ hay bên rất căng thẳng khiến Washington lo lắng.
Trở lại gia đình nhà họ Vương, các thành viên tránh bàn luận về vấn đề chủ quyền của Đài Loan hay việc Kevin tham gia phong trào cho tới khi họ được hỏi.
Cha mẹ anh chấp nhận rằng thế hệ của Kevin rốt cuộc sẽ quyết định tương lai đất nước. Họ chỉ mong là thế hệ đó đưa ra những quyết định đúng đắn.
Nguồn: BBC Tiếng Việt
Chồng bà, Clyde, đã làm việc nhiều năm trong cơ quan chuyên quảng bá thương mại Đài Loan, hoạt động cả với Trung Quốc. Hai ông bà tin rằng Đài Loan phải có quan hệ tốt với đối tác lớn nhất và là cựu thù của mình, tuy đối tác này luôn muốn Đài Loan đến một ngày sẽ về với Trung Quốc thành một mối. Họ không ủng hộ việc nhập về với Trung Quốc, cũng không ủng hộ việc độc lập, mà muốn giữ nguyên trạng như hiện nay.
Nhưng Kevin, con trai họ, 30 tuổi, thì mạnh mẽ tin rằng Đài Loan là một quốc gia riêng rẽ và phải khẳng định sự độc lập của mình, nếu không muốn bị Trung Quốc nuốt chửng.
"Cha mẹ tôi vẫn nghĩ rằng chúng tôi là người Trung Quốc. Tại trường đại học, tôi bắt đầu nghi ngờ về những điều mình được dạy bảo," Kevin nói. "Nay thì tôi tin rằng Đài Loan bằng mọi cách có thể phải độc lập.
"Chính phủ hiện thời ở Đài Loan vẫn chưa thoát ra được cách nghĩ chúng tôi là một phần của Trung Quốc, cho nên chúng tôi cần phải cắt cái dây nhau đó đi."
Những người như Kevin đã tham gia vào một phong trào được gọi là Phong trào Hoa hướng dương, hồi năm ngoái đã chiếm đóng quốc hội trong 24 ngày, làm dấy lên cuộc biểu tình chống Trung Quốc lớn nhất trong nhiều năm qua.
Họ đã chặn việc cơ quan lập pháp chuẩn thuận một thỏa thuận thương mại gây tranh cãi với Trung Quốc và buộc chính phủ phải đồng ý ra luật mới, cho phép người dân theo dõi nhiều hơn các đàm phán với Bắc Kinh.
'Bảo vệ bản sắc'
Tuy các hoạt động hồi tháng Ba năm ngoái diễn ra tương đối nhỏ gọn và tòa nhà quốc hội đã lại thuộc về các nhà lập pháp, nhưng nơi này còn lâu mới trở lại hoạt động bình thường.Phong trào này khiến nhiều người nghĩ rằng họ, chứ không phải là chính phủ hay đảng đương quyền, Quốc Dân Đảng, phải có tiếng nói về mối quan hệ giữa Đài Loan với Trung Quốc.
Phong trào cũng góp phần đáng kể dẫn tới sự thất bại của đảng cầm quyền vốn có đường lối thân Trung Quốc trong các cuộc bầu cử địa phương hồi tháng Mười Một.
Nếu như nó thổi bùng thêm nữa các nỗi sợ hãi về Trung Quốc và sự bất bình với Quốc Dân Đảng, thì điều đó rất có thể sẽ giúp Đảng Dân tiến theo đường lối độc lập giành chiến thắng trong cuộc đua ghế tổng thống vào năm tới.
Đồng thời, nó giúp thúc đẩy những cải tổ trong luật trưng cầu dân ý ở Đài Loan.
Các lãnh đạo của phong trào Hoa Hướng Dương nói điều này sẽ thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa ở Đài Loan và bảo vệ chủ quyền qua việc để người dân trực tiếp quyết định các vấn đề, gồm cả bản sắc riêng và quan hệ với Trung Quốc.
"Bảo vệ được việc công nhận bản sắc Đài Loan sẽ giúp bảo vệ hơn nữa quyền tự chủ của Đài Loan. Điều này vô cùng quan trọng đối với chúng tôi," lãnh đạo Hoa Hướng Dương Lin Fei-Fan nói.
Nhưng không phải ai cũng ủng hộ phong trào này.
Tuy đã có nhiều thỏa thuận được ký với Trung Quốc trong những năm gần đầy, gồm cả một số thỏa thuận được nhiều người coi là có lợi cho Đài Loan, nhưng những thỏa thuận có thể ký tiếp nay đều đang bị tạm ngưng vô thời hạn.
Điều này gây quan ngại không chỉ từ phía các doanh nghiệp như ngân hàng, vốn muốn tiếp cận nhiều hơn nữa vào thị trường Trung Quốc, mà cả những ai khác muốn có quan hệ mạnh mẽ hơn với Trung Quốc, nhất là các quan hệ kinh tế.
Trong số này có Jen-Hsuan Hsieh, mới tốt nghiệp đại học. "Cả thế giới đang muốn hiểu rõ về Trung Quốc. Chúng tôi cũng phải làm vậy," cô nói.
"Kể cả khi có coi họ là kẻ thù, thì bạn cũng phải hiểu rõ kẻ thù của mình."
Làm nghề phiên dịch tự do, cô đang tìm việc làm ở Trung Quốc, nơi có nhiều cơ hội hơn, và lương cũng tốt hơn.
Cô không phải là người duy nhất. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy một phần ba người Đài Loan ở độ tuổi 20 đến ngoài 30 muốn làm việc tại Trung Quốc, cao hơn so với những năm trước.
Điều đó khiến người ta đặt câu hỏi, liệu thời gian đang đem lại ưu thế cho phía Trung Quốc hay Đài Loan.
Với thời gian, kinh tế và cuộc sống của người dân Đài Loan có thể sẽ trở nên gắn bó hơn với Trung Quốc, khiến cho Bắc Kinh dễ xoay sở hơn trong việc thúc đấy thống nhất.
Nhưng với thời gian, người Đài Loan có thể càng mạnh mẽ hơn trong ý định giữ độc lập. Một cuộc khảo sát hồi năm ngoái do một công ty địa phương, China Youth Corps, thực hiện cho thấy gần 90% học sinh, sinh viên coi mình là người Đài Loan chứ không phải người Trung Quốc.
'Cách thức hòa bình'
Một số người cho rằng nếu Trung Quốc trở nên dân chủ hơn và mức sống trung bình đạt được mức của Đài Loan, thì những khác biệt giữa hai bên sẽ bị mờ nhạt đi, và nếu người Trung Quốc hiểu hơn về Đài Loan thì quan điểm của họ trong chuyện thống nhất về một mối có thể sẽ nhẹ bớt đi, khiến cho việc tranh luận về chủ đề này sẽ trở thành không cần thiết.Vào lúc này, Bắc Kinh đang theo dõi chặt chẽ Phong trào Hoa Hướng Dương. Tuy nhiên, Trung Quốc có lẽ chưa rõ là mình nên phản ứng ra sao, một phần bởi hiện Bắc Kinh không còn phải đối phó với chỉ một đảng phái chính trị nào nữa, mà là nhiều nhóm dân sự, các cá nhân trong phong trào này.
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu nói việc ông theo đuổi mối quan hệ tốt đẹp hơn với Trung Quốc là hướng đi đúng đắn và nói khi ông lên nắm quyền hồi 2008, quan hệ hay bên rất căng thẳng khiến Washington lo lắng.
Trở lại gia đình nhà họ Vương, các thành viên tránh bàn luận về vấn đề chủ quyền của Đài Loan hay việc Kevin tham gia phong trào cho tới khi họ được hỏi.
Cha mẹ anh chấp nhận rằng thế hệ của Kevin rốt cuộc sẽ quyết định tương lai đất nước. Họ chỉ mong là thế hệ đó đưa ra những quyết định đúng đắn.
Nguồn: BBC Tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét