Nền gạch đỏ ẩm ướt. Tấm cửa tôn cũ, hoen gỉ dựng ở bên. Ngồn ngộn những miếng thịt gà ngấm nước bẩn, đất cát... Kẻ dùng đèn khò nướng đùi gà thì vẫn cứ bình thản làm công việc của mình.
Họ biết hay không biết những miếng thịt gà kia có thể bị ngấm vi khuẩn, chất độc... cho dù sau đó có được rửa kỹ.
Bức ảnh rùng rợn đó được chia sẻ trên
mạng xã hội và bây giờ đã phát tán vô biên giới, không chỉ người Việt mà
cả nhân loại cũng rợn gáy, kinh hoàng. Cứ nhìn cái nền gạch nhớp nhúa
đọng đất cát đen sì, cái xoong nhôm đen nhọ nồi, mớ giẻ rách bỏ hờ hững ở
vung, rổ rá xếp lộn xộn trong không gian chật hẹp, tù đọng, mất vệ sinh
ấy... thì dù là người gỗ đá cũng tỏ thái độ bất bình, phẫn nộ.
Từ lâu, phê phán cái sự mất vệ sinh,
ăn bẩn, ăn bốc và tiết kiệm đến mức ki bo kẹt sỉ của một bộ phận người
Việt đã có câu thơ hài hước lưu truyền bất tận trong dân gian: “Người Việt có tính cần cù/ Thịt rơi xuống đất thổi phù ăn ngay”.
Đấy là, nỗi buồn của một thời đói kém, cả năm không có miếng thịt, ăn
toàn rau xanh ruột. Ngày lễ, ngày Tết, may mắn mới có lạng thịt lợn mỡ
nhiều hơn nạc, hoặc mổ con gà thì “ầm ĩ” cả xóm, ai cũng nhòm vào ước
mong, ghen tị, nhưng cả nhà chia nhau mỗi người cũng chỉ vài miếng.
Cái thời chỉ nhìn thấy chất đạm, kể
chuyện món ăn là ứa nước miếng ấy, đánh rơi miếng thịt xuống đất cát
“thổi phù ăn ngay” cũng không quá ngạc nhiên, khó hiểu. Nhưng, thời nay,
kẻ thủ ác bởi lòng tham, đầu độc lương thực thực phẩm làm hại người
tiêu dùng thì lại là điều kinh rợn, diễn biến theo ý nghĩa tàn nhẫn,
biết mình đang gieo rắc cái chết mà vẫn làm; cần phải lên án, thậm chí
truy tố để xóa bỏ lòng tham, tiêu diệt cái ác.
Nguồn: Một Thế Giới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét