Phạm Nhật Bình
Ngày 2/5/ 2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hạ đặt tại một khu vực gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam với một lực lượng tàu chiến hùng hậu hộ tống.
Ngày hôm sau 3/5, Cục Hải sự Trung Cộng lên tiếng cảnh báo tàu thuyền nước ngoài trong ba tháng không được tiếp cận phạm vi bán kính 1 hải lý chung quanh HD 981. Phạm vi này được tăng gấp ba lần kể từ ngày 5/5 sau khi Cộng sản Việt Nam chính thức lên tiếng phản đối.
Đây là một biến cố đột ngột làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh vốn không còn mấy đầm ấm sau khi Trung Cộng công bố đường lưỡi bò thâu tóm 80% Biển Đông. Nó cũng khiến cho lãnh đạo CSVN lúng túng tìm kế sách đối phó trong hoàn cảnh Việt Nam đang lún sâu vào vòng lệ thuộc mọi mặt của Bắc Kinh.
Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trong khu vực tiếp giáp Biển Đông rất quan tâm về những cuộc đàm phán giữa Hà Nội và Bắc Kinh vốn có cùng chung ý thức hệ cộng sản.
Đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông, Trung Cộng để lộ ý đồ muốn kiểm soát biển Đông sau khi tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông hôm 23/22/2013. Đó là bước đi đầy tham vọng nhằm xác lập vị trí số một của một cường quốc đại dương mà Trung Cộng ấp ủ từ lâu hầu trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu của thế giới.
Vì thế, Trung Cộng mang giàn khoan HD 981 vào trong lãnh hải Việt Nam không phải để “răn đe” Hà Nội mà thực chất là “thách thức” chính sách xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Nói cách khác, Trung Quốc đã dùng HD 981 như một con bài để thách thức phản ứng của Hoa Kỳ trong tình trạng Việt Nam và Phi Luật Tân bị Bắc Kinh “coi thường”.
Nhưng phản ứng của Hoa Kỳ được mô tả là có chừng mực trong khuôn khổ ngoại giao. Không ai mong muốn một cuộc chiến tranh dù là cục bộ, kể cả Việt Nam và Trung Cộng có lúc gia tăng căng thẳng đối đầu quanh giàn khoan HD 981, nhưng chỉ bằng những khẩu súng bắn nước. Thật sự Hoa Kỳ cũng chưa đủ cảm thấy bị đe dọa trực tiếp nên chỉ tăng cường sức phòng thủ cho đồng minh Philippines một cách hạn chế.
Việt Nam tự lượng sức mình nên liên tục nhẫn nhục, ngay cả một nghị quyết phản đối của quốc hội cũng không được đưa ra. Mặt khác, cho dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cao giọng khi thăm Philippines rằng sẽ xem xét việc đưa vấn đề Biển Đông ra trước một tòa án quốc tế theo chân Philippines; nhưng đó cũng chỉ là những lời tuyên bố nhằm xoa dịu dư luận mà thôi.
Đến căn cứ Gạc Ma
Sau khi rút giàn khoan HD 981 về vùng biển Nam Hải, Trung Cộng lại ra đòn mới. Đó là gia tăng việc bồi đắp và xây dựng các bãi đá chìm ở quần đảo Trường Sa với một tốc độ chưa từng thấy. Ít nhất 7 bãi đá trong đó có Gạc Ma thuộc quần đảo này mà Trung Cộng chiếm của Việt Nam năm 1988 đang được biến thành những căn cứ quân sự, song song với việc củng cố những cơ sở có sẵn ở Hoàng Sa.
Bãi đá Gạc Ma trên thực tế là một rạng san hô thuộc cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chỉ có vài hòn đá nổi lên trên mặt biển, còn đa phần đảo Gạc Ma chìm dưới nước, nằm cách đá Cô Lin hơn 3km về phía đông nam và đánh dấu đầu mút phía Tây Nam của cụm Sinh Tồn. Thế nhưng với những phương tiện hiện đại, lớn lao và những nỗ lực không ngừng Trung Cộng đã và đang bồi đắp Gạc Ma thành một đảo nổi giữa đại dương. Với tốc độ xây dựng hiện nay, theo đánh giá của tạp chí quốc phòng IHS Jane’s Defence Weekly, năm 2016 Gạc Ma trở thành một căn cứ quân sự vững chắc của Trung Cộng với sân bay và đường băng dài 3.000 mét. Rõ ràng những hoạt động này nằm trong một dự án có tầm vóc chiến lược khống chế toàn bộ Biển Đông bằng quân sự bất chấp Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ và Đồng Minh. Vì chỉ có làm chủ được Biển Đông, Trung Cộng mới thoát khỏi tình trạng bị cô lập bởi một vòng xích sắt chặt chẽ từ Đông Bắc Á đến eo biển Malacca.
Trên bản đồ thế giới, Biển Đông với lực lượng hùng hậu của hải quân Hoa Kỳ là tử lộ đồng thời là sinh lộ của Trung Cộng trong tương lai. Nhưng sau khi hoàn tất những pháo đài quân sự giữa Biển Đông như Gạc Ma, Trung Cộng không thể không đưa ra lá bài hỗ trợ cho sinh lộ của mình. Đó là, tương tự như biển Hoa Đông năm 2013, Trung Cộng sẽ tuyên bố việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông chỉ còn là thời gian, theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự thế giới.
Xung đột Biển Đông?
Những hảnh động của Trung Cộng trong một năm qua nói trên, nhiều nhà phân tích đã nêu ra câu hỏi là liệu chiến tranh có xảy ra hay cuộc xung đột gói gọn trong những ngôn từ ngoại giao mang tính chất chiến tranh lạnh? Nhiều phần là sẽ không diễn ra một cuộc xung đột quân sự ở Biền Đông nếu Trung Cộng tiếp tục giới hạn trong những hành động răn đe Việt Nam và Philippines hơn là trực tiếp đối đầu với Hoa Kỳ. Hơn ai hết Trung Cộng thừa biết với một quân số trên 2 triệu người không phải là yếu tố quyết định cho một trận chiến trong tương lai đối với Hoa Kỳ, ngay cả với Việt Nam quân số ít hơn 5 lần.
Cho dù Trung Cộng có khoe khoang về một hạm đội tàu ngầm còn trong vòng bí mật ở căn cứ đảo Hải Nam, hay úp mở nói rằng sắp đóng một loạt hàng không mẫu hạm tối tân, nhưng cũng không ai tin rằng họ có thể tạo ra một Trân Châu Cảng thứ hai như người Nhật đã làm năm 1941. Khả năng chiến đấu của lực lượng bộ binh Trung Cộng được mô tả thuộc loại lỗi thời trên thế giới, và quan trọng nhất là trình độ phối hợp tác chiến không – hải – lục quân vẫn còn trong tình trạng phải huấn luyện.
Tuy không muốn tạo ra tình trạng xung đột, Trung Cộng vẫn phải ráo riết việc bồi đắp các đảo hiện nay là vì muốn dùng các căn cứ quân sự này làm bàn đạp cho những đàm phán tương lai. Lý do đơn giản là Trung Cộng biết chắc họ sẽ thua trong vụ kiện của Phi Luật Tân về đường lưỡi bò chín khúc mà Tòa Trọng Tài Tối Cao Liên Hiệp Quốc sẽ ra phán quyết vào tháng 6/2016. Khi Bắc Kinh đặt thế giới trước một sự đã rồi thì dù có thua kiện, chiến thuật thương thuyết đơn phương sẽ trở nên dễ dàng hơn để Bắc Kinh khuyến dụ các nước liên quan phải chấp nhận.
Về phần Việt Nam, những người cộng sản chưa bao giờ chứng tỏ được quyết tâm bảo vệ đất nước trong tất cả mọi trường hợp. Quyền lợi của dân tộc đáng lẽ phải được đặt trên hết nhưng họ đem đánh đổi với sự tồn tại của đảng. Gần đây nhất, trong chuyến viếng thăm Trung Quốc của Nguyễn Phú Trọng từ 5-7/4/2015, sự quy phục của đảng được tiếp tục thể hiện qua bản thông cáo chung giữa hai bên. CSVN tiếp tục kiên trì nỗ lực thực hiện tốt phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Đồng thời cam kết nghiêm túc tuân thủ “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” từ 2012. Rõ ràng là CSVN đang rơi vào thủ đoạn đàm phán “song phương” và để cho đất nước và tài nguyên của Việt Nam lần lượt rơi vào sự khống chế và chiếm đóng của Bắc phương.
Phạm Nhật Bình
http://viettan.org/Tu-gian-khoan-HD-981-den-can-cu.html
Ngày 2/5/ 2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hạ đặt tại một khu vực gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam với một lực lượng tàu chiến hùng hậu hộ tống.
Ngày hôm sau 3/5, Cục Hải sự Trung Cộng lên tiếng cảnh báo tàu thuyền nước ngoài trong ba tháng không được tiếp cận phạm vi bán kính 1 hải lý chung quanh HD 981. Phạm vi này được tăng gấp ba lần kể từ ngày 5/5 sau khi Cộng sản Việt Nam chính thức lên tiếng phản đối.
Đây là một biến cố đột ngột làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh vốn không còn mấy đầm ấm sau khi Trung Cộng công bố đường lưỡi bò thâu tóm 80% Biển Đông. Nó cũng khiến cho lãnh đạo CSVN lúng túng tìm kế sách đối phó trong hoàn cảnh Việt Nam đang lún sâu vào vòng lệ thuộc mọi mặt của Bắc Kinh.
Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trong khu vực tiếp giáp Biển Đông rất quan tâm về những cuộc đàm phán giữa Hà Nội và Bắc Kinh vốn có cùng chung ý thức hệ cộng sản.
Đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông, Trung Cộng để lộ ý đồ muốn kiểm soát biển Đông sau khi tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông hôm 23/22/2013. Đó là bước đi đầy tham vọng nhằm xác lập vị trí số một của một cường quốc đại dương mà Trung Cộng ấp ủ từ lâu hầu trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu của thế giới.
Vì thế, Trung Cộng mang giàn khoan HD 981 vào trong lãnh hải Việt Nam không phải để “răn đe” Hà Nội mà thực chất là “thách thức” chính sách xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Nói cách khác, Trung Quốc đã dùng HD 981 như một con bài để thách thức phản ứng của Hoa Kỳ trong tình trạng Việt Nam và Phi Luật Tân bị Bắc Kinh “coi thường”.
Nhưng phản ứng của Hoa Kỳ được mô tả là có chừng mực trong khuôn khổ ngoại giao. Không ai mong muốn một cuộc chiến tranh dù là cục bộ, kể cả Việt Nam và Trung Cộng có lúc gia tăng căng thẳng đối đầu quanh giàn khoan HD 981, nhưng chỉ bằng những khẩu súng bắn nước. Thật sự Hoa Kỳ cũng chưa đủ cảm thấy bị đe dọa trực tiếp nên chỉ tăng cường sức phòng thủ cho đồng minh Philippines một cách hạn chế.
Việt Nam tự lượng sức mình nên liên tục nhẫn nhục, ngay cả một nghị quyết phản đối của quốc hội cũng không được đưa ra. Mặt khác, cho dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cao giọng khi thăm Philippines rằng sẽ xem xét việc đưa vấn đề Biển Đông ra trước một tòa án quốc tế theo chân Philippines; nhưng đó cũng chỉ là những lời tuyên bố nhằm xoa dịu dư luận mà thôi.
Đến căn cứ Gạc Ma
Sau khi rút giàn khoan HD 981 về vùng biển Nam Hải, Trung Cộng lại ra đòn mới. Đó là gia tăng việc bồi đắp và xây dựng các bãi đá chìm ở quần đảo Trường Sa với một tốc độ chưa từng thấy. Ít nhất 7 bãi đá trong đó có Gạc Ma thuộc quần đảo này mà Trung Cộng chiếm của Việt Nam năm 1988 đang được biến thành những căn cứ quân sự, song song với việc củng cố những cơ sở có sẵn ở Hoàng Sa.
Bãi đá Gạc Ma trên thực tế là một rạng san hô thuộc cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chỉ có vài hòn đá nổi lên trên mặt biển, còn đa phần đảo Gạc Ma chìm dưới nước, nằm cách đá Cô Lin hơn 3km về phía đông nam và đánh dấu đầu mút phía Tây Nam của cụm Sinh Tồn. Thế nhưng với những phương tiện hiện đại, lớn lao và những nỗ lực không ngừng Trung Cộng đã và đang bồi đắp Gạc Ma thành một đảo nổi giữa đại dương. Với tốc độ xây dựng hiện nay, theo đánh giá của tạp chí quốc phòng IHS Jane’s Defence Weekly, năm 2016 Gạc Ma trở thành một căn cứ quân sự vững chắc của Trung Cộng với sân bay và đường băng dài 3.000 mét. Rõ ràng những hoạt động này nằm trong một dự án có tầm vóc chiến lược khống chế toàn bộ Biển Đông bằng quân sự bất chấp Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ và Đồng Minh. Vì chỉ có làm chủ được Biển Đông, Trung Cộng mới thoát khỏi tình trạng bị cô lập bởi một vòng xích sắt chặt chẽ từ Đông Bắc Á đến eo biển Malacca.
Trên bản đồ thế giới, Biển Đông với lực lượng hùng hậu của hải quân Hoa Kỳ là tử lộ đồng thời là sinh lộ của Trung Cộng trong tương lai. Nhưng sau khi hoàn tất những pháo đài quân sự giữa Biển Đông như Gạc Ma, Trung Cộng không thể không đưa ra lá bài hỗ trợ cho sinh lộ của mình. Đó là, tương tự như biển Hoa Đông năm 2013, Trung Cộng sẽ tuyên bố việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông chỉ còn là thời gian, theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự thế giới.
Xung đột Biển Đông?
Những hảnh động của Trung Cộng trong một năm qua nói trên, nhiều nhà phân tích đã nêu ra câu hỏi là liệu chiến tranh có xảy ra hay cuộc xung đột gói gọn trong những ngôn từ ngoại giao mang tính chất chiến tranh lạnh? Nhiều phần là sẽ không diễn ra một cuộc xung đột quân sự ở Biền Đông nếu Trung Cộng tiếp tục giới hạn trong những hành động răn đe Việt Nam và Philippines hơn là trực tiếp đối đầu với Hoa Kỳ. Hơn ai hết Trung Cộng thừa biết với một quân số trên 2 triệu người không phải là yếu tố quyết định cho một trận chiến trong tương lai đối với Hoa Kỳ, ngay cả với Việt Nam quân số ít hơn 5 lần.
Cho dù Trung Cộng có khoe khoang về một hạm đội tàu ngầm còn trong vòng bí mật ở căn cứ đảo Hải Nam, hay úp mở nói rằng sắp đóng một loạt hàng không mẫu hạm tối tân, nhưng cũng không ai tin rằng họ có thể tạo ra một Trân Châu Cảng thứ hai như người Nhật đã làm năm 1941. Khả năng chiến đấu của lực lượng bộ binh Trung Cộng được mô tả thuộc loại lỗi thời trên thế giới, và quan trọng nhất là trình độ phối hợp tác chiến không – hải – lục quân vẫn còn trong tình trạng phải huấn luyện.
Tuy không muốn tạo ra tình trạng xung đột, Trung Cộng vẫn phải ráo riết việc bồi đắp các đảo hiện nay là vì muốn dùng các căn cứ quân sự này làm bàn đạp cho những đàm phán tương lai. Lý do đơn giản là Trung Cộng biết chắc họ sẽ thua trong vụ kiện của Phi Luật Tân về đường lưỡi bò chín khúc mà Tòa Trọng Tài Tối Cao Liên Hiệp Quốc sẽ ra phán quyết vào tháng 6/2016. Khi Bắc Kinh đặt thế giới trước một sự đã rồi thì dù có thua kiện, chiến thuật thương thuyết đơn phương sẽ trở nên dễ dàng hơn để Bắc Kinh khuyến dụ các nước liên quan phải chấp nhận.
Về phần Việt Nam, những người cộng sản chưa bao giờ chứng tỏ được quyết tâm bảo vệ đất nước trong tất cả mọi trường hợp. Quyền lợi của dân tộc đáng lẽ phải được đặt trên hết nhưng họ đem đánh đổi với sự tồn tại của đảng. Gần đây nhất, trong chuyến viếng thăm Trung Quốc của Nguyễn Phú Trọng từ 5-7/4/2015, sự quy phục của đảng được tiếp tục thể hiện qua bản thông cáo chung giữa hai bên. CSVN tiếp tục kiên trì nỗ lực thực hiện tốt phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Đồng thời cam kết nghiêm túc tuân thủ “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” từ 2012. Rõ ràng là CSVN đang rơi vào thủ đoạn đàm phán “song phương” và để cho đất nước và tài nguyên của Việt Nam lần lượt rơi vào sự khống chế và chiếm đóng của Bắc phương.
Phạm Nhật Bình
http://viettan.org/Tu-gian-khoan-HD-981-den-can-cu.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét