Tòa án tối cao Trung Quốc bác bỏ tư pháp độc lập, coi đó là "suy nghĩ sai lầm"
Reurters tại Bắc Kinh
Nguyễn Công Huân lược dịch
Dân Luận:
Xem ra anh Trung Quốc học anh Việt Nam. Vào tháng 2 năm 2013, Tổng bí
thư nhà ta đã khẳng định: "Vừa rồi đã có các luồng ý kiến, cũng có thể
quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Xem ai
có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo
của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập
không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan
điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy
thoái chứ còn gì nữa. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể,
thì nó là cái gì? Nên phải quan tâm xử lý những điều đó."
Một
đòn giáng mạnh vào những hy vọng cải cách ở Trung Quốc, đó là khi ông
Zhou Qiang - thẩm phán cao cấp nhất ở quốc gia này - thúc giục Đảng Cộng
sản Trung Quốc (CSTQ) chống lại "những quan điểm sai lầm" bao gồm sự
phân chia và kiểm soát quyền lực.
Tòa án tối cao Trung Quốc đã thúc giục các quan chức trong Đảng CSTQ
tránh xa khái niệm tư pháp độc lập kiểu phương Tây và chống lại "những
suy nghĩ phương Tây sai lầm", báo chí quốc doanh cho biết, trong khi
việc kiểm soát truyền thông, những nhà bất đồng chính kiến và internet
bị thắt chặt.
Lời bình luận này của Đảng ủy Tòa án Tối cao hôm thứ Tư (25/2/2015)
là đòn tấn công mới nhất vào hệ tư tưởng phương Tây và là một dấu hiệu
khác cho thấy xu hướng chính trị bảo thủ của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Đảng CSTQ đã ra dấu rằng nó sẽ không theo đuổi cải cách chính trị bất
chấp những hy vọng rằng Tập, con trai của một cựu phó thủ tướng với đầu
óc có tư tưởng tự do, sẽ nới lỏng sự kiểm soát từ trung ương.
Một buổi gặp mặt của Đảng ủy Tòa án Tối cao vào thứ Tư nói Trung Quốc
cần phải có vị trí rõ ràng với các khái niệm của phương Tây về "tư pháp
độc lập" và "phân chia quyền lực", thông tấn xã Trung Quốc cho biết.
"Kiên quyết chống lại ảnh hưởng của những tư tưởng và quan điểm sai
lầm của phương Tây", bản tin trên mạng nói, trích từ cuộc gặp mặt.
Thẩm phán cao cấp nhất của Trung Quốc, Zhou Qiang, "nhấn mạnh sự cần
thiết phải kiên định với con đường Chủ Nghĩa Xã Hội với đặc trưng riêng
của Trung Quốc", bản tin nói, nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh rằng đây
là cách tốt nhất để quản trị quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Đảng CSTQ đã từ lâu chống lại các giá trị phương Tây, bao gồm các khái niệm như dân chủ đa đảng và quyền con người phổ quát.
Giọng chống đối này càng chói tai hơn dưới thời Tập Cận Bình, người
thúc giục cần có giảng dạy "định hướng tư tưởng" nhiều hơn ở các trường
đại học, cũng như sự nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Bộ Giáo Dục nói vào tháng
Một rằng Trung Quốc phải loại bỏ các tài liệu giảng dạy cổ súy cho "các
giá trị phương Tây" ra khỏi các lớp học.
Năm ngoái Đảng CSTQ đã hứa sẽ đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống pháp
luật để chống tham nhũng và khiến cho quan chức khó tạo ảnh hưởng lên
nền tư pháp hơn, ngay cả khi Đảng vẫn nhấn mạnh là nó toàn quyền kiểm
soát hệ thống tòa án.
Tập Cận Bình đã cổ vũ cho trường phái Mao-ít cổ điển khi tìm kiếm sự
ủng hộ của thành phần bảo thủ mạnh mẽ trong Đảng CSTQ. Như nhiều lãnh
đạo trước đó, Tập đang bước vào một niềm tin chung đã có từ lâu trong
Đảng rằng nếu [họ] nới lỏng kiểm soát quá nhanh, hoặc tháo bỏ tất cả,
thì sẽ dẫn tới hỗn loạn và sự tan rã của Trung Quốc.
Nguồn: Dân Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét