Netanyahu: Từ biệt động thành thủ tướng
Ông
Benjamin Netanyahu đang trông đợi sẽ có nhiệm kỳ thứ tư tại vị, và nếu
vậy sẽ trở thành lãnh đạo nắm quyền lâu nhất ở Israel.
Với ông Netanyahu, vấn đề đầu tiên từ lâu nay luôn là chủ đề an ninh của Israel, và ông có quan điểm cứng rắn đối với người Palestine, coi việc đổi đất lấy hòa bình là quá nguy hiểm, không thể chấp nhận được.
Nhiệm kỳ ba của ông đã chuyển từ việc tiếp tục các cuộc đàm phán hòa bình, vốn đã sụp đổ trong chua chát, sang chiến tranh với các tay súng ở Gaza chỉ ba tháng sau đó.
Thành tích quân nhân
Benjamin "Bibi" Netanyahu chào đời tại Tel Aviv năm 1949. Năm 1963, gia đình ông chuyển sang Mỹ khi cha ông, Benzion, một sử gia và là một nhà hoạt động theo chủ nghĩa lập quốc, được mời vào một vị trí học thuật.Năm 18 tuổi, Benjamin Netanyahu trở về Israel, nơi ông đã có năm năm xuất sắc trong quân ngũ, là đại úy trong một đơn vị biệt kích tinh nhuệ, Sayeret Matkal. Ông tham gia cuộc bố ráp tại sân bay Beirut hồi 1968 và chiến đấu trong cuộc chiến Trung Đông 1973.
Sau khi thôi phục vụ trong quân ngũ, ông Netanyahu trở lại Hoa Kỳ, nơi ông lấy bằng cử nhân và thạc sỹ tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
Năm 1976, người anh em trai của ông, Jonathan, bị giết chết khi đang dẫn dầu một cuộc bố ráp nhằm giải cứu con tin trên chiếc phi cơ bị không tặc ở Entebbe, Uganda. Cái chết này đã có tác động sâu sắc và gia đình ông Netanyahu đã trở thành huyền thoại tại Israel.
Ông Netanyahu đã thành lập một viện chống khủng bố để tưởng nhớ người anh em trai của mình, và đã được đại sứ Israel tại Hoa Kỳ khi đó, người sau này trở thành ngoại trưởng Israel, Moshe Arens, để ý tới. Năm 1982, ông Arens chọn Benjamin Netanyahu làm người phó cho mình tại phái bộ ở Washington.
Ông Netanyahu sau đó được bổ nhiệm làm đại diện thường trú của Israel tại Liên hợp quốc ở New York vào 1984.
Rút lui có giới hạn
Chỉ tới 1988, khi trở về Israel, ông mới tham gia chính trị trong nước, giành ghế trong Knesset (tức Quốc hội) và trở thành thứ trưởng ngoại giao.Năm 1996, ông trở thành thủ tướng được bầu chọn trực tiếp đầu tiên của Israel sau chiến thắng sít sao trước đương kim thủ tướng khi đó, ông Shimon Peres, người đã kêu gọi tổ chức bầu cử sớm sau vụ ám sát ông Yitzhak Rabin. Ông Netanyahu cũng là thủ tướng trẻ nhất của Isarael và là thủ tướng đầu tiên ra đời sau khi nước này được thành lập, 1948.
Nhiệm kỳ đầu tiên của ông khá ngắn ngủi, nhưng đầy kịch tính và bị cản trở bởi những phân rẽ trong liên minh của mình.
Ông Netanyahu chỉ tồn tại được chứ không phát triển thịnh vượng gì, và ông đã mất chức vào năm 1999 sau khi kêu gọi bầu cử sớm trước 17 tháng.
Hồi sinh chính trị
Ông Netanyahu từ chức khỏi vị trí dân biểu trong Knesset và chức chủ tịch đảng Likud sau khi thua cử. Ông Ariel Sharon thay ông trở thành lãnh đạo Likud.Sau khi ông Sharon được bầu làm thủ tướng hồi 2001, ông Netanyahu quay trở lại chính phủ, đầu tiên ở cương vị ngoại trưởng rôi sau là bộ trưởng tài chính.
Năm 2005, ông từ chức để phản đối việc Israel rút lui khỏi Dải Gaza.
Ông lại có cơ hội trở lại vào 2005, khi ông Sharon ngay trước khi bị đột quỵ và rơi vào tình trạng hôn mê đã tách khỏi Likud và thành lập một đảng phái mới, Kadima.
Ông Netanyahu lại thắng vị trí lãnh đạo đảng Likud và chỉ trích mạnh mẽ cả liên minh do Kadima dẫn đầu lẫn người kế nhiệm ông Sharon, Ehud Olmert.
Ông Benjamin Netanyahu được bầu làm thủ tướng lần thứ hai vào tháng Ba 2009, và điều hành với liên minh gồm chủ yếu là các đảng phái cánh hữu, dân tộc chủ nghĩa và tôn giáo, và sau đó thành lập một liên minh thống nhất dân tộc.
Chính phủ của ông Netanyahu đã bị một số cộng đồng quốc tế chỉ trích vì đã không tiếp tục việc đóng băng phần nào việc xây dựng các khu định cư Do Thái và việc lẽ ra đã có thể tránh được tình trạng đổ vỡ các cuộc đàm phán hòa bình với Palestine vào cuối 2010.
Ông đã công khai chấp nhận mô hình một nhà nước Palestine phi quân sự, nhưng nói để đổi lại, Palestine phải chấp nhận Israel như một "nhà nước Do Thái" và có những nhượng bộ lẫn nhau.
Năm 2015, ông giữ khoảng cách với việc chấp nhận viễn cảnh có một nhà nước và nói điều đó không liên quan trong bối cảnh các tay súng Hồi giáo trỗi dậy trên toàn Trung Đông.
Ông Netanyahu có quan điểm cứng rắn đối với Iran, lặp đi lặp lại lời cảnh báo về mối đe dọa đối với cộng đồng quốc tế nếu như Tehran có khả năng phát triển vũ khí hạt nhân.
Ông đã kêu gọi phải có các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với chính quyền Iran, coi đó là mối đe dọa số một đối với Israel và tỏ ý sắn sàng dùng vũ lực để chặn các chương trình hạt nhân của Tehran nếu các biện pháp khác đều thất bại.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2015/03/150318_israel_netanyahu_profile
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét