Phản động
Theo bản thân tôi, chính trị là cái gì đó vừa đơn giản vừa phức tạp. Phức tạp ở chỗ nó đòi hỏi nhiều yếu tố, kỹ năng, tài năng, khả năng, kinh nghiệm và cả sự khéo léo. Đơn giản ở chỗ chỉ cần mọi hành động và quyết định đều dựa trên lợi ích chung của người dân làm đầu. Khi đọc những lời mang tính cực đoan kia, tôi rất bức xúc. Bởi vì từ nhỏ, lúc nào trong tâm trí tôi, nước Việt Nam thân yêu luôn hòa bình. Những gì tôi biết lúc ấy, đó là đất nước Việt Nam luôn bị trả đũa kinh tế bởi “đế quốc Mỹ”. Rằng Việt Nam được sự giúp đỡ nhiều từ Trung Quốc. Là do đâu? Là do chính sách bưng bít thông tin từ bên ngoài và tuyên truyền mỵ dân từ bên trong.
Hình ảnh nước Mỹ được khắc họa trên TV và báo chí là hình ảnh của một quốc gia hiếu chiến, luôn thích can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác. Hình ảnh đó ở một khía cạnh khác là một nước Mỹ mất đoàn kết, thường xuyên biểu tình xung đột, thường xuyên bắn giết chết chóc. Tuy nhiên, vì có người thân sinh sống ở nước Mỹ, tôi cũng phần nào hiểu được những hình ảnh xấu xí đó đã bị biên tập cường điệu hóa nhằm hạ thấp thể chế của nước Mỹ và ca ngợi thể chế của quốc gia. Thời đó, tôi đã từng biện hộ bảo vệ cho thể chế trong nước, bởi vì tôi chưa hiểu hết thế giới bên ngoài kia tươi đẹp biết bao. Có thể nói, đã có thời người dân trong nước cứ sống trong ảo tưởng về một quốc gia phồn vinh hòa bình như người dân Bắc Triều Tiên hiện đang ảo tưởng về thể chế độc tài của Kim Jong Un. Chúng ta không đến mức như vậy, chúng ta hiện nay đã cởi mở hơn với thế giới, mặc dù cũng còn rất nhiều hạn chế và còn chưa minh bạch nhiều vấn đề.
Người trẻ chúng tôi, thông thường ít khi quan tâm đến chính trị. Thanh niên trong nước chắc chắn ít khi đem chuyện chính trị ra bàn tán, và người trẻ gốc Việt ở nước ngoài thì đa phần xa rời tình hình trong nước vì nhiều yếu tố. Hôm nay, những câu chữ tôi viết chắc chắn là rất cũ, cũ còn hơn năm 1975, và nhiều người khi đọc đến sẽ nhanh chóng cười khẩy và nói: “Có gì mới đâu? Vớ vẩn!” Nhưng quả thật những cái vớ vẩn này tôi nghĩ là rất cần thiết, cần thiết cho thế hệ sinh sau đẻ muộn, ít quan tâm đến các thể chế và cũng ít khi có sự so sánh giữa xã hội trong nước và ở Mỹ.
- Khi còn ở trong nước, nước Mỹ trong tâm trí tôi là một quốc gia
hung hăng và đầy bất ổn. Thế nhưng khi chứng kiến tận mắt, tôi nhìn thấy
sự hiền hòa của người dân Mỹ. Chính phủ chăm lo cho đời sống của người
già, người thất nghiệp, cho những bà mẹ đơn thân. Trẻ em được bảo vệ
hàng đầu, không có chuyện bị bóc lột sức lao động hay lạm dụng. Ngay cả
vật nuôi cũng được bảo vệ chứ không có chuyện thành đặc sản trên bàn
nhậu.
- Nước Việt Nam luôn được khắc họa là một quốc gia hòa bình và không
có xung đột nội bộ. Vậy nhưng xã hội ngày càng nguy hiểm. Giao thông
nguy hiểm. Sinh hoạt thường nhật cũng nguy hiểm. Ăn cũng nguy hiểm và
thậm chí nghe điện thoại cũng có khi mất cả tay. Muốn làm việc với nhà
nước phải chuẩn bị phong bì. Người già chẳng được chăm lo, trẻ em bị bỏ
mặc. Đến bệnh viện thì bị đối xử như tôi mọi. Có lẽ nào tình trạng này
lại được xem là sự yên bình phồn vinh của một quốc gia?
- Một người bạn có mẹ là cán bộ nhà nước ở Hà Nội cho tôi biết, những vị trí chủ chốt trong hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam đều do Trung Quốc chỉ định. Trong khi gần như cả thế giới tẩy chay chính sách bành trướng hung hăng của Trung Quốc thì đài truyền hình trong nước hàng ngày vẫn chiếu phim Trung Quốc, báo chí vẫn đưa tin về Trung Quốc như thể Việt Nam là một phần thuộc Trung Quốc và vì vậy Việt Nam phải am hiểu về tình hình xã hội Trung Quốc.
Nguồn: VOA Tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét