Hoàng tử Anh đối đầu 'voi' Trung Quốc
Vào tối Chủ Nhật, 1/3, Hoàng tử William của Anh tới Bắc Kinh, khởi đầu chuyến công du ba ngày tới Trung Quốc.
Thế nhưng ba ngày là một thời gian dài cho nhiệm vụ ngoại giao hoàng gia, và cho dù William đã sẵn sàng đảm nhận vai trò hơn so với cha hay ông nội mình, chàng sẽ vẫn phải mưu trí đối phó với những "con voi trong phòng khách", một thành ngữ Anh vốn dùng để chỉ tới những vấn đề hết sức hiển nhiên, nhưng lại chẳng có ai muốn bàn đến.
"Con voi" số một: Thân phụ Hoàng tử
Thái tử Charles chưa từng tới
thăm Trung Quốc, nhưng ông có dự án làm việc thiện nguyện ở đó nhằm
thúc đẩy "sự trở lại của những giá trị nhân văn trong kiến trúc".
Sau chuyến đi hồi 1986, Hoàng tế Philip, ông nội của Hoàng tử William, đã nổi tiếng với việc mô tả thủ đô của Trung Quốc là "rùng rợn".
Thái tử Charles đánh giá một tác phẩm kiến trúc đẹp như cách để cho thấy tính nhân văn và sự tôn trọng quá khứ, và trong lĩnh vực này thì Bắc Kinh đang đi xuống.
Vô số những ngõ nhỏ, sân nhà, những mái ngói nhấp nhô, những người bán hàng rong, những cỗ xe do la kéo, những rặng liễu rủ... đều đã trở thành nạn nhân của các chính trị gia và các nhà phát triển bất động sản đầy tham vọng.
Thủ đô của Trung Quốc nay chằng chịt các khối bê tông bùng binh và nhà chọc trời.
Nhưng kiến trúc mới chỉ là bước khởi đầu của sự phân rẽ giữa người sẽ kế vị ngai vàng Anh quốc và giới lãnh đạo Bắc Kinh.
Trong một nhật ký riêng tư bị rò rỉ, được viết vào thời gian trao trả Hong Kong, Thái tử Charles đã gọi các quan chức Trung Quốc là "như những tượng sáp cũ kỹ".
Khi Chủ tịch Giang Trạch Dân tới thăm London sau đó hai năm, Thái tử Charles đã tránh dự bữa tiệc chiêu đãi chính thức.
Ông đã tỏ thái độ với chính sách ngoại giao của Trung Quốc với việc đón tiếp Đức Đạt lai Lạt ma tại tư dinh của mình, Clarence House, và trong lần gặp gỡ mới nhất, ông thậm chí đã nắm tay nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng, người mà Bắc Kinh coi là nhân vật đòi ly khai nguy hiểm nhất.
Nay, chuyến đi của Hoàng tử William có lẽ sẽ được chúc tụng tràn ngập những điều tốt lành dành cho người vợ đang mang bầu của chàng, Kate, cùng hoàng tử bé George, nhưng việc nhắc tới thân phụ chàng, Thái tử Charles, có thể sẽ là điều kiêng kỵ.
Hầu như đứa trẻ nào ở Trung Quốc cũng biết rằng trong thời trị vì của Nữ hoàng Victoria, bà cố bốn đời của Hoàng tử William, quân đội Anh đã cướp phá một cung điện vĩ đại khác ở Bắc Kinh.
Chuyện giới trẻ Trung Quốc tàn phá thêm trong thời Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông, thập niên 1960, thì không thành vấn đề.
Trẻ con Trung Quốc được dạy về việc người Anh đã đốt trụi Cung điện Mùa hè ra sao trong năm 1860.
Các công dân Trung Quốc cho rằng nếu như người Anh muốn hiểu được họ nghĩ sao về chương này trong lịch sử, thì hãy tưởng tượng cảnh một đội quân Trung Quốc diễu binh tại London, đập phá những gì bày trong Bảo tàng Anh quốc và thiêu rụi Điện Buckingham.
Người ta sẽ không mấy ngạc nhiên khi Hoàng tử William không tới thăm phế tích Cung điện Mùa hè và sẽ chỉ ngắm nhìn Tử Cấm Thành vẫn rất hoàn hảo ở ngay giữa trung tâm Bắc Kinh, và cả hai bên sẽ tránh thảo luận về những tác phẩm nghệ thuật từng bị cướp bóc, những chú chó Bắc Kinh bị đem về làm thú cưng ở Anh, hay những chương buồn trong lịch sử chung giữa hai nước.
Hơn 500 doanh nghiệp sẽ tham dự triển lãm. Các nhà tổ chức hy vọng nó sẽ đem lại 150 triệu bảng Anh giá trị làm ăn, và tạo nên những quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực như truyền hình, phim ảnh, quảng cáo và truyền thông kỹ thuật số.
Nhưng nỗ lực này của Anh diễn ra đúng vào lúc Trung Quốc đang cương quyết đóng cửa thị trường internet nội địa, các thông điệp và các dịch vụ mà Bắc Kinh coi là mối đe dọa.
Các cơ quan tuyên huấn của Đảng Cộng sản đang hô hào chống lại "những ý tưởng phương Tây sai lầm" và "những nỗ lực của các thế lực thù nghịch nước ngoài nhằm mở cuộc cách mạng màu".
Chính phủ Trung Quốc có thể dùng YouTube, Facebook và Twitter để quảng bá thông điệp của mình ra nước ngoài, nhưng lại cấm các công ty này có mặt trong không gian ảo trong nước.
Do vậy, Hoàng tử William sẽ gặp các ông hoàng của thị trường internet Trung Quốc, như Jack Ma của Alibaba, và tuy cuộc triển lãm ở Thượng Hải sẽ là cơ hội cho các hãng kỹ thuật số của Anh phô trương sức sáng tạo nhưng cơ hội hợp tác sáng tạo thực sự hầu như sẽ rất khó xảy ra.
Những khó khăn tương tự cũng xảy ra ở các ngành công nghiệp sáng tạo khác.
Tại Thượng Hải, Hoàng tử sẽ dự buổi ra mắt tại Trung Quốc bộ phim Paddington và một số công ty hiệu ứng đặc biệt tham gia sản xuất phim này cũng sẽ có mặt.
Trung Quốc hiện đã là thị trường lớn thứ nhì của nền điện ảnh Hollywood và nhu cầu thưởng thức phim quốc tế ngày càng cao. Nhưng Trung Quốc chỉ cho phép 34 bộ phim nước ngoài được trình chiếu trong nước mỗi năm, và việc kiểm duyệt đối với các phim này là rất gắt, không thể đoán trước.
Về mặt kinh tế, Trung Quốc đang trên đà vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Anh có thể chỉ là một mẩu bánh nhỏ trên bàn của gã khổng lồ, chỉ đủ sức làm ngon miệng cho ai đó trông khiêm nhường hơn.
Trung Quốc là thị trường to lớn tới mức không ai có thể phớt lờ, nhưng lại là một quốc gia không sẵn lòng chào đón các đối tượng nước ngoài đầy khả năng sáng tạo vào đầu tư hay làm ăn giao thương.
Chưa kể quyền tự do, một nền tảng căn bản cho việc làm ăn này, lại hoàn toàn vắng bóng tại Trung Quốc.
Trung Quốc là quốc gia với nền chính trị độc đảng, kiểm soát chặt mọi thị trường nhạy cảm.
Sức sáng tạo Anh sẽ được chào đón nếu nó đem lại dịch vụ nào đó, hay dạy kỹ năng nào đó mà Trung Quốc chưa có công ty nào làm được. Nhưng sự chào đóng là có điều kiện, và với thời hạn khó đoán trước.
Mới chỉ ba tháng trước, chính quyền Trung Quốc nói với một ủy ban của Quốc hội Anh, khi đó muốn có chuyến đi tìm hiểu tới vùng cựu thuộc địa Anh Quốc, rằng họ sẽ không được cho vào Hong Kong.
Người đứng đầu nhóm, Sir Richart Ottaway, đã mô tả lệnh cấm này là đối đầu với Anh và lố bịch, nhưng phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc ông là tỏ thái độ đối đầu: "Với những ai muốn thực sự phát triển quan hệ tốt đẹp thì cánh cửa luôn rộng mở, nhưng chúng tôi cương quyết phản đối bất kỳ ai muốn can thiệp vào quan hệ nội bộ của Trung Quốc."
Kể từ khi có những nỗ lực hàn gắn sau 18 tháng băng giá từ vụ Thủ tướng David Cameron tiếp đón Đức Đạt lai Lạt ma hồi 2012, London đã quyết tâm không để cho vấn đề Tây Tạng cũng như Hong Kong làm hỏng quan hệ với Bắc Kinh.
Thủ tướng Anh đã ngần ngại trong việc chỉ trích cách xử lý của Bắc kinh trong các cuộc biểu tình đòi dân chủ hồi năm ngoái, và Ngoại trưởng Anh nói rằng tuy cách sắp xếp của Bắc Kinh cho kỳ bầu cử 2017 của Hong Kong là "hạn chế hơn so với những gì người dân trông đợi... nhưng vẫn có khoảng trống cho bước đi đầy ý nghĩa tới dân chủ".
Hoàng tử William có lẽ sẽ tránh đề cập tới Hong Kong. May mắn thay, hiện không phải là là mùa mưa ở Bắc Kinh hay Thượng Hải, do đó sẽ không xảy ra nguy cơ phải dùng tới ô (dù), rồi lại bị diễn giải sai.
Là một người nhiệt thành bảo vệ thế giới tự nhiên, Hoàng tử có lẽ sẽ cảm thấy bức bối khi phát hiện ra rằng nay khu rừng cư trú dành cho voi chỉ còn hạn hẹp ra sao ở vùng tây nam Trung Quốc.
Thế nhưng nếu Hoàng tử nhắc tới chuyện này, hoặc nêu với chủ nhà vấn đề nhu cầu tiêu thụ ngà voi ở Trung Quốc đang dẫn tới nạn thảm sát voi ở Phi châu, thì ít nhất chàng cũng sẽ có trận chiến của chính mình.
Nguồn: BBC Tiếng Việt
Sau chuyến đi hồi 1986, Hoàng tế Philip, ông nội của Hoàng tử William, đã nổi tiếng với việc mô tả thủ đô của Trung Quốc là "rùng rợn".
Thái tử Charles đánh giá một tác phẩm kiến trúc đẹp như cách để cho thấy tính nhân văn và sự tôn trọng quá khứ, và trong lĩnh vực này thì Bắc Kinh đang đi xuống.
Vô số những ngõ nhỏ, sân nhà, những mái ngói nhấp nhô, những người bán hàng rong, những cỗ xe do la kéo, những rặng liễu rủ... đều đã trở thành nạn nhân của các chính trị gia và các nhà phát triển bất động sản đầy tham vọng.
Thủ đô của Trung Quốc nay chằng chịt các khối bê tông bùng binh và nhà chọc trời.
Nhưng kiến trúc mới chỉ là bước khởi đầu của sự phân rẽ giữa người sẽ kế vị ngai vàng Anh quốc và giới lãnh đạo Bắc Kinh.
Trong một nhật ký riêng tư bị rò rỉ, được viết vào thời gian trao trả Hong Kong, Thái tử Charles đã gọi các quan chức Trung Quốc là "như những tượng sáp cũ kỹ".
Khi Chủ tịch Giang Trạch Dân tới thăm London sau đó hai năm, Thái tử Charles đã tránh dự bữa tiệc chiêu đãi chính thức.
Ông đã tỏ thái độ với chính sách ngoại giao của Trung Quốc với việc đón tiếp Đức Đạt lai Lạt ma tại tư dinh của mình, Clarence House, và trong lần gặp gỡ mới nhất, ông thậm chí đã nắm tay nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng, người mà Bắc Kinh coi là nhân vật đòi ly khai nguy hiểm nhất.
Nay, chuyến đi của Hoàng tử William có lẽ sẽ được chúc tụng tràn ngập những điều tốt lành dành cho người vợ đang mang bầu của chàng, Kate, cùng hoàng tử bé George, nhưng việc nhắc tới thân phụ chàng, Thái tử Charles, có thể sẽ là điều kiêng kỵ.
"Con voi" số hai: Lịch sử
Tại Bắc Kinh, Hoàng tử William sẽ thăm Tử Cấm Thành, cấm cung của các hoàng đế Trung Hoa, nơi từng xa hoa lộng lẫy tới mức Điện Buckingham của vương triều Anh trông chỉ như tòa nhà tỉnh lẻ.Hầu như đứa trẻ nào ở Trung Quốc cũng biết rằng trong thời trị vì của Nữ hoàng Victoria, bà cố bốn đời của Hoàng tử William, quân đội Anh đã cướp phá một cung điện vĩ đại khác ở Bắc Kinh.
Chuyện giới trẻ Trung Quốc tàn phá thêm trong thời Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông, thập niên 1960, thì không thành vấn đề.
Trẻ con Trung Quốc được dạy về việc người Anh đã đốt trụi Cung điện Mùa hè ra sao trong năm 1860.
Các công dân Trung Quốc cho rằng nếu như người Anh muốn hiểu được họ nghĩ sao về chương này trong lịch sử, thì hãy tưởng tượng cảnh một đội quân Trung Quốc diễu binh tại London, đập phá những gì bày trong Bảo tàng Anh quốc và thiêu rụi Điện Buckingham.
Người ta sẽ không mấy ngạc nhiên khi Hoàng tử William không tới thăm phế tích Cung điện Mùa hè và sẽ chỉ ngắm nhìn Tử Cấm Thành vẫn rất hoàn hảo ở ngay giữa trung tâm Bắc Kinh, và cả hai bên sẽ tránh thảo luận về những tác phẩm nghệ thuật từng bị cướp bóc, những chú chó Bắc Kinh bị đem về làm thú cưng ở Anh, hay những chương buồn trong lịch sử chung giữa hai nước.
"Con voi" số ba: Chính trị
Sau các hoạt động chính thức tại Bắc Kinh, liệu Hoàng tử William sẽ dễ thở hơn hơn khi tới Thượng Hải để khai trương một triển lãm thương mại nhằm "xây dựng sự thịnh vượng của Anh quốc thông qua các quan hệ kinh doanh sáng tạo"?Hơn 500 doanh nghiệp sẽ tham dự triển lãm. Các nhà tổ chức hy vọng nó sẽ đem lại 150 triệu bảng Anh giá trị làm ăn, và tạo nên những quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực như truyền hình, phim ảnh, quảng cáo và truyền thông kỹ thuật số.
Nhưng nỗ lực này của Anh diễn ra đúng vào lúc Trung Quốc đang cương quyết đóng cửa thị trường internet nội địa, các thông điệp và các dịch vụ mà Bắc Kinh coi là mối đe dọa.
Các cơ quan tuyên huấn của Đảng Cộng sản đang hô hào chống lại "những ý tưởng phương Tây sai lầm" và "những nỗ lực của các thế lực thù nghịch nước ngoài nhằm mở cuộc cách mạng màu".
Chính phủ Trung Quốc có thể dùng YouTube, Facebook và Twitter để quảng bá thông điệp của mình ra nước ngoài, nhưng lại cấm các công ty này có mặt trong không gian ảo trong nước.
Do vậy, Hoàng tử William sẽ gặp các ông hoàng của thị trường internet Trung Quốc, như Jack Ma của Alibaba, và tuy cuộc triển lãm ở Thượng Hải sẽ là cơ hội cho các hãng kỹ thuật số của Anh phô trương sức sáng tạo nhưng cơ hội hợp tác sáng tạo thực sự hầu như sẽ rất khó xảy ra.
Những khó khăn tương tự cũng xảy ra ở các ngành công nghiệp sáng tạo khác.
Tại Thượng Hải, Hoàng tử sẽ dự buổi ra mắt tại Trung Quốc bộ phim Paddington và một số công ty hiệu ứng đặc biệt tham gia sản xuất phim này cũng sẽ có mặt.
Trung Quốc hiện đã là thị trường lớn thứ nhì của nền điện ảnh Hollywood và nhu cầu thưởng thức phim quốc tế ngày càng cao. Nhưng Trung Quốc chỉ cho phép 34 bộ phim nước ngoài được trình chiếu trong nước mỗi năm, và việc kiểm duyệt đối với các phim này là rất gắt, không thể đoán trước.
Về mặt kinh tế, Trung Quốc đang trên đà vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Anh có thể chỉ là một mẩu bánh nhỏ trên bàn của gã khổng lồ, chỉ đủ sức làm ngon miệng cho ai đó trông khiêm nhường hơn.
Trung Quốc là thị trường to lớn tới mức không ai có thể phớt lờ, nhưng lại là một quốc gia không sẵn lòng chào đón các đối tượng nước ngoài đầy khả năng sáng tạo vào đầu tư hay làm ăn giao thương.
Chưa kể quyền tự do, một nền tảng căn bản cho việc làm ăn này, lại hoàn toàn vắng bóng tại Trung Quốc.
Trung Quốc là quốc gia với nền chính trị độc đảng, kiểm soát chặt mọi thị trường nhạy cảm.
Sức sáng tạo Anh sẽ được chào đón nếu nó đem lại dịch vụ nào đó, hay dạy kỹ năng nào đó mà Trung Quốc chưa có công ty nào làm được. Nhưng sự chào đóng là có điều kiện, và với thời hạn khó đoán trước.
"Con voi" số bốn: Hong Kong
Ít nhất thì Hoàng tử William cũng sẽ không đi thăm "con voi" này.Mới chỉ ba tháng trước, chính quyền Trung Quốc nói với một ủy ban của Quốc hội Anh, khi đó muốn có chuyến đi tìm hiểu tới vùng cựu thuộc địa Anh Quốc, rằng họ sẽ không được cho vào Hong Kong.
Người đứng đầu nhóm, Sir Richart Ottaway, đã mô tả lệnh cấm này là đối đầu với Anh và lố bịch, nhưng phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc ông là tỏ thái độ đối đầu: "Với những ai muốn thực sự phát triển quan hệ tốt đẹp thì cánh cửa luôn rộng mở, nhưng chúng tôi cương quyết phản đối bất kỳ ai muốn can thiệp vào quan hệ nội bộ của Trung Quốc."
Kể từ khi có những nỗ lực hàn gắn sau 18 tháng băng giá từ vụ Thủ tướng David Cameron tiếp đón Đức Đạt lai Lạt ma hồi 2012, London đã quyết tâm không để cho vấn đề Tây Tạng cũng như Hong Kong làm hỏng quan hệ với Bắc Kinh.
Thủ tướng Anh đã ngần ngại trong việc chỉ trích cách xử lý của Bắc kinh trong các cuộc biểu tình đòi dân chủ hồi năm ngoái, và Ngoại trưởng Anh nói rằng tuy cách sắp xếp của Bắc Kinh cho kỳ bầu cử 2017 của Hong Kong là "hạn chế hơn so với những gì người dân trông đợi... nhưng vẫn có khoảng trống cho bước đi đầy ý nghĩa tới dân chủ".
Hoàng tử William có lẽ sẽ tránh đề cập tới Hong Kong. May mắn thay, hiện không phải là là mùa mưa ở Bắc Kinh hay Thượng Hải, do đó sẽ không xảy ra nguy cơ phải dùng tới ô (dù), rồi lại bị diễn giải sai.
"Con voi" số năm: Bảo vệ voi
Hoàng tử William chọn sẽ tới thăm một khu bảo tồn voi tại tỉnh Vân Nam, nơi chàng sẽ tiếp xúc với những chú voi được cứu thoát khỏi nạn săn trộm.Là một người nhiệt thành bảo vệ thế giới tự nhiên, Hoàng tử có lẽ sẽ cảm thấy bức bối khi phát hiện ra rằng nay khu rừng cư trú dành cho voi chỉ còn hạn hẹp ra sao ở vùng tây nam Trung Quốc.
Thế nhưng nếu Hoàng tử nhắc tới chuyện này, hoặc nêu với chủ nhà vấn đề nhu cầu tiêu thụ ngà voi ở Trung Quốc đang dẫn tới nạn thảm sát voi ở Phi châu, thì ít nhất chàng cũng sẽ có trận chiến của chính mình.
Nguồn: BBC Tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét